Tóm tắt Luận án Đội ngũ trí thức giáo dục Đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Để bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ, xu hướng biến đổi mạnh mẽ của giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế giới,

UNESCO đã tổ chức Hội nghị thế giới đầu tiên về giáo dục đại học phục vụ hoạt

động tập trung trí tuệ của nhân loại suy nghĩ về một nền giáo dục cho thế kỷ XXI (tổ

chức vào 10/1998 tại Paris), với khẩu hiệu “Highter Education in the Twenty - first

Century, Vision and Action” (Giáo dục đại học thế kỷ XXI, Tầm nhìn - Hành động).

Đây là công trình nghiên cứu quốc tế quan trọng, các tác giả và những người nghiên

cứu về giáo dục đại học thấy được sứ mệnh cao cả của hệ thống giáo dục đại học nói

chung và đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói riêng, đó là phải gìn giữ, củng cố và

phát triển “sự nghiệp trồng người” một cách có trách nhiệm.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đội ngũ trí thức giáo dục Đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í thức, nhiều nhà khoa học quốc tế còn quan tâm nghiên cứu về vấn đề con người, nhân tài, nguồn nhân lực, NNLCLC. Tiêu biểu như công trình của: Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện (chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế sách trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Nội dung cuốn sách nói về tư tưởng nhân tài của Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo kiệt xuất của công cuộc cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc. 1.1.2.2. Công trình nghiên cứu về giáo dục đại học Để bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng biến đổi mạnh mẽ của giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO đã tổ chức Hội nghị thế giới đầu tiên về giáo dục đại học phục vụ hoạt động tập trung trí tuệ của nhân loại suy nghĩ về một nền giáo dục cho thế kỷ XXI (tổ chức vào 10/1998 tại Paris), với khẩu hiệu “Highter Education in the Twenty - first Century, Vision and Action” (Giáo dục đại học thế kỷ XXI, Tầm nhìn - Hành động). Đây là công trình nghiên cứu quốc tế quan trọng, các tác giả và những người nghiên cứu về giáo dục đại học thấy được sứ mệnh cao cả của hệ thống giáo dục đại học nói chung và đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói riêng, đó là phải gìn giữ, củng cố và phát triển “sự nghiệp trồng người” một cách có trách nhiệm. J.Vial - nhà giáo dục Pháp, trong cuốn "Lịch sử và thời sự về các phương pháp sư phạm", (1993) đã kiến tạo một quan điểm mới về đặc điểm lao động của trí thức nhà giáo ở bậc đại học. J.Vial khẳng định: Người dạy không chỉ làm tốt chức năng kép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần mà còn biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học có thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Để thực hiện vai trò "trọng tài, cố vấn" trong quá trình dạy học, người giảng viên đại học cần phải có phẩm chất của nhà sư phạm và nhà khoa học. Từ lập luận của J.Vial, có thể xem đây là đặc thù lao động xét về chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của trí thức giáo dục đại học. 9 J.A Centra với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Tự đánh giá của giảng viên đại học: Một so sánh với đánh giá của sinh viên", Tạp chí Đánh giá Giáo dục, số 13 năm 1973; Xác định hiệu quả công tác của giáo viên, Nxb JOSEY-BASS năm 1998, San Francisco - London. J.A Centra cho rằng, bất cứ người giảng viên nào cũng cần thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, NCKH, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng. Văn phòng Hội đồng giáo dục, Bộ Giáo dục Thái Lan (2008), Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục đại học Thailand (TS. Hoàng Ngọc Vinh dịch). Tài liệu gồm sáu phần, trong đó, đáng chú ý là những vấn đề nổi cộm của giáo dục đại học Thái Lan. Từ đó, Chiến lược đưa ra sáu cải cách cơ bản (cả phạm vi quốc gia và cơ sở giáo dục đại học). Có thể nói, kinh nghiệm cải cách giáo dục của Thái Lan giúp chúng ta nhìn lại cách làm của mình để từ đó đúc kết, phát triển và sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam. 1.1.2.3. Công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao Một số đóng góp trong việc tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á, lý giải thành công của các nước NICS chủ yếu thông qua con đường giáo dục và đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao được trình bày trong một số bài viết của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Sarath Rajapatirana (2002), Bài học kinh nghiệm của các quốc gia Đông Nam Á - Lý giải và ý nghĩa đối với Việt Nam. Lưu Kim Hâm (2003), Trung Quốc trước thách thức của thế kỷ XXI, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội (tài liệu dịch) Các tác giả chỉ ra rằng, một đặc trưng cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước Đông Nam Á là việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao. Trong đó, Singapore là một trong những nước Đông Á điển hình và hiện nay là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Bên cạnh kinh nghiệm “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài” hay thực hiện chiến lược “nhân tài kiến quốc” của Trung Quốc trong công cuộc cải cách đất nước từ nawm1978 đến nay, phải chăng đó chính là nguyên nhân thành công của Trung Quốc trở thành trụ cột mới của nền kinh tế thế giới. Có thể nói, những nghiên cứu chuyên sâu của các học giả nước ngoài về trí thức, giáo dục đại học và về những đặc điểm lao động của đội ngũ này cho thấy sự quan tâm và đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của lực lượng không nhỏ - NNLCLC đã, đang, và sẽ đóng góp vào quá trình đào tạo thêm những nguồn nhân lực mới có chất lượng trong tương lai. 1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và những vấn đề luận án cần làm rõ 1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau: 10 Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận về trí thức nói chung và trí thức giáo dục đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa dạng và phong phú: từ việc nhận thức, suy ngẫm về vấn đề trí thức, cho đến đánh giá vai trò của đội ngũ trí thức trong KHXH&NV và trí thức lĩnh vực khoa học khác các công trình còn bàn về vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết chính sách, tạo động lực và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thứ hai, với phạm vi nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển xã hội. Đặc biệt, những năm gần đây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN, của KTTT, đặt ra thách thức đối với Việt Nam về NNLCLC, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, các công trình đã nghiên cứu sâu, rộng về khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá và vai trò của NNLCLC. Qua đó, các công trình đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của NNLCLC ở Việt Nam, đòi hỏi có sự vào cuộc và trách nhiệm của các cấp, bộ, ngành, trong đó vai trò chủ đạo là giáo dục bậc đại học, góp phần đào tạo và bồi dưỡng một cách hiệu quả lực lượng trí tuệ lớn mạnh này. Thứ ba, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội thuộc chuyên ngành CNXH khoa học, chưa đi sâu làm rõ nhằm khẳng định việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo NNLCLC là một yêu cầu bức thiết để đưa Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng CNXH. Giá trị của các công trình nghiên cứu nêu trên là hệ thống tài liệu tham khảo quý báu giúp tác giả kế thừa có chọn lọc, góp phần gợi mở, định hướng những vấn đề khoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm rõ. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Một là, khái quát cơ sở lí luận về trí thức giáo dục đại học, đặc biệt là phân tích những đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức giáo dục đại học để thấy rõ hơn tính chất lao động sáng tạo và những đặc thù của đội ngũ trí thức giáo dục đại học so với trí thức ở những lĩnh vực khoa học khác. Hai là, khái quát về NNLCLC và vai trò của NNLCLC ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; chỉ ra những nhu cầu bức thiết trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNLCLC của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ba là, làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học với đào tạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: - Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo chuyên môn, kỹ năng lao động cho NNLCLC; - Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong trang bị cho NNLCLC phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc; 11 - Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong bồi dưỡng lý tưởng sống, nhân cách làm người cho NNLCLC; tạo động lực cho họ vươn lên trong học tập, trong quá trình chuẩn bị lập nghiệp. Bốn là, từ những hạn chế và vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của trí thức giáo dục đại học trong đào tạo NNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ đạt được những kết quả tích cực. Kết luận chương 1 Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học và nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1.1. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học 2.1.1.1. Khái niệm trí thức giáo dục đại học Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu với ba hướng tiếp cận: Thứ nhất, quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức; Thứ hai, quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về trí thức; Thứ ba, quan niệm về trí thức của một số nhà khoa học, tác giả luận án nhất quán với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. - Trí thức giáo dục đại học là một bộ phận đặc thù của đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo. Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý trực tiếp trong hệ thống giáo dục bậc đại học, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. - Trí thức giáo dục đại học là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Trí thức giáo dục đại học thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức mới nhằm đảm bảo cho sự vận động và phát triển của đội ngũ trí thức. - Trí thức giáo dục đại học đại biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện có của quốc gia. - Đối tượng tác động chủ yếu của trí thức giáo dục đại học là những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Trong luận án, tác giả quan niệm đây là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện tại và tương lai. 12 - Nhiệm vụ của trí thức giáo dục đại học là bằng lao động sáng tạo của mình bằng phẩm chất và năng lực của nhà giáo, tác động vào các đối tượng học viên, sinh viên nhằm đào tạo ra những người lao động có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. - Sản phẩm lao động sáng tạo của người trí thức giáo dục đại học là nhân cách, năng lực và phẩm chất, là trí tuệ của những học viên, sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai. - Lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức giáo dục đại học liên quan trực tiếp đến con người, đến việc khai thác và phát huy năng lực nội sinh của từng cá nhân trong việc tiếp thu tri thức, tiếp cận chân lý và khả năng tự học, tự nghiên cứu cũng như trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cá nhân. Tóm lại, theo tác giả, trí thức giáo dục đại học là đội ngũ trí thức làm công tác giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm giúp người học nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách độc lập. 2.1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam Đặc điểm hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam Đánh dấu mốc son lịch sử về sự ra đời của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam, tháng 3 năm 1075 khoá thi Nho học đầu tiên nước ta được tổ chức, được gọi là khoá thi tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919), các triều đại đã tổ chức được 187 khoa thi, lấy được 2898 người đậu tiến sĩ và hàng chục người đậu cử nhân. Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng duy trì các khoa thi Nho học Điều đó đã chứng tỏ truyền thống khoa bảng của nền giáo dục Việt Nam. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, đào tạo cán bộ có trình độ cao. Ngày khai giảng đầu tiên, Việt Nam đã có 3 trường đại học: Y dược, Văn khoa và Xã hội. Bước đầu chúng ta đã tập hợp được đội ngũ giảng viên đại học là người Việt Nam. Phần lớn trong số đó là những trí thức yêu nước, nhiệt tình và có uy tín khoa học như Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Ngụy Như Kon Tum là những trí thức góp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam vẫn học theo mô hình của Liên Xô trước đây với các cơ sở chuyên môn hoá cao và chỉ tập trung vào một số ngành học. Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đổi mới và thay đổi căn bản nền giáo dục đại học. Từ đó, nền đại học mới, đa dạng, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của xã hội và của người học, động viên được nhiều 13 nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, tạo điều kiện phát triển quy mô giáo dục đại học cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 421 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 2 đại học quốc gia: ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 8 trường đại học vùng, 22 trường đại học, cao đẳng quân sự, 6 trường đại học và Học viện công an, 104 trường đại học và học viện dân sự do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành quản lý; 21 trường đại học địa phương do các tình, thành quản lý; 56 trường đại học dân lập và tư thục và 185 trường cao đẳng, cùng với đó là lực lượng trí thức nhà giáo lớn mạnh 61.674 cán bộ, giảng viên (năm 2013). Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức giáo dục đại học cũng lớn mạnh không ngừng, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho sự phát triển quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử. Một số đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam Thứ nhất, trí thức giáo dục đại học vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, đại biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện có của quốc gia. Thứ hai, trí thức giáo dục đại học là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng. Thứ ba, trí thức giáo dục đại học là người có bản lĩnh khoa học. Thứ tư, trí thức giáo dục đại học là nhà giáo dục có năng lực sư phạm sâu sắc. 2.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận tinh túy của nguồn nhân lực. Để có tăng trưởng nhanh và ở mức cao, mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải dựa vào ít nhất ba trụ cột cơ bản, đó là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng bền vững là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là những con người phải được đầu tư phát triển, có kỹ năng, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn” - vốn nhân lực. Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chính thức được nêu ở Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X: “Thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Tác giả quan niệm, nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực; là lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng lao động giỏi; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa học kỹ thuật; có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức khoa học vào quá trình sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển quốc gia. Điều đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau: 14 Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính, quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực chất lượng cao với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật. Các nguồn lực khác, là những yếu tố có hạn và chỉ được phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH - quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh; từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn và vượt qua khoảng cách tụt hậu, trong phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nhằm phát triển bền vững. Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nguồn nhân lực đặc biệt, vừa là cơ hội vừa là thách thức để Việt Nam “ra biển lớn”. Từ đó, nước ta có thể khắc phục được những yếu kém về trình độ khoa học - kỹ thuật thông qua con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn trong quan hệ đầu từ, trong vay vốn Có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, có thể thực hiện tốt các hoạt động lao động phức tạp, để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trước thực trạng thiếu và yếu của nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay, đặt ra đối với giáo dục đại học nói chung và đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói riêng vai trò “rốt ráo” trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đưa Việt Nam phát triển bền vững. 2.2. Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.1. Trí thức giáo dục đại học góp phần chuẩn bị cho nguồn nhân lực chất lượng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc 2.2.2. Trí thức giáo dục đại học bồi dưỡng lý tưởng sống, định hướng chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng cho nguồn nhân lực chất lượng cao 2.2.3. Trí thức giáo dục đại học là tấm gương sáng về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sống cho nguồn nhân lực chất lượng cao Kết luận chương 2 15 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Những yếu tố tác động tới đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 3.1.1. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức 3.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 3.1.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.1.4. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.1.5. Đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học và đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 3.2. Thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 3.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức giáo dục đại học - Đội ngũ trí thức giáo dục đại học làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ngày càng tăng lên - Cơ cấu trí thức giáo dục đại học Việt Nam có sự biến đổi ngày càng đa dạng, phong phú - Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực, các ngành khoa học, được phân bố như sau: (1)Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực KHTN (2) Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực khoa học Kỹ thuật (3) Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực KHXH&NV - Cơ cấu trí thức giáo dục đại học Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ và các loại trường. Đại học Quốc gia: Việt Nam có hai ĐHQG, nằm ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai đại học trọng điểm quốc gia, là hai trung tâm đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài lớn nhất cả nước, xét về cả quy mô đào tạo, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Mỗi ĐHQG có các trường đại học và khoa thành viên, phân chia theo lĩnh vực và ngành nghề đào tạo. ĐHQG Hà Nội, gồm 10 trường và khoa trực thuộc, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 7 trường, khoa trực thuộc. Đại học vùng: Đây là một loại hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có chức năng và nhiệm vụ tương tự như ĐHQG, tuy nhiên quy mô nhỏ hơn và phạm vi hoạt động hẹp hơn. Đặc biệt, các đại học vùng phải gắn với hoạt động kinh tế, xã hội, 16 văn hóa của những khu vực nhất định, cung cấp lực lượng lao động ở tầm chiến lược cho sự phát triển của vùng đó. Ngoài hai loại hình trường đại học trên được phân bố tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Thái Nguyên, còn 369 trường đại học, cao đẳng khác, đều phân bố ở các tỉnh, thành phố, thị xã trong cả nước, với đội ngũ trí thức giáo dục đại học còn mỏng, đặc biệt thiếu hụt đội ngũ nhà giáo có trình độ cao, các chuyên gia. - Cơ cấu đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam phân theo chủ thể quản lý. Trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để tham gia các hoạt động chuyên môn ở nhiều loại hình trường đại học, với các chủ thể quản lý khác nhau: trường ĐH, CĐ công lập, trường ĐH, CĐ ngoài công lập (ĐH dân lập, trường ĐH bán công, trường ĐH tư thục). Tính đến năm 2013, ở Việt Nam trong tổng số 207 trường đại học, có 153 trường đại học công lập, 54 trường đại học ngoài công lập. Với một số lượng lớn các trường đại học công lập là một lực lượng trí thức không chỉ lớn về số lượng mà còn mạnh về chất lượng. Các trường đại học công lập có vai trò nền tảng, quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3.2.2. Về chất lượng của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Chất lượng của đội ngũ trí thức giáo dục đại học là tập hợp những tiêu chí chỉ khả năng về trình độ, năng lực, phẩm chất của người trí thức nhà giáo đối với việc đáp ứng những yêu cầu mà giáo dục đại học đặt ra. Thứ nhất, về trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói chung và lực lượng giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay nói riêng được đánh giá là cao so với những bộ phận khác của đội ngũ trí thức trong cả nước. Chỉ tính riêng đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở khối các trường đại học, có 61.674 người, trong đó 38.345 giảng viên có trình độ sau đại học (chiếm 62.17%). Giảng viên có trình độ chuyên môn cao ở các trường đại học tuy nhiều, nhưng phân bố không đồng đều. Lực lượng này chỉ tập trung ở hai đại học chủ lực là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn một số trường đại học lớn có tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học khá cao như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội Đại học Huế Đại học Thái Nguyên. Trong khi đó, một số trường đại học và phần lớn các trường cao đẳng, tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học còn thấp, chưa đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung chủ yếu ở các trường khối Văn hóa, Nghệ thuật (Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội), hoặc một số trường cao đẳng, đại học ở vùng sâu, vùng xa 17 Sự bất cập về trình độ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học còn được biểu hiện ở tính thiếu liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ và sự chuẩn bị đội ngũ kế cận. Trong thực tiễn, số lượng đội ngũ giảng viên có trình độ học vấn cao đã bị “già hóa. Hậu quả của hiện tượng này là do việc kéo dài cơ chế quản lý theo biên chế, chậm trẻ hóa đội ngũ trí thức giáo dục bậc đại học; chế độ định biên cứng nhắc, khó thực hiện chế độ “sàng lọc” đội ngũ cán bộ được liên tục; một bộ phận cán bộ quản lý có năng lực yếu kém, chưa thực sự năng động trong thực hiện chính sách tạm tuyển, chế độ hợp đồng, tạo nguồn để tạo ra một nguồn lực bổ sung giảng viên vững vàng một cách kịp thời. Trình độ ngoại ngữ và tin học hạn chế cũng là một trong những cản trở cho người trí thức nhà giáo tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ hai, về năng lực của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ trí thức giáo dục đại học nước ta những năm qua có bước phát triển mới. Điều đó được minh chứng bằng những bước trưởng thành về trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức giáo dục đại học phủ khắp các trường đại học trong cả nước, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của một số trường đại học trọng điểm, tập trung ở hai trung tâm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và trải rộng ở tất cả các ngành, lĩnh vực khoa học, nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_doi_ngu_tri_thuc_giao_duc_dai_hoc_viet_nam_trong_dao_tao_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_thoi_ky_da.pdf
Tài liệu liên quan