MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo đảm quyền
con người 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảo đảm quyền
con người 15
1.3. Những giá trị của các công trình liên quan đến luận án và những vấn đề
đặt ra mà luận án tiếp tục nghiên cứu 23
Chương 2: BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI 26
2.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người 26
2.2. Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người - Tầm quan trọng và
biểu hiện 43
Chương 3: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63
3.1. Hội nhập quốc tế và tác động của nó đến nhà nước trong việc bảo đảm
quyền con người ở Việt Nam 63
3.2. Thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người
trong điều kiện hội nhập quốc tế 76
3.3. Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện
hội nhập quốc tế hiện nay - Những vấn đề đặt ra 104
Chương 4: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY -
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP 112
4.1. Một số quan điểm cơ bản 112
4.2. Một số giải pháp chủ yếu 122
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 166
199 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở là: 51.077, kiến nghị xử lý 17.089; số vụ, việc
được cơ quan có thẩm quyền xử lý [87].
Thứ tư, hợp tác quốc tế về quyền con người
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhà nước không chỉ thực hiện các chức năng
đối nội mà còn phải thực hiện đối ngoại, hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trước
những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước, với tinh thần "sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập, hợp tác và phát triển", "tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh
song phương và đa phương, thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế; sẵn sàng
đối thoại với các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân
quyền" [33, tr.237], Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, cụ thể:
91
Một là, Việt Nam tham gia ký kết nhiều Công ước quốc tế về quyền con người.
Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác về QCN trong khuôn
khổ các diễn đàn đa phương và song phương, tích cực, chủ động gia nhập, phê chuẩn
nhiều Công ước, điều ước quốc tế và khu vực về QCN như: Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa (ICESCR); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng
tộc (CERD); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
(CEDAW); Công ước về quyền trẻ em (CRC); Công ước về tuổi lao động tối thiểu
(Công ước số 138 của ILO); Công ước số 182 về cấm và hành động ngay để xoá bỏ
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Công ước số 122 về chính sách việc làm... và
đang hoàn tất các thủ tục để phê chuẩn công ước Công ước chống tra tấn... (xem thêm
phụ lục 1, tr.168). Với tư cách là một quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế về
QCN, Việt Nam đã "nghiêm chỉnh thuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết", chuyển hóa nội dung của các Công ước vào quá trình xây dựng hệ thống các văn
bản pháp luật trong nước chính vì vậy, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam sau
khi tham gia các Công ước không ngừng được sửa đổi và hoàn thiện, phù hợp với các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Hai là, Việt Nam thực hiện có trách nhiệm nghĩa vụ báo cáo quốc gia về tình
hình thực hiện các Công ước
Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ quốc gia theo yêu cầu
của các Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên, thực hiện tương
đối đầy đủ, có trách nhiệm và bảo đảm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ các Báo
cáo quốc gia của các công ước quốc tế về QCN. Cụ thể: Việt Nam bảo vệ thành công
Báo cáo việc thực hiện Công ước chống phân biệt đối xử với phụ nữ (tháng 7/ 2001),
Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước xoá bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc
(tháng 8/2001) và 02 báo cáo liên quan đến Công ước về quyền dân sự, chính trị (tháng
7/1990 và tháng 7/2002); hai báo cáo về Công ước quyền trẻ em (tháng 1/1993 và
tháng 1/2003); Báo cáo quốc gia đối với tình hình thực hiện Công ước về chống phân
biệt đối xử với phụ nữ lần thứ 4 (2005) và lần thứ 5 (2014). Việc hoàn thành một khối
lượng công việc lớn để nộp hầu hết các báo cáo đúng thời hạn thể hiện sự nghiêm túc
và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc bảo đảm tôn trọng và thực hiện các
cam kết quốc tế trong lĩnh vực QCN.
92
Cùng với việc tham gia vào các tổ chức quốc tế về QCN, Nhà nước Việt Nam
đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện QCN theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR).
Đây là một cơ chế quan trọng của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc trong việc bảo
vệ và thúc đẩy QCN trên toàn thế giới liên quan đến việc rà soát định kỳ các hồ sơ
nhân quyền tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, tạo ra diễn đàn cho tất cả
các bên liên quan thảo luận, xác định những ưu điểm, hạn chế trong hệ thống bảo vệ
QCN, xác định các giải pháp để vượt qua thách thức. Nhà nước Việt Nam đã bảo vệ
thành công báo cáo của mình tại cả hai chu kỳ (1 và 2) năm 2009 và 2014, thu các ý
kiến đóng góp xây dựng của các nước khác, tích cực đóng góp ý kiến cho các quốc gia
khác về tình hình thực hiện QCN tại các chu kỳ này (xem phụ lục 2). Sự kiện Việt Nam
bảo vệ thành công Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát về QCN được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao là dẫn chứng sinh động cho việc HNQT của Việt Nam trên lĩnh vực QCN.
Ba là, Việt Nam tích cực hợp tác sâu rộng và có chất lượng trên lĩnh vực quyền
con người.
Trong quá trình hội nhập, Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực tham gia
HTQT với nhiều vai trò khác nhau như: tham gia có trách nhiệm vào quá trình xây
dựng các văn kiện nhân quyền mới (Công ước về quyền của người lao động di cư và
gia đình của họ (1990); Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (2000); Tuyên bố
toàn cầu về đa dạng văn hóa (2001); Tuyên ngôn về quyền của người bản địa
(2007)). Tại khoá họp lần thứ 42 của Uỷ ban phát triển xã hội (2/2004), được sự hỗ
trợ của một số nước trong khu vực, Việt Nam đã đưa sáng kiến, kiến nghị chủ đề ưu
tiên của khoá họp tiếp theo của Uỷ ban là "Hợp tác quốc tế để ngăn chặn và giải quyết
các loại bệnh dịch nghiêm trọng". Việt Nam cũng là một trong ba nước đang phát triển
đã đưa dự thảo điều khoản qui định về "Hợp tác quốc tế" vào thành một điều khoản
chính trong nội dung dự thảo Công ước quốc tế về người khuyết tật, làm cơ sở để các
nước đang phát triển thảo luận và đấu tranh trong các khoá họp của Uỷ ban đặc biệt
soạn thảo Công ước nêu trên.
Nhà nước ta tham gia có nhiệm trong việc kiện toàn cơ chế bảo vệ QCN; thành
viên chính thức của Hội đồng kinh tế, xã hội (ECOSSOC), nhiệm kỳ 2000-2002; thành
viên của Ủy ban nhân quyền (Human rights commission), nhiệm kỳ 2001-2003; thành
viên của Ủy ban phát triển xã hội (Social Development Commission), nhiệm kỳ 2001-
2004; Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (Security Council UN),
nhiệm kỳ 2008-2010 và hiện là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc
93
(Human Rights Council of the United Nations), nhiệm kỳ 2014-2016. Tại các diễn đàn
này, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc
đẩy và bảo vệ QCN và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về QCN.
Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả lời và giải quyết kháng thư
của Liên hợp quốc. Trong việc thực thi nghĩa vụ thực hiện các thủ tục đặc biệt (Special
Procedures), Việt Nam đã đón các chuyên gia về các vấn đề người thiểu số; đói nghèo
và QCN; tác động của nợ nước ngoài đối với QCN; Báo cáo viên đặc biệt về quyền
văn hóa và tôn giáoViệt Nam đăng cai tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về QCN như:
Hội thảo về Công ước quốc tế chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo (tháng 12/2003);
Hội thảo Việt Nam - EU về Án tử hình (tháng 11/2004), Hội thảo về QCN lần thứ 6
(tháng 12/2004)... Tại các hội thảo này, Việt Nam đã tạo cơ hội để các đại biểu quốc tế
hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật của Việt Nam về QCN. Các cuộc hội thảo này
thực sự là diễn đang trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Công tác tuyên truyền, đối ngoại trên lĩnh vực QCN được Nhà nước quan tâm và
đẩy mạnh. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tăng cường công tác tiếp
xúc, đối ngoại, giới thiệu về tình hình đất nước, con người Việt Nam, giới thiệu về
những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất,
văn hóa, tinh thần của mọi người dân. Thông qua các hoạt động này, các quốc gia, các
tổ chức trên thế giới ngày càng hiểu biết hơn về chính sách đối ngoại nói chung, các
thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ QCN ở Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh hoạt động tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam chủ trương sẵn sàng
đối thoại và hợp tác song phương với các quốc gia khác về những vấn đề của QCN như
đối thoại với Hoa Kỳ; với các nước Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác.
Mục đích của đối thoại nhằm giúp các quốc gia hiểu biết sâu sắc hơn về những điều
kiện đặc thù Việt Nam; tìm kiếm điểm đồng, hạn chế bất đồng, nêu cao nguyên tắc
khách quan, không thiên vị, không chính trị hoá vấn đề QCN.
Trong phạm vi khu vực, cùng các nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã có
những đóng góp tích cực vào việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân
quyền (AICHR) (tháng 10/2009), Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền
phụ nữ và trẻ em (ACWC) (tháng 4/2010) và Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tháng
11/2012). Qua đó thể hiện cam kết và quyết tâm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng,
thúc đẩy các QCN cũng như các quy định của pháp luật quốc tế về QCN.
94
3.2.2. Những hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền
con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thành tựu của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN thời gian qua là
đáng tự hào, tuy nhiên, QCN là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, do đó, việc bảo đảm QCN
của Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, hạn chế trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCN
Thời gian qua, Nhà nước ta có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện
chính sách, pháp luật về QCN, song chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Hệ thống
chính sách, pháp luật về QCN mặc dù được bổ sung và hoàn thiện, song vẫn còn nhiều
bất cập, bộc lộ nhiều "khoảng trống" chưa theo kịp với thực tiễn. Nhiều quy định pháp
luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, nhiều văn bản luật tính khả thi
chưa cao, chưa theo kịp với yêu cầu bảo đảm các quyền đã được ghi nhận trong Hiến
pháp 2013. Số lượng các văn bản pháp luật quá nhiều, hình thức văn bản, nhiều cấp độ
hiệu lực khác nhau, lại không được thường xuyên rà soát, hệ thống hóa toàn diện gây
khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.
Số lượng các văn bản luật, pháp lệnh về quyền tự do dân chủ của công dân ban
hành khá ít; một số dự án luật đã được đưa vào chương trình nghị của Quốc hội nhưng
nội dung chưa đáp ứng, thời điểm chưa phù hợp và một số lý do khác nên chưa được
ban hành, tạo nên hiện tượng gọi là quyền "treo", ít có hiệu lực thực tế, như: quyền lập
hội, biểu tình, tiếp cận thông tin. Trong một số lĩnh vực, pháp luật còn có những quy
định gây trở ngại cho việc bảo vệ các quyền đã được công nhận trong Hiến pháp, như
quyền có luật sư, quyền được suy đoán vô tội, quyền được im lặng của bị can, bị cáo,
người bị bắt giữ, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin...
Ngoài ra, tình trạng kém hiệu quả của pháp luật trong bảo vệ quyền của các nhóm
yếu thế, bảo vệ các quyền về kinh tế, xã hội của người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp cũng khá phổ biến. Tất cả những bất cập trong xây dựng và thực thi
chính sách, pháp luật đã và đang tạo kẽ hở trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động
khác, làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật và phần nào làm
giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo vệ QCN.
Thứ hai, trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người
Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN có nhiều đổi mới, tuy nhiên,
quá trình tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập. Điển hình là tình trạng chậm trễ trong việc thi hành các quy định của Hiến
95
pháp, luật và chính sách. Ở nước ta, theo quy trình sau khi Luật ban hành thì phải có
các văn bản hướng dẫn thi thành luật. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc ban hành các
văn bản hướng dẫn thi hành luật cùng với một số lượng "khổng lồ" các văn bản hướng
dẫn thi hành luật với nhiều cấp độ khác nhau đã và đang là trở ngại cho việc thực thi
chính sách, pháp luật trên thực tế. Tình trạng Hiến pháp chờ Luật, Luật chờ Nghị định
và Nghị định cũng bị "treo" nếu chưa có Thông tư hướng dẫn diễn ra khá phổ biến.
Chẳng hạn, Luật bình đẳng giới được thông qua từ tháng 11 năm 2006 nhưng đến
tháng 6/2008 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành. Luật phòng, chống HIV/AIDS có
hiệu lực từ tháng 6 năm 2006 nhưng đến tháng 6 năm 2007 mới có Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật; Luật Phòng chống bạo lực gia đình thông qua từ tháng 11 năm 2007
đến tháng 2 năm 2009 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành; Luật Người cao tuổi ban
hành ngày 23/11/2009, có hiệu lực ngày 01/1/2010, nhưng cũng phải 1 năm sau mới có
văn bản hướng dẫn thi hành, Luật về người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01/01 /2011
nhưng đến ngày 10/4/2012 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật...Đến tháng
6/2014 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của luật Bình đẳng giới về
việc hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Sự chậm trễ này làm
cho các quy định của pháp luật chậm được triển khai trong thực tế.
Sự chồng chéo và "dư thừa" các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã làm cho
nhiều quy định của pháp luật không thể đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, để thực hiện
được Pháp lệnh thi hành án dân sự (2004), cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau
để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126
văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác
nhau đang còn hiệu lực. Đó là chưa kể đến tình trạng hướng dẫn không đúng với quy
định của văn bản Luật diễn ra thường xuyên.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2003 đến tháng 1/2013, các bộ, ngành và
địa phương đã kiểm tra 2.353.490 văn bản, trong đó, các bộ, ngành kiểm tra 43.262 văn
bản, phát hiện được 63.277 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp
pháp của văn bản. Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến hết ngày
30/4/2014, trong tổng số 1.574 văn bản đã kiểm tra thì đã có 312 văn bản có dấu hiệu
trái luật, trong đó 54 văn bản sai về nội dung, còn lại văn bản sai về thể thức văn bản,
thẩm quyền ban hành [100]. Thực tế này đã và đang tạo ra những "khoảng trống" của
pháp luật, tạo kẽ hở cho một số cơ quan, cá nhân sử dụng quyền lực một cách tùy tiện
vi phạm QCN của công dân.
96
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về QCN
của Nhà nước thời gian chưa sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hoạt động thanh tra, kiểm
tra còn nhiều biểu hiện hình thức, kém hiệu quả. Cơ chế bảo đảm cho việc thi hành các
yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, thực hiện kết luận thanh tra chưa cụ thể, rõ ràng,
hiệu lực pháp lý chưa cao. Nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng
chưa được xử lý kịp thời. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm tháng 1/2015, xử
lý các vi phạm sau thanh tra đạt 70% (trước đó chỉ đạt 20 đến 30%). Đó là chưa kể
nhiều sai phạm có kết luận của thanh tra nhiều năm vẫn không được xử lý hoặc xử lý
qua loa, chiếu lệ. Đơn cử vụ việc sai phạm trên lĩnh vực đất đai ở xã Minh Tân, huyện
Đông Hưng, Thái Bình đã có kết luận của thanh tra từ năm 1998 nhưng đến tháng 4
năm 2015 vẫn chưa được xử lý. Việc chậm trễ trong xử lý sai phạm sau thanh tra làm
giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ QCN.
Thứ ba, trong xây dựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người
Việc hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN của Nhà nước ta những năm qua đã
có nhiều nỗ lực, tuy nhiên đến nay, các thiết chế này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập,
chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước được
đổi mới, sắp xếp lại nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều tầng, nấc trung gian,
nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được phân chia làm nhiều cấp khiến
cho bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều nấc trung gian, không rõ chức năng thẩm
quyền dẫn đến chồng chéo, đùn đẩy công việc. Việc đổi mới chính quyền địa phương
theo phương án nào vẫn đang là vấn đề còn tranh luận. Chính sự "chưa ngã ngũ’ này
đang là trở ngại cho việc cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền
địa phương, giảm hiệu quả của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN.
Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều khâu trung gian, "chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu
chưa thật sự rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ, công
chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ"
[131, tr.20], dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, gây nhiều phiền hà cho dân. Thủ tục
hành chính tuy được đổi mới nhưng vẫn còn chồng chéo, công tác cải cách chế độ công
vụ, công chức trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước còn mang nặng tính
hình thức (như việc tổ chức thăm dò ý kiến của tập thể người lao động trong cơ quan
để đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo...). Những hạn chế trên đã và đang tác động tiêu cực đến
Nhà nước trong việc bảo đảm QCN.
97
Thứ tư, trong hợp tác quốc tế về quyền con người
Hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực QCN của Nhà nước ta đã thu được nhiều
kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:
Các báo cáo định kỳ về việc thực hiện các Công ước quốc tế về QCN (Báo cáo về
tình hình thực hiện quyền phụ nữ; quyền trẻ em; quyền của người thiểu số về dân tộc)...
còn chưa được thực hiện kịp thời, đúng hạn.Theo yêu cầu của các Công ước quốc tế về
QCN, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện Công ước
về QCN theo định kỳ, tuy nhiên vì những lý do khác nhau, Báo cáo của Việt Nam
thường không đúng kỳ hạn, nội dung Báo cáo chưa phản ánh hết đóng góp của quá
trình đổi mới trên lĩnh vực QCN. Điều này làm giảm chất lượng của các báo cáo, tạo cơ
hội để các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực QCN.
Công tác đấu tranh chống các thế lực thù địch bên ngoài trên lĩnh vực QCN chưa
có chiến lược dài hạn và phương thức đấu tranh cụ thể mà chủ yếu đấu tranh theo kiểu
"đánh đâu đỡ đấy"; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị;
chưa tạo được thể chủ động trong công tác đấu tranh nhân quyền.
Công tác thông tin, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm QCN của Việt Nam chủ
yếu tập trungở các thành tựu về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (xóa đói giảm nghèo; an
sinh xã hội; giáo dục...). Những thành tựu về quyền dân sự, chính trị (quyền tự do báo
chí; tự do tôn giáo, tự do thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội...);
thành tựu hoàn thiện pháp luật về QCN; dân chủ hóa hoạt động của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp chưa được tuyên truyền đúng mức, tạo kẽ hở để các thế lực thù
địch lợi dụng, vu cáo ta vi phạm dân chủ, tôn giáo, tự do thông tin....
3.2.3. Nguyên nhân
3.2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu
Những thành tựu của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện
HNQT theo chúng tôi bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta là nhân tố có ý nghĩa
quyết định.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất trong hệ thống chính trị
ở nước ta. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu phát triển toàn diện đất
nước, phát triển con người là sự thể hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta trên
hàng loạt các vấn đề về thời đại và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
QCN. Đây là một trong những yếu tố quyết định góp phần cho những thành tựu quan
98
trọng trên nhiều mặt của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo tiền đề để Việt
Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, từng bước hội nhập vào đời sống quốc tế.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội trước hết bằng đường lối chính trị của
mình, đó là kết quả của việc tổng kết từ thực tiễn, phát triển lý luận trên cơ sở nhận
thức đúng đắn về Chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân
tộc, không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới. Với tư duy con người là vị trí "trung
tâm của sự phát triển", việc bảo đảm QCN được nghiên cứu và nhận thức đầy đủ hơn,
thấu đáo hơn, làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của
nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động đan xen nhau trong thời kỳ quá độ. Lợi ích
của người lao động được quan tâm. Đó cũng chính là sự chú ý hơn đến lợi ích cá
nhân, đến quyền của mỗi người trên lĩnh vực kinh tế. Từ lĩnh vực kinh tế, những nhu
cầu về quyền khác của con người cũng được đặt ra và từng bước được đáp ứng như:
quyền tự do sản xuất, kinh doanh; quyền tự do lựa chọn việc làm; quyền sở hữu;
quyền được tiếp cận thông tin; quyền khiếu nại, tố cáo cũng như các quyền tự do cá
nhân khác cũng được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm trên thực tế. Đó cũng chính là
những nội hàm của QCN mà Nhà nước Việt Nam cần thực hiện với tư cách là thành
viên của các điều ước quốc tế về QCN. Vì vậy, có thể khẳng định, đường lối đổi mới
của Đảng ta là nhân tố quyết định hàng đầu cho thành công của sự nghiệp đổi mới và
thực hiện tốt các QCN cơ bản như: quyền được sống trong tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc, quyền được phát triển toàn diện con người trong một đất nước hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Có được những thành tựu về QCN kể trên là do Đảng và Nhà nước ta biết dựa
vào dân, khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân, "đặt lợi ích của mỗi người, của từng
tập thể và toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau"; "tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng
của nhân dân", chú trọng "chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con
người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người"... coi đó là động lực và mục
đích của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Trong nỗ lực thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng
nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên các lĩnh vực, thực hiện xóa đói giảm
nghèo; thực hiện an sinh xã hội cho nhóm dễ tổn thương; hỗ trợ những vùng còn gặp
nhiều khó khăn, nhất là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nếu so sánh với
99
nhiều quốc gia có thu nhập tương đương, chất lượng cuộc sống của người dân đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt. Hầu hết mọi người dân Việt Nam đều được hưởng thụ thành
quả của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, đổi mới đã nhận được sự hưởng ứng
mạnh mẽ của nhân dân, động viên và thu hút đông đảo nhân dân tham gia thực hiện,
tạo nên sức mạnh dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thành công của đổi mới, hội nhập và bảo đảm QCN.
Thứ ba, xác định được những nhiệm vụ ưu tiên trong thực thi quyền con người
Để có được những thành công trên, Nhà nước ta đã xác định được những nhiệm
vụ ưu tiên trong việc bảo vệ và thực thi QCN. Trên cơ sở xác định việc giữ vững độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ hàng đầu để bảo đảm QCN ở Việt Nam,
Nhà nước ta cũng xác định một số lĩnh vực cần được ưu tiên trước hết trong điều kiện
hiện nay là: (1) Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kiện toàn các thiết chế bảo
đảm QCN; (2) Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa bảo đảm và nâng cao sự hưởng thụ
của người dân, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội bình đẳng
để người dân tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các
phúc lợi xã hội...; (3) Mở rộng dân chủ, giữa vững ổn định chính trị, xã hội bảo vệ và
thực hiện đầy đủ các QCN...Những thành tựu sau gần ba thập kỷ qua là việc mở rộng
cơ hội lựa chọn cho mọi người, phát huy tính chủ động sáng tạo nhằm thích ứng với
các cơ hội của hội nhập. Theo đánh giá của Liên hợp quốc tại Việt Nam "thành công to
lớn của công cuộc đổi mới không chỉ đơn thuần là cung cấp của cải vật chất. Xét một
cách căn bản hơn, đổi mới thực chất là quá trình mở rộng rất thành công sự lựa chọn và
cơ hội cho người dân để họ cải thiện cuộc sống kinh tế và xã hội của mình" [8, tr.56].
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập quốc tế
Có thể khẳng định, yêu cầu của HNQT đã tạo ra động lực và cơ hội để Nhà nước
Việt Nam đạt được những thành tựu trong việc bảo đảm QCN. Tham gia các công ước
quốc tế về QCN, Nhà nước phải có nghĩa vụ thực hiện các báo cáo quốc gia đối theo
các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc. Các báo cáo này đòi hỏi trách nhiệm của Nhà
nước không chỉ làm rõ việc thực hiện các QCN được ghi nhận trong mỗi công ước mà
còn ở việc tuyên truyền, giáo dục và thúc đẩy thực hiện QCN trên thực tế. Vì vậy, có
thể khẳng định, chính thực tiễn đổi mới, hội nhập và phát triển đã đặt ra những yêu cầu
mới trong nhận thức lý luận về QCN nhằm định hướng các hoạt động đối nội, đối
ngoại của đất nước, góp phần tạo nên những thành tựu đáng tự hào của Nhà nước Việt
Nam đối với việc bảo đảm QCN.
100
3.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN có nhiều nguyên nhân,
theo chúng tôi, có thể quy về các nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân về nhận thức
Một trong nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nha_nuoc_viet_nam_voi_viec_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_dieu_kien_hoi_nhap_quoc_te_hien_nay_6175.pdf