Luận án Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí học cho sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4. Những điểm mới của đề tài 3

5. Luận điểm bảo vệ 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

7. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài 3

8. Cấu trúc luận án 4

Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 5

1.1.1. Các công trình khoa học về cơ sở địa lí theo tiếp cận cảnh quan 5

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lí tài nguyên và

bảo vệ môi trường14

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Bắc Kạn 22

1.2. Một số vấn đề lí luận nghiên cứu cảnh quan miền núi 26

1.2.1. Bản chất của cơ sở địa lí học theo tiếp cận cảnh quan 26

1.2.2. Cảnh quan miền núi và một số vấn đề ứng dụng có liên quan 28

1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 32

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận 32

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 34

1.3.3. Quy trình nghiên cứu 38

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 40

2.1. Đặc điểm và vai trò của các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 40

2.1.1. Nhân tố vị trí địa lí 40

2.1.2. Nhân tố tự nhiên 41

a. Địa chất 41

b. Địa hình 43

c. Khí hậu 45

d. Thủy văn 48

e. Thổ nhưỡng 50

f. Thảm thực vật 52

g. Các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên 54

2.1.3. Nhân tố dân cư và kinh tế - xã hội 572.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 61

2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 61

2.2.2. Đặc điểm cấu trúc, động lực mùa và chức năng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 63

2.2.3. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 76

2.2.4. Tính đặc thù trong sự phân hóa, khai thác cảnh quan tỉnh Bắc Kạn và ý

nghĩa đối với vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh78

2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 83

2.3.1. Mục đích, nguyên tắc và phương pháp phân vùng cảnh quan 83

2.3.2. Hệ thống và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 86

2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 86

Tiểu kết chương 2 91

Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ

môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn92

3.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đánh giá thích nghi

sinh thái cảnh quan tỉnh Bắc Kạn92

3.1.1. Mục tiêu, nội dung đánh giá cảnh quan 92

3.1.2. Phương pháp và quy trình đánh giá cảnh quan 93

3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn 95

3.2.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn 95

3.2.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn 99

3.2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp

tỉnh Bắc Kạn103

3.3. Đánh giá mức độ bền vững chống xói mòn của cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 105

3.3.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững chống

xói mòn của cảnh quan105

3.3.2. Kết quả đánh giá mức độ bền vững chống xói mòn của cảnh quan 107

3.4. Định hướng không gian sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi

trường tỉnh Bắc Kạn trong phát triển nông lâm nghiệp111

3.4.1. Cơ sở đề xuất định hướng 111

3.5.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ

môi trường tỉnh Bắc Kạn124

3.5. Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững cho các tiểu

vùng cảnh quan núi thấp và đồi cao của tỉnh Bắc Kạn134

3.5.1. Hiện trạng phát triển các mô hình hệ kinh tế sinh thái của tỉnh Bắc Kạn 134

3.5.2. Lựa chọn đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững cho các

tiểu vùng cảnh quan núi thấp và đồi cao của tỉnh Bắc Kạn138

pdf219 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí học cho sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảy, quay lưng về phía đông và đông nam, theo thứ tự từ tây sang đông bao gồm: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Vì vậy, hầu hết các sông suối, thung lũng trong vùng đều có dạng vòng cung. Trong bốn cánh cung nêu trên, có đến hai cánh cung lớn chạy dọc qua lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn là cánh cung Sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn, đã tạo nên sự phân hóa CQ lãnh thổ tỉnh không chỉ theo đai cao, mà còn theo cả hướng sơn văn ở đây. Trước hết, hướng núi vòng cung ở đây đã quy định hướng các dải đồi và thung lũng sông suối kẹp giữa cũng có dạng vòng cung. Sự liên tiếp của hai dãy núi cánh cung với sự xen giữa của các dải đồi và thung lũng thấp không chỉ tạo nên bức tranh phân hóa địa hình mà phân hóa cả khí hậu. Các vùng đồi và thung lũng được bao bọc bởi hai cánh cung bao giờ cũng có nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ mùa đông cao hơn và mùa lạnh ngắn hơn các nơi khác song lượng mưa thấp hơn, ngoại trừ thung lũng sông Bằng Giang - Na Rì. Đây là thung lũng được kẹp bởi cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn, tạo thành một cái phễu mở rộng về phía đông bắc, đã tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc thổi sâu xuống phía nam, làm cho mùa đông đồng thời cũng là mùa ít khô dài hơn các khu vực khác trong huyện, đồng thời nhiệt độ trong mùa đông có nhiều ngày và tháng hạ thấp <150C, làm xuất hiện một số loài thực vật rụng lá vào mùa này. Mùa đông dài và lạnh, kết hợp với nền địa chất chủ yếu là núi đá vôi khiến cho hệ thống sông ngòi nơi đây cũng kém phát triển hơn, chế độ nước mùa lũ và mùa cạn chênh nhau rất lớn. Mặt khác, hướng của các cánh cung cùng với độ cao của nó cao hơn các khu vực xung quanh đã trở thành điều kiện thuận lợi trong việc chắn gió gây mưa vào mùa hạ khi gió này thổi sâu vào đất liền. Vì vậy, tại sườn núi của các cánh cung, lượng mưa trung 81 bình năm đều rất lớn. Sự ẩm ướt của sườn núi kết hợp với sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao là nguyên nhân hình thành các đai và á đai CQ trên núi. Ý nghĩa thực tiễn: Sự phân hóa CQ theo quy luật kiến tạo - địa mạo hướng vòng cung là một quy luật tự nhiên đặc thù của Bắc Kạn nói riêng và toàn vùng Đông Bắc nói chung. Bởi vì không ở nơi nào trên lãnh thổ nước ta có cấu trúc và hướng sơn văn độc đáo như vậy. Đặc biệt, hướng sơn văn đó lại góp phần tạo điều kiện cho hoạt động của gió mùa đông bắc tác động mạnh mẽ đến nền nhiệt - ẩm của toàn vùng, làm cho đai á nhiệt đới trên núi ở đây xuống thấp hơn các vùng khác (như ở Tây Bắc và Tây Nguyên, đai này thường xuất hiện ở độ cao >900m). Điều kiện khí hậu khác biệt vừa mang lại những khó khăn nhưng cũng mang lại những thuận lợi cho đời sống và sản xuất của nhâni dân trong vùng. Đó là vào thời kì mùa đông, vùng này thường hay xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, sương mù, băng giá, gây cản trở và làm thiệt hại cho các hoạt động sống và sản xuất của người dân, trong đó nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (cây trồng, vật nuôi cho năng suất thấp, thậm chí là bị chết hàng loạt). Tuy nhiên, sự xuất hiện của đai CQ á nhiệt đới trên núi đã đem lại cho vùng Đông Bắc nói chung và tỉnh Bắc Kạn một hệ thống các loại cây trồng phong phú và có hiệu quả kinh tế cao (như chè shan tuyết, mận, đào, tam thất, thảo quả,...). Nghiên cứu CQ để tìm ra các đặc điểm và quy luật phân hóa tự nhiên đặc thù của lãnh thổ nhằm lựa chọn các loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, xác định được các không gian phân bố tối ưu cho chúng, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lí, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại do tai biến và thiên tai gây ra là điều cần phải cho tỉnh. c) Đặc điểm văn hóa trong khai thác, sử dụng tài nguyên của các dân tộc tỉnh Bắc Kạn có sự phân hóa theo đai cao địa lí Các điều kiện tự nhiên, TNTN và trạng thái môi trường là cơ sở vật chất khách quan tác động tới các dân tộc sinh tụ và phát triển của mỗi dân tộc. Ngược lại, mỗi dân tộc tùy theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hóa của mình mà tác động khác nhau tới vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường. Một dân tộc phát triển (như Kinh, Tày - Nùng) thường sử dụng tài nguyên theo chiều sâu, biết khai thác tiết kiệm và có ý thức PTBV. Còn những dân tộc chậm phát triển (Mông - Dao) thường khai thác tài nguyên theo chiều rộng, theo lối quảng canh, du canh, du cư. Chính vì thế, cuộc sống của các dân tộc này phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên. Đồng thời, địa bàn cư trú cũng có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của các dân tộc. Khi các dân tộc cư trú xen kẽ, sẽ sinh sống cùng bằng một cách thức tác động vào tài nguyên và môi trường thì dễ dàng hòa nhập vào thành một cộng đồng thống nhất nhưng lại tạo nên một sức ép rất lớn đối với các loại tài nguyên. Còn khi các dân tộc cư trú biệt lập theo độ cao (chân núi, sườn núi, đỉnh núi) hoặc theo phân vùng thung lũng sông suối (đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn) thì mức độ khai thác tài nguyên và bảo vệ tài nguyên của dân 82 tộc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp (tốt hay xấu) đến sinh hoạt và sản xuất của dân tộc kia. Vì vậy, các dân tộc phải có trách nhiệm với nhau và như nhau đối với vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chung. [15,82,89] Bắc Kạn một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống (bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán chay, Hoa, trong đó người Tày chiếm hơn ½ dân số). Mỗi dân tộc lại có một trình độ văn hóa, tập quán canh tác và địa bàn cư trú riêng, gắn liền với sự phân hóa của các điều kiện địa lí theo đai cao. Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tổ chức không gian sản xuất, sử dụng hợp lí TNTN và BVMT của tỉnh (bảng 2.10). Người Kinh ở Bắc Kạn chiếm không nhiều (14%, tập trung chủ yếu là thị xã Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn) song có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH và khai thác, sử dụng tài nguyên của tỉnh. Họ sống thành thôn, xóm ở các khu vực có đất đai bằng phẳng, nguồn nước thuận lợi như thung lũng, đồi thấp để canh tác lúa nước, trồng cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm sử dụng đất đai ở các khu vực địa hình thấp như thâm canh lúa nước, xen canh gối vụ các loại cây trồng, bố trí cây trồng theo đường đồng mức, thực hiện các mô hình hệ KTST bền vững như VAC, RVAC,... Sống xen kẽ với người Kinh còn có người Tày và một ít các dân tộc khác như Hoa và Sán chay. Người Tày và người Nùng chiếm phần lớn dân số của tỉnh (63%, tập trung nhiều nhất ở Ba Bể, Chợ Đồn và Na Rì). Do dân số đông nên đây là hai cộng đồng dân tộc có vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển KT - XH, cũng như trong vấn đề khai thác và bảo vệ đất, rừng của tỉnh. Hai dân tộc này có nhiều nét văn hóa giống nhau nên thường phân bố xen kẽ với nhau thành làng, bản lớn ở khu vực các chân đồi núi cho tới độ cao <500m. Trong đó, người Tày giỏi làm lúa nước, ruộng bậc thang, chăn nuôi, làm vườn và trồng rừng; còn người Nùng lại có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy, trồng và khai thác rừng, chăn nuôi đại gia súc. Bằng những kiến thức bản địa của mình, các dân tộc này đã lựa chọn cho mình được một cơ cấu cây trồng, mùa vụ và kỹ thuật canh tác trên đất dốc khá hợp lí. Người Dao và Mông chỉ chiếm gần ¼ dân số toàn tỉnh (tập trung đông nhất ở Na Rì, Ba Bể và Ngân Sơn) song địa bàn cư trú và hình thức canh tác của họ lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của các loại TNTN và môi trường trong tỉnh. Người Dao thường phân bố thành các bản nhỏ ở lưng chừng núi, với độ cao >500m. Họ không giỏi trồng lúa nước nhưng lại thông thạo trong canh tác lúa cạn, làm nương rẫy, trồng rừng và các loại cây dược liệu. Người Mông sống ở địa hình cao hơn cả người Dao. Họ thường cư trú ở sườn và đỉnh của những khu vực núi cao >700m, với hình thức sản xuất chủ yếu là khai thác rừng và canh tác nương rẫy, với cây ngô là cây trồng chính. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư cho nhóm dân tộc Mông - Dao nhưng vẫn còn một bộ phận khá lớn dân cư của nhóm dân tộc này sống du canh 83 du cư, đốt rừng làm nương rẫy cho nên ảnh hưởng rất xấu đến tài nguyên rừng, đất đai và nguồn nước của tỉnh. Bảng 2.12. Đặc điểm cư trú và hình thức canh tác phân bố theo đai cao địa lí của các dân tộc tỉnh Bắc Kạn Dân tộc Địa bàn cư trú chủ yếu Hình thức canh tác chính Kinh, Tày Phân bố thành thôn, xóm ở các đồng bằng thung lũng và đồi thấp (độ cao tương đối <100m) Thâm canh lúa nước, trồng cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tày, Nùng Phân bố thành làng, bản lớn ở các chân núi, đồi thấp và đồi cao (độ cao tương đối <300) Người Tày: trồng lúa nước, làm ruộng bậc thang, chăn nuôi, làm vườn và trồng rừng; Người Nùng: canh tác nương rẫy, trồng và khai thác rừng, chăn nuôi đại gia súc. Dao, Mông Phân bố rải rác thành các bản nhỏ hoặc du canh du cư trên các sườn và đỉnh núi (độ cao tương đối >300m) Khai thác rừng và canh tác nương rẫy. Ý nghĩa thực tiễn: Sự hiểu biết về phong tục, tập quán sản xuất và văn hóa khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT của các nhóm dân tộc là một cơ sở khoa học để tiến hành đề xuất định hướng không gian phát triển sản xuất và BVMT các vùng lãnh thổ. Đối với một tỉnh miền núi nghèo, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Bắc Kạn thì đây là một vấn đề nghiên cứu không thể thiếu trong khi xem xét các tác động nhân sinh đối với sự thành tạo và biến đổi CQ của tỉnh, lựa chọn đánh giá CQ cho các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp, hoạch định không gian sử dụng hợp lí TNTN và BVMT và xây dựng các mô hình hệ KTST bền vững cho tỉnh. Qua phân tích đặc điểm văn hóa khai thác, sử dụng tài nguyên của dân tộc tỉnh Bắc Kạn có thể thấy rõ sự phân hóa theo đai cao địa lí. Đây chính là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài của mỗi dân tộc gắn với ĐKTN và lịch sử khai thác lãnh thổ. Vì vậy, cần phải quan tâm đến quy luật phân hóa này mỗi khi tiến hành khai thác lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn cho các mục đích phát triển KT - XH và BVMT. Trong đó, với bất kì mục đích nào thì rừng vẫn là yếu tố phải được ưu tiên hàng đầu. Bởi đối với miền núi, rừng có một vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ làm nhiệm vụ che chắn, phòng hộ (lũ lụt, đất, nước) cho người dân cả ở vùng cao và vùng thấp, mà nó còn là môi trường sống, là sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cho nên khi định hướng các không gian sản xuất nông lâm nghiệp và BVMT, cũng như đề xuất các mô hình hệ KTST cho tỉnh Bắc Kạn không thể không có rừng ở hai vai trò phòng hộ và sản xuất. 2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 2.3.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn 84 Phân vùng CQ là một nhiệm vụ quan trọng của ĐLTN, là khâu kết nối của việc nghiên cứu CQ và ứng dụng nó trong mỗi vùng lãnh thổ. Do đó, cần thiết phải phân vùng CQ sau khi đã có hệ thống phân loại CQ. - Phân vùng CQ phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các ĐKTN, TNTN của mỗi vùng được phân chia. Bởi mỗi vùng CQ đều có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của các thành phần cấu tạo và các quá trình địa lí. Do đó, khi phân vùng CQ, đặc điểm cần quan tâm đầu tiên chính là sự toàn vẹn phát sinh lãnh thổ, trong khi đó mức độ tương đồng về chất lại trở thành thứ yếu. Đồng thời, việc phân vùng cho phép vạch ra các khu vực lãnh thổ có tính chất đồng nhất tương đối về ĐKTN, TNTN, đặc điểm nhân văn và mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ. Đây chính là cơ sở khoa học để đưa ra các định hướng sử dụng mang tính chất tổng hợp và lâu dài cho các lãnh thổ, hướng tới việc tổ chức lãnh thổ cho mục đích PTBV. Trên cơ sở phân vùng CQ, luận án tiến hành định hướng sử dụng lãnh thổ theo các TVCQ để thể hiện rõ và toàn diện hơn các kết quả đánh giá CQ cho từng mục đích riêng lẻ trong mối quan hệ chặt chẽ về lãnh thổ, nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho các tiểu vùng và giữa các tiểu vùng với nhau. Vì vậy, có thể nói phân vùng CQ có vai trò to lớn trong việc sử dụng hiệu quả các lãnh thổ, nó là cơ sở khoa học vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn khác nhau. a) Nguyên tắc phân vùng cảnh quan Phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: * Nguyên tắc khách quan Nguyên tắc khách quan đó chính là sự nhận thức về sự tồn tại khách quan của các đơn vị địa tổng thể không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên khi tiến hành phân vùng CQ, việc phát hiện và vạch ra hệ thống các đơn vị phân vùng phải là sự phản ánh các quy luật phân hóa khách quan của tự nhiên và hệ thống này không phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của việc phân vùng ứng dụng. Dựa vào nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn chỉ tiêu các cấp phân vị, trong việc phát hiện và khoanh ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan, sự tùy tiện trong phân vùng CQ. * Nguyên tắc phát sinh Theo nguyên tắc phát sinh, thông qua việc phân tích các đơn vị CQ sẽ làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng về mặt tương đồng trong phát sinh và phát triển lãnh thổ. Cho nên khi tiến hành phân vùng CQ một lãnh thổ cần phải phân chia những đơn vị lãnh thổ không những có sự giống nhau về đặc điểm bề ngoài của các ĐKTN, mà còn phải có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển. * Nguyên tắc đồng nhất tương đối Tính đồng nhất tương đối của tổng thể các thành phần tự nhiên là đặc điểm đặc thù của các đơn vị phân vùng CQ, cho phép phân biệt các đơn vị phân vùng tổng hợp với các đơn vị phân vùng bộ phận. Nguyên tắc này cho thấy các vùng CQ vừa thống nhất, lại vừa có sự phân hóa phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định 85 đặc trưng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhưng đồng thời vẫn có sự phân hóa nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có sự phân chia ra những địa tổng thể cấp thấp hơn (theo cách tiến hành từ trên xuống), cũng như có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn (theo cách tiến hành từ dưới lên). Chẳng hạn, TVCQ núi thấp và đồi cao Nam Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn gồm 21 loại CQ núi thấp, 6 loại CQ đồi cao, 5 loại CQ đồi thấp và 5 loại CQ thung lũng. * Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ Nguyên tắc này đảm bảo cho vùng/ tiểu vùng được phân chia có khoanh vi khép kín, tất cả các tiểu vùng phải được nằm trong ranh giới của vùng. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của phân vùng CQ là sự phân chia những CQ cá thể không lặp lại trong không gian, thời gian và không thể bao gồm những bộ phận phân cách nhau về mặt lãnh thổ. Vì vậy, nguyên tắc cùng chung một lãnh thổ là dấu hiệu quan trọng nói lên sự khác nhau cơ bản giữa các đơn vị phân vùng và các đơn vị phân kiểu của bất kì một lãnh thổ nào. b) Phương pháp phân vùng cảnh quan * Phương pháp phân tích nhân tố trội: các nhà địa lí thường áp dụng rất nhiều phương pháp song phương pháp phân tích yếu tố trội là một trong các phương pháp quan trọng nhất. Bởi nó cho phép dễ dàng phát hiện các tiểu vùng. Nhân tố trội được sử dụng chính trong phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn là nhân tố địa hình. Nhân tố này vừa phản ánh được đặc điểm hình thành và phân bố của các yếu tố kiến tạo, vừa tạo ra sự phân hóa không gian sâu sắc về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật giữa các đơn vị CQ trong lãnh thổ nghiên cứu. * Phương pháp phân tích các bản đồ thành phần: giúp tìm ra và phân tích hàng loạt các mối quan hệ gắn kết, tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ, thấy được sự đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, phát triển giữa chúng để thống nhất chúng vào thành một vùng CQ hoàn chỉnh. Do đó, phương pháp phân tích các bản đồ thành phần làm cho phân vùng CQ dù có theo một yếu tố trội nào cũng không thể biến thành phân vùng riêng cho yếu tố đó. Áp dụng phương pháp này trong đề tài là khi phân chia các TVCQ của tỉnh Bắc Kạn, đề tài không chỉ dựa vào yếu tố trội là yếu tố địa hình mà còn căn cứ vào sự tương đồng về nguồn gốc và đặc điểm của các yếu tố tự nhiên khác như địa chất - địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật trên cùng một đơn vị lãnh thổ. * Phương pháp phân tích bản đồ cảnh quan: giúp xác định phân vùng CQ một mặt là quá trình phân chia lãnh thổ thành một tập hợp các đơn vị, các tổng hợp thể tự nhiên khác nhau, mặt khác nó lại là sự liên kết, gộp nhóm của nhiều CQ cá thể có những đặc trưng khá gần gũi, tương tự nhau vào một đơn vị phân vùng. Đây là nét đặc thù, khác biệt lớn giữa phân vùng CQ và phân vùng địa lí tự nhiên. Áp dụng phương pháp này trong phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn là dựa trên bản đồ CQ lãnh thổ tỉ lệ 1/100.000 tiến hành phân tích các yếu tố thành tạo CQ theo cả cấu trúc đứng và cấu 86 trúc ngang để thấy được những đặc điểm đặc trưng cơ bản và sự phân hóa không gian của chúng. Từ đó, nhóm gộp các đơn vị loại CQ có những đặc điểm tương đồng về nguồn gốc phát sinh, phát triển, cấu trúc, chức năng, dân cư và hướng sử dụng lãnh thổ song phải gần gũi với nhau về lãnh thổ vào thành một TVCQ nằm trong vùng CQ núi thấp Bắc Thái (theo phân vùng CQ của Phạm Hoàng Hải, 1997) 2.3.2. Hệ thống và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Phân tích các hệ thống phân vị phân vùng CQ ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của quy mô tỉnh Bắc Kạn, hệ thống phân vị phân vùng CQ được chọn cho khu vực nghiên cứu bao gồm: vùng CQ và TVCQ. (bảng 2.13) - Vùng CQ: là một bộ phận cấu thành của miền CQ. Về phần mình, các vùng CQ lại được phân chia trên cơ sở kết hợp các nhóm loại CQ theo các chỉ tiêu đặc trưng sau (theo Phạm Hoàng Hải, 1997): + Trên cùng một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, phát triển tạo nên sự đồng nhất về vật chất và hướng tác động của các quá trình tự nhiên. + Khá đồng nhất về chế độ nhiệt - ẩm, được tạo bởi sự thống nhất tác động của hoàn lưu theo không gian và thời gian. + Có nhịp điệu tuần hoàn khá đồng nhất, tạo nên sự thống nhất tương đối của động lực phát triển vùng. + Cộng đồng xã hội, mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ khá đồng nhất. - Tiểu vùng CQ: là một bộ phận cấu thành của vùng CQ và được xác định bởi một số chỉ tiêu đặc trưng sau đây: + Có cùng nguồn gốc phát sinh (tự nhiên và nhân tác); + Đồng nhất tương đối về các hợp phần tự nhiên, nhân sinh và các quá trình tự nhiên chủ yếu. + Có cấu trúc riêng bao gồm một tập hợp liên kết các loại CQ. Bảng 2.13. Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn TT Đơn vị Chỉ tiêu 1 Vùng CQ Là sự nhóm gộp theo đặc trưng hình thái phát sinh của các đơn vị CQ liền kề với nhau trong khuôn khổ các miền CQ được phân chia. 2 Tiểu vùng CQ Có cùng nguồn gốc phát sinh và đồng nhất tương đối về tập hợp các đơn vị CQ cấp thấp (loại CQ) phân bố có quy luật và đặc trưng cho một sự liên kết các biện pháp sử dụng TNTN. 2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Dựa vào kết quả phân vùng CQ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997), có thể coi toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn nằm trong một vùng CQ, có tên là vùng CQ núi thấp Bắc Thái, nằm trong miền CQ Đông Bắc Bắc Bộ. Do đó, đối với lãnh thổ Bắc Kạn, cấp TVCQ là cấp thấp nhất được tổng hợp bởi sự nhóm gộp của các loại CQ có sự tương đồng về đặc điểm và gần gũi về lãnh thổ. Các TVCQ tỉnh Bắc Kạn sẽ được dùng làm cơ sở phân tích, đánh giá các ĐKTN, TNTN và đề xuất định hướng không 87 gian sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của tỉnh. Trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp và chỉ tiêu phân vùng nêu trên, đề tài đã phân chia CQ tỉnh Bắc Kạn thành 5 tiểu vùng với các đặc điểm riêng: (bảng 2.14) 87 Bảng 2.14. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn TVCQ Diện tích Đặc điểm cấu trúc Chức năng TVCQ núi trung bình và thấp Pác Nặm - Ba Bể - Chợ Đồn 138.220,44 ha (28,4% DTTN toàn tỉnh) Gồm 48 loại CQ, trong đó: CQ núi trung bình: 17 loại (57.223,26 ha, chiếm 41,4%); CQ núi thấp: 24 loại (76.850,56 ha, chiếm 55,6%); CQ đồi cao: 2 loại (138,22 ha, chiếm 0,1%); CQ thung lũng: 5 loại (4.008,39 ha, chiếm 2,9%). - Phòng hộ đầu nguồn; - Bảo vệ rừng và ĐDSH; - Ưu tiên phát triển kinh tế lâm nghiệp. TVCQ núi thấp và đồi cao Nam Chợ Đồn 62.951,23 ha (13,0% DTTN toàn tỉnh) Gồm 37 loại CQ, trong đó: CQ núi thấp: 21 loại (39.344,52 ha, chiếm 62,5%); CQ đồi cao: 6 loại (16.367,32 ha, chiếm 26,0%); CQ đồi thấp: 5 loại (1.510,83 ha, chiếm 2,4%); CQ thung lũng: 5 loại (5728,56 ha, chiếm 9,1 %). - Phòng hộ, bảo vệ đất đai kết hợp với trồng rừng sản xuất; - Ưu tiên phát triển mô hình sản xuất NLKH. TVCQ đồi núi thấp dọc thung lũng sông Năng - sông Cầu 103.064,84 ha (21,2% DTTN toàn tỉnh) Gồm 41 loại CQ, trong đó: CQ núi thấp: 25 loại (75.031,20 ha, chiếm 72,8%); CQ đồi cao: 4 loại (15.562,79 ha, chiếm 15,1%); CQ đồi thấp: 4 loại (1.236,78 ha, chiếm 1,2%); CQ thung lũng: 8 loại (11.234,07 ha, chiếm 10,9%). - Phòng hộ, bảo vệ đất đai; - Ưu tiên trồng lúa và cây hàng năm ở vùng thung lũng; cây công nghiệp và cây ăn quả ở vùng đồi và núi thấp. TVCQ núi trung bình và thấp Ngân Sơn - Bạch Thông - Chợ Mới 113.531,19 ha (23,4% DTTN toàn tỉnh) Gồm 39 loại CQ, trong đó: CQ núi trung bình: 14 loại (50.748,44ha, chiếm 44,7%); CQ núi thấp: 17 loại (56.084,41 ha, chiếm 49,4%); CQ đồi cao: 4 loại (2.384,15 ha, chiếm 2,1%); CQ thung lũng: 4 loại (4.314,19 ha, chiếm 3,1%). - Phòng hộ đầu nguồn; - Bảo vệ rừng và ĐDSH; - Ưu tiên phát triển kinh tế lâm nghiệp. TVCQ núi thấp và đồi cao Na Rì 68.173,03 ha (14,0% DTTN toàn tỉnh) Gồm 36 loại CQ, trong đó: CQ núi thấp: 17 loại (42.676,32 ha, chiếm 62,6%); CQ đồi cao: 12 loại (21.065,47 ha, chiếm 30,9%); CQ đồi thấp: 6 loại (1.431,63 ha, chiếm 2,1%); CQ thung lũng: 3 loại (2.999,61 ha, chiếm 4,4%). - Phòng hộ, bảo vệ đất đai kết hợp với trồng rừng sản xuất; - Ưu tiên phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. 88 - Tiểu vùng CQ núi trung bình và thấp Pác Nặm - Ba Bể - Chợ Đồn: Tiểu vùng này nằm trong phạm vi lãnh thổ tự nhiên của các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn. Ở đây, phần lớn diện tích là núi và núi có độ cao >700m chiếm diện tích lớn nhất tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía đông của các huyện nói trên, chúng là những bộ phận cấu thành cánh cung Sông Gâm. Ngoài ra, còn gặp độ cao này ở phía tây và tây bắc tiểu vùng. Bên cạnh những đỉnh núi cao nhất tỉnh, tiểu vùng còn xuất hiện sự xen kẽ của các dãy núi thấp, các thung lũng sông suối nhỏ hẹp, làm cho địa hình nơi đây bị cắt xẻ mạnh, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Do đại bộ phận lãnh thổ tiểu vùng là núi trung bình xen núi thấp có độ dốc lớn (>250), vì vậy các quá trình địa mạo chủ yếu là bóc mòn, xâm thực, rửa trôi hoạt động mạnh, hình thành nên một loạt các bề mặt san bằng bóc mòn (hay còn gọi là pedimen) nằm ở những độ cao khác nhau: 500 - 700m, 700 - 900m, 900 - 1.200m, 1.200 - 1.500m. Ngoài ra, khe rãnh xâm thực và hiện tượng trượt lở đất đá cũng diễn ra khá phổ biến trên các sườn núi, nhất là các khu vực thảm thực vật rừng đã bị mất. Khí hậu ở tiểu vùng này nhìn chung là khá mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm trên các đỉnh núi cao >700m thường <200C, mùa lạnh kéo dài từ 5 tháng trở lên, với nhiều ngày có nhiệt độ xuống <150C, thậm chí là <100C. Lượng mưa cao (khoảng 1.800 - 2.000mm), ở một số nơi lượng mưa trung bình năm >2.000mm/năm (có các sườn núi cao chắn gió). Do đặc điểm địa hình và khí hậu như trên, thảm thực vật chủ đạo ở tiểu vùng này là kiểu rừng kín lá rộng nhiệt đới thường xanh ít bị tác động (rừng nguyên sinh) hoặc bị tác động nhẹ (rừng thứ sinh). Ở các khu vực núi cao xuất hiện thêm kiểu rừng á nhiệt đới. Thổ nhưỡng của tiểu vùng là các loại đất feralit đỏ vàng thường gặp (Fs, Fq, Fv), các loại đất feralit có mùn (Ha, Hs) chỉ xuất hiện ở độ cao >700m. Vì đây tiểu vùng này có độ cao nhất tỉnh nên cũng là nơi khởi nguồn của nhiều sông suối lớn nhỏ trong tỉnh. Việc hình thành các lưu vực sông suối làm xuất hiện các thung lũng sông suối nhỏ hẹp nằm xen kẽ với các dãy núi trung bình và núi thấp, với loại đất chính là đất phù sa và đất dốc tụ nên khá thuận lợi để quần cư, canh tác lúa, hoa màu và các loại cây công nghiệp hàng năm. Tóm lại, với các ĐKTN nêu trên, TVCQ này cần ưu tiên hàng đầu cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, BVMT tại các khu vực núi trung bình và núi thấp. Ngoài ra, có thể ưu tiên cho mục đích phát triển rừng bảo tồn tại những khu vực núi có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, tính ĐDSH cao (như VQG Ba Bể, KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc); trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp ở các vùng núi thấp hay đồi cao; trồng lúa nước và hoa màu ở các khu vực thung lũng. - Tiểu vùng CQ núi thấp và đồi cao Nam Chợ Đồn: Tiểu vùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_nghien_cuu_xac_lap_co_so_dia_li_hoc_cho_su_dung_hop_li_tai_nguyen_va_bao_ve_moi_truong_tinh_bac_k.pdf
Tài liệu liên quan