Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Giải phẫu ứng dụng trong điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực 3

1.1.1. Động mạch chủ lên và quai động mạch chủ 3

1.1.2. Động mạch chủ xuống 5

1.1.3. Động mạch đường vào (động mạch chậu-đùi): 7

1.2. Bệnh phình động mạch chủ ngực 8

1.2.1. Định nghĩa và phân loại phình động mạch chủ ngực 8

1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh phình động mạch chủ ngực 10

1.2.3. Diễn tiến tự nhiên của phình động mạch chủ ngực 13

1.2.4. Chẩn đoán phình động mạch chủ ngực 14

1.3. Các phương pháp điều trị phình động mạch chủ ngực 19

1.3.1. Điều trị nội khoa 19

1.3.2. Điều trị phẫu thuật 20

1.4. Can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ (TEVAR) 22

1.4.1. Lịch sử ra đời của TEVAR 22

1.4.2. Chỉ định can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực 22

1.4.3. Các điều kiện về giải phẫu học 24

1.4.4. Lên kế hoạch trước can thiệp và các vùng hạ đặt 26

1.4.5. Phẫu thuật chuyển vị các nhánh quai động mạch chủ 28

1.4.6. Các loại ống ghép nội mạch động mạch chủ 32

1.4.7. Kĩ thuật can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực 34

1.4.8. Các loại rò nội mạch và cách xử lý 34

1.4.9. Các biến chứng của can thiệp nội mạch 36

1.5. Tình hình nghiên cứu hiện nay 40

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 40

1.5.2. Tình hình tại Việt Nam 42

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1. Đối tượng nghiên cứu 44

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 44

2.1.2. Tiêu chí loại trừ 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44

2.2.2. Cỡ mẫu 45

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 45

2.3. Qui trình phẫu thuật và can thiệp 46

2.3.1. Quy trình chuyển vị động mạch quai động mạch chủ 48

2.3.2. Quy trình đo đạc và lựa chọn ống ghép nội mạch 46

2.3.3. Quy trình can thiệp nội mạch 51

2.4. Các biến số nghiên cứu 55

2.4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân TEVAR 55

2.4.2. Kết quả sau đặt ống ghép động mạch chủ ngực 58

2.5. Xử lý số liệu 64

2.6. Đạo đức nghiên cứu 64

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân TEVAR 66

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 66

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 68

3.2. Kết quả can thiệp nội mạch điều trị TAAs 73

3.2.1. Đặc điểm về phẫu thuật và can thiệp .73

3.2.2. Kết quả sau đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ 78

 

docx169 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U Từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2019 có 80 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và được đưa vào nghiên cứu. Qua phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu, chúng tôi thu được các kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh phình động mạch chủ ngực 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu - Tuổi và giới: + Phân nhóm tuổi: Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n = 80) Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,71 ± 11,58 tuổi. Bệnh nhân trẻ nhất là 31 tuổi và lớn tuổi nhất là 87 tuổi. Phân nhóm tuổi 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,75%, nhóm tuổi < 50 chiếm tỉ lệ thấp. + Đặc điểm về giới tính: Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n = 80) Nam giới chiếm đa số (77,5%), tỷ số giữa nam/nữ là 3,4/1. - Đặc điển về tiền sử, bệnh kết hợp và yếu tố nguy cơ tim mạch: Bảng 3.1. Tiền sử, bệnh kết hợp và yếu tố nguy cơ (n = 80) Bệnh kết hợp, tiền sử và yếu tố nguy cơ n Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 61 76,25 Đái tháo đường 10 12,50 Bệnh mạch vành có đặt stent 05 6,25 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 02 2,50 Suy thận mạn 01 1,25 Rối loạn chuyển hóa lipid 49 61,25 Đột quỵ não cũ 04 5,00 Hút thuốc lá 51 63,75 Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất với 61 bệnh nhân mắc phải, chiếm hơn 70%. Hút thuốc lá và rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ 2 và thứ 3 trong nhóm với tỉ lệ lần lượt là 63,75% và 61,25%. Đái thoát đường type 2 không chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, với 10 trường hợp trong số 80 bệnh nhân. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Lý do nhập viện: Bảng 3.2. Lý do nhập viện (n = 80) Lý do nhập viện n Tỷ lệ (%) Tình cờ phát hiện Kiểm tra sức khỏe 15 18,75 Điều trị bệnh lí khác 04 5,00 Có triệu chứng 61 76,25 Các triệu chứng cơ năng khó chịu khiến bệnh nhân đến viện chiếm chủ yếu 76,25%. Đặc biệt bệnh diễn tiến âm thầm phát hiện tình cờ chiếm tỷ lệ đáng kể là 23,75% chủ yếu tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ. - Đặc điểm lâm sàng: Biểu đồ 3.3. Một số đặc điểm lâm sàng (n = 80) Đau ngực là triệu chứng hay gặp chiếm 67,50%. Các triệu chứng khác có thể gặp nhưng ít hơn như khó thở (8,75%), khàn tiếng (12,5%) và nuốt nghẹn (2,50%). - Kết quả cận lâm sàng: + Kết quả điện tim đồ: Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về nhịp tim (n = 80) Rối loạn nhịp tim ít gặp trong lô nghiên cứu, với tỷ lệ nhịp xoang chiếm chủ yếu 96,25%. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tim có 7 trường hợp, chiếm 8,75%. - Kết quả trên phim chụp X - quang: Biểu đồ 3.5. Hình ảnh cung động mạch chủ vồng trên X - quang ngực (n = 80) Hình ảnh cung động mạch chủ vồng trên phim X - quang tim phổi thẳng có 46 trường hợp, chiếm 57,50%. + Kết quả siêu âm tim và siêu âm động mạch cảnh: Bảng 3.3. Kết quả trên siêu âm tim và động mạch cảnh (n = 80) Chỉ số siêu âm Kết quả Siêu âm tim Phân suất tống máu trung bình: X ± SD 65,07 ± 7,29 (30,00 - 77,00) Giảm vận động bất thường n (%) 2 (2,50) Siêu âm động mạch cảnh n (%) Hẹp động mạch cảnh chung phải 4 (5,00) Hẹp động mạch cảnh chung trái 8 (10,00) Hẹp động mạch cảnh trong phải 12 (15,00) Hẹp động mạch cảnh trong trái 8 (10,00) Chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường với phân suất tống máu trung bình là 65,07 ± 7,29 (%). Chỉ có 2,5% bệnh nhân giảm vận động các thành tim. Đa số các bệnh nhân trong lô nghiên cứu hẹp động mạch cảnh mức độ nhẹ (<70%), không cần phải can thiệp trước mổ. + Kết quả chụp động mạch vành: Biểu đồ 3.6. Kết quả chụp mạch vành (n = 67) Trong 18 trường hợp có bệnh mạch vành đi kèm, có 10 trường hợp cần đặt stent mạch vành trước can thiệp động mạch chủ, chiếm 14,9%. + Kết quả chụp cắt lớp vi tính: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán, đo đạc và lên kế hoạch điều trị bằng chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang. Không có trường hợp nào dùng cộng hưởng từ để thay thế cho chụp CLVT. · Đặc điểm hình ảnh túi phình động mạch chủ ngực: Bảng 3.4. Đặc điểm túi phình động mạch chủ ngực (n = 80) Đặc điểm túi phình n (%) Hình dạng túi phình Hình thoi 31 (38,75) Hình túi 49 (61,25) Có huyết khối trong thành túi phình Có 62 (77,50) Không 18 (22,50) Vôi hóa thành túi phình Có 03 (3,75) Không 77 (96,25) Trong nghiên cứu của chúng tôi, túi phình ĐMC ngực dạng thoi chiếm nhiều hơn với 49 trường hợp (61,25%), 31 trường hợp còn lại là phình ĐMC ngực dạng túi (38,75%). + Các kích thước túi phình dựng hình đa mặt phẳng: Bảng 3.5. Đặc điểm về kích thước túi phình (n = 80) Đặc điểm về kích thước X ± SD Min - Max Trung vị Đường kính ngang lớn nhất (mm) 64,16 ± 15,48 38,0 - 113,0 60,67 Đường kính đầu gần túi phình (mm) 32,00 ± 4,60 25,1 - 40,0 32,86 Đường kính đầu xa túi phình (mm) 26,51 ± 4,69 21,3 - 39,0 26,19 Chiều dài túi phình (mm) 97,92 ± 65,53 26,8 - 339,0 79,07 Khoảng cách đến ĐM dưới đòn trái (mm) 27,63 ± 45,41 0,0 - 175,6 6,36 Khoảng cách đến ĐM cảnh chung trái (mm) 40,20 ± 47,87 0,0 - 196,1 19,10 Khoảng cách đến ĐM thân tay đầu (mm) 50,82 ± 48,30 0,0 - 210,2 30,10 Khoảng cách đến ĐM thân tạng (mm) 141,26 ± 74,93 5,0 - 256,0 152,25 Kích thước túi phình lớn với đường kính ngang trung bình lớn nhất là 64,16 ± 15,48 (mm). Khoảng cách đến các ĐM nuôi não quai ĐMC như dưới đòn, cảnh chung trái, thân cánh tay đầu lần lượt là 27,63 ± 45,41; 40,20 ± 47,87 và 50,82 ± 48,30 (mm). Bảng 3.6. Kích thước túi phình ở nhóm có và không chuyển vị mạch máu Đặc điểm về kích thước Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Đường kính ngang lớn nhất (mm) 62,5 ± 15,7 65,5 ± 15,3 0,245 Đường kính đầu gần túi phình (mm) 30,3 ± 4,6 33,5 ± 4,1 < 0,001 Đường kính đầu xa túi phình (mm) 25,2 ± 4,3 27,6 ± 4,8 0,012 Chiều dài túi phình (mm) 99,2 ± 65,1 96,8 ± 66,7 0,794 Khoảng cách đến ĐM dưới đòn trái (mm) 51,1 ± 51,6 7,4 ± 5,5 < 0,001 Khoảng cách đến ĐM cảnh chung trái (mm) 66,4 ± 53,0 15,7 ± 6,2 < 0,001 Khoảng cách đến ĐM thân tay đầu (mm) 77,3 ± 53,3 24,1 ± 6,9 < 0,001 Khoảng cách đến ĐM thân tạng (mm) 107,6 ± 64,5 170,2 ± 51,7 < 0,001 Khi so sánh nhóm có và không chuyển vị thấy có sự khác biệt về đường kính đầu gần, đầu xa túi phình và khoảng cách đến các ĐM với p 0,05). Bảng 3.7. Vị trí túi phình (n = 80) Vị trí của túi phình động mạch chủ ngực n Tỷ lệ (%) Z1 (vùng giữa ĐM cánh tay đầu và ĐM cảnh chung trái) 12 15 Z2 (giữa ĐM cảnh chung trái và ĐM dưới đòn trái) 28 35 Z3 (đoạn đầu ĐMCN xuống) 25 31,25 Z4 (đoạn giữa ĐMCN xuống) 15 18,75 Vị trí túi phình ĐMC ngực trong lô nghiên cứu hay gặp là vùng giữa ĐM cảnh chung trái đến ĐM dưới đòn trái và đoạn đầu ĐMC xuống chiếm tỷ lệ 35 % và 31,25%. Ít gặp ở đoạn giữa ĐMC xuống (18,75%), giữa ĐM cánh tay đầu và ĐM cảnh chung trái tỷ lệ thấp hơn 15%. + Kích thước vùng đặt ống ghép nội mạch và đường vào: Bảng 3.8. Đặc điểm đường kính động mạch đường vào (n = 80) Đường kính động mạch đường vào X ± SD Min - Max Động mạch chậu chung phải (mm) 9,53 ± 1,37 6,80 - 12,00 Động mạch chậu chung trái (mm) 9,17 ± 1,48 6,20 - 12,80 Động mạch chậu ngoài phải (mm) 7,74 ± 1,05 5,30 - 9,90 Động mạch chậu ngoài trái (mm) 7,37 ± 1,16 5,30 - 11,00 Động mạch đùi chung phải (mm) 7,35 ± 1,05 5,10 - 10,70 Động mạch đùi chung trái (mm) 7,23 ± 1,13 5,00 - 10,90 Đường kính trung bình ĐM đường vào từ 7,23 ± 1,13 (mm) đến 9,53 ± 1,37 (mm). Số trường hợp có hẹp ĐM đường vào không nhiều. 3.2. Kết quả can thiệp nội mạch điều trị TAAs 3.2.1. Đặc điểm về phẫu thuật và can thiệp - Phân loại phẫu thuật: Biểu đồ 3.7. Phân loại phẫu thuật (n = 80) Phẫu thuật và can thiệp nội mạch theo chương trình chiếm chủ yếu với 80%, cấp cứu ít gặp với tỷ lệ 20%. - Phương pháp vô cảm: Biểu đồ 3.8. Phương pháp vô cảm (n = 80) Có 2 phương pháp vô cảm được sử dụng cho bệnh nhân trong nghiên cứu: tê tại chỗ và mê nội khí quản. Trong đó, mê nội khí quản chiếm đa số trường hợp (80%). - Phẫu thuật chuyển vị các mạch máu trên động mạch chủ: + Tỷ lệ chuyển vị mạch máu trên động mạch chủ ngực: Biểu đồ 3.9. Chuyển vị mạch máu trên động mạch chủ ngực (n = 80) Tỉ lệ phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khá cao có 43 trường hợp, chiếm 53,75%, nhiều hơn nhóm không chuyển vị mạch máu (46,25%). + Kiểu chuyển vị mạch máu trên động mạch chủ ngực: Bảng 3.9. Đặc điểm kiểu chuyển vị động mạch (n = 42) Kiểu chuyển vị động mạch n Tỷ lệ (%) Toàn bộ các nhánh nuôi não 09 21,42 Động mạch cảnh chung phải, trái - dưới đòn trái 31 73,82 Động mạch cảnh chung trái - dưới đòn trái 02 4,76 Tổng 42 100 Chuyển vị động mạch cảnh chung phải - cảnh chung trái - dưới đòn trái chiếm tỉ lệ cao nhất với 73,82%. Chuyển vị toàn bộ các nhánh nuôi não chiếm tỉ lệ 21,42%. Có 1 trường hợp chuyển vị động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên do đầu dưới túi phình gần sát chỗ xuất phát của động mạch thân tạng. - Đặc điểm đường vào can thiệp nội mạch: Biểu đồ 3.10. Đường vào đặt ống ghép nội mạch (n = 80) Đường vào qua động mạch đùi chung phải là đường tiếp cận chính trong nghiên cứu (58,75%), qua động mạch đùi chung trái chiếm 25%. Có 13 bệnh nhân sử dụng cầu nối ống ghép làm đường dẫn vào các động mạch chậu chung chiếm 16,25%. + Vị trí cầu nối ống ghép: Bảng 3.10. Vị trí đặt cầu nối ống ghép làm đường vào (n = 13) Vị trí ống ghép n Tỷ lệ (%) Động mạch chậu chung phải 8 61,54 Động mạch chậu chung trái 4 30,77 Động mạch chủ bụng dưới thận 1 7,69 Động mạch chậu chung phải là động mạch được sử dụng nhiều nhất khi thực hiện cầu nối ống ghép làm đường vào với 8 bệnh nhân chiếm 61,54%. Sử dụng động mạch chủ bụng dưới thận là 1 bệnh nhân (7,69%) do hẹp, vôi hóa động mạch chậu, đùi 2 bên. Động mạch chậu chung bên trái cũng được sử dụng với tỷ lệ 30,77%. - Đặc điểm của ống ghép: + Số lượng ống ghép trong 01 lần can thiệp: Biểu đồ 3.11. Số lượng ống ghép trong một lần can thiệp (n = 80) Tỉ lệ bệnh nhân chiều dài túi phình ngắn với 1 ống ghép chiếm chủ yếu là 72,5%, với 2 ống ghép là 21,25%. Có ít trường hợp đặt 3 ống ghép, chiếm tỷ lệ thấp là 6,25%. + Kích thước ống ghép: Bảng 3.11. Kích thước của ống ghép (n = 80) Vị trí X ± SD Min - Max Đường kính đầu gần ống ghép (mm) 38,57 ± 4,58 28 - 46 Đường kính đầu xa ống ghép (mm) 35,98 ± 5,07 20 - 46 Chiều dài ống ghép (mm) 244,15 ± 109,25 (150 - 650) Đường kính ống ghép đầu gần trung bình là 38,57 ± 4,58, đường kính ống ghép đầu xa là 35,98 ± 5,07. + Vị trí đầu gần ống ghép: Biểu đồ 3.12. Vị trí đầu gần của ống ghép (n = 80) Vị trí hạ đặt đầu gần ống ghép nội mạch ĐMC sau thân cánh tay đầu, sau ĐM dưới đòn trái thường gặp nhất với 28 và 25 bệnh nhân. Có 3 bệnh nhân (3,75%) thực hiện kỹ thuật ống khói (chimney) thân cánh tay đầu. 3.2.2. Kết quả sau đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ - Kết quả sớm sau can thiệp nội mạch động mạch chủ + Tử vong sớm và nguyên nhân tử vong sớm sau can thiệp: Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ tử vong sớm (n = 80) Tỷ lệ tử vong sớm sau can thiệp chủ yếu ở nhóm có chuyển vị mạch máu quai ĐMC với tỷ lệ 3,75%, nhóm không chuyển vị mạch máu là 0%. Bệnh nhân (STT 27) vào viện vì ho ra máu có tiền sử suy thận mạn tính đang chạy thận định kỳ và xuất huyết não cách nhập viện 10 tháng trước, được chuyển vị dạng “Động mạch cảnh chung phải - động mạch cảnh chung trái - động mạch dưới đòn trái”, đặt một ống ghép sau động mạch thân tay đầu với ống ghép kích thước 44 mm x 40 mm x 200 mm. Sau can thiệp chụp kiểm tra ghi nhận rò nội mạch loại IA, tiến hành nong bóng, chụp lại còn rò rất ít, dòng chảy chậm, ngưng thủ thuật và theo dõi. Sau xuất viện 2 tuần bệnh nhân đột ngột ho ra máu và tử vong tại nhà. Bệnh nhân tử vong số 2 (STT 06) được chuyển vị toàn bộ quai ĐMC, đặt 03 ống ghép sau vị trí ống ghép chuyển vị. Sau can thiệp không ghi nhận hình ảnh rò nội mạch và các biến chứng khác. Bệnh nhân xuất viện được một tuần, sau đó diễn tiến đau ngực nhập viện tại bệnh viên tỉnh Đồng Nai, tại đây được chẩn đoán rò nội mạch loại IA mới xuất hiện. Bệnh nhân tử vong khi đang chuẩn bị chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Bệnh nhân tử vong số 3 (STT 39) được chuyển vị toàn bộ quai ĐMC, đặt 01 ống ghép sau vị trí ống ghép chuyển vị kích thước 46 mm x 42 mm x 250 mm. Sau can thiệp không ghi nhận rò nội mạch hoặc các biến chứng khác. Sau xuất viện một tuần, bệnh nhân đang tái khám đột ngột lên cơn đau ngực, khó thở và tử vong sau đó. + Thời gian thực hiện kỹ thuật, cản quang và số lượng máu mất: Bảng 3.12. Đặc điểm về thời gian, cản quang và số lượng máu mất (n = 80) Thông số Chung (n = 80) Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Thời gian kỹ thuật (phút) 172,9 ± 106,1 114,9 ± 44,6 222,9 ± 118 < 0,001 Thuốc cản quang (ml) 77,1 ± 24,0 72,7 ± 23,6 80,9 ± 23,8 0,070 Số lượng máu mất (ml) 148,5 ± 79,5 112,2 ± 53,8 179,8 ± 85,1 < 0,001 Thời gian trung bình kỹ thuật kéo dài là 172,9 ± 106,1 phút. Lượng cản quang trung bình ít là 77,1 ± 24 ml, mất máu trong mổ phải truyền máu chiếm tỷ lệ thấp (8,8%). So sánh nhóm có và không chuyển vị mạch máu thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001) ở thời gian thực hiện kỹ thuật và mất máu. + Truyền máu: Biểu đồ 3.14. Truyền máu ở nhóm có và không chuyển vị (n = 80) Có 7 bệnh nhân cần truyền máu chiếm 8,75%, chủ yếu ở nhóm chuyển vị chiếm 5/7 bệnh nhân, chỉ 01 bệnh nhân cần truyền 03 đơn vị máu. + Tỷ lệ tai biến, biến chứng liên quan kỹ thuật và vật lý ống ghép Bảng 3.13. Biến chứng liên quan kỹ thuật và vật lý ống ghép (n = 80) Đặc điểm n Tỷ lệ (%) Vị trí ống ghép nội mạch Đúng vị trí 80 100 Không đúng vị trí 0 0,00 Rò nội mạch Loại IA 02 2,50 Loại IB 01 1,25 Loại II 03 3,75 Loại III 0 0,00 Loại IV 0 0,00 Hỏng hóc cơ học (gãy, xoắn vặn ống ghép) 0 0,00 Rách ĐM chậu chung trái 01 1,25 Ống ghép đúng vị trí chiếm 100%. Rò nội mạch gặp loại I, II với tỷ lệ thấp < 4%, không gặp hỏng hóc cơ học ống ghép. Biến chứng khác như di lệnh, tắc hẹp ống ghép, lóc tách ĐMC, lấp động mạch nuôi não, thiếu máu nuôi tạng và chi không gặp trong nghiên cứu. Bảng 3.14. Biến chứng liên quan kỹ thuật và vật lý ống ghép nhóm không chuyển vị và có chuyển vi Biến số Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Ống ghép đặt đúng vị trí 37 (46,25) 43 (53,75) - Rò ống ghép 3 (50%) 3 (50%) > 0,05 Kiểu rò ống ghép Type I 1 (33,33%) 2 (66,67%) > 0,05 Type II 2 (66,67%) 1 (33,33%) Rách ĐM chậu chung trái 0 (0,00) 1 (2,32) - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về đặc điểm phẫu thuật giữa nhóm bệnh nhân có chuyển vị và không có chuyển vị các nhánh ĐM (p > 0,05). Ống ghép đúng vị trí với 100% bệnh nhân, rò ống ghép gặp ở cả typ I và II với tỷ lệ thấp và gặp ở cả 2 nhóm. Không gặp các biến chứng như di lệch, tắc hẹp, gãy hoặc xoắn vặn, lóc tách ĐMC, lấp động mạch nuôi não. Có 1 trường hợp rách ĐM chậu chung trái ở nhóm chuyển vị. + Biến chứng sớm sau đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ: Bảng 3.15. Các biến chứng sớm sau can thiệp (n = 80) Biến chứng n Tỷ lệ (%) Chảy máu 2 2,50 Suy thận 2 2,50 Tràn dịch/khí màng phổi cần dẫn lưu 4 5,00 Viêm phổi 7 8,75 Nhồi máu não 4 5,00 Tỉ lệ biến chứng thấp sau điều trị can thiệp ống ghép nội mạch. Biến chứng hay gặp là viêm phổi (8,75%). Không gặp biến chứng như xuất huyết não; mất mạch ngoại biên, nhiễm khuẩn vết mổ, Bảng 3.16. Biến chứng sớm ở nhóm có và không chuyển vị mạch máu Biến chứng Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Chảy máu 0 2 (4,65) - Suy thận 1 (2,70) 1 (2,33) > 0,05 Viêm phổi 4 (10,81) 3 (6,98) > 0,05 Tràn dịch/khí khoang màng phổi 1 (2,70) 3 (6,98) > 0,05 Nhồi máu não 0 (0,00) 4 (9,30) - Tử vong sớm 0 (0,00) 3 (6,98) - Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không chuyển vị các nhánh nuôi não (p > 0,05). Tuy nhiên nhồi máu não đều nằm trong nhóm có chuyển vị nên cần lưu ý biến chứng này có thể xảy ra ở nhóm có kẹp động mạch nuôi não. - Tỷ lệ thành công của kỹ thuật theo Mark F. F và cộng sự: Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ thành công, thất bại của kỹ thuật (n = 80) Với 9 tiêu chí theo Mark F. F và cộng sự, tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 95%. + Thời gian thở máy, hồi sức, hậu phẫu và nằm viện: Bảng 3.17. Thời gian hồi sức, hậu phẫu và nằm viện (n=80) Chỉ số về thời gian X ± SD Min - Max Thời gian nằm hồi sức trung bình (ngày) 1,20 ± 0,46 0,0 - 9,0 Thời gian nằm hậu phẫu (ngày) 8,52 ± 2,90 3,0 - 20,0 Thời gian nằm viện (ngày) 21,10 ± 11,90 10,0 - 50,0 Thời gian nằm hồi sức và hậu phẫu trung bình lần lượt là 1,20 ± 0,46 và 8,52 ± 2,90 ngày. Thời gian nằm viện trung bình 21,10 ± 11,90 ngày. Có 64 bệnh nhân mê nội khí quản với thời gian thở máy trung bình là 8,02 ± 25,39. Bảng 3.18. So sánh về thời gian giữa nhóm có và không chuyển vị mạch nuôi não Biến số Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Thời gian nằm hồi sức (ngày) X ± SD 1,05 ± 0,35 3,01 ± 1,60 < 0,05 Thời gian hậu phẫu (ngày) X ± SD 7,03 ± 2,93 9,81 ± 7,81 0,021 Thời gian nằm viện (ngày) X ± SD 17,1 ± 7,7 24,6 ± 13,7 0,005 Thời gian thở máy, hồi sức, hậu phẫu và nằm viện của nhóm có chuyển vị mạch máu dài hơn so với nhóm không chuyển vị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những trường hợp có thở máy, khi so sánh thời gian thở máy giữa nhóm có chuyển vị (9,15 ± 19,04) và không chuyển vị (6,72 ± 31,43) sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Một số yếu tố liên quan đến tử vong sớm: Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến tử vong sớm (n = 80) Biến số Không (n = 77) Có (n = 3) OR 95%CI p Tuổi (năm) 64,56 ± 11,76 68,67 ± 5,03 1,03 0,93- 1,16 0,57 Giới tính Nam 59 (76,62) 3 (100) 0,00 >0,99 Nữ 18 (23,38) 0 (0,0) Đái tháo đường Không 67 (87,01) 3 (100) 3,35 0,15- 38,3 0,34 Có 10 (12,99) 0 (0,0) Bệnh mạch vành Không 72 (93,51) 3 (100) 0,00 >0,99 Có 5 (6,49) 0 (0,0) Rối loạn chuyển hóa lipid Không 31 (40,26) 0 (0,0) 2,46 0,11- 27,6 0,48 Có 46 (59,74) 3 (100,0) Tiền sử đột quỵ Không 74 (96,10) 2 (66,67) 9,12 0,38-119 0,10 Có 3 (3,90) 1 (33,33) Bệnh phổi mạn tính Không 75 (97,40) 3 (100) 0,00 >0,99 Có 2 (2,60) 0 (0,0) Hình dạng túi phình Dạng thoi 30 (38,96) 1 (33,33) 1,35 0,12-29,7 0,81 Dạng túi 47 (61,04) 2 (66,67) Chảy máu Không 75 (97,40) 3 (100) 0,00 >0,99 Có 2 (2,60) 0 (0,0) Viêm phổi Không 71 (92,21) 2 (66,67) 0,00 >0,99 Có 6 (7,79) 1 (33,33) Nhồi máu não Không 73 (94,81) 3 (100) 0,00 >0,99 Có 4 (5,19) 0 (0,0) Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sớm của bệnh nhân là đái tháo đường (OR 3,35), rối loạn chuyển hóa lipid (OR 2,46) và tiền căn đột quỵ (OR 9,12). Tuy vậy, sự khác biệt các yếu tố này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Kết quả theo dõi trung hạn: + Thời gian theo dõi: thời gian theo dõi trung bình sau can thiệp ghép nội mạch động mạch chủ ngực trung bình là 36,78 ± 17,27 tháng (trong đó theo dõi ngắn nhất là 1 tháng và thời gian theo dõi dài nhất là 72 tháng). + Tử vong và nguyên nhân tử vong theo dõi trung hạn: Biểu đồ 3.16. Số bệnh nhân tử vong trung hạn (n = 9) Tử vong chung theo dõi trung hạn 9 bệnh nhân trong đó chỉ có 02 bệnh nhân tử vong liên quan đến sau can thiệp nội mạch động mạch chủ. Như vậy tỉ lệ tử vong trung hạn là 9/77 = 11,68%. Bảng 3.20. Nguyên nhân và thời gian tử vong trung hạn (n = 9) Nguyên nhân Bệnh, triệu chứng (thứ tự bệnh nhân nghiên cứu) Ngày Do can thiệp nội mạch (n = 2) Đau ngực, ho ra máu (51) 157 Đau ngực, ho ra máu (38) 131 Nguyên nhân khác (n = 7) Nhiễm trùng đường niệu, suy nhược cơ thể (19) 243 Suy kiệt sau phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư dạ dày (57) 183 Lao phổi, suy kiệt (62) 534 Suy kiệt cơ thể (64) 253 Ung thư đại tràng di căn xa (25) 874 Suy thận nặng (23) 343 Ho mủ, tràn mủ màng phổi trái, sốc nhiễm khuẩn (12) 1010 Thời gian tử vong trung bình là 414,2 ngày. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do các bệnh lí kết hợp như ung thư, nhiễm khuẩn, suy thận (với 7/9 bệnh nhân). + Đặc điểm lâm sàng: Biểu đồ 3.17. Đặc điểm lâm sàng theo dõi trung hạn (n = 77) Theo dõi trung hạn tỷ lệ thấp các bệnh nhân đau ngực (14,7%), khàn tiếng (7,35%). Không xuất hiện các khó chịu khác như khó thở, nuốt nghẹn. + Đặc điểm cận lâm sàng · Diễn tiến túi phình động mạch chủ ngực: Biểu đồ 3.18. Diễn tiến của đường kính túi phình theo thời gian Đường kính túi phình giảm dần theo thời gian, sau 3 tháng là 60,39 mm sau 3 năm là 54,05 mm. · So sánh diễn tiến đường kính túi phình theo nhóm có và không chuyển vị: Biểu đồ 3.19. Diễn tiến đường kính túi phình nhóm có và không chuyển vị mạch máu Đường kính túi phình giảm dần ở cả 2 nhóm và không khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước túi phình ở các thời điểm theo dõi trung hạn (p > 0,05). + Biến chứng theo dõi trung hạn: Bảng 3.21. Biến chứng theo dõi trung hạn (n = 77) Biến chứng n Tỷ lệ (%) Đột quỵ 3 3,90 Can thiệp lại Rò nội mạch IA 2 2,60 Rò nội mạch Loại IA 3 3,90 Loại II 2 2,60 Biến chứng khác (phẫu thuật lại, nhồi máu cơ tim) 0 0,00 Có 03 trường hợp nhồi máu não mới, trong đó 02 trường hợp xuất hiện sau can thiệp động mạch chủ 3 năm và hồi phục dần sau đó, 01 trường hợp xảy ra sau 1 năm. Có 5 trường hợp rò nội mạch được ghi nhận trong giai đoạn theo dõi trung hạn. Trong đó có 3 trường hợp rò nội mạch loại IA và 2 trường hợp can thiệp lại. Bảng 3.22. Biến chứng ở nhóm có và không chuyển vị mạch máu trung hạn Biến chứng Không chuyển vị (n = 37) Chuyển vị (n = 43) p Đột quỵ 1 (2,70) 2 (4,65) > 0,05 Can thiệp lại 0 (0,00) 2 (4,65) < 0,05 Rò nội mạch IA 0 (0,00) 3 (6,97) < 0,05 Rò nội mạch II 0 (0,00) 2 (4,65) < 0,05 Biến chứng khác 0 (0,00) 0 (0,00) - Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không chuyển vị mạch máu khi so sánh về biến chứng rò nội mạch và can thiệp lại (p < 0,05) và khác biệt không ý nghĩa thống kê khi so sánh về đột quỵ sau can thiệp nội mạch ở cả 2 nhóm. + Các yếu tố liên quan với tỷ lệ sống theo dõi trung hạn: Tỷ lệ sống còn(%) Biểu đồ 3.20. Biểu đồ Kaplan Meier của tỉ lệ sống còn trung hạn Theo biểu đồ cho thấy, thời gian sống còn trung hạn trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 59,98 ± 2,61 tháng, với CI 95% là 54,85 - 65,10 tháng. Tỷ lệ sống còn (%) Biểu đồ 3.21. Biểu đồ Kaplan-Meier về sống còn của nhóm có và không chuyển vị Thời gian sống trung bình nhóm không có chuyển vị: 63,19 ± 2,84 tháng (95%CI: 57,63 - 68,76) cao hơn so với nhóm có chuyển vị: 55,12 ± 3,71 tháng (95%CI: 47,84 - 62,39). Kiểm định Log Rank: c2 = 0,869, bậc tự do = 1 và p = 0,351, do đó sự khác biệt thời gian sống còn trung bình của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ không tử vong liên quan ĐMC(%) Biểu đồ 3.22. Biểu đồ Kaplan Meier của tử vong trung hạn do động mạch chủ Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ tử vong theo dõi trung hạn chủ yếu không liên quan đến can thiệp ống ghép nội mạch động mạch chủ. Tỷ lệ không rò mội mạch (%) Biểu đồ 3.23. Biểu đồ Kaplan Meier của rò nội mạch trung hạn Nguy cơ rò mạch theo thời gian theo dõi qua biểu đồ cho thấy không phụ thuộc vào can thiệp ống ghép nội mạch ĐMC. Tỷ lệ không can thiệp lại (%) Biểu đồ 3.24. Biểu đồ Kaplan Meier của tỉ lệ can thiệp lại trung hạn Nguy cơ không phải can thiệp lại trung hạn qua biểu đồ Kaplan Meier cho thấy không phụ thuộc vào can thiệp ống ghép nội mạch ĐMC. + Các yếu tố liên quan với tỷ lệ tử vong theo dõi trung hạn · Liên quan với đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu: Bảng 3.23. Liên quan đặc điểm bệnh nhân với tỷ lệ tử vong trung hạn (n = 77) Biến số Sống (n = 68) Tử vong (n = 9) OR 95%CI p Tuổi (năm) 64,43 ± 11,64 65,56 ± 13,33 1,03 0,97- 1,10 0,43 Giới tính Nam 51 (75,00%) 8 (88,89%) 0,37 0,044 - 3,22 > 0,05 Nữ 17 (25,00%) 1 (11,11%) Tăng huyết áp Không 18 (26,47%) 1 (11,11%) 2,88 0,34 - 24,66 > 0,05 Có 50 (73,53%) 8 (88,89%) Đái tháo đường Không 60 (88,24%) 7 (77,78%) 2,14 0,38 - 12,16 > 0,05 Có 8 (11,76%) 2 (22,22%) Bệnh mạch vành Không 63 (92,65%) 9 (100,0%) - - - Có 5 (7,35%) 0 (0,0%) Rối loạn chuyển hóa lipid Không 27 (39,71%) 4 (44,44%) 0,82 0,20 - 3,34 > 0,05 Có 41 (60,29%) 5 (55,56%) Tiền căn đột quỵ Không 66 (97,06%) 8 (88,89%) 4,13 0,34- 50,76 0,31 Có 2 (2,94%) 1 (11,11%) Bệnh phổi mạn tính Không 66 (97,06%) 9 (100,0%) - - - Có 2 (2,94%) 0 (0,0%) Một số yếu tố có chỉ số số chênh cao: tăng huyết áp (OR 2,88), đái tháo đường (OR 2,14), tiền căn đột quỵ (OR 4,13). · Liên quan với đặc điểm túi phình, chuyển vị động mạch: Bảng 3.24. Liên quan đặc điểm túi phình, chuyển vị với tỷ lệ tử vong trung hạn Đặc điểm Sống (n = 68) Tử vong (n = 9) OR 95%CI p Hình dạng túi phình Dạng thoi 27 (39,71%) 3 (33,33%) 1,32 0,30 - 5,72 > 0,05 Dạng túi 41 (60,29%) 6 (66,67%) Đường kính ngang lớn nhất túi phình (mm) 62,59 ± 15,30 69,02 ± 12,96 1,03 0,98- 1,07 > 0,05 Chuyển vị các nhánh quai ĐMC Không 34 (50,0%) 3 (33,33%) 2,00 0,46 - 8,66 > 0,05 Có 34 (50,0%) 6 (66,67%) Có mối liên quan giữa chuyển vị các nhánh nuôi não với tử vong trung hạn (OR 2,0). Tuy nhiên, mối li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_can_thiep_dat_ong_ghep.docx
  • docTóm tắt tiếng việt LA 14-06-2022.doc
  • docTóm tắt tiếng Anh LA 15-06-2022.doc
  • docxThong tin ket luan moi.docx
  • pdfQĐ.pdf
  • docxBìa tt.docx
  • docxBìa tt TA.docx
Tài liệu liên quan