MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN . 3
1.1. Đại cương về loãng xương . 3
1.1.1. Định nghĩa loãng xương . 3
1.1.2. Dịch tễ học loãng xương nam . 3
1.1.3. Chẩn đoán loãng xương . 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh loãng xương ở nam giới . 5
1.3. Đa hình đơn nucleotide . 8
1.3.1. Khái niệm về đa hình đơn . 8
1.3.2. Các loại SNPs . 10
1.3.3. Vai trò và ứng dụng của SNPs trong Y học. 10
1.3.4. Một số phương pháp xác định kiểu gen của đa hình đơn nucleotid. 11
1.4. Vai trò của gen MTHFR, LRP5 và FTO đối với loãng xương và gãy
xương . 15
1.4.1. Vai trò của gen nói chung đối với loãng xương . 15
1.4.2. Vai trò của gen LRP5 đối với loãng xương . 18
1.4.3. Vai trò của gen MTHFR đối với loãng xương . 23
1.4.4. Vai trò của gen FTO đối với loãng xương . 27
1.5. Một số nghiên cứu lâm sàng về gen LRP5 Q89R (rs41494349),
MTHFR C677T (rs1801133), FTO rs1121980 liên quan với loãng xương
và gãy xương ở nam giới . 29
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới . 29
1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam . 35
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 37
2.2. Đối tượng nghiên cứu . 37
2.2.1. Nhóm bệnh . 37
2.2.2. Nhóm chứng . 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 38
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu . 38
2.3.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá . 40
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu . 43
2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu . 45
2.4. Sơ đồ nghiên cứu . 50
2.5. Sai số và cách khống chế sai số . 51
2.6. Phương pháp phân tích số liệu . 51
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu . 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 54
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 54
3.2. Đặc điểm đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349), MTHFR C677T
(rs1801133) và FTO rs1121980 . 58
3.2.1. Kết quả phân tích các đa hình gen . 58
3.2.2. Đặc điểm kiểu gen của 3 đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349),
MTHFR C677T (rs1801133) và FTO rs1121980 . 65
3.3. Mối liên quan của 3 đa hình trên các gen nghiên cứu với loãng xương
nam giới . 72
3.3.1. Mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349) với
loãng xương nam giới . 72
3.3.2. Mối liên quan giữa đa hình gen MTHFR C677T (rs1801133) với
loãng xương ở nam giới . 74
3.3.3. Mối liên quan giữa đa hình gen FTO rs1121980 với loãng xương
ở nam giới . 76
3.3.4. Sự kết hợp của các đa hình gen của 3 gen LRP5 Q89R (rs41494349),
MTHFR C677T (rs1801133) và FTO rs1121980 với loãng xương ở
nam giới . 77
3.4. Mối liên quan giữa các đa hình gen và một số yếu tố nguy cơ với
loãng xương nam giới . 78
3.5. Mối liên quan giữa gen và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới . 84
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN . 88
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 88
4.2. Bàn luận về đặc điểm các đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349),
MTHFR C677T (rs1801133) và FTO rs1121980 . 94
4.2.1. Bàn luận về phân bố tần số alen và kiểu gen của đa hình gen LRP5
Q89R rs41494349 . 95
4.2.2. Bàn luận về phân bố alen và kiểu của đa hình gen MTHFR C677T
(rs1801133) . 99
4.2.3. Bàn luận về phân bố alen và kiểu của đa hình gen FTO rs1121980 . 103
4.3. Bàn luận về mối liên quan giữa đa hình gen và các yếu tố nguy cơ
loãng xương ở nam giới . 106
4.3.1. Mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349), MTHFR
C677T (rs1801133) và FTO rs1121980 với loãng xương ở nam giới
trong mô hình kiểm định đơn biến . 106
4.3.2. Tương tác gen và các yếu tố nguy cơ với loãng xương trong mô
hình kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến . 115
4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 121
4.4. Hạn chế của đề tài . 122
KẾT LUẬN . 123
KHUYẾN NGHỊ . 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
192 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến loãng xương ở nam giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loãng
xƣơng
n =389 (%)
p
b
Alen
Alen G 20 (90) 628 (80,78)
0,17
Alen A 2 (10) 150 (19,28)
b Kiểu gen
GG 9 (81,82) 239 (61,44)
0,20
GA 2 (18,18) 150 (38,56)
b. Biến định tính được biểu diễn bằng % (số lượng), giá trị p nhận được từ kiểm định
Fisher’s Exact test.
Nhận xét: Tại vị trí đầu trên xương đùi, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ alen và kiểu gen FTO rs1121980 ở nhóm loãng xương và
không loãng xương (p>0,05).
71
Bảng 3.17. Phân bố đa hình gen FTO rs1121980 theo tình trạng loãng
xương tại vị trí cột sống thắt lưng
Alen/Kiểu gen
Loãng xƣơng
n =167 (%)
Không loãng xƣơng
n = 233 (%)
p
b
Alen
Alen G 256 (76,65%) 392 (84,12%)
0,002
Alen A 78 (23,35%) 74 (15,88%)
bKiểu gen
GG 89 (53,29%) 159 (68,24%)
0,008
GA 78 (46,71%) 74 (31,76%)
b. Biến định tính được biểu diễn bằng phần trăm (số lượng), giá trị p nhận được từ kiểm
định Chisquare test.
Nhận xét: Tại vị trí cột sống thắt lưng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các tỷ lệ alen và kiểu gen ở nhóm loãng xương so với nhóm không loãng
xương (p<0,05).
72
3.3. Mối liên quan của 3 đa hình trên các gen nghiên cứu với loãng xƣơng
nam giới
3.3.1. Mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349) với loãng
xương nam giới
Bảng 3.18. Mối liên quan của LRP5 Q89R rs41494349 với loãng xương
nam giới trong các mô hình di truyền
Mô hình di
truyền
OR (95% CI) p AIC
Trội
AA 1
AG +GG 2,62 (1,2 – 5,73) 0,016 1.448211
Đồng trội
AA 1
AG 2,43 (1,12 – 5,29) 0,025 1.45127
GG -
Siêu trội
AA + GG 1
AG 2,38 (1.10- 5.17) 0.028 1.45199
Lặn
AA +AG -
GG
Cộng gộp alen G 2,67 (1,24 – 5,73) 0,012 1.448695
Nhận xét: Ở mô hình trội kiểu gen AG và GG làm tăng nguy cơ loãng xương
lên gấp 2,62 (95%CI: 1,2-5,73) lần so với kiểu gen AA (p= 0,016) và có giá
trị AIC thấp nhất ở mô hình trội (AIC =1.448211) chứng tỏ đây là mô hình tối
ưu cho phân tích ảnh hưởng của SNP LRP5 Q89R (rs41494349) đối với loãng
xương ở nam giới Việt Nam. Do đó trong tất cả các phân tích về ảnh hưởng
của đa hình gen LRP5 Q89R với loãng xương ở nghiên cứu này ch ng tôi sẽ
phân tích theo mô hình trội.
73
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 Q89R rs41494349 với
loãng xương nam giới theo từng vị trí
Vị trí LRP5 Q89R OR (95%CI) p
Cổ xƣơng đùi
AG+GG>AA 1,94 0,90-4,19 0,090
G > A 2,11 1,03-4,34 0,042
Cột sống
thắt lƣng
AG+GG>AA 2,02 1,01- 4,06 0,047
G > A 1,92 0,99 – 3,7 0,052
Đầu trên
xƣơng đùi
AG+GG>AA 2,32 0,46 -11,61 0,306
G > A 2,18 0,47 -10,10 0,317
“>”: so với
Nhận xét:
+ Tại vị trí cổ xương đùi, người mang alen G làm tăng nguy cơ loãng
xương lên gấp 2,11 lần so với người mang alen A một cách có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
+ Tại vị trí cột sống thắt lưng, người mang kiểu gen AG+GG có nguy
cơ loãng xương cao gấp 2,02 lần so với người mang kiểu gen đồng hợp tử AA
một cách có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
+ Tại vị trí đầu trên xương đùi, alen G, kiểu gen AG+GG làm tăng
nguy cơ loãng xương lên 2,18 và 2,32 so với alen A và kiểu gen AA tương
ứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
74
3.3.2. Mối liên quan giữa đa hình gen MTHFR C677T (rs1801133) với
loãng xương ở nam giới
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đa hình gen MTHFR C677T (rs1801133)
với loãng xương nam giới trong mô hình di truyền
Mô hình di
truyền
OR 95% CI AIC
Trội
CC 1
CT +TT 1,54 1,02 - 2,31 1,455858
Đồng trội
CC 1
CT 1,41 0,92 - 2,14 1,460209
TT 3,47 0,91 - 13,22 1,456957
Siêu trội
CC + TT 1
CT 1,31 0,86 -1,99 1,46029
Lặn
CC +CT 1
TT 3,14 0,84 - 11,76 1,45607
Cộng gộp alen T
T > C 1,54 1,08 -2,18 1,45161
Nhận xét: Bảng 3.20 cho kết quả trong các mô hình kiểm định thì chỉ có mô
hình trội là có ý nghĩa thống kê, trong đó kiểu gen CT+TT làm tăng nguy cơ
mắc loãng xương gấp 1,5 lần so với kiểu gen CC. Chứng tỏ đây là mô hình tối
ưu cho phân tích ảnh hưởng của SNP MTHFR C677T (rs1801133) với loãng
xương. Do vậy trong tất cả các phân tích về ảnh hưởng của đa hình gen này
với loãng xương ch ng tôi sẽ phân tích theo mô hình trội.
75
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đa hình gen MTHFR C677T (rs1801133)
với loãng xương ở nam giới theo từng vị trí
Vị trí MTHFR C677T OR (95%CI) p
Cổ xƣơng đùi
CT+TT > CC 2,04 1,23 – 3,38 0,006
T > C 1,71 1,34-2,57 0,01
Cột sống thắt
lƣng
CT+TT > CC 1,23 0,81 – 1,87 0,34
T > C 1,19 0,83-1,70 0,35
Đầu trên
xƣơng đùi
CT+TT > CC 3,52 0,99-12,48 0,05
T > C 2,66 1,07 – 6,61 0,035
“>”: so với
Nhận xét:
+ Tại vị trí cổ xương đùi, alen T và kiểu gen CT+TT làm tăng nguy cơ
loãng xương lên gấp 1,71 và 2,04 lần so với alen C và kiểu gen CC (p<0,05).
+ Tại vị trí đầu trên xương đùi, alen T và kiểu gen CT+TT làm tăng
nguy cơ loãng xương lên gấp 2,66 và 3,52 lần so với alen C và kiểu gen
CT+TT (p=0,05).
+ Tại vị trí cột sống thắt lưng, không tìm thấy mối liên quan của đa
hình gen MTHFR C677T với loãng xương (p>0,05).
76
3.3.3. Mối liên quan giữa đa hình gen FTO rs1121980 với loãng xương ở
nam giới
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đa hình gen FTO rs1121980 với loãng
xương ở nam giới
FTO rs1121980 OR 95% CI p
Chung cho
các vị trí
GA>GG 1,83 1,2-2,77 0,001
A > G 0,467 0,11 – 2,05 0,32
Cổ xƣơng đùi
GA>GG 1,43 0,86 -2,37 0,172
A>G 1,31 0,84-2,04 0,229
Cột sống
thắt lƣng
GA>GG 1,99 1,31 - 3,06 0,001
A>G 1,68 1,17 – 2,43 0,005
Đầu trên
xƣơng đùi
GA>GG 0,41 0,09-1,94 0,26
A>G 0,467 0,11 – 2,05 0,32
“>”: so với
Nhận xét:
+ Kết quả bảng trên cho thấy người mang kiểu gen GA làm tăng nguy
cơ mắc loãng xương gấp 1,83 lần so với người mang kiểu gen GG;
+ Ở vị trí cột sống thắt lưng, người mang kiểu gen GA tăng nguy cơ
loãng xương gấp 1,99 lần so với người mang kiểu gen GG và alen A làm tăng
nguy cơ loãng xương lên 1,68 lần so với alen G, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,005).
+ Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ alen và
kiểu gen của đa hình gen FTO rs1121980 với loãng xương tại vị trí cổ xương
đùi và đầu trên xương đùi (p>0,05)
77
3.3.4. Sự kết hợp của các đa hình gen của 3 gen LRP5 Q89R (rs41494349),
MTHFR C677T (rs1801133) và FTO rs1121980 với loãng xương ở nam giới
Bảng 3.23. Sự kết hợp các kiểu gen ở 3 gen liên quan đến loãng xương ở
nam giới
Số alen
nguy cơ
Nhóm bệnh
(n,%)
Nhóm chứng
(n,%)
OR
(95%CI)
p
Không có
46
(34,85)
86
(65,15)
1
Có 1 alen
nguy cơ
98
(53,26)
86
(46,74)
2,17
(1,36- 3,44)
0,001
Có ≥ 2 alen
nguy cơ
56
(66,67)
28
(33,33)
3,82
(2,13 -6,83)
0,0001
Số alen nguy
cơ trung bình
2,79 ± 0,90 2,6 ± 0,72
1,33
(1,04 – 1,7)
0,021
Nhận xét:
+ Có sự xuất hiện 1 alen nguy cơ trong tổ hợp 3 gen làm tăng nguy cơ
loãng xương 2,17 lần so với nhóm không có alen nguy cơ nào (p=0,001)
+ Có từ 2 alen nguy cơ trở lên trong tổ hợp gen làm tăng nguy cơ loãng
xương gấp 3,82 lần so với không mang alen nguy cơ (p<0,001).
+ Số alen nguy cơ trung bình ở nhóm bệnh (2,79 ± 0,90) cao hơn so với
nhóm chứng (2,6 ± 0,72) một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
78
3.4. Mối liên quan giữa các đa hình gen và một số yếu tố nguy cơ với
loãng xƣơng nam giới
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa chỉ số BMI, chiều cao, cân nặng với loãng
xương ở nam giới
Nhóm bệnh Nhóm chứng OR (95%CI) p
Chiều cao (cm)
(TB,SD)
159,02 (5,55) 161,70 (5,61)
0,91
(0,88-0,95)
0,000
Cân nặng
(TB, SD)
55,64 (8,13) 62,72 (7,92)
0,89
(0,87-0,92)
0,000
Chỉ
số
BMI
Bình
thường*
107 64 1
Gày 24 4
3,62
(1,20- 10,92)
0,018
Thừa cân 43 68
0,38
(0,23-0,62)
0,000
Béo phì 26 64
0,24
(0,14-0,42)
0,000
*:Nhóm so sánh
Nhận xét: Kết quả bảng 3.24 cho thấy cứ cân nặng và chiều cao tăng làm
giảm nguy cơ loãng xương; người có chỉ số BMI thấp <18,5 (thiếu cân) làm
tăng nguy cơ loãng xương lên gấp 3,62 lần so với người có chỉ số BMI bình
thường (95% CI: 1,20-10,92); tương tự như vậy người có chỉ số BMI ở mức
thừa cân và béo phì làm giảm nguy cơ loãng xương hơn so với người bình
thường ở mức có ý nghĩa thống kê.
79
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực, thói quen hút thuốc,
uống rượu với loãng xương ở nam giới
Lối sống
Loãng
xƣơng
Bình
thƣờng
OR (95%CI) p
Mức độ
hoạt động
thể lực
Tĩnh tại 14 3 22,78 (4,91 - 105,75) 0,000
Ít 65 52 6,0 (2,3 - 15,66) 0,000
Trung bình 115 117 4,72 (1,87 - 11,87 0,001
Cao * 6 28 1
Tiền sử hút
thuốc
Có 101 94 1,15 (0,77- 1,71)
0,483
Không* 99 106 1
Uống
rƣợu
Có 62 66 0,91 (0,60-1,39)
0,667
Không * 138 134 1
Tiền sử
gãy xƣơng
Có 36 11 3,77 (1,86-7,65)
0,000
Không * 164 189 1
*: Nhóm so sánh
Nhận xét: bảng 3.25 cho thấy mức độ hoạt động thể lực có mối liên quan với
loãng xương, trong đó người hoạt động thể lực ở mức tĩnh tại làm tăng nguy
cơ loãng xương lên gấp 22,78 lần (95%CI: 4,91 - 105,75) so với người hoạt
động thể lực ở mức cao. Tiền sử gãy xương c ng là một yếu tố nguy với
loãng xương, người có tiền sử gãy xương có nguy cơ loãng xương cao gấp
3,77 lần so với người chưa gãy xương (95%CI: 1,86 – 7,65); không tìm thấy
mối liên quan giữa uống rượu và tiền sử hút thuốc lá với loãng xương.
80
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa tuổi và MĐX cổ xương đùi
Phƣơng trình tƣơng quan:
Mật độ xương cổ xương đùi =1.17798 - 0.0050763* tuổi
(r = - 0.1941, p=0.0001)
Nhận xét: biểu đồ trên cho thấy có mối tương quan nghịch giữa mật độ
xương vùng cổ xương đùi và tuổi, tuổi càng cao mật độ xương càng giảm
(p=0,0001).
Tuổi
(năm)
M
ật
đ
ộ
x
ư
ơ
n
g
(
g
/c
m
2
)
81
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa tuổi và mật độ xương đầu trên xương đùi
Phƣơng trình tƣơng quan:
Mật độ xương đầu trên xương đùi = 1.219845 - 0.0042958* tuổi;
(r= -0.1644, p= 0.0010)
Nhận xét: Biểu đồ 3.5 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa mật độ xương
vùng đầu trên xương đùi và tuổi, tuổi càng cao mật độ xương càng giảm
(p<0,0001).
Tuổi
(năm)
M
ật
đ
ộ
x
ư
ơ
n
g
(
g
/c
m
2
)
82
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa tuổi và MĐX vị trí cột sống thắt lưng
Phƣơng trình tƣơng quan:
Mật độ xương cột sống thắt lưng = 1.041507+ 0.0000882* tuổi;
(r= 0.0022, p= 0.9658)
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa tuổi và MĐX ở cột sống thắt lưng.
M
ật
đ
ộ
x
ư
ơ
n
g
(
g
/c
m
2
)
Tuổi
(năm)
83
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, khu vực sinh sống với
loãng xương ở nam giới
Loãng
xƣơng
Bình
thƣờng
OR
(95% CI)
p
Trình
độ học
vấn
Cấp 3 trở xuống*
(n=29)
10 19 1 -
Đại học (n=300) 152 148
0,50
(0,22- 1,13)
0,10
Sau đại học (n=71) 38 33
0,45
(0,18-1,11)
0,08
Khu vực
sinh
sống
Nông thôn (n=15) 11 4
2,85
(0,89-9,11) 0,077
Thành phố (n=385) 189 198 1
*: Nhóm so sánh
Nhận xét: Kết quả bảng 3.26 cho thấy không tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và khu vực sinh sống với loãng xương ở
nam giới (p>0,05).
84
3.5. Mối liên quan giữa gen và một số yếu tố nguy cơ loãng xƣơng ở nam giới
Bảng 3.27. Liên quan giữa đa hình 3 gen và các yếu tố nguy cơ với loãng
xương trong mô hình kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến
Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
LRP5 Q89R (AG+GG > AA) 3,45 1,54 – 7,70 0,002
MTHFR C677T (CT +TT > CC) 1,65 1,02 – 2,67 0,039
FTO rs1121980 (GA > GG) 2,17 1,35 – 3,52 0,001
Chỉ số
BMI
Thiếu cân > Bình thường 4,08 1,30 – 12,79 0,016
Thừa cân > Bình thường 0,4 0,23 – 0,68 0,001
Béo phì > Bình thường 0,22 0,12 – 0,41 0,000
Tiền sử hút thuốc (Có>không) 1,02 0,64 – 1,63 0,94
Uống rƣợu (Có>không) 0,84 0,50 – 1,40 0,504
Tiền sử gãy xƣơng (Có>không) 3,84 1,74 – 8,46 0,001
Hoạt
động
thể lực
Tĩnh tại > Cao 27,81 5,16 – 150,02 0,000
Ít > Cao 6,94 2,34 – 20,53 0,000
Trung bình > Cao 5,3 1,89 – 15,30 0,002
“>”: so với
Nhận xét: Kết quả bảng 3.27 cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa đa hình 3 gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T và FTO rs1121980, BMI,
tiền sử gãy xương và mức độ hoạt động thể lực với loãng xương, trong đó 3
đa hình gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T và FTO rs1121980 làm tăng nguy
cơ loãng xương độc lập với các yếu tố nguy cơ khác (OR: 3,45; 1,65 và 2,17
tương ứng) (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa uống rượu, tiền sử
hút thuốc với loãng xương trong mô hình kiểm định đa biến (p>0,05).
85
Bảng 3.28. Mô hình hồi quy logistic đa biến kiểm định mối liên quan giữa
loãng xương cổ xương đùi với 3 đa hình gen và các yếu tố nguy cơ khác
Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
LRP5 Q89R (AG+GG>AA) 2,59 1,09 – 6,22 0,032
MTHFR C677T (CT +TT> CC) 2,50 1,38 – 4,50 0,002
FTO rs1121980 (GA>GG) 1,82 1,0 – 3,3 0,05
Chỉ số
BMI
Thiếu cân > bình thường 7,27 1,30 – 12,79 0,002
Thừa cân > bình thường 0,59 0,30 – 1,14 0,119
Béo phì > bình thường 0,20 0,09 – 0,48 0,000
Tiền sử hút thuốc (Có>không) 1,09 0,61 – 1,95 0,782
Uống rƣợu (Có>không) 0,83 0,46– 1,69 0,698
Tiền sử gãy xƣơng (Có>không) 1,26 0,52 – 3,1 0,60
Hoạt
động thể
lực
Tĩnh tại > cao 48,45 6,24 – 356,64 0,000
Ít > cao 6,07 1,36 – 25,92 0,018
Trung bình > cao 4,59 1,06 – 18,93 0,041
“>”: so với
Nhận xét: Kết quả bảng 3.28 cho thấy tại vị trí cổ xương đùi cả 3 đa hình gen
LRP5 Q89R, MTHFR C677T, FTO rs1121980 làm tăng nguy cơ loãng xương
độc lập với các yếu tố nguy cơ khác (OR lần lượt là: 2,59; 2,5 và 1,82). Chỉ số
BMI, tiền sử gãy xương và mức độ hoạt động thể lực có mối liên quan với
loãng xương (p<0,05); không tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc,
uống rượu với loãng xương trong mô hình kiểm định đa biến.
86
Bảng 3.29. Mô hình hồi quy logistic đa biến kiểm định mối liên quan
giữa loãng xương đầu trên xương đùi với 3 đa hình gen và các yếu tố
nguy cơ khác
Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
LRP5 Q89R (AG+GG với AA) 2,37 0,26 – 21,60 0,44
MTHFR C677T (CT +TT với CC) 2,46 0,50 – 12,10 0,27
FTO rs1121980 (GA với GG) 0,78 0,12 – 5,10 0,80
Chỉ số
BMI
Thiếu cân > Bình thường 29,24 3,07 – 278,31 0,003*
Thừa cân > Bình thường 0,81 0,11 – 5,7 0,828
Béo phì > Bình thường - - -
Tiền sử hút thuốc (Có> Không) 0,7 0,13 – 3,69 0,68
Uống rƣợu (Có> Không) 1,26 0,20 – 7,87 0,81
Tiền sử gãy xƣơng (Có> Không) 9,5 1,41 – 63,9 0,02*
Hoạt
động
thể lực
Tĩnh tại > Cao - - -
Ít > Cao 0,08 0,005 – 1,34 0,079
Trung bình > Cao 0,05 1,06 – 18,93 0,02*
“>”: so với
Nhận xét: Kết quả bảng 3.29 cho thấy ở vị trí đầu trên xương đùi, không tìm
thấy mối liên quan có ý nghĩ thống kê giữa 3 đa hình gen LRP5 Q89R,
MTHFR C677T, FTO rs1121980 với loãng xương. Tìm thấy mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI, tiền sử gãy xương và mức độ hoạt động thể
lực với loãng xương.
87
Bảng 3.30. Mô hình hồi quy logistic đa biến kiểm định mối liên quan
giữa loãng xương cột sống thắt lưng với 3 đa hình gen và các yếu tố
nguy cơ khác
Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
LRP5 Q89R (AG+GG >AA) 2,72 1,24 – 5,97 0,013*
MTHFR C677T (CT +TT > CC) 1,24 0,76 – 2,01 0,38
FTO rs1121980 (GA > GG) 2,37 1,45 – 3,86 0,001*
Chỉ số
BMI
Thiếu cân > Bình thường 3,9 1,33 – 11,41 0,013*
Thừa cân > Bình thường 0,4 0,23 – 0,70 0,001*
Béo phì > bình thường 0,24 0.13 – 0,43 0,000*
Tiền sử hút thuốc (Có > Không) 1,07 0,67 – 1,72 0,783
Uống rƣợu (Có > Không) 0,85 0,50 – 1,46 0,537
Tiền sử gãy xƣơng (Có > Không) 3,07 1,46 – 6,48 0,003*
Hoạt
động thể
lực
Tĩnh tại > Cao 21,59 4,14 – 112,46 0,000*
Ít > Cao 6,25 2,04– 19,14 0,001*
Trung bình > Cao 4,9 1,66 – 14,37 0,004*
“>”: so với
Nhận xét: Kết quả bảng 3.30 cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa 2 đa hình gen (LRP5 Q89R, FTO rs1121980), chỉ số BMI, tiền sử gãy
xương và mức độ hoạt động thể lực với loãng xương tại vị trí đầu trên xương
đùi (p<0,05); không tìm thấy mối liên quan giữa đa hình MTHFR C677T, tiền
sử hút thuốc, uống rượu với loãng xương trong mô hình kiểm định đa biến
(p>0,05).
88
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc trưng bởi
MĐX thấp và tổn thương vi cấu trúc của xương từ đó làm tăng nguy cơ gãy
xương. Ngày nay do tình trạng già hóa dân số ngày càng tăng nhanh, tuổi thọ
ngày càng cao, loãng xương và gãy xương do loãng xương đang là vấn đề sức
khỏe mang tính cộng đồng, nó đang trở thành gánh nặng y tế trên toàn thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng104. Loãng xương xảy ra ở cả hai giới, tỷ
lệ loãng xương ở nữ cao hơn nam, tuy nhiên tỷ lệ gãy xương do loãng xương
ở nam tương đương nữ, nam giới có nguy cơ tử vong trong bệnh viện sau khi
bị gãy xương hông cao gấp đôi so với nữ giới. Ước tính tỷ lệ tử vong 1 năm
sau gãy xương hông dao động từ 31–35% ở nam giới so với 17–22% ở phụ
nữ105,106. Do vậy việc nghiên cứu loãng xương trên đối tượng nam giới ngày
nay đã được coi trọng tương tự như nữ giới. Loãng xương là một bệnh lý chịu
sự ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố khác nhau như tuổi, giới, chủng tộc,
di truyền, chế độ dinh dưỡng, hormon, mức độ hoạt động thể lực, hút thuốc lá,
sử dụng rượu bia, cà phê. Trong đó yếu tố di truyền chiếm một tỷ lệ rất quan
trọng. Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về tác động của các đa hình gen lên
MĐX, trong đó có nhiều gen đã được biết đến cơ chế tác động lên MĐX, một
số gen còn chưa rõ cơ chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở nữ giới, các
nghiên cứu trên các đối tượng nam giới còn nghèo nàn. Tại Việt Nam, chưa
có nghiên cứu nào tiến hành trên đối tượng nam giới về mối liên quan của 3
đa hình gen LRP5 Q89R (rs41494349); MTHFR C677T (rs1801133) và FTO
rs1121980 với MĐX. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các đa hình đơn các gen này
với bệnh loãng xương ở nam giới và tác động của các yếu tố nguy cơ lên
MĐX ở nam giới cao tuổi, ch ng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 200 đối
89
tượng nam giới loãng xương nguyên phát và 200 đối tượng có mật độ xương
bình thường làm đối chứng đến khám và điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị với
các đặc điểm như sau:
* Tuổi: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khá
cao, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là 74,96 ± 6,73, nhóm chứng là 74,55
± 6,31, thấp tuổi nhất là 59, cao nhất là 91; nhóm tuổi 70 - 79 chiếm tỷ cao
nhất (52%) (biểu đồ 3.1). Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu bệnh chứng
có ghép cặp theo nhóm tuổi nhằm kiểm soát ảnh hưởng của tuổi đến loãng
xương. Do đó tuổi trung bình nhóm chứng và nhóm bệnh là tương đồng. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình và nhóm tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả trong nước: Hoàng
Thị Bích và cộng sự (2021)107 khảo sát mật độ xương và các yếu tố nguy cơ
trên 300 bệnh nhân đến khám tại viện Lão khoa Trung ương có độ tuổi trung
bình là 73,3 ± 7,6 và nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ cao nhất (57,3%) ở nhóm
loãng xương); nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Ngọc Anh cho kết quả tuổi
trung bình của loãng xương là 70 ± 7,6108. Kết quả nghiên cứu của Lau và
cộng sự trên 451 nam giới loãng xương có gãy xương đùi ở các nước
Singapore, Philipin, Malaysia và Thái Lan cho kết quả độ tuổi trung bình
tương tự nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình nhóm bệnh (72 ± 10),
nhóm chứng (70,8 ± 9,3)109. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với các nghiên cứu về loãng xương trên nữ giới của tác giả Lê Thị
Hằng (65,8 ± 8,3)110, Hoàng Văn D ng (2016)111, Tào Minh Thúy và cộng sự
(2013)
112
.
Tuổi là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được của loãng xương ở
cả hai giới. Theo y văn, MĐX đỉnh ở nam giới đạt được từ 22-25 tuổi ở nam,
sau khi đạt được MĐX đỉnh quá trình mất xương bắt đầu diễn ra. Tuy nhiên tốc
độ mất xương khác nhau rất lớn giữa nam và nữ. Nếu như nữ giới có quá trình
90
mất xương ồ ạt do sụt giảm đột ngột lượng hóc môn Estrogel vào thời kỳ tiền
mãn kinh và mãn kinh gây ra loãng xương typ 1 (loãng xương sau mãn kinh)
thì ở nam giới quá trình mất xương diễn ra từ từ, sau tuổi 50 tốc độ mất xương
vào khoảng 1-2%/năm. Do vậy loãng xương ở nam giới là loãng xương typ 2
(loãng xương do tuổi cao). Người ta thấy rằng nguyên nhân đầu tiên gây ra
bệnh loãng xương do tuổi cao là sự suy giảm hoạt động của trục dưới đồi –
tuyến yên – tuyến sinh dục ở nam giới, mặc dù sự sụt giảm hóc môn sinh dục
không diễn ra mạnh mẽ như ở nữ giới khi bước vào mãn kinh nhưng quá trình
sụt giảm này diễn ra từ từ liên tục làm giảm dần lượng hóc môn nội tiết tố
androgen trong máu c ng như những thay đổi về lượng testoterol khả dụng
trong máu từ đó gây mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương làm
giảm MĐX và hậu quả là loãng xương và gãy xương. Hơn nữa tuổi cao làm
giảm tiết hóc môn GH, IGF từ đó gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương và
tế bào xương. Nguyên nhân nữa là ở người cao tuổi có giảm hấp thu can xi tại
ruột giảm tái hấp thu canxi tại ống thận từ đó giảm canxi máu, giảm canxi máu
kéo dài gây tăng tiết PTH gây tăng hủy xương.
Khi kiểm định ảnh hưởng của yếu tố tuổi lên MĐX ch ng tôi thấy có
mối tương quan ngược giữa tuổi và MĐX, tức là tuổi càng cao thì độ xương
càng giảm (bảng 3.5), tương quan có ý nghĩa nhất ở vị trí cổ xương đùi (r= -
0,1941; p=0,0001). Điều này tương tự với nghiên cứu của tác giả William D
Leslie
113
cho thấy có mối tương quan nghịch giữa sự gia tăng của tuổi với
MĐX. Tác giả Phạm Văn Tú114 nghiên cứu MĐX ở nam giới khỏe mạnh từ
50-94 tuổi bằng phương pháp DXA c ng cho thấy có sự giảm MĐX theo tuổi,
tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Bích cho thấy có sự sụt
giảm MĐX theo tuổi ở cổ xương đùi và cột sống thắt lưng107.
* Chiều cao: Chiều cao trung bình trong nghiên cứu của ch ng tôi là
159,02± 5,55 cm ở nhóm bệnh và 161± 5,61cm ở nhóm chứng (bảng 3.3).
91
Chiều cao trung bình trong nghiên cứu của ch ng tôi tương tự nghiên cứu của
Phạm Văn T 114 (2002) nghiên cứu trên đối tượng nam giới ở Hà Nội từ 50
đến 94 tuổi (161±5cm). Kết quả nghiên cứu của ch ng tôi cho thấy chiều cao
trung bình của nhóm loãng xương thấp hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của
ch ng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tô Châu115 nghiên
cứu MĐX của 355 nam giới 15-85 tuổi cho thấy có mối tương quan thuận
giữa chiều cao và MĐX, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương116
cho thấy nam giới có chiều cao dưới 160 tăng nguy cơ loãng xương gấp 2,82
lần so với người bình thường. Chiều cao cơ thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu
quả của loãng xương, những người có chiều cao thấp bé có khối lượng xương
thấp nên có nguy cơ loãng xương cao hơn, đồng thời loãng xương làm giảm
chiều cao thân đốt sống do đó làm giảm chiều cao cơ thể.
*Cân nặng: Kết quả nghiên cứu của ch ng tôi cho thấy cân nặng trung
bình của nhóm loãng xương (55,64 ± 8,13) thấp hơn so với nhóm chứng
(62,72 ± 7,92) một cách có ý nghĩa thống kê (bảng 3.3). Cứ tăng 1 kg cân
nặng sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương 11% (bảng 3.23). Kết quả nghiên cứu
của ch ng tôi tương tự như nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương trên 340 nam giới (170 bệnh 170
chứng) cho thấy có sự khác nhau rất rõ giữa cân nặng của nhóm bệnh và
chứng và có mối tương quan thuận giữa cân nặng và MĐX. Tương tự nghiên
cứu của tác giả Maalouf G117 và cộng sự nghiên cứu trên 165 nam giới Liban
có độ tuổi từ 20-79 cho thấy cứ tăng 1kg trọng lượng thì MĐX tăng 0,2% -
0,6% tùy theo từng vị trí. Nghiên cứu khác của tác giả Maghraoui A và cộng
sự nghiên cứu trên 592 nam giới Ma Rốc tuổi từ 20-79 cho kết quả cứ tăng 1
kg cân nặng sẽ làm tăng 0,3% MĐX CSTL và 0,5% MĐX CXĐ. Có nhiều cơ
chế để giải thích vấn đề này, người có trọng lượng lớn thì xương sẽ chịu lực
92
tải cơ học cao hơn từ đó sẽ kích thích hình thành tế bào tạo xương bằng cách
giảm quá trình chết tế bào, tăng sự biệt hóa và trưởng thành của nguyên bào
xương và tế bào xương. Ngoài ra những người có trọng lượng lớn thường đạt
được MĐX đỉnh cao ở tuổi trưởng thành, những người có MĐX đỉnh cao thì
sẽ giảm nguy cơ bị loãng xương sau này. Ảnh hưởng của cân nặng lên loãng
xương đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên cả hai giới:
Nhiều nhiên cứu c ng cho thấy tốc độ mất xương xảy ra nhanh hơn ở nhóm
có cân nặng thấp và tốc độ giảm cân nặng nhiều hơn so với nhóm có cân nặng
cao và ổn định: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự trên
1.135 đối tượng phụ nữ cao tuổi ở Úc cho thấy những người phụ nữ bị giảm
trên 5% trọng lượng cơ thể mất 1,7%/năm trong khi tỷ lệ này là 0,8% ở những
phụ nữ có cân nặng ổn định và những ng