Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
Danh mục các từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
Đặc điểm huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV trẻ các môn thể thao 6
Các quan điểm trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV thể thao 9
Khái niệm về trình độ tập luyện 9
Các quan điểm trong đánh giá trình độ tập luyện 10
Tính chu kỳ và tính giai đoạn của những phản ứng thích nghi trong quá trình phát triển trình độ tập luyện 19
Tính chu kỳ của những phản ứng thích nghi 19
Tính giai đoạn của những biến đổi diễn ra trong cơ thể 21
Cơ sở di truyền học và các qui luật phát triển cơ thể, qui luật phát triển các tố chất thể lực trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV thể thao 24
Cở sở di truyền học trong đánh giá TĐTL 24
Các đặc điểm phát dục và đặc điểm phát triển các tố chất thể lực, là chỗ dựa quan trọng trong đánh giá TĐTL của VĐV 26
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên đua xe đạp lứa tuổi 13 - 15 một số tỉnh miền bắc Việt Nam (giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phố thông qua kế hoạch huấn luyện năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số về tố chất thể lực và kỹ thuật đều tăng trưởng rõ rệt sau 1 năm tập luyện.
Tác giả Nguyễn Kim Lan (2004) với đề tài: “Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV thể dục nghệ thuật trẻ từ 8- 10 tuổi” (Luận án tiến sỹ Giáo dục học), qua 4 bước lựa chọn đảm bảo tính khoa học luận án đã lựa chọn được hệ thống test có đủ độ tin cậy và tính thông báo đánh giá TĐTL của VĐV thể dục nghệ thuật trẻ 8-10 tuổi về hình thái, thể lực, kỹ thuật và tâm sinh lý bao gồm: 26 chỉ tiêu cho độ tuổi 8, 25 chỉ tiêu cho độ tuổi 9, 30 chỉ tiêu cho độ tuổi 10. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu trên vào đánh giá TĐTL cho VĐV thể dục nghệ thuật 8-10 tuổi xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đánh giá TĐTL lên thành tích thi đấu trong đó yếu tố thể lực luôn chiếm hàng đầu. Tác giả cũng đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV thể dục nghệ thuật 8-10 tuổi có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng từng yếu tố thành phần. Tác giả đã kiểm chứng trong thực tiễn nhận thấy các bảng điểm tổng hợp có khả năng đánh giá khách quan TĐTL của VĐV thể dục nghệ thuật 8-10 tuổi, VĐV có tổng điểm càng cao thì kết quả thi đấu càng cao và ngược lại.
Tác giả Dương Nghiệp Chí (2004) và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao TĐTL thi đấu của VĐV bóng đá trẻ” (từ tuổi mẫu giáo đến 18 tuổi: về tố chất thể lực có 3 test cho nhóm 11- 12 tuổi; 4 test cho nhóm 13-14 tuổi, 6 test cho nhóm 15 - 16 tuổi và 6 test cho nhóm 17 - 18 tuổi. Về kỹ thuật gồm 3 test cho nhóm 11 - 12 tuổi, 6 test cho nhóm 13 - 14 tuổi và 4 test cho nhóm 15 - 16 tuổi, nhóm 17 - 18 tuổi.
Tác giả Nguyễn Quang Vinh (2008) nghiên cứu đề tài: “xác định nội dung tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nam VĐV xe đạp đường trường lứa tuổi 16-18 trong giai đoạn chuyên môn hóa”. Tác giả đã xác định được hệ thống các nội dung đánh giá TĐTL của nam VĐV xe đạp đường trường lứa tuổi 16-18 gồm: hình thái 2 nội dung, tố chất thể lực 12 nội dung, thần kinh tâm lý 2 nội dung; chức năng sinh lý 7 nội dung.
Tác giả Nguyễn Xuân Quắc (2009) nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu TĐTL VĐV bóng ném nữ quốc gia sau 1 năm tập luyện (luận văn thạc sỹ giáo dục học) xác định được hệ thống test gồm 37 chỉ số, test đánh giá TĐTL của VĐV bóng ném nữ Việt Nam bảo đảm độ tin cậy và tính thông báo, có cơ sở khoa học của các nhân tố hình thái, chức năng, tâm lý, tố chất thể lực chung và chuyên môn, kỹ thuật. Hệ thống test trên được sử dụng để đánh giá TĐTL của nưc VĐV bóng ném và làm rõ được các mặt yếu của từng nhân tố. Đề tài cũng đã xây dựng được thang thang điểm và phân loại từng nhân tố, đánh giá tổng hợp từng nhân tố thành phần có số điểm tương ứng mức xếp loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Các VĐV có số điểm cao đều là những người có mặt tại các trận đấu tranh huy chương tại Seagames (Thái Lan).
Tác giả Đàm Trung Kiên (2009) tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL đối với VĐV chạy 100m cấp cao”. Cùng trong năm này, nghiên cứu sinh Nguyễn Thy Ngọc thực hiện luận án Tiến sỹ giáo dục học với đề tài: “Nghiên cứu một số thành phần của TĐTL của VĐV Taekwondo 14 - 16 tuổi”.
Tác giả Đàm Tuấn Khôi (2010) nghiên cứu đề tài: Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao (luận án tiến sĩ giáo dục). Kết quả mà luận án đạt được là: xác định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo, gồm 39 chỉ tiêu về hình thái, chức năng, tố chất thể lực, kỹ thuật và thần kinh tâm lý. Luận án đã xây dựng được thang điểm và bảng phân loại đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng. Thang điểm và bảng phân loại đánh giá TĐTL đã xây dựng phản ánh được TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao và VĐV có tổng điểm TĐTL cao thì thành tích thi đấu cũng cao. Sau 1 năm tập luyện, các chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao đều có sự tăng trưởng.
Tác giả Phạm Văn Liệu (2016) với đề tài: “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL các môn thể thao (Luận án Tiến sĩ giáo dục học) trên cơ sở kết quả nghiên cứu các VĐV chạy và bơi cự ly trung bình tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu đã lựa chọn được 16 test sư phạm đánh giá TĐTL VĐV bơi cự ly trung bình và 12 test sư phạm đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình. Luận án đã xây dựng tiêu chuẩn và thang điểm quy đổi đánh giá của TĐTL về mặt sư phạm các test nói trên và cho thấy tiêu chuẩn đánh giá TĐTL được coi như bộ công cụ quan trọng để VĐV tự đánh giá năng lực bản thân cũng như giúp VĐV điều chỉnh, điều khiển quá trình huấn luyện phù hợp với định hướng của giai đoạn huấn luyện cho từng cá nhân VĐV. Tiêu chuẩn và bảng điểm đánh giá TĐTL cho các VĐV bơi và chạy cự ly trung bình bảo đảm tính khả thi, thuận tiện, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương phù hợp trình độ năng lực của HLV có thể đánh giá TĐTL của VĐV hiện tại và dự báo cho tương lai.
Năm 2015, tác giả Hà Minh Dịu nghiên cứu đề tài: Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn sư phạm trong đánh giá TĐTL VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 trên địa bản các tỉnh phía Bắc Việt Nam (luận án tiến sĩ giáo dục học). Căn cứ vào đặc điểm các giai đoạn huấn luyện, lứa tuổi huấn luyện tác giả đã lựa chọn được một hệ thống các test tâm lý và chuyên môn (sư phạm) để đánh giá TĐTL cho nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam với những yêu cầu khác biệt về độ khó trong đo lường các yếu tố tâm lý của VĐV và xây dựng được thang điểm, tiểu chuẩn áp dụng trong đánh giá TĐTL với những chỉ tiêu cụ thể trong quá trình áp dụng. Các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL do luận án xây dựng được kiểm chứng trong thực tiễn huấn luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam với thời gian 24 tháng đã cho kết quả đạt độ tin cậy thống kê ở mức cao với P<0,01 (1%)
Trong môn thể thao xe đạp, cho đến nay ngoài công trình khoa học của tác giả Nguyễn Quang Vinh còn chưa có các công trình nghiên cứu bậc cao về môn đua xe đạp, đặc biệt các công trình nghiên cứu về TĐTL.
1.8 Một số nét về xe đạp thể thao Việt Nam hiện nay:
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại hình XĐTT như : Xe đạp lòng chảo, xe đạp nghệ thuật BMX, xe đạp địa hình, xe đạp đường trường tuy nhiên ở Việt Nam XĐTT chủ yếu là xe đạp đường trường và xe đạp địa hình.
Phong trào XĐTT Việt Nam hiện nay đang ở thời kỳ phát triển ổn định và bền vững. Cả nước có hơn 15 đơn vị đang tham gia công tác huấn luyện từ tuyến trẻ đến tuyến thành tích cao thường xuyên góp mặt tham gia thi đấu tại các giải đấu trong năm thuộc hệ thống giải của Liên đoàn xe đạp Việt Nam cũng như các giải mời quốc tế. Các đơn vị mạnh trong nước như Hà Nội , Bình Dương.....hay các đơn vị mới phát triển như Thanh Hoá, Vĩnh Phúc.....hàng năm đóng góp rất nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu các giải quốc tế như Seagames , Asiad ......
Các cuộc đua xe đạp đường trường được tổ chức liên tục trong năm với những giải đua có uy tín và ý nghĩa lớn như Giải xe đạp Cup Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Cup truyền hình Bình Dương, Cup Đồng bằng sông Cửu Long....qua đó giúp các VĐV có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh thi đấu. Bên cạnh đó hàng năm là giải Vô địch trẻ quốc gia và Vô địch toàn quốc để các đơn vị có dịp so tài đánh giá chính xác lại quá trình huấn luyện của đơn vị mình.
Bên cạnh đó Xe đạp địa hình cũng là một nội dung vô cùng hấp dẫn, đầy tính mạo hiểm đòi hỏi các VĐV ngoài các tố chất thể lực chuyên môn còn phải có sự khéo léo, tư duy nhanh nhạy về đầu óc, phản xạ ở tốc độ cao cùng một sự phiêu lưu mạo hiểm nhất định.
Đặc thù ở xe đạp địa hình đó là các VĐV phải thi đấu trên những con đường gồ ghề, đường nhỏ do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương sự cố hỏng xe xảy ra trên đường. Do đó đòi hỏi VĐV phải là một người vững chuyên môn có thể tự xử lý khắc phục tình huống độc lập trên đường một cách nhanh nhất để đến được với nơi các HLV đang chờ hỗ trợ theo qui định.
Xe đạp địa hình là một môn đòi hỏi sự khéo léo rất phù hợp với tố chất của con người miền Bắc. Hiện nay các đơn vị phía Bắc đang đóng góp phần lớn VĐV cho đội tuyển Quốc gia. Ở các giải Vô địch hàng năm các đơn vị mạnh phía Bắc như Hoà Bình , Thanh Hoá..... thường giành rất nhiều huy chương.
Kết luận chương
TĐTL là tổng hợp các vấn đề bao gồm nhiều yếu tố y sinh học, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật, tâm lý theo quá trình huấn luyện ngày càng được nâng cao dưới tác động lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu và các biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài. Trong quá trình đào tạo VĐV từ VĐV trẻ lên VĐV cấp cao, theo tuổi tác giới tính và môn thể thao chuyên sâu việc đánh giá TĐTL có ý nghĩa toàn diện, nhiều mặt về cả lý luận và thực tiễn nhất là trong công tác tuyển chọn về đào tạo, huấn luyện.
TĐTL được thể hiện ở sự phát triển của từng yếu tố của năng lực thể thao gồm: Tổ chất thể lực, năng lực kỹ thuật, sự phối hợp vận động, năng lực chiến thuật về phẩm chất ý chí, tâm lý. TĐTL của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác. Ngoài ra TĐTL còn thể hiện ở sự thích ứng về các mặt sinh học thông qua khả năng làm việc của hệ thống cơ quan trong cơ thể. TĐTL được đánh giá bằng một hệ thống các test hình thái, chức năng, sư phạm, tâm lý kỹ chiến thuật và thi đấu thể thao.
Đánh giá TĐTL các môn thể thao nói chung và xe đạp nói riêng là một quy trình, bao gồm kiểm tra và đánh giá. Thông qua các phương pháp nghiên cứu để thu nhận thông tin có độ tin cậy cao. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn được xây dựng để phân loại và xác định trình độ VĐV từng giai đoạn huấn luyện, đánh giá tổng hợp chung TĐTL.
Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về TĐTL các môn thể thao khác nhau. Ở nước ta những năm gần đây có những đề tài khoa học bậc cao (thạc sỹ, tiến sỹ) nghiên cứu đánh giá TĐTL các môn thể thao như: điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, bóng rổ, bóng ném, cờ vua, cầu lông. Song rất ít đề tài nghiên cứu môn đua XĐTT đặc biệt giai đoạn chuyên môn hóa độ tuổi 13-15 nên đề tài được chúng tôi lựa chọn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao góp phần nâng cao TĐTL về thi đấu cho các VĐV xe đạp Việt Nam.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nam VĐV đua xe đạp đường trường 13 - 15 tuổi.
2.1.2 Khách thể nghiên cứu: :
Nhóm theo dõi dọc gồm 39 VĐV nam trong đó lứa tuổi 13 có 14 em; lứa tuổi 14 có 13 em và lứa tuổi 15 có 12 em.
Nhóm theo dõi ngang có 42 em có thêm 15 VĐV 13 tuổi mới tuyển vào, còn lại là 14 và lứa tuổi 13 chuyển lên thành lứa tuổi 14 và 13 em lứa tuổi 14 chuyển lên lứa tuổi 15 sau 1 năm tập luyện. Các VĐV này tập trung ở 4 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo; Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê.
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng đề cương nghiên cứu, xác lập giả thuyết khoa học, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hình thành các quan điểm lý luận và cơ sở khoa học giải quyết các mục tiêu của đề tài; phân tích và so sánh những tư liệu thông tin của luận án với các công trình khoa học khác ở trong và ngoài nước để làm rõ những điểm mới của luận án.
Các tư liệu tham khảo được thu thập từ các Thư viện quốc gia, Thư viện Viện khoa học TDTT, thư viện các trường Đại học TDTT Bắc Ninh và TP.Hồ Chí Minh, bao gồm:
- Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và ngành TDTT về công tác Thể dục và thể thao thành tích cao.
- Các sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên môn về TDTT dành cho công tác giảng dạy và HLTT.
- Các sách và tài liệu về sinh lý, y học, tâm lý học TDTT.
- Các kỷ yếu, tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT.
- Các luận văn, luận án và công trình nghiên cứu khoa học thể thao những năm gần đây, có liên quan đến đề tài luận án.
Tất cả bao gồm gần 100 tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (Nga, Trung Quốc, Anh), được trình bày ở phần tài liệu tham khảo của luận án.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi.
Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi được sử dụng để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho nam VĐV đua xe đạp đường trường 13- 15 tuổi một số tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta. Đề tài đã phỏng vấn 25 người trong đó có 10 cán bộ quản lý các tỉnh, thành phố, ngành TDTT, 15HLV đua xe đạp các tỉnh, thành phố miền Bắc: Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh phía Nam: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang.
Nội dung các câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục của luận án.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Có test sư phạm sau khi thu nhận được từ thực tiễn huấn luyện từ các nguồn tài liệu tham khảo và từ trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các Huấn luyện viên, cán bộ quản lý, được đưa vào lựa chọn sử dụng phương pháp toán học thống kê đánh giá tính thông báo và độ tin cậy bao gồm: chạy nâng cao đùi tại chỗ 30s (lần); chạy 100m (s); bật xa tại chỗ (cm), bật cóc 2 x 20m (s); co tay treo người trên xà đơn(s); nằm ngửa gập bụng 10s(lần); chạy 800m (ph); test nhảy đổi bước 10s (số bước) đánh giá tính nhịp điệu; đánh giá kỹ năng đi xe đạp (điểm); đánh giá phẩm chất tâm lý.
Dưới đây các test kiểm tra được thuyết minh chi tiết.
Chạy nâng cao đùi tại chỗ 30s (lần)
Dụng cụ sân bãi kiểm tra: Gồm 1 khu đất bằng phẳng (hoặc sàn tập) rộng khoảng 12m2 (chiều rộng 3m, chiều dài 4m), một đồng hồ bấm giây.
Cách kiểm tra: Gọi từng VĐV vào chỗ đứng 2 chân song song. Khi nghe thấy hiệu lệnh “bắt đầu” người theo dõi giờ bấm đồng hồ chạy đồng thời VĐV cũng dùng tần số cao nhất để chạy nâng cao đùi tại chỗ. Người kiểm tra cần đếm số lần nâng cao đùi. Khi đồng hồ chỉ 3s người bấm đồng hộ hô “dừng”. Người đếm số lần sẽ ghi lại số lần nâng cao đùi của 2 chân vào phiếu ghi thành tích hoặc biên bản kiểm tra.
Chú ý: VĐV phải nâng đùi vuông góc với cơ thể nếu quá thấp sẽ không tính lần nâng đùi đó, hoặc kiểm tra lại.
Chạy 100m (s)
Dụng cụ sân bãi kiểm tra: Sử dụng đường chạy 100m của sân điền kinh ở địa phương; 1 cờ đỏ, hai ba đồng hộ bấm giờ có độ chính xác 1% giây.
Cách tiến hành kiểm tra
Người kiểm tra thứ nhất (phụ trách gọi tên và phát lệnh có nhiệm vụ gọi tên VĐV theo danh sách kiểm tra vào chỗ theo theo số lượng đồng hồ và người bấm giây mỗi đợt có thể gọi 1-2 VĐV).
VĐV vào chỗ sau đó giơ cờ đỏ báo hiệu chuẩn bị phát lệnh khi nhận được tín hiệu đáp trả của người bấm giờ thì phất cờ cùng lúc với hô “chạy” để VĐV chạy và nhân viên bấm giờ bấm chạy đồng hồ. Khi chạy tới vạch đích các nhân viên bấm dừng đồng hồ theo thứ tự phân công về đích sau đó kiểm tra thành tích trên đồng hồ và ghi lại thành tích đó vào biên bản kiểm tra.
Chú ý: VĐV chạy thống nhất mặc quần đùi, áo may ô và cấm không được chạy cản trở người bên cạnh. Người bấm giờ sau khi bấm đồng hồ chạy cần kiểm tra xem đồng hộ có vận hành hay không.
Thành tích của VĐV có thể lấy tới độ chính xác 1%s.
Bật xa tại chỗ (cm)
Dụng cụ sân bãi kiểm tra: Sân bãi là 1 hố cát nhảy xa có chiều dài 5-7m, rộng 2 - 2,5m một đầu có thiết kế bục giậm nhảy.
Dụng cụ gồm 1 thước dây dài 5m và 1 chiếc chang để san hố cát.
Cách kiểm tra: Mỗi lần kiểm tra gọi 1 VĐV vào chỗ VĐV đứng 2 chân song song ngón cái mím chặt vào mép trước của bục giậm nhảy đứng ở tư thế thoải mái. Sau khi hít 1 hơi VĐV cúi người, nhún chân vung tay dùng sức phối hợp toàn thân để bật mạnh lên cao và ra trước. Sau khi bay trên không gập người chạm chân vào hố cát ở điểm xa nhất có thể.
Lưu ý: Không được ngửa người ra sau.
Thành tích được đo từ mép trước bục giậm nhảy đến điểm chạm đất của cơ thể gần nhất (thường là gót chân).
Mỗi VĐV được nhảy 2 lần lấy thành tích lần nhảy xa hơn đơn vị đo là cm.
Bật cóc cự ly 2 x 20m (s)
Dụng cụ sân bãi kiểm tra: Chọn khu đất hoặc quãng đường phẳng có chiều rộng từ 2-3m, chiều dài 22 - 25m. Hai đầu đường kẻ 2 vạch cách nhau 20m một vạch làm vạch xuất phát và về đích, một vạch làm tiêu chí quay vòng trở lại.
Dụng cụ kiểm tra là đồng hồ bấm giây, có độ chính xác 1% s.
Cách kiểm tra: Gọi tên từng VĐV đứng vào vị trí xuất phát VĐV đứng 2 chân song song, ngón cái sát ngay sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu VĐV thấp trọng tâm, phối hợp vung tay bật cóc về phía trước khi chân chạm vạch quay vòng quay người bật cóc về vạch đích.
Người kiểm tra dùng đồng hồ ghi lại thời gian VĐV bật cóc hết cự ly 2 x 20m
Chú ý: VĐV không được bật nhảy trước hiệu lệnh và bật cóc quay trở lại khi chân chưa chạm vạch quay vòng ngoài ra không được dừng chạy hoặc nhảy 1 chân, nếu phạm qui phải chạy lại.
Co tay treo người trên xà đơn (s)
Dụng cụ kiểm tra: Gồm 1 chiếc xà đơn có độ cao 2,2m trở lên và 1 đồng hồ bấm giây.
Phương pháp kiểm tra: Người kiểm tra gọi tên VĐV vào đứng dưới xà đơn sau đó hỗ trợ sức để VĐV bám 2 tay lên xà đơn, lòng bàn tay quay ra phía trước độ rộng 2 bàn tay bằng vai. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” VĐV co tay vuông góc vào khuỷu hoặc cằm ngang xà,thì bấm cho đồng hồ bắt đầu chạy. VĐV gắng sức duy trì ở tư thế co tay với thời gian lâu nhất. Khi không đủ sức duy trì tư thế co tay VĐV sẽ buông tay, nhảy xuống và bấm đồng hồ dừng lại. Người kiểm tra ghi lại thời gian duy trì tư thế co tay của VĐV vào biên bản kiểm tra.
Ghi chú: VĐV khi co tay treo người trên xà đơn cần giữ tư thế yên tĩnh nếu VĐV nào có yêu cầu kiểm tra lại ta có thể tiến hành kiểm tra lại cho VĐV đó.
Nằm ngửa gập bụng 10s (lần)
Dụng cụ kiểm tra: gồm 1 đệm thể dục hoặc 1 chiếc chiếu trải trên 1 mặt phẳng có diện tích 6m2 trở lên, 1 đồng hồ bấm giây.
Cách tiến hành kiểm tra: người kiểm tra gọi lần lượt từng VĐV vào nằm ngửa trên đệm sau đó yêu cầu VĐV chắp 2 bàn tay vào sau gáy 2 cánh tay ôm lấy đầu. Khi có hiệu lệnh của người kiểm tra bắt đầu VĐV dùng sức của lưng, bụng để ngồi dậy sau đó lại nằm xuống và làm tiếp lần sau. Người kiểm tra vừa theo dõi đồng hồ vừa đếm số lần VĐV thực hiện được trong 10s. Yêu cầu VĐV khi ngồi dậy thân người phải vuông góc với mặt thảm mới được gọi là hợp lệ. Trường hợp cần thiết có thể nhờ người giữ chân để ôm đầu ngồi dậy những VĐV phạm quy phải tiến hành kiểm tra lại.
Chạy 800m (ph)
Dụng cụ sân bãi kiểm tra: Chạy cự ly 800m được thực hiện trên đường chạy của sân điền kinh đã xác định cự ly chạy 800m; một cờ đỏ, 2-3 đồng hồ bấm giây và 1 vài số đeo.
Phương pháp kiểm tra: Người phát lệnh cầm cờ đỏ gọi VĐV vào vị trí xuất phát sau đó ra hiệu cho VĐV bấm giờ chuẩn bị sẵn sàng. Khi có tín hiệu trả lời của trọng tài bấm giờ, trọng tài xuất phát ra hiệu lệnh “chạy” và phất cờ để VĐV chạy và trọng tài bấm giờ. Khi VĐV chuẩn bị về đích tổ trưởng trọng tài bấm giờ cần theo dõi thứ hạng và đối chiếu số đeo. Khi VĐV về đích các đồng hồ được phân công bấm theo thứ hạng ghi lại thành tích vào biên bản cho từng số đeo của VĐV sau đó tổ trưởng tổ trọng tài xác định thành tích cho từng VĐV.
Yêu cầu VĐV trong quá trình chạy không được chạy tắt, chạy ra ngoài sân hoặc chạy chèn ép VĐV không được chạy trước hiệu lệnh.
Nhảy đổi bước 10s (số bước).
Thiết bị sân bãi và dụng cụ đo.
Chọn mảnh đất (hoặc sân) bằng phẳng có diện tích dài 3m, rộng 3m, giữa đặt một chiếc bục có chiều cao 10cm, rộng 30cm, dài 30cm, xung quanh bục ghi các số từ 1 đến 8 xuống nền sân như hình dưới đây biểu thị (hình 1)
1
2
5
6
3
4
8
7
Hình 1
Phương pháp kiểm tra:
Người kiểm tra đứng trên bục kiểm tra khi nghe thấy hiệu lệnh “bắt đầu” 2 chân cùng nhảy ra số “1” ở phía trước sau đó nhảy ngược lên bục tiếp đó nhảy xuống số “2”. Tiếp theo nhảy trở lại bục và nhảy tiếp sang số “3” Sau khi lần lượt nhảy hết từ số “1” đến số “8” bắt đầu lại từ đầu (từ số 1). Nhảy liên tục trong 10 giây ghi lại số bước nhảy. Người kiểm tra thực hiện 2 lần lấy lần có số bước nhiều hơn.
Ghi chú: Có thể tiến hành trong hoặc ngoài phòng tập nhưng mặt nền không được trơn.
Bục nhảy cần cố định vào mặt đất.
Nếu thứ tự bước nhảy sai hoặc nhảy ra ngoài bục sẽ phải kiểm tra lại.
Nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đạp xe đạp.
Đánh giá kỹ thuật đi xe đạp trên sa bàn (điểm)
Lý do lựa chọn kỹ thuật này:
Đi xe đạp trên sa bàn là một phương thức huấn luyện cơ bản đối với các đội đua xe đạp trẻ trên thế giới, tuy nhiên cách huấn luyện này mới được du nhập về Việt Nam trong những năm gần đây.
Đi xe đạp trên sa bàn là hình thức huấn luyện khá đơn giản, tuy nhiên lại rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu cho một VĐV xe đạp trẻ mới tập. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo kết hợp giữa tay và chân của VĐV, giúp cho VĐV trẻ hình thành được các kỹ năng cơ bản điều khiển xe đạp, như kỹ thuật cua trái, cua phải, quay đầu. đây là những kỹ năng cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ tập luyện và thi đấu sau này của VĐV.
Mục đích:
Kỹ thuật đi xe đạp trên sa bàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các VĐV trẻ mới tập chơi môn xe đạp. Trên mỗi cự ly đua đều có các đoạn đường cua phải, cua trái, quay đầu. Đến mỗi đoạn cua các VĐV đều phải giảm tốc độ, do đó nếu VĐV nắm bắt tốt các kỹ thuật này sẽ tạo được lợi thế khi vào cua, giảm được thời gian xử lý đoạn cua ấy và bứt tốc đúng lúc để tạo cách biệt với các VĐV khác.
Có thể nói rằng, mục đích của kỹ thuật này là tạo lợi thế cho VĐV trên suốt quãng đường đua.
Cách thực hiện:
VĐV đi xe đạp xuất phát từ điểm B. Đi theo mũi tên chỉ dẫn luồn qua cọc C1 – C2, sau đó lại rẽ phải cua vào giữa 2 cột C3 – C4, đi theo hướng mũi tên cua trái cua phải, đi đến cột C5 sau đó vòng 180O rồi đạp tăng hết tốc độ qua về điểm xuất phát( điểm B).
Khi cua trái, VĐV để chân lên pê đan trái và rút cao lên, chân phải trên pê đan phải để ở điểm thấp nhất của trục giữa xe.Tay trái co lại khoảng 135o cầm ghi đông trái thả lỏng, tay phải duỗi thẳng cầm ghi đông phải.
Tương tự , cua phải ngược lại kỹ thuật cua trái.
Kỹ thuật qua đầu bên trái gần như kỹ thuật cua trái, tuy nhiên kết hợp thêm chuyển đĩa, líp xe để tăng tốc về đích với tốc độ cao nhất.
Mỗi buổi tập cho VĐV thực hiện lặp lại 10 – 15 lần.
Phương pháp đánh giá kỹ thuật:
Quá trình kiểm tra sẽ dựa vào bảng dưới đây để trừ điểm (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Bảng trừ điểm trong đánh giá kỹ thuật chuyên môn
Đơn vị.Họ tên.Giới tínhTuổi xương..
Các lỗi trừ điểm
Trừ điểm
Đầu
Đầu lắc sang 2 bên, gật gù hoặc ngẩng đầu, cúi đầu nghiêm trọng trừ 2 điểm, mức vừa trừ 1 điểm, mức nhẹ trừ 0,5 điểm.
Tay
Cánh tay quá cao, không có động tác kéo giữ vai quá nghiêm trọng trừ 1 điểm, vừa trừ 0,5 điểm, nhẹ trừ 0,3 điểm.
Lưng
Lưng quá thẳng, thẳng hình tấm phản, hoặc quá thả lỏng, hoặc vặn vẹo phải trái nghiêm trọng trừ 1 điểm, vừa trừ 0,5 điểm, nhẹ trừ 0,3 điểm.
Gối
Khi đạp bàn đạp gối lắc sang 2 bên phải trái, phối hợp tay chân không nhịp nhàng nghiêm trọng trừ 1,5 điểm, vừa trừ 1 điểm, nhẹ trừ 0,5 điểm.
Cổ chân
bàn chân
Đạp bàn đạp không nhuần nhuyễn, có điểm dừng cẳng chân duỗi xuống dưới, hoặc lên trên quá mức nghiêm trọng trừ 1,5 điểm, vừa trừ 1 điểm, nhẹ trừ 0,5 điểm.
Đường đi của bánh xe
Quĩ tích đường đạp xe thành hình xiên nghiêm trọng (từ đầu đến cuối) trừ 3 điểm mức độ vừa và những người lao về đích vượt ra khỏi vạch giới hạn trừ 2 điểm, người phạm lỗi này ngẫu phát (thỉnh thoảng bị) trừ 1 điểm.
Kiểm tra đánh giá phẩm chất ý chí.
Đánh giá phẩm chất ý chí được HLV thông qua biểu hiện của VĐV trong tập luyện và thi đấu kết hợp với việc quan sát những biểu hiện của 4 mặt sau đây ở VĐV:
Tính độc lập: Có năng lực độc lập làm việc ít dựa dẫm, xử lý mọi việc có chủ kiến.
Có tính quả cảm: Trong tập luyện và thi đấu khi gặp phải sự việc có tính ngẫu nhiên có thể nhanh chóng đưa ra cách phán định và cách giải quyết.
Có tính kiên trì, có tinh thần kiên định không lay chuyển và tinh thần khắc phục khó khăn, có nghị lực ngoan cường.
Có tính tự kiềm chế giỏi về tự khống chế và điều chỉnh bản thân tức là có thể tự khống chế điều chỉnh căng thẳng quá độ, sợ hãi, bực tức, thất vọng, nôn nóng . lại vừa có tính kỷ luật phục tùng đại cục và mục tiêu của tập thể. HLV dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá phẩm chất ý chí của VĐV theo 4 loại
Loại kém: Kiên định kém
Loại yếu: Kiên định bình thường
Loại khá: Kiên định
Loại tốt: Rất kiên định
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh:
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá về hình thái, chức năng và năng lực chuyên môn của VĐV đua xe đạp đường trường 13 - 15 tuổi.
Các chỉ tiêu kiểm tra gồm có:
Đo chiều cao đứng (cm)
Dụng cụ đo: Dùng thước đo chiều cao của Trung Quốc có độ chính xác 1%.
Cách đo: Gạt cần gạt của thước đo lên cao (khoảng 2m) sau đó gọi VĐV đến gần thước đo 2 chân bước lên bục đo, gót chân, mông và chỏm gáy chạm vào thân của thước đo. Sau đó người kiểm tra gạt cần gạt xuống áp sát đỉnh đầu của VĐV. Tiếp theo VĐV nhún thấp người bước ra khỏi bàn cân. Người kiểm tra đọc số đo mà cần gạt đã dừng lại trên thân thước đo.
Yêu cầu: Người đo đứng ngay ngắn thời điểm đo cần thống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_tieu_chuan_va_thang_die.docx