MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv
THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU VIỆT - ANH.v
DANH MỤC BẢNG.vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.vii
DANH MỤC HÌNH . viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1. Tổng quan về bệnh Parkinson.3
1.2. Rối loạn chức năng đường tiêu hóa trong bệnh Parkinson.11
1.3. Tổng quan về chậm làm trống dạ dày.20
1.4. Kỹ thuật xạ hình làm trống dạ dày trong chẩn đoán chậm làm trống dạ dày 24
1.5. Tình hình các nghiên cứu liên quan.28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.35
2.1. Đối tượng nghiên cứu .35
2.2. Phương pháp nghiên cứu .38
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.57
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.57
3.2. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson.67
3.3. Các yếu tố có liên quan với tình trạng chậm làm trống dạ dày khi phân tích
đơn biến .68
3.4. Các yếu tố tiên đoán độc lập thời gian làm trống 50% dạ dày khi phân tích đa
biến.86iii
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .91
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.91
4.2. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson.95
4.3. Các yếu tố có liên quan với tình trạng chậm làm trống dạ dày khi phân tích
đơn biến .100
4.4. Các yếu tố tiên đoán độc lập thời gian làm trống 50% dạ dày khi phân tích đa
biến.120
KẾT LUẬN .126
KIẾN NGHỊ.128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: BẢNG. TIÊU CHUẨN MDS CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
BỆNH PARKINSON.
PHỤ LỤC 3: THANG ĐIỂM MDS-UPDRS PHẦN III
PHỤ LỤC 4: NHẬT KÝ TẠI NHÀ BỆNH PARKINSON
PHỤ LỤC 5: BỆNH ÁN MINH HỌA
PHỤ LỤC 6: GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG
PHỤ LỤC 7: CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC
PHỤ LỤC 8: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP NHẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 9: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
182 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xạ hình làm trống dạ dày trong chẩn đoán liệt dạ dày ở bệnh nhân bệnh Parkinson, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi
khi tiến hành gộp các biến số run tay tư thế ở bên trái và bên phải để đưa ra một
biến số chung là run tay tư thế-chung. Khi phân tích, chúng tôi cũng tìm thấy biến
số run tay tư thế-chung có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng CLTDD.
Bệnh nhân có CLTDD thì có điểm số run tay tư thế-chung thấp hơn so với bệnh
nhân không có CLTDD, p = 0,027. Nghĩa là, bệnh nhân có run tay tư thế thì ít có
nguy cơ bị CLTDD hơn so với bệnh nhân không có triệu chứng run tay tư thế.
Bệnh nhân có CLTDD thì có tổng điểm số MDS UPDRS phần III cao hơn
(44,0 [33,0;51,0]) so với bệnh nhân không có CLTDD (37,0 [26,5;47,0]). Tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, kiểm định Wilcoxon-Mann-Whitney,
p = 0,116.
Khi thu thập số liệu, điểm số từng mục của thang điểm MDS UPDRS phần
III được cho từ 0 đến 4. Trong đó, 0 = không có triệu chứng, 1 = triệu chứng rất
nhẹ, 2 = triệu chứng nhẹ, 3 = triệu chứng trung bình và 4 = triệu chứng nặng. Vì
vậy, nhằm làm sáng tỏ hơn mối liên quan giữa tình trạng CLTDD và các triệu
chứng vận động, chúng tôi tiến hành tính tỉ lệ của từng mức độ triệu chứng vận
73
động từ 0 đến 4. Sau đó, so sánh sự khác biệt về tỉ lệ này giữa hai nhóm bệnh nhân
có CLTDD và không có CLTDD.
Biểu đồ 3.9. Phân bố điểm số đơ cứng-tay phải theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: những bệnh nhân có CLTDD thì có điểm số đơ cứng-tay phải cao
hơn, phần lớn là 2 = đơ cứng nhẹ và 3 = đơ cứng trung bình. Trong khi đó, những
bệnh nhân không có CLTDD thì có điểm số đơ cứng-tay phải thấp hơn, phần lớn là
0 = không có đơ cứng hoặc 1 = đơ cứng rất nhẹ.
74
Biểu đồ 3.10. Phân bố điểm số tư thế đứng theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: những bệnh nhân có CLTDD thì có điểm số bất thường tư thế
đứng cao hơn, phần lớn là 2 = bất thường tư thế đứng mức độ nhẹ, 3 = bất thường
tư thế đứng mức độ trung bình và 4 = bất thường tư thế đứng mức độ nặng. Trong
khi đó, những bệnh nhân không có CLTDD thì có điểm số bất thường tư thế đứng
thấp hơn, phần lớn là 0 = không có bất thường tư thế đứng hoặc 1 = bất thường tư
thế đứng mức độ rất nhẹ.
75
Biểu đồ 3.11. Phân bố điểm số chậm động toàn thân theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: những bệnh nhân có CLTDD thì có điểm số chậm động toàn thân
cao hơn, phần lớn là 2 = chậm động toàn thân mức độ nhẹ, 3 = chậm động toàn thân
mức độ trung bình và 4 = chậm động toàn thân mức độ nặng. Trong khi đó, những
bệnh nhân không có CLTDD thì có điểm số chậm động toàn thân thấp hơn, phần
lớn là 0 = không có chậm động toàn thân hoặc 1 = chậm động toàn thân mức độ rất
nhẹ.
76
Biểu đồ 3.12. Phân bố điểm số run tay tư thế bên trái theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: phần lớn những bệnh nhân có CLTDD hay không có CLTDD thì
đều có điểm số bố run tay tư thế bên trái là 0 = không có run tay tư thế bên trái. Tuy
nhiên, những bệnh nhân có CLTDD thì có triệu chứng run tay tư thế bên trái ít gặp
hơn so với những bệnh nhân không có CLTDD (12,1% so với 35,9%).
77
Biểu đồ 3.13. Phân bố điểm số run tay tư thế-chung theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân không có run tay tư thế-chung (điểm số = 0) ở
nhóm có CLTDD thì cao hơn so với nhóm không có CLTDD (78,8% so với
56,4%). Ngược lại, tỉ lệ bệnh nhân có run tay tư thế-chung (điểm số = 1,2,3) ở
nhóm không có CLTDD thì cao hơn so với nhóm có CLTDD.
78
3.3.3. Giai đoạn HOEHN-YAHR
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa giai đoạn Hoehn-Yahr và CLTDD
Giai đoạn
Hoehn-Yahr
không CLTDD
(n = 39)
có CLTDD
(n = 33)
p = 0,834
1 4 (10,3%) 2 (6,06%)
2 26 (66,7%) 20 (60,6%)
3 7 (17,9%) 8 (24,2%)
4 0 (0,00%) 1 (3,03%)
5 2 (5,13%) 2 (6,06%)
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ giai đoạn
Hoehn-Yahr khi so sánh giữa những bệnh nhân có CLTDD và những bệnh nhân
không có CLTDD, kiểm định chính xác Fisher, p = 0,834.
Do tần số bệnh Parkinson ở giai đoạn Hoehn-Yahr 4 và giai đoạn Hoehn-
Yahr 5 là thấp nên chúng tôi tiến hành phân nhóm thành 2 nhóm gồm nhóm bệnh
Parkinson giai đoạn sớm-trung bình (giai đoạn giai đoạn Hoehn-Yahr 1 và giai đoạn
Hoehn-Yahr 2) và giai đoạn nặng (giai đoạn Hoehn-Yahr 3, 4 và 5) có biến chứng
có ảnh hưởng đến tư thế đứng và dáng đi.
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa phân nhóm giai đoạn Hoehn-Yahr và CLTDD
Giai đoạn bệnh
không CLTDD
(n = 39)
có CLTDD
(n = 33)
p = 0,333
Hoehn-Yahr 1+2 30 (76,92%) 22 (66,66%)
Hoehn-Yahr 3+4+5 9 (23,08%) 11 (33,33%)
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phân nhóm giai
đoạn Hoehn-Yahr (giai đoạn sớm-trung bình so với giai đoạn nặng), khi so sánh
giữa những bệnh nhân có CLTDD và những bệnh nhân không có CLTDD, kiểm
định χ2, p = 0,333.
79
3.3.4. Các biến chứng vận động
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa biến chứng vận động và CLTDD
Biến chứng vận động
không CLTDD
(n=39)
có CLTDD
(n=33)
p = 0,660
không 10 (25,64%) 10 (30,3%)
có 29 (74,36%) 23 (69,7%)
Nhận xét: do biến chứng vận động ở bệnh nhân Parkinson là một trong
những yếu tố có thể có liên quan với tình trạng CLTDD nên chúng tôi tiến hành
chia bệnh nhân thành hai nhóm: có hay không có biến chứng vận động để phân tích
thống kê. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ
biến chứng vận động giữa 2 nhóm bệnh nhân có và không có CLTDD, kiểm định
χ2, p = 0,660.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa loại biến chứng vận động và CLTDD
Biến chứng
vận động
không CLTDD
(n=39)
có CLTDD
(n=33)
p*
chậm đạt trạng thái BẬT 0,041
không 33 (84,6%) 21 (63,6%)
có 6 (15,4%) 12 (36,4%)
hiện tượng TẮT dần 0,660
không 10 (25,6%) 10 (30,3%)
có 29 (74,4%) 23 (69,7%)
freezing 0,285
không 25 (64,1%) 25 (75,8%)
có 14 (35,9%) 8 24,2%)
loạn động 0,533
không 22 (56,4%) 21 (63,6%)
có 17 (43,6%) 12 (36,4%)
*kiểm định χ2
80
Nhận xét: khi phân tích từng biến chứng vận động chúng tôi nhận thấy chậm
đạt trạng thái BẬT có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng CLTDD. Bệnh
nhân có CLTDD thì có tỉ lệ bị chậm đạt trạng thái BẬT cao hơn (36,4%) so với
bệnh nhân không có CLTDD (15,4%), kiểm định χ2, p = 0,041. Tuy nhiên, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ các biến chứng vận động khác bao gồm:
hiện tượng TẮT dần, freezing, loạn động khi so sánh giữa những bệnh nhân có
CLTDD và những bệnh nhân không có CLTDD.
Nhằm làm sáng tỏ hơn mối liên quan giữa biến định lượng là GE1/2 và biến
phân nhóm là hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT, chúng tôi dùng biểu đồ hình hộp
để mô tả mối liên quan này.
Biểu đồ 3.14. Mối liên quan giữa GE1/2 và hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT
Nhận xét: nhóm bệnh nhân có hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT thì có
GE1/2 chậm hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có hiện tượng
chậm đạt trạng thái BẬT, p = 0,041.
81
Phân tích phân nhóm 52 bệnh nhân có biến động vận động
Trong số 72 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có 20 bệnh nhân ở giai đoạn
sớm chưa có biến chứng vận động và 52 bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển có biến
động vận động. Tất cả bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển có biến động vận động đều
có hiện tượng TẮT dần.
Do hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT chỉ đánh giá được được trên lâm
sàng khi bệnh nhân có hiện tượng TẮT dần. Vì vậy, chúng tôi phân tích tìm mối
liên quan giữa hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT và CLTDD ở phân nhóm 52
bệnh nhân này.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT và CLTDD
chậm đạt trạng
thái BẬT
không CLTDD
(n=29)
có CLTDD
(n=23)
p = 0,018
không 23 (79,31%) 11 (47,83%)
có 6 (20,69%) 12 (52,17%)
Nhận xét: có sự liên quan với mức ý nghĩa thống kê rất cao giữa hiện tượng
chậm đạt trạng thái BẬT và CLTDD ở phân nhóm 52 bệnh nhân này, kiểm định χ2,
p = 0,018.
3.3.5. Triệu chứng tiêu hóa
Do trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn điểm số của từng triệu
chứng tiêu hóa thì thấp (chủ yếu là 0 = không có triệu chứng), vì vậy đối với từng
triệu chứng tiêu hóa chúng tôi chuyển thành biến nhị giá: có triệu chứng/không có
triệu chứng để để phân tích đơn biến.
82
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa loại triệu chứng tiêu hóa và CLTDD
Loại triệu chứng tiêu hóa
không CLTDD
(n=39)
có CLTDD
(n=33)
p
buồn nôn* 0,198
không 35 (89,7%) 26 (78,8%)
có 4 (10,3%) 7 (21,2%)
nôn khan* 0,403
không 37 (94,9%) 29 (87,9%)
có 2 (5,13%) 4 (12,1%)
nôn* 0,017
không 39 (100%) 28 (84,8%)
có 0 (0,00%) 5 (15,2%)
cảm giác nặng bụng** 0,316
không 28 (71,8%) 20 (60,6%)
có 11 (28,2%) 13 (39,4%)
cảm giác ăn mau no** 0,953
không 21 (53,8%) 18 (54,5%)
có 18 (46,2%) 15 (45,5%)
đầy bụng sau ăn** 0,305
không 27 (69,2%) 19 (57,6%)
có 12 (30,8%) 14 (42,4%)
chán ăn** 0,285
không 25 (64,1%) 25 (75,8%)
có 14 (35,9%) 8 (24,2%)
đầy hơi** 0,704
không 31 (79,5%) 25 (75,8%)
có 8 (20,5%) 8 (24,2%)
chướng bụng * 0,198
không 35 (89,7%) 26 (78,8%)
có 4 (10,3%) 7 (21,2%)
*kiểm định chính xác Fisher. ** kiểm định χ2
83
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ các triệu chứng
tiêu hóa bao gồm: buồn nôn, nôn khan, cảm giác nặng bụng, cảm giác ăn mau no,
đầy bụng sau ăn, chán ăn, đầy hơi và chướng bụng khi so sánh giữa những bệnh
nhân có CLTDD và những bệnh nhân không có CLTDD. Tuy nhiên, triệu chứng
nôn có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng CLTDD, kiểm định chính xác
Fisher, p = 0,017.
Khi thu thập số liệu, điểm số từng mục của triệu chứng nôn được cho từ 0
đến 5. Trong đó, 0 = không nôn, 1 = nôn rất nhẹ, 2 = nôn nhẹ, 3 = nôn trung bình, 4
= nôn nặng và 5 = nôn rất nặng. Vì vậy, nhằm làm sáng tỏ hơn mối liên quan giữa
triệu chứng nôn và tình trạng CLTDD, chúng tôi tiến hành tính tỉ lệ của từng mức
độ triệu chứng nôn từ 0 đến 5. Sau đó, so sánh sự khác biệt về tỉ lệ này giữa hai
nhóm bệnh nhân có CLTDD và không có CLTDD.
84
Biểu đồ 3.15. Phân bố mức độ nôn theo tình trạng CLTDD
Nhận xét: tất cả 39 bệnh nhân không có CLTDD thì đều không có triệu
chứng nôn. Ngược lại, 100% bệnh nhân (5 bệnh nhân) có triệu chứng nôn thì đều có
CLTDD.
Nhằm mục đích so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây [51], [58], đối
với các biến số: nhóm triệu chứng tiêu hóa và điểm số số GCSI, chúng tôi sử dụng
dữ liệu định lượng liên tục, đo lường được để phân tích đơn biến.
85
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhóm triệu chứng tiêu hóa và CLTDD
Nhóm triệu chứng tiêu hóa
không CLTDD
(n=39)
có CLTDD
(n=33)
p
buồn nôn/nôn 0,00 [0,00;0,00] 0,00 [0,00;0,00] 0,385
đầy bụng/mau no 2,00 [0,00;3,00] 2,00 [0,00;6,00] 0,697
đầy hơi 0,00 [0,00;0,00] 0,00 [0,00;1,00] 0,319
Điểm số GCSI 0,25 [0,00;0,33] 0,17 [0,00;1,08] 0,476
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm triệu
chứng này, cũng như tổng điểm chung GCSI với tình trạng CLTDD, kiểm định
Wilcoxon-Mann-Whitney.
3.3.6. Điều trị
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thuốc điều trị bệnh Parkinson và CLTDD
Thuốc (liều, mg) không CLTDD có CLTDD p
Levodopa 500 [375;750] 375 [375;562] 0,082
Pramipexol 0,75 [0,50;1,12] 0,75 [0,50;0,75] 0,460
Entacapone 225 [188;262] 150 [150;150] 0,480
Trihexyphenidyl 6,00 [3,00;6,00] 4,00 [3,00;6,00] 0,580
Amantadine 150 [125;175] 100 [100;100] 0,317
Liều levodopa tương đương 575 [406;888] 500 [375;625] 0,059
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về liều lượng của các
thuốc điều trị bệnh Parkinson giữa 2 nhóm bệnh nhân có hay không có CLTDD.
Bệnh nhân có CLTDD thì sử dụng liều thuốc levodopa và liều levodopa tương
đương thấp hơn so với bệnh nhân không có CLTDD. Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê, kiểm định Wilcoxon-Mann-Whitney, với mức ý nghĩa thống
kê p lần lượt là 0,082 và 0,059.
86
3.4. CÁC YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN ĐỘC LẬP THỜI GIAN LÀM TRỐNG 50%
DẠ DÀY KHI PHÂN TÍCH ĐA BIẾN
Khi phân tích đa biến để tìm yếu tố tiên đoán độc lập, để so sánh với các
nghiên cứu trước đây [18], [37], [58], chúng tôi sử dụng biến kết cục (biến phụ
thuộc) là biến số thời gian làm trống 50% dạ dày (GE1/2). Đây cũng là biến số đo
lường trực tiếp từ người bệnh. Do GE1/2 là một biến số định lượng, liên tục nên khi
phân tích đa biến chúng tôi sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Biến độc lập là các biến số có ý nghĩa khi phân tích đơn biến. Khi phân tích đơn
biến chúng tôi tìm thấy 8 biến số có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng
CLTDD.
Bảng 3.16. Các biến số có ý nghĩa thống kê khi phân tích đơn biến
Biến số Mức ý nghĩa thống kê p
tuổi 0,015
tuổi khởi phát 0,005
nôn 0,017
đơ cứng-tay phải 0,041
tư thế đứng 0,002
chậm động toàn thân 0,007
run tay tư thế-chung 0,027
chậm đạt trạng thái BẬT 0,041
Chúng tôi đưa 8 biến số này vào mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến để tìm yếu tố tiên đoán độc lập của GE1/2. Khi phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến, ngoài việc xác định được các yếu tố tiên đoán độc lập, chúng tôi cũng xây
dựng được các mô hình tiên đoán của GE1/2. Có các cách lựa chọn mô hình tiên
đoán khác nhau, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn mô hình theo phương
pháp trung bình hóa mô hình của trường phái Bayes (Bayesian Model Averaging:
BMA) [47], [74].
87
8
7
Biểu đồ 3.16. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp BMA.
Nhận xét: vùng màu đỏ biểu thị cho các biến số có hệ số hồi quy dương tính. Các biến số này có tương quan thuận với
GE1/2. Vùng màu xanh trên biểu đồ biểu thị cho các biến số có hệ số hồi quy âm tính. Các biến số này có tương quan nghịch với
GE1/2 [11].
88
8
8
Bảng 3.17. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp BMA
Biến số p!=0 mô hình 1 mô hình 2 mô hình 3 mô hình 4 mô hình 5
Intercept 100,0 29,04 26,05 26,27 33,38 29,49
tuổi 10,2 - - - - -
tuổi khởi phát 74,1 0,49 0,49 0,52 0,41 0,43
nôn 19,5 - - - - -
đơ cứng-tay phải 70,4 6,91 6,76 6,61 - 5,46
tư thế đứng 4,5 - - - - -
chậm động toàn thân 37,7 - - - 4,31 2,25
run tay tư thế-chung 66,8 -6,17 - -6,13 -5,65 -5,95
chậm đạt trạng thái BẬT 9,3 - - 5,83 - -
Số biền của mô hình 3 2 4 3 4
R2 0,26 0,20 0,28 0,23 0,28
BIC -9,20 -7,34 -6,58 -6,24 -6,16
Xác suất hậu định 0,19 0,08 0,05 0,04 0,04
p!=0: xác suất mà biến độc lập có hệ số hồi quy khác 0. Intercept: hoành độ gốc. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, đây
là giá trị tiên đoán của biến phụ thuộc khi giá trị của tất các biến độc lập đều = 0. R2: hệ số xác định (coefficient of
determination). BIC (Bayesian Information Criterion): tiêu chí thông tin Bayes. Xác suất hậu định là xác suất xuất hiện mô hình
trong 100 phép thử lặp lại [11].
89
Nhận xét: trong 36 mô hình được đưa ra bằng phương pháp BMA, có 5 mô
hình đầu tiên có kết quả tiên đoán giá trị GE1/2 tốt nhất, xác suất hậu định tích lũy
(cumulative posterior probability) = 0,41.
Mô hình tiên đoán tốt nhất là mô hình 1. Trong mô hình này có 3 biến số tiên
đoán độc lập của GE1/2 là: tuổi khởi phát, đơ cứng-tay phải, run tay tư thế-chung.
Xác suất các biến số này có hệ số hồi quy khác 0 (p! = 0) lần lượt là: 74,1; 70,4;
66,8. Trong đó biến số tuổi khởi phát và đơ cứng-tay phải có hệ số hồi quy dương,
lần lượt là 0,49 và 6,9 nên tương quan thuận với GE1/2. Ngược lại, biến số run tay tư
thế-chung có hệ số hồi quy âm (-6,17) nên tương quan nghịch với GE1/2. Mô hình
này giải thích 26% sự khác nhau của biến số GE1/2 (R2 = 0,26). Nghĩa là 26% sự
khác nhau của giá trị GE1/2 giữa những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi được giải thích bởi 3 biến số: tuổi khởi phát, đơ cứng-tay phải, run tay tư thế-
chung [11].
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để tiên đoán giá trị của biến số phụ thuộc
theo các biến số độc lập được trình bày tổng quát như sau: Y = Intercept + β1X1 +
β2X2 + β3X3 +.[11]
Áp dụng cho mô hình 1 để tiên đoán giá trị GE1/2, chúng tôi có được công
thức như sau:
GE1/2 (phút) = 29,04 + (0,49 x tuổi khởi phát) + (6,9 x đơ cứng-tay phải) –
(6,17 x run tay tư thế-chung)
Trong đó: GE1/2 là thời gian làm trống 50% dạ dày (tính theo phút), tuổi khởi
phát bệnh tính theo năm, đơ cứng-tay phải có điểm số từ 0 đến 4, run tay tư thế-
chung = run tay tư thế bên phải + run tay tư thế bên trái (có giá trị từ 0 đến 8). (xem
bệnh án minh họa)
Cũng có thể phát biểu rằng:
✓ mỗi 1 năm tuổi khởi phát trễ hơn sẽ làm tăng GE1/2 thêm 0,49 phút
✓ mỗi 1 điểm số tăng thêm của đơ cứng-tay phải sẽ làm tăng tăng GE1/2
thêm 6,9 phút
90
✓ mỗi một điểm số tăng thêm của run tay tư thế-chung sẽ làm giảm GE1/2 đi
6,17 phút
Ngoài mô hình 1, chúng tôi nhận thấy mô hình 2 và mô hình 4 cũng là những
lựa chọn có thể chấp nhận được. Hai mô hình này có hệ số xác định R2 và xác suất
hậu định thấp hơn mô hình 1, với các giá trị lần lượt là: 0,20; 0,23; 0,08 và 0,04. Mô
hình 2 chỉ có hai biến tiên đoán độc lập là tuổi khởi phát và đơ cứng-tay phải. Mô
hình 4 cũng có 3 biến tiên đoán độc lập. Tuy nhiên, trong mô hình 4, biến số chậm
động toàn thân thay thế cho biến số đơ cứng-tay phải trong mô hình 1. Hệ số hồi
quy của biến số chậm động toàn thân trong mô hình 4 là 4,31. Điều này có nghĩa là:
mỗi 1 điểm số tăng thêm của chậm động toàn thân sẽ làm tăng tăng GE1/2 thêm 4,31
phút.
Chúng tôi không lựa chọn mô hình 3 và mô hình 5 vì 2 mô hình này có số
lượng biến nhiều hơn (4 biến số cho mỗi mô hình) nhưng hệ số xác định R2 chỉ tăng
thêm rất ít (từ 0,26 lên 0,28).
Như vậy khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và lựa chọn mô hình theo
phương pháp BMA, chúng tôi có được 4 biến số tiên đoán độc lập GE1/2. Trong đó,
các biến số: tuổi khởi phát, đơ cứng-tay phải, chậm động toàn thân, tương quan
thuận với GE1/2. Biến số run tay tư thế-chung tương quan nghịch với GE1/2.
91
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học, chỉ số BMI và tiền căn bệnh lí
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân Parkinson có tuổi trung vị là 65,5
tuổi, tuổi khởi phát trung vị là 57 tuổi. Đây là nhóm tuổi khởi phát thường gặp trong
dân số bệnh nhân Parkinson nói chung. Tuy nhiên, có 6 bệnh nhân khởi phát dưới
40 tuổi, 10 bệnh nhân từ 40 đến 50 tuổi. Như vậy có 16 bệnh nhân Parkinson có
khởi phát trẻ. Thời gian bệnh trung vị là 6 năm. Thời gian tuần trăng mật của bệnh
Parkinson là trong vòng 3 đến 5 năm đầu tiên sau khởi phát bệnh. Như vậy phần lớn
những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã vào giai đoạn bệnh tiến triển và
có biến chứng vận động. Trong nghiên cứu của chúng tôi, giới nữ chiếm đa số, có
53/72 bệnh nhân là nữ giới, chiếm 73,6%. Đa số các bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu có chỉ số BMI bình thường. Bệnh nhân có tiền căn ĐTĐ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Như vậy, đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì cũng giống
với dân số bệnh Parkinson nói chung và cũng tương tự như các nghiên cứu khác
[18], [24], [36], [37], [42], [54], [58], [85], [86]. Tuy nhiên, có sự khác biệt là trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi có những bệnh nhân có khởi phát trẻ và phần lớn
bệnh nhân đã qua khỏi giai đoạn sớm của bệnh Parkinson (giai đoạn tuần trăng
mật). Các nghiên cứu trước đây cho thấy tuổi khởi phát bệnh trẻ là một yếu tố nguy
cơ dễ xuất hiện các biến chứng vận động trong bệnh Parkinson [13], [33], [49].
4.1.2. Đặc điểm thang điểm vận động MDS-UPDRS phần III
Thang điểm MDS-UPDRS phần III dùng để đánh giá chức năng vận động
của bệnh nhân Parkinson [35]. Trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thang
điểm này đánh giá 4 nhóm triệu chứng vận động ở bệnh nhân Parkinson bao gồm:
chậm động, đơ cứng, bất thường tư thế đứng và dáng đi.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy run là nhóm triệu chứng nhẹ nhất, kế đến
là nhóm triệu chứng đơ cứng. Nhóm triệu chứng chậm động/bất động là nặng nhất
với KTPV dao động từ 1 đến 3. Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân trong nghiên
92
cứu của chúng tôi thuộc kiểu hình bệnh Parkinson với đơ cứng/chậm động là ưu thế,
kế đến là kiểu hình bất thường tư thế đứng và dáng đi. Kiểu hình bệnh Parkinson
với triệu chứng run ưu thế thì ít gặp hơn [69]. Trong nhóm triệu chứng run thì triệu
chứng run khi duy trì tư thế và khi đến đích thì thường gặp hơn là triệu chứng run
khi nghỉ.
4.1.3. Giai đoạn HOEHN-YAHR
Tổng điểm số MDS-UPDRS phần III là 40,5, cho thấy những bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có mức độ nặng của bệnh Parkinson là trung
bình [59].
Khi đánh giá giai đoạn Hoehn-Yahr, phần lớn bệnh nhân (72,2%) trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi cũng thuộc giai đoạn sớm-trung bình: giai đoạn 1 có 6
bệnh nhân, giai đoạn 2 có 46 bệnh nhân. Có 15 bệnh nhân (20,8%) ở giai đoạn 3.
Điều này cũng phù hợp với thực tế là những bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn sớm-
trung bình, di chuyển dễ dàng thì sẽ dễ tham gia nghiên cứu XHLTDD hơn. Rất khó
có được những bệnh do ở giai đoạn nặng, có khó khăn về di chuyển để có thể tham
gia vào nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có được 5 bệnh
nhân ở giai đoạn nặng: một bệnh nhân ở giai đoạn 4 và bốn bệnh nhân ở giai đoạn
5. Các nghiên cứu trước đây phần lớn cũng chỉ thực hiện trên bệnh nhân Parkinson
ở giai đoạn sớm và giai đoạn trung bình [24], [42], [85], [86].
4.1.4. Đặc điểm các biến chứng vận động
Phần lớn bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là ở giai đoạn tiến
triển với 52/72 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 72,2%. Giai đoạn tiến triển được định nghĩa
là giai đoạn bắt đầu có biến chứng vận động. Tất cả bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển
có biến chứng vận động đều có hiện tượng TẮT dần (52 bệnh nhân, chiếm 72,2%).
Điều này cũng phù hợp với y văn cho thấy biến chứng vận động xuất hiện sớm nhất
và chiếm tỉ lệ nhiều nhất là hiện tượng TẮT dần [13], [33]. Các biến chứng vận
động khác ít gặp hơn bao gồm: loạn động (chiếm 40,3%) và nghẽn vận động (chiếm
30,6%). Biến chứng vận động ít gặp nhất là hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy đây là một trong những biến chứng vận
93
động ít gặp và ít được nghiên cứu trong bệnh Parkinson [13], [33], [49]. Mặc dù là
biến chứng vận động ít gặp nhất trong số các biến chứng vận động, tuy nhiên trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có đến 18/72 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ
25%, có biến chứng này. Điều này cho thấy hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT
cũng khá phổ biến trong bệnh Parkinson giai đoạn tiến triển chứ không phải là một
hiện tượng ít gặp. Trong số 18 bệnh nhân có hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT,
có 2 bệnh nhân có hiện tượng không đạt trạng thái BẬT, thỉnh thoảng xảy ra ra khi
uống thuốc, nhất là sau một bữa ăn no. Trong trường hợp này, bệnh nhân hoàn toàn
không cải thiện triệu chứng vận động của bệnh Parkinson sau khi uống thuốc. Hiện
tượng này là một biểu hiện nặng của hiện tượng chậm đạt trạng thái BẬT.
Có 11/52 bệnh nhân chỉ có một biến chứng vận động, là hiện tượng TẮT
dần. Các bệnh nhân còn lại đều có ít nhất là 2 biến chứng vận động. Những điều này
cho thấy mặc dù mẫu nghiên cứu của chúng tôi khi đa phần bệnh nhân Parkinson ở
giai đoạn trung bình, tuy nhiên số lượng biến chứng vận động thì khá thường gặp và
thậm chí có nhiều loại biến chứng vận động trên cùng một bệnh nhân.
4.1.5. Đặc điểm triệu chứng tiêu hóa
Trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu, điều quan trọng là phải có một
công cụ tin cậy để đánh giá và đo lường các triệu chứng tiêu hóa gợi ý CLTDD.
Thang điểm GCSI đã được kiểm định ở 169 bệnh nhân có CLTDD và tương quan
tốt với sự cảm nhận độ nặng triệu chứng của chính bệnh nhân cũng như sự đánh giá
của bác sĩ. Tổng điểm số ≥ 1,9 được đề nghị là giá trị ngưỡng để chẩn đoán CLTDD
[51].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân đều có ít nhất một triệu
chứng tiêu hóa. Nhóm triệu chứng đầy bụng/mau no là thường gặp nhất. Nhóm triệu
chứng này bao gồm các triệu chứng: cảm giác nặng bụng, cảm giác ăn mau no, đầy
bụng sau ăn, chán ăn. Đây cũng là nhóm triệu chứng có biểu hiện nặng nhất trong
số các nhóm triệu chứng tiêu hóa. Phần lớn triệu chứng tiêu hóa là ở mức độ rất nhẹ
(1) hoặc nhẹ (2). Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân ăn có mức độ triệu chứng tiêu hóa là vừa
phải (3) và nặng (4). Không có bệnh nhân nào có triệu chứng tiêu hóa ở mức độ rất
94
nặng (5). Điểm số thang điểm GCSI (Gastroparesis Cardinal Symptom Index) trong
mẫu nghiên cứu thì thấp với trung vị là 0,25. Khi sử dụng giá trị ngưỡng tổng điểm
số GCSI ≥ 1,9 để chẩn đoán CLTDD [51], thì chỉ có 2 bệnh nhân có GCSI ≥ 1,9
(chiếm 2,8%). Kết quả này tương tự như kết quả của các tác giả khác [58].
Bảng 4.1. Đặc điểm triệu chứng tiêu hóa
Triệu chứng tiêu hóa Nghiên cứu của chúng tôi Marrinan và cs [58]
buồn nôn 15,3% 30,3%
nôn khan 8,3% 12,4%
nôn 6,9% 7,9%
cảm giác nặng bụng 33,3% 31,5%
cảm giác ăn mau no 45,8% 31,5%
đầy bụng sau ăn 36,1% 34,8%
chán ăn 30,6% 25,8%
chướng bụng 22,2% 31,5%
thấy bụng to ra 15,3% 25,8%
tổng điểm số GCSI ≥ 1,9 2,8% 10,1%
Nghiên cứu của tác giả Marrinan và cs năm 2015 ở phòng khám rối loạn vận
động tại Newcastle, Anh Quốc tiến hành ở 89 bệnh nhân cho thấy 62,9% bệnh nhân
báo cáo ít nhất một triệu chứng tiêu hóa gợi ý CLTDD, tro