Luận án Nghiên cứu xử lý đất bồi lắng lòng hồ vừa và nhỏ để làm vật liệu nâng cấp đập ở Hà Tĩnh
(Bản scan)
Kết quả thí nghiệm xác định thành phần hạt của 13 hồ chứa trong phạm vi nghiên cứu cho thấy không có sự phân biệt về thành phần hạt lớn giữa các hồ chứa và giữa các vị trí lấy mẫu khác nhau trong lòng hồ. Đất bồi lắng lòng hồ của các hồ chứa này thuộc loại đất bụi nặng pha cát, lẫn sỏi sạn, loại đất này chưa phù hợp để sử dụng làm vật liệu đắp chống thấm mái thượng lưu.
Kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của đất bồi lắng thuộc hai hồ chứa điển hình cho thấy đất bồi lắng có tính biến dạng trung bình, hệ số thấm tương đối lớn, sức kháng cắt khá nhỏ. Vì vậy, cần có những giải pháp để tăng cường độ và giảm hệ số thấm của vật liệu bồi lắng lòng hồ khi sử dụng đắp chống thấm mái thượng lưu.
Kết quả thí nghiệm nén nở hông tự do, qu của các mẫu đất bồi lắng hồ chứa nước Lối Đồng và Đập Họ kết hợp với 3 loại phụ gia cho thấy trong 3 loại phụ gia được sử dụng thì chỉ có xi măng làm tăng cường độ của đất bồi lắng lòng hồ, cường độ kháng nén tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng xi măng.
Khi gia cố vật liệu đất bồi lắng bằng Xi măng các chỉ tiêu cường độ chống cắt ạ, c và giá trị gradient thấm giới hạn tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng Xi măng. Giá trị hệ số thấm giảm tỷ lệ phi tuyến với hàm lượng xi măng.
Hàm lượng xi măng tối ưu để gia cố đất bồi lắng lòng hồ được NCS đề xuất là 6%, với hàm lượng này mẫu đất bồi lắng lòng hồ Lối Đồng sau khi được xử lý có cường độ kháng nén một trục nở hông tự do tăng so với ban đầu 2.77 lần, hệ số ma sát trong p tăng 1.82 lần, lực dính c tăng 2.92 lần, độ bền thẩm tăng 2,4 lần và hệ số thấm K giảm 3.43 lần. Như vậy, đất sau khi được xử lý có các chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để đắp đập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xu_ly_dat_boi_lang_long_ho_vua_va_nho_de.pdf
- TomtatLATS(TV)_NguyenDinhDung_2022.pdf
- TomtatLATS(TA)_NguyenDinhDung_2022.pdf