MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN LỰC TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề
tài luận án 7
1.2. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những khoảng trống tập trung nghiên cứu 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NHÂN
LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 32
2.1. Quan niệm và vai trò của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội
nhập quốc tế 32
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các
doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế 42
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển nhân lực tại các doanh
nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế và bài học đối với tỉnh Ninh Bình 57
Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU
LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN
2010 - 2017 66
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch tác động đến nhân
lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 66
3.2. Thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong
hội nhập quốc tế 72
3.3. Đánh giá chung về thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh
Ninh Bình trong hội nhập quốc tế 96
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP
QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 104
4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
trong hội nhập quốc tế 104
4.2. Quan điểm phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
trong hội nhập quôc tế 107
4.3. Giải pháp phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
trong hội nhập quốc tế 112
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159
174 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độc đáo cấp
quốc gia và quốc tế như Quần thể danh thắng Tràng An. Di tích cố đô Hoa
Lư gắn liền với các nhân vật anh hùng trong lịch sử của các triều đại phong
kiến: thời Nhà Đinh, thời Nhà Tiền Lê và khởi đầu thời Nhà Lý, từ việc
Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đến việc Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng long
được ghi lại là những mốc son chói lõi trong lịch sử dân tốc Việt Nam. Vào
năm 1010 nhà vua Lý Thái Tổ đã dời kinh đô từ Hoa Lư Ninh Bình về
Thăng Long - Hà Nội là thủ đô ngày nay, từ đó Hoa Lư đã trở thành Cố đô
đến nay đã hơn 1000 năm. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa
71
Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều triều đại và trở thành điểm
tham quan du lịch hấp dẫn để người dân và du khách đến chiêm ngưỡng các
công trình kiến trúc, những nét đẹp của toàn bộ khu di tích, ghi dấu thời kỳ
mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm
về trước v.v..
Khu du lịch chùa Bái Đính thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An,
được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được biết đến với
nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất
Châu Á, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, tháp xá lợi Phật cao nhất Châu
Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á Chùa Bái Đính
(chùa cổ) có từ năm 1.136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, gồm
có các điểm như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ
Mẫu, Ban thờ Thánh Cao Sơn Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia.
Nhà thờ đá Phát Diệm, quần thể thánh đường độc nhất vô nhị trên vùng
đất sa bồi Kim Sơn, kiến trúc độc đáo kết hợp nét tinh tuý trong kiến trúc đình
chùa phương Đông và kiến trúc Gôtic của phương Tâyđược xây dựng từ
năm 1875 đến năm 1898 với một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương
Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ
đá. Chùa Bích Động, Chùa và động Địch Lộng, Chùa Non Nước, Chùa Nhất
Trụ (Bảo vật quốc gia), Đền Dâu, Đền Vực, Động Thiên Tôn, Động Am Tiên,
Chùa Ngần, Phủ Đông Vương, Phủ Kính Thiên, Đền thờ Đức Thánh Nguyễn,
Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Chùa Lạc Khoái
- Về lễ hội: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, hiện
nay toàn tỉnh có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình,
trong đó có 225 lễ hội. Một số lễ hội tiêu biểu bao gồm: Lễ hội Hoa Lư (được
tổ chức từ ngày 9 - 11/3 âm lịch hàng năm); Lễ hội đền Thái Vy (được tổ chức
72
hàng năm từ ngày 14 - 17/3 âm lịch); Lễ hội chùa Địch Lộng (được tổ chức vào
ngày mùng 6 và mùng 7/3 âm lịch); Lễ hội chùa Bái Đính; Lễ hội Báo bản Nộn
Khê; Lễ hội Tràng An
- Các làng nghề truyền thống: Ninh Bình còn nổi tiếng với khách du lịch
bởi các làng nghề truyền thống tiêu biểu như: Làng nghề thêu truyền thống Văn
Lâm; Các làng nghề chế biến cói mỹ nghệ Kim Sơn; Các làng nghề chế tác đá
mỹ nghệ Ninh Vân; Nghề gốm cổ Bồ Bát Đây là những làng nghề làm thêm
sự phong phú và đa dạng du lịch của Ninh Bình.
- Về văn hóa ẩm thực: Ninh Bình được biết đến với nhiều món ăn nổi
tiếng như: “thịt dê - cơm cháy” - đặc sản của Ninh Bình; Mắm tép Gia Viễn,
rượu cần huyện Nho Quan, rượu Lai Thành, nem chua ở xã Yên Mạc
- Các giá trị văn hóa dân tộc và nghệ thuật dân gian: Ở tỉnh Ninh Bình
có 7 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số
bao gồm dân tộc Mường, Tày, Nùng, Thái, Hoa, Dao, trong đó dân tộc Mường
chiếm đa số, có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Người Mường ở Ninh Bình vẫn bảo
tồn được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc (Hội Xuân, hát Sắc Bùa, hát
Đúm, lễ cưới, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, tang lễ, tết cơm mới). Cùng với đó là
các nghệ thuật dân gian truyền thống làm nên vẻ đặc sắc đa dạng của du lịch
Ninh Bình [63].
3.2. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở
TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.1. Thực trạng số lượng nhân lực
Du lịch ở Ninh Bình đang phát triển khởi sắc và đem lại nguồn thu nhập
đáng kể tỉnh và đang tiếp tục khẳng định vị trí mũi nhọn. Cùng với sự phát triển
của ngành, số lượng DNDL ngày càng tăng kéo theo số lượng nhân lực du lịch
có sự tăng lên.
73
Bảng 3.1: Số lao động trong các doanh nghiệp du lịch
của tỉnh Ninh Bình (2010-2017)
ĐVT: Người
Lao động
Gián tiếp Trực tiếp
Năm
Số lượng
DNDL
(doanh
nghiệp)
Tổng số
lao động Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
2010 343 5.832 1.570 26,92 4.262 73,08
2011 378 6.141 1.624 26,45 4.517 73,55
2012 391 6.303 1.652 26,21 4.651 73,79
2013 420 6.480 1.706 26,33 4.774 73,67
2014 499 7.117 1.782 25,04 5.335 74,96
2015 504 7.454 1.870 25,09 5.584 74,91
2016 518 7.938 2.069 26,06 5.869 73,94
2017 531 8.326 2.283 27,42 6.043 72,58
TĐPTBQ (%) 106,44 105,22 105,49 105,11
Nguồn: [63]
Tính đến cuối tháng 12/2017, toàn tỉnh có 531 doanh nghiệp kinh doanh du
lịch với số lượng lao động làm việc là 8.326 người, trong đó lao động trực tiếp là
nhân viên tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch là 6.043 người, lao động
gián tiếp là nhà quản trị của doanh nghiệp từ cấp trưởng, phó phòng trở lên và
khối lao động hỗ trợ là 2.283 người. Bảng 3.1 cho thấy, số lượng doanh nghiệp
tăng đều qua các năm, tuy nhiên vào năm 2014 số lượng doanh nghiệp tăng
nhanh hơn cả, nguyên nhân là chùa Bái Đính khánh thành giai đoạn 2, số lượng
khách du lịch tăng lên, để phục vụ nhu cầu của du khách, số lượng các DNDL
tăng theo. Qui mô nhân lực phụ thuộc vào doanh nghiệp du lịch nhiều hay ít, tập
trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành
tức là các cơ sở lưu trú du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, còn số
74
lao động làm việc tại các điểm tham quan du lịch và nhân lực vận chuyển ôtô du
lịch thì ít hơn
Biểu đồ 3.1: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Nguồn: [63]
Số liệu bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cũng cho thấy, số lượng lao động trong
các DNDL có xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân trong giai
đoạn 2010-2017 là 5,22%. Năm 2010 lao động trong các DNDL là 5.832 người,
năm 2011 tăng lên là 6.141 người, đến năm 2017 tăng lên 5.832 người. Nguồn
cung lao động cho các DNDL chủ yếu là người dân địa phương, chiếm từ 85 -
90%, còn lại là người ngoài tỉnh.
Kết quả khảo sát thể hiện trong biểu đồ 3.2 cho thấy, có 36/40 doanh
nghiệp được hỏi (chiếm 90%) trả lời với qui mô số lượng lao động như vậy là
đảm bảo và tương xứng với số lượng du khách hiện tại đến Ninh Bình. Tuy
nhiên, trong tương lai, khi du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh thì với qui mô đó vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho lượng du
khách, dự báo số lượng du khách đến Ninh Bình tăng khoảng 22 - 24%/năm
trong giai đoạn 2017 - 2020 [63], đây là một vấn đề đặt ra cho ngành du lịch của
tỉnh nói chung và các DNDL nói riêng.
75
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về sự đảm bảo quy mô, số lượng lao động
hiện tại ở các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
3.2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực
Chất lượng nhân lực được đánh giá cụ thể đó là kỹ năng mềm và kỹ năng
nghề, năng lực ngoại ngữ, tin học, kinh nghiệm làm việc) và tâm lực (thái độ và
trách nhiệm làm việc, tâm lý làm việc, khả năng chịu áp lực công việc). Thực
trạng chất lượng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình cụ thể như sau:
3.2.2.1. Thể lực nhân lực
Để đánh giá chất lượng nhân lực về thể lực có nhiều yếu tố được sử dụng
như: chiều cao, cân nặng, mức độ bệnh tật, nội khoatrong đó, có 3 yếu tố cơ
bản là: Chiều cao (đơn vị cm), cân nặng trung bình (đơn vị kg), vòng ngực (đơn
vị cm) theo tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của lao động ở các nghề, công việc
của Bộ Y tế theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ.
Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 385 người lao động ở các DNDL tỉnh Ninh
Bình thể hiện trong biểu đồ 3.3 cho thấy, hiện nay tình trạng sức khỏe của người
lao động khá tốt. Có 20% lao động khảo sát nhận thấy sức khỏe của mình rất
khỏe ở loại 1, có 67,53% người lao động sức khỏe tốt ở loại 2 và 12,47% người
lao động nhận thấy sức khỏe của mình trung bình nhưng vẫn đủ hoàn thành
nhiệm vụ và công việc được giao. Có được đặc điểm này là do từ khâu tuyển
76
dụng đầu vào, các doanh nghiệp đã tuyển chọn rất kỹ về sức khỏe, ngoại hình
để đáp ứng được vị trí công việc mà nhà tuyển dụng cần. Vì vậy, trong 385 lao
động khảo sát không có lao động nào có sức khỏe yếu hoặc rất yếu.
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động
tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
Xét theo giới tính cũng cho thấy, thể lực người lao động tại các DNDL
tỉnh Ninh Bình khá tốt. Bảng 3.2, trong 172 lao động là nam tham gia khảo sát
thì có tới 25% số lao động tự nhận thấy sức khỏe của mình là khỏe và xếp loại 1,
có 59,3% lao động có sức khỏe loại 2 và 15,7% nhận mức trung bình. Kết quả
này cũng tương tự đối với lao động nữ, có 15,96% số lao động nữ khảo sát tự
nhận thấy sức khỏe của mình rất khỏe, 74,18% là khỏe và chỉ 9,86% là trung
bình. Kết quả phỏng vấn sâu người lao động và cán bộ quản lý cho thấy, hiện
nay các DNDL tỉnh Ninh Bình khá quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho
người lao động. Hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức kiểm tra sức
khỏe định kỳ 1 lần/1 năm cho người lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp
đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng giá trị dinh dưỡng bữa ăn cho
người lao động, quan tâm đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một số lao
động cho rằng vấn đề khám sức khỏe cho người lao động ở các doanh nghiệp
hiện nay còn mang tính chất hình thức, doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ nhiều
trong việc kiểm tra kỹ các bệnh cho người lao động. Đời sống vật chất và tinh
77
thần về cơ bản được quan tâm nhưng chưa tương xứng với sức lao động của họ
bỏ ra. Người lao động vẫn phải thường xuyên tăng ca, nhất là mùa cao điểm về
du lịch, vì vậy trong những thời điểm đó sức khỏe không đảm bảo để hoàn thành
tốt nhiệm vụ, công việc được giao.
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động phân theo giới
tính tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nam Nữ Tổng
Loại sức khỏe Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1. Rất khỏe 43 25,00 34 15,96 77 20,00
2. Khỏe 102 59,30 158 74,18 260 67,53
3. Trung bình 27 15,70 21 9,86 48 12,47
4. Yếu 0 0 0 0 0 0,00
5. Rất yếu 0 0 0 0 0 0,00
Tổng 172 100 213 100 385 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
3.2.2.2. Thực trạng trí lực nhân lực
Trong doanh nghiệp nói chung và DNDL trong hội nhập quốc tế nói
riêng, bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua
đầu óc của họ. Trí lực của nhân lực tại DNDL trong hội nhập quốc tế thường
được đánh giá theo các tiêu chí:
- Về trình độ văn hoá phổ thông
Người lao động làm việc ở các DNDL chưa tốt nghiệp phổ thông trung
học chiếm lên đến 25% thường là nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực du
lịch Tỷ lệ này có thể còn tồn tại trong một thời gian dài, nguyên nhân là có
một số cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở phục vụ ăn uống cho khách du lịch họ
không tuyển dụng lao động có trình độ vào những vị trí này mà sử dụng người
nhà, vừa tạo công ăn việc làm cho người trong gia đình vừa tiết kiệm chi phí. Có
khoảng 75% lao động thuộc bộ phận quản lý chung, lao động thuộc bộ phận
quản lý chức năng và lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du
lịch đều có trình độ văn hóa phổ thông trung học trở lên [63].
78
Điều này tương đối phù hợp với kết quả điều tra ngẫu nhiên 385 lao động
tại các DNDL tỉnh Ninh Bình. Theo kết quả điều tra, có 66 người trả lời chưa tốt
nghiệp THPT chiếm 17,14%, trong đó tỷ lệ lao động nam chưa tốt nghiệp phổ
thông ở các DNDL tỉnh Ninh Bình cao hơn nữ (xem biểu đồ 3.5). Đây chủ yếu là
bảo vệ tại các DNDL, nhân viên chăm sóc cây cảnh, tạp vụ có tuổi đời khá cao.
Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ văn hoá phổ thông
của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
- Về chuyên môn, nghiệp vụ
Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong số 8.326 lao động tại
các DNDL, tỷ lệ người lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng về du
lịch chiếm khoảng 47,34% tổng số người lao động tại các DNDL. Kết quả này
khá tương đồng với khảo sát của tác giả với 385 lao động tại các DNDL của tỉnh.
Biểu đồ 3.5 kết quả khảo sát về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ của
người lao động tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình cho thấy, trong 385 người được
phỏng vấn thì có 46,494% số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ về du lịch.
79
Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ
của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
Trình độ người lao động được đào tạo đại học và sau đại học được làm
việc ở các DNDL ở Ninh Bình đã được tăng lên, nhưng chưa cao và chưa đảm
bảo được nhu cầu phát triển và hội nhập về du lịch, hiện nay mới chỉ chiếm
6,9% (khoảng 574 người), người lao động ở các DNDL có chuyên môn về lĩnh
vực du lịch và đa số là cán bộ quản lý [63].
Đối với nhân lực thuộc bộ phận quản lý chung và bộ phận quản lý,
trong tổng số 2.283 người năm 2017, có 65,64% số người đã qua đào tạo về
du lịch. Như vậy, có thể thấy đối với các DNDL tỉnh Ninh Bình hiện nay,
phần lớn nhân lực thuộc bộ phận quản lý chung và bộ phận quản lý chức năng
còn thiếu chuyên môn về du lịch, mà chủ yếu từ các ngành nghề khác như
kinh tế, tài chính, luật... chuyển sang, đây là trở ngại lớn trong hoạt động quản
lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch. Trong những năm tới tỉnh cần chính
sách để thu hút ngồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản chuyên
nghiệp về tỉnh Ninh Bình làm việc.
Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch thì Ninh Bình hiện nay số có
lượng người lao động đã qua đào tạo chuyên môn cơ bản về ngành du lịch
còn rất thấp, chưa đủ cả về số lượng và chất lượng để hội nhập và phát triển.
Tình trạng sinh viên của Ninh Bình được đào tạo bài bản về du lịch nhưng
80
không về làm việc tại địa phương vẫn còn khá phổ biến. Theo kết quả khảo
sát của tác giả, hiện nay khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là
các thứ tiếng hiếm của nhân viên lễ tân tại các khách sạn, nhà hàng, các công
ty lữ hành chiếm tỷ lệ rất thấp; Hướng dẫn viên du lịch đã được đào tạo đại
khoảng 55,3% tổng số hướng dẫn viên, trong đó số lượng hướng dẫn viên
quốc tế chiếm 34%, trình độ của hướng dẫn viên chưa cập với những kiến
thức văn hóa, lịch sử và hệ thống danh lam thắng cảnh trên địa bàn nên khả
năng đáp ứng khách còn chưa tốt. Đội ngũ đầu bếp tay nghề còn yếu, chưa
chuyên nghiệp, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế, hầu hết đội ngũ đầu bếp này được đào tạo qua học hỏi
kinh nghiệm, số đầu bếp được đào tạo qua trường lớp không cao [63].
- Kỹ năng mềm và kỹ năng nghề
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc trang bị trang đầy đủ, toàn
diện những kỹ năng mềm góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc
của người lao động và đặc biệt đối với ngành du lịch một ngành đòi hỏi rất cao
về kỹ năng mềm. Cùng với kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cũng là một trong
những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nhân lực tại các DNDL trong hội nhập
quốc tế. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 385 lao động về kỹ năng mềm và kỹ năng
nghề nghiệp ở các DNDL tỉnh Ninh Bình thể hiện trong bảng 3.3.
Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung kỹ năng mềm và kỹ năng
nghề của người lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đã được cải thiên,
chủ yếu ở mức trung bình khá. Chỉ có 2,34% và 4,42% số lao động được hỏi
tự nhận thấy mình có kỹ năng mềm và kỹ năng nghề rất tốt. Số lượng này
chủ yếu tập trung vào lãnh đạo cấp trung là các trưởng phó phòng của các
công ty. Có 24,94% số người khảo sát đánh giá kỹ năng mềm của mình tốt,
tập trung chủ yếu là các hướng dẫn viên, nhân viên điều hành tuor của các
DNDL, trong khi đó có 27,27% lao động nhận thấy kỹ năng nghề nghiệp của
mình tốt, đây chủ yếu là nhân viên bar, buồng, và chế biến món ăn. Tỷ lệ lao
81
động nhận thấy kỹ năng mềm và kỹ năng nghề ở mức khá chiếm lớn nhất lần
lượt là 49,87% và 54,29%. Tuy nhiên, vẫn còn 21,04% số lao động nhận
thấy kỹ năng mềm của mình chưa thực sự tốt cần phải được hỗ trợ đào tạo
thêm, đây chủ yếu là nhân viên như phục vụ buồng, bàn, bar, nhân viên chế
biến món ăn, nhân viên bảo vệSố lượng này là 13,51% ở kỹ năng nghề
nghiệp. Đặc biệt vẫn có 1,82% người lao động nhận thấy kỹ năng mềm của
mình yếu và 0,52% thấy kỹ năng nghề nghiệp chưa tốt, đây chủ yếu là nhân
viên mới, chưa có kinh nghiệm làm việc của các DNDL. Vì vậy, để nâng cao
chất lượng lao động, trong thời gian tới các DNDL cần chú ý quan tâm đến
nguyện vọng và nhu cầu đào tạo cho người lao động, qua đó xây dựng chiến
lược và có những kế hoạch đào tạo cụ thể, đồng tạo động lực cho người lao
động tự học tự rèn luyện và nâng cao các kỹ năng chuyên môn, có trách
nhiệm trong làm việc.
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp
của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
ĐVT: người
Kết quả
đánh giá
Chỉ tiêu
Kỹ năng
mềm
Kỹ năng nghề
(Kỹ năng ứng xử và giải
quyết công việc)
Số lượng (người) 9 17
Rất tốt
Tỷ lệ (%) 2,34 4,42
Số lượng (người) 96 105
Tốt
Tỷ lệ (%) 24,94 27,27
Số lượng (người) 192 209
Khá
Tỷ lệ (%) 49,87 54,29
Số lượng (người) 81 52
Trung bình
Tỷ lệ (%) 21,04 13,51
Số lượng (người) 7 2
Yếu
Tỷ lệ (%) 1,82 0,52
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
82
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Trong hội nhập quốc tế hiện nay, ngoại ngữ và tin học là những công
cụ giao quan trọng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Theo thống kê, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Ninh Bình hàng năm
chiếm khoảng gần 43,6% tổng lượng khách quốc tế đến Ninh Bình, thị
trường khách Trung Quốc vẫn được coi là thị trường khách tiềm năng của
ngành du lịch tỉnh nhà. Hiện nay trình độ tiếng Trung của nhân lực du lịch
Ninh Bình còn rất thấp, điều này là một khó khăn lớn cho sự chuẩn bị về
nhân lực phục vụ cho các thị trường khách mới trong tương lai. Bên cạnh đó,
lượng khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch... ngày càng tăng nên
việc trang bị cho đội ngũ nhân lực du lịch có khả năng giao tiếp bằng những
ngôn ngữ của các nước trên là rất cần thiết bên cạnh tiếng Anh được xem là
ngoại ngữ bắt buộc.
Xét về trình độ tiếng Anh, của Sở Du lịch Ninh Bình báo cáo, có
khoảng 68% số lao động trong ngành du lịch Ninh Bình có thể giao tiếp ở
trình độ A, B, C và có khoảng 10% số lao động có trình độ đại học tiếng Anh
với khả năng giao tiếp thành thạo [63]. Thực tế tác giả điều tra khảo sát cũng
cho kết quả tương tự. Trong 385 lao động tham gia khảo sát có 58,18% lao
động có trình độ tiếng Anh loại A, B, C, phần lớn số này thuộc nhóm lao
động là lễ tân khách sạn, số ít là hướng dẫn viên. Trong đó, trình độ loại C chỉ
chiếm 27,01%. Có 41,82% lao động tham gia khảo sát không biết gì về tiếng
Anh, đây chủ yếu là nhân viên khối phục vụ phòng, bàn, bar, bảo vệ, chế biến
(xem biểu đồ 3.6).
83
Biểu đồ 3.6: Kết quả khảo sát về trình độ tiếng Anh của người lao động tại
các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
Xét về những ngoại ngữ khác, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nhân lực có thể
sử dụng ngoại ngữ là tiếng Pháp, Nga và một số ngoại ngữ khác, ước tính có
khoảng 3,8% lao động du lịch sử dụng tiếng Pháp, khoảng 1,2% lao động sử
tiếng Nga. Riêng trong lĩnh vực lữ hành, người tham gia hướng dẫn viên du
lịch của tỉnh Ninh Bình phần lớn có ngoại ngữ là tiếng Trung, có doanh
nghiệp 100% hướng dẫn viên sử dụng tiếng Trung và một số ít có ngọai ngữ
tiếng Hàn và tiếng Nhật. Xét đến trình độ ngoại ngữ theo từng lĩnh vực
nghiệp vụ, lao động là hướng dẫn viên du lịch và lễ tân có khả năng sử dụng
thành thạo 1 ngoại ngữ cao và có trình độ C trở lên, một số có 2 bằng ngoại
ngữ và sử dụng được 2 ngoại ngữ, tuy nhiên số rất ít lao động nói được 2 thứ
tiếng nước ngoài trở lên còn thấp [63].
Thực trạng trên cũng tương đồng với kết quả của tác giả điều tra khảo
sát được thể hiện trong bảng 3.4. Cụ thể, qua bảng 3.4 cho thấy, trong số 385
84
người lao động được hỏi, có 118 lao động là hướng dẫn viên, trong đó số
hướng dẫn viên tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành ngoại ngữ, hướng
dẫn viên du lịch là 12 người, chiếm 10,17%. Đây cũng chính là những hướng
dẫn viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh rất tốt. Tỷ lệ hướng dẫn
viên có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt chỉ chiếm 17,8%, mức khá chiếm
28,81%, tuy nhiên vẫn có tới 26,27% hướng dẫn viên tham gia khảo sát sử
dụng tiếng Anh ở mức yếu. Trong khi chỉ có 16,95% hướng dẫn viên tham
gia khảo sát có khả năng sử dụng 2 ngoại ngữ.
Bảng 3.4 cũng cho thấy, trong 92 lao động là lễ tân thì 100% đều có
khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng chỉ có 27 người sử dụng rất tốt tiếng
Anh, chiếm 29,35%, trong đó có 4,35% có khả năng sử dụng 2 ngoại ngữ trở
lên. Mức tốt là 50%, khá là 13,04%. Tuy nhiên, vẫn còn 5,43% lễ tân có khả
năng sử dụng ngoại ngữ ở mức yếu và 2,17% ở mức trung bình.
Đối với nhân viên đại lý lữ hành cũng có mức độ sử dụng tiếng Anh ở
mức khá. Chỉ có 1,75% số lao động là nhân viên lữ hành, đại lý du lịch sử
dụng rất tốt tiếng Anh, 8,77% ở mức tốt và 10,53% ở mức khá, trong khi mức
trung bình chiếm tỷ trọng khá cao là 26,32%, chiếm tỷ lệ cao nhất là mức yếu
với 52,63% số lao động tham gia khảo sát.
Còn đội ngũ phục vụ phòng, bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn và
nhân viên khác có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức trung bình yếu.
85
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ ngoại ngữ của lao động theo vị trí công việc
tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
ĐVT: người
Vị trí công việc
Khả năng giao tiếp
tiếng Anh
Chỉ tiêu
Lễ tân
Phục vụ
buồng
Phục vụ
bàn, bar
Nhân viên
chế biến
món ăn
Hướng
dẫn viên
Nhân viên lữ
hành, đại lý
du lịch
Nhân
viên
khác
Tổng số
lượng
Số người khảo sát Số lượng (người) 92 28 21 25 118 57 44 385
Số lượng (người) 27 0 0 0 12 1 0 40
Rất tốt
Tỷ lệ (%) 29,35 0,00 0,00 0,00 10,17 1,75 0,00 10,39
Số lượng (người) 46 0 1 0 21 5 0 73
Tốt
Tỷ lệ (%) 50,00 0,00 4,76 0,00 17,80 8,77 0,00 18,96
Số lượng (người) 12 0 2 1 34 6 2 57
Khá
Tỷ lệ (%) 13,04 0,00 9,52 4,00 28,81 10,53 4,55 14,81
Số lượng (người) 2 3 2 1 20 15 2 45
Trung bình
Tỷ lệ (%) 2,17 10,71 9,52 4,00 16,95 26,32 4,55 11,69
Số lượng (người) 5 25 16 23 31 30 29 159
Yếu
Tỷ lệ (%) 5,43 89,29 76,19 92,00 26,27 52,63 65,91 41,30
Số lượng (người) 0 0 0 0 12 1 0 13 Tốt nghiệp đại học
(tiếng Anh) Tỷ lệ (%) 0,00 0,00 0,00 0,00 10,17 1,75 0,00 3,38
Số lượng (người) 4 0 0 0 20 3 0 27 Biết 2 ngoại ngữ trở
lên Tỷ lệ (%) 4,35 0,00 0,00 0,00 16,95 5,26 0,00 7,01
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
86
Như vậy, kết quả khảo sát chung về khả năng sử dụng ngoại ngữ của
nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình cho thấy, hiện nay khả năng ngoại ngữ
của lao động chưa thực sự tốt, là một trong những khó khăn lớn để hội nhập
quốc tế. Chỉ có 10,39% số người tham gia khảo sát sử dụng rất tốt tiếng Anh;
18,96% lao động sử dụng tốt tiếng Anh; 14,81% ở mức khá; 11,69% ở mức
trung bình và có tới 41,3% ở mức yếu. Chỉ có 3,38% lao động tham gia khảo
sát tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh. Và 7,01% lao động biết 2
ngoại ngữ trở lên. Nên trong các cấp chính quyền tỉnh cần có những chiến
lược và giải pháp cụ thể trong việc phối hợp với các DNDL nhằm nâng cao
trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ cho người lao động trong hội nhập
với bạn bè quốc tế, đặc biệt là đối với lao động là lễ tân, hướng dẫn viên và
nhân viên trực tiếp giao dịch với khách du lịch là người nước ngoài.
Về trình độ tin học, theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong
tổng số 8.326 lao động làm việc tại các DNDL thì có 5.691 người sử dụng
được máy tính trong thực thi công việc, chiếm 68,35% và chủ yếu là các chủ
doanh nghiệp, lao động thuộc bộ phận chức năng và lao động trực tiếp kinh
doanh du lịch [63]. Kết quả điều tra ngẫu nhiên 385 lao động tại các DNDL
tỉnh Ninh Bình thể hiện trong biểu đồ 3.7 cũng cho thấy, hiện nay có 9,35%
số lao động được hỏi có khả năng sử dụng tin học ở mức độ rất tốt, đây chủ
yếu là nhà quản trị từ cấp trưởng phó phòng trở lên của các doanh nghiệp. Có
25,19% lao động có khả năng sử dụng tin học ở mức tốt, đây là nhân viên
khối kinh doanh, nhân viên đại lý lữ hành, đại lý du lịch, lễ tân, hướng dẫn
viên... Tuy nhiên, có tới 38,44% số người được hỏi trả lời khả năng sử dụng
tin học của mình ở mức yếu, đây chủ yếu là các lao động khối phục vụ buồng,
bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn, bảo vệ Đặc điểm này là do đặc thù
công việc của các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhan_luc_tai_cac_doanh_nghiep_du_lich_tai_tinh_ninh.pdf