Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT. iv

DANH MỤC BẢNG.v

DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU.3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .4

6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:.4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ

HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN, THỊ XÃ.

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.5

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm .5

1.1.2. Lợi ích của bảo hiểm.6

1.1.3. Bản chất của bảo hiểm .7

1.2. NHỮNG VỀ ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHXH VÀ THU BHXH .7

1.2.1. Bảo hiểm xã hội .7

 

pdf119 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân theo phân cấp. 5. Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp. 6. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định. 7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 8. Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ bảo hiểm y tế. 9. Tổ chúc ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. 10. Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 11. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện. 12. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. 13. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm. 14. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 15. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 16. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 17. Quản lý và sử dụng công chức, viên chúc, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện. 18. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. 2.1.4 Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Chế độ quản lý: Bảo hiểm xã hội huyện, thị do giám đốc quản lý, điều hành. Giúp giám đốc có các phó giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ. Số lượng phó giám đốc không quá 2 người. Chế độ làm việc : Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó. Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho phó giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công hoặc uỷ quyền giải quyết. Trách nhiệm : Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 6 Quyết định 4857/QĐ-BHXH, ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam. Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Quyết định các biện pháp để tăng cường kỷ luất, kỷ cương hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, quan 1iêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm. Giám đốc chịu trách nhiệm thước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên không đúng quy định của pháp luật. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Thực hiện các quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện. - Hiện tại BHXH thị xã Bỉm Sơn có 1 Phó Giám đốc Phụ trách chế độ ngắn hạn : như ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chế độ thông tin báo báo. - BHXH thị xã Bỉm sơn hiện tại chưa có các phòng chức năng như BHXH tỉnh, mà chỉ có các bộ phận phụ trách chuyên môn như : Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện ; Bộ phận chế độ BHXH gồm : chi chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe), chi chế độ dài hạn ( hưu trí, tử tuất, tai nạn lao đông –bệnh nghề nghiệp) ; Bộ phận kế toán ; Thủ quỹ ; Bộ phận Giám định BHYT ; Bộ phận In và quản lý sổ, thẻ ; Bộ phận CNTT, và Bảo vệ tạp vụ. 2.2 Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn Đây là nhiệm vụ được xác định rất quan trọng của ngành mang tính quyết định đến việc hình thành, tồn tại, tăng trưởng, phát triển quỹ bảo hiểm xã hội và là cơ sở tài chính để thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ý thức được tầm quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập đến nay, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH thị xã Bỉm Sơn đã luôn đoàn kết, tập trung chuyên môn cho công tác quản lý thu BHXH, vì vậy mà các chỉ tiêu thu về đối tượng tham gia BHXH, đơn vị tham gia BHXH, số tiền thu từ BHXH theo kế hoạch của BHXH thị xã Bỉm Sơn hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc, luôn đạt và vượt mức 100 % kế hoạch thu của BHXH tỉnh Thanh hóa giao, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng ngày càng phát triển. Năm 2010 số lao động tham gia đóng BHXH là 15,329 người, với tổng số 345 đơn vị tham gia, số tiền thu được trong cả năm là 67,750 triệu đồng thì đến hết năm 2012 số lao động tham gia đã tăng là 17,763 người, số đơn vị tham gia tăng là 445 đơn vị với số tiền thu được là 100,217 triệu đồng. Quan sát bảng số liệu ta nhận thấy các chỉ tiêu về thu như số lao động, số đơn vị, số tiền đều tăng dần qua từng năm, số tiền thu được đóng góp cho nguồn thu BHXH năm 2012 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010, trong đó khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn số thu BHXH trong toàn thị xã Bỉm Sơn. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 45 Bảng 2.1: Tổng hợp số thu BHXH của BHXH thị xã Bỉm Sơn qua các năm từ 2010 - 2012 Đơn vị tính: Người, Triệu đồng Năm Loại hình 2010 2011 2012 Đơn vị Số người Số tiền(tr.đ) Đơn vị Số người Số tiền(tr.đ) Đơn vị Số người Số tiền(tr.đ) BHXH Bắt buộc 345 15.329 67.750 387 16.309 76.907 445 17.763 100.217 HCSN,Đảng,Đoàn thể 79 3.869 18.884 80 4.026 18.966 83 4.234 25.627 DN Nhà nước 19 2.891 12.383 19 2.851 12.691 19 2.912 16.121 DN NQD 199 5.943 20.601 238 6.774 28.291 289 7.643 35.852 DN ĐTNN 17 2.217 13.435 32 2.322 16.026 32 2.593 21.307 KHÁC 31 408 2.447 19 336 933 21 381 1.310 Nguồn: Tổng hợp thu BHXH thị xã Bỉm Sơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Năm 2010 số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 20,601 triệu đồng, chiếm 30,41% tổng số tiền thu BHXH thị xã Bỉm Sơn thì đến năm 2012 đã tăng là 35.852 triệu đồng, số tiền thu được tăng 1,74 lần, chiếm tỷ lệ 35.77 % tổng số tiền thu BHXH toàn thị xã Bỉm Sơn. Tương tự khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh trong các năm, năm 2010 khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ thu được 13.435 triệu đồng, chiếm 19,83 % tổng số tiền thu BHXH toàn thị xã. Thì sang đến năm 2012 đã thu được 21.307 triệu đồng tăng gấp 1,585 lần chiếm 21,26 % tổng số tiền thu BHXH toàn thị xã. Bên cạnh việc số thu của 2 khối này tăng, ta dễ dàng nhận thấy số thu các khối Hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và Khối doanh nghiệp nhà nước cũng tăng nhưng có sự giảm dần theo từng năm về tỷ lệ % cơ cấu trong tổng số thu của BHXH thị xã Bỉm Sơn. Năm 2010 số thu của khối HCSN, Đảng, Đoàn thể là 18.884 triệu đồng chiếm tỷ lệ 27,87 % tổng số thu BHXH toàn thị xã Bỉm Sơn thì đến năm 2012 số thu là 25.627 triệu đồng, chiếm 25,57 % tổng số thu BHXH toàn thị xã Bỉm Sơn. Tương tự khối Doanh nghiệp nhà nước năm 2010 thu được 12.383 triệu đồng chiếm tỷ lệ 18,28 % tổng số tiền thu BHXH toàn thị xã Bỉm Sơn thì sang năm 2012 số tiền thu được đã là 16.121 triệu đồng chiếm tỷ lệ 16,08 % tổng số tiền thu BHXH toàn thị xã. Số tiền thu BHXH của 2 khối này đều tăng dần theo từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ % về cơ cấu lại có sự giảm dần so với các khối khác. Điều này là do những năm gần đây, các khối HCSN, Đảng, Đoàn thể luôn là khối có sự ổn định về tổ chức cũng như con người, sự tăng giảm về nhân sự của khối này hầu như không có sự biến động lớn, mặt khác khối này hưởng lương và đóng BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước nên số tiền thu BHXH tăng lên theo từng năm phần lớn là do mức lương tối thiểu nhà nước quy định tăng lên theo từng thời kì, như ta biết lương tối thiểu chung năm 2010 là 730.000 đồng, năm 2011 là 830.000 đồng và năm 2012 là 1.050.000 đồng. Khối Doanh nghiệp nhà nước cũng là khối ít có sự thay đổi về số đơn vị và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 số lao động có xu hướng giảm dần, năm 2010 số đơn vị là 19 đơn vị với 2.891 lao động thì đến năm 2012 số đơn vị cũng là 19 với số lao động là 2.912 lao động. Điều này là do những năm gần đây, nhà nước thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thực hiện cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả thì tiến hành chuyển dần sang các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, giải thể hoặc tự sát nhập các công ty này với nhau, chính điều này đã làm cho các công ty nhà nước đang có xu hướng giảm dần do 1 phần lớn đã chuyển thành các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự hạch toán chi phí. vì thế ta nhận thấy số tiền BHXH của khối này tuy vẫn tăng theo từng năm nhưng không còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền BHXH thu được của toàn thị xã Bỉm Sơn. Bên cạnh 4 khối chính thì khối còn lại bao gồm Khối hợp tác xã, khối phường xã, khối ngoài công lập và khối hộ kinh doanh cá thể tuy chiếm cơ cấu ít trong tổng số thu BHXH toàn thị xã Bỉm Sơn. Cũng ít có sự biến động về đối tượng tham gia BHXH và số tiền thu qua mỗi năm. Năm 2010 khối này chỉ có 31 đơn vị tham gia với số lao động là 408 người thu được tổng số tiền là 2.447 triệu đồng thì đến hết năm 2012 khối này còn có 21 đơn vị tham gia với số lao động là 381, thu được tổng số tiền là 1.310 triệu đồng. Nguyên nhân do đến năm 2011 đối tượng là chủ hộ KD cá thể không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, nên cũng đã ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng của khối hộ kinh doanh cá thể. Ngoài các kết quả khả quan về số đối tượng tham gia và số tiền thu BHXH tăng dần theo từng năm thì số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị vẫn là một vấn đề cần giải quyết triệt để, số tiền nợ đọng BHXH hàng năm luôn là một thách thức đối với ngành BHXH cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, năm 2010 BHXH thị xã Bỉm Sơn có 2 đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ là 2.243 triệu đồng, sang năm 2011 BHXH thị xã Bỉm Sơn có 3 đơn vị nợ với số tiền nợ: 5.236 tỉ đồng, năm 2012 BHXH thị xã Bỉm Sơn có 5 đơn vị nợ với số tiền 7.933 triệu đồng. Ta thấy số đơn vị nợ và số tiền nợ BHXH có xu hướng tăng theo từng năm, tập trung phần lớn ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Tuy đã có nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 biện pháp được áp dụng nhưng do nhiều yếu tố như: văn bản pháp luật nhà nước còn thiếu sót, nhiều kẽ hở, chế tài về chậm nộp BHXH còn chưa mang tính răn đe, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa hiệu quả, tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi . Nên việc chấm dứt hoàn toàn nợ đóng BHXH vẫn chưa được giải quyết triệt để, đòi hỏi thời gian tới nhà nước,cũng như các cơ quan chức năng phối hợp cùng ngành BHXH để có các biện pháp hiệu quả hơn trong việc giảm dần nợ đọng BHXH. Nhìn chung qua số liệu tổng hợp 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012, Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác thu BHXH, số đối tượng tham gia từng bước được mở rộng dẫn tới số tiền thu BHXH cũng luôn tăng cao qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2012 số tiền thu đã tăng gần gấp 1,5 lần, điều này cho thấy việc thực hiện BHXH ở thị xã Bỉm Sơn đang ngày một đạt hiệu quả, số người tham gia BHXH không ngừng tăng, phản ánh được sự nhận thức của người lao động cũng như chủ sử dụng lao động về BHXH đã được nâng lên rất nhiều, có được điều này ngoài những nguyên nhân khách quan thì phải kể đến sự nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ BHXH thị xã Bỉm Sơn cùng với sự chỉ đạo và phối hợp của các ban ngành chức năng thị xã Bỉm Sơn, đã có nhiều giải pháp, sáng kiến để thu BHXH đạt hiệu quả trên địa bàn, tích cực kiểm tra, giám sát, tuyên truyền luật BHXH đến từng đơn vị, hạn chế được tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài. BHXH thị xã Bỉm Sơn đã và đang nỗ lực thực hiện tốt công tác thu BHXH hàng năm, luôn phấn đấu đạt 100 % kế hoạch thu được giao, các chính sách khác như trợ cấp, thanh toán các chế độ về tai nạn lao động, hưu trí, thai sản cũng được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật, luôn đảm bảo các chế độ quyền lợi người lao động không bị thiệt thòi. BHXH thị xã Bỉm Sơn luôn là một trong những cơ quan hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam, luôn đi đầu trong những sáng kiến mới, những biện pháp mới để đốc thu có hiệu quả. BHXH thị xã Bỉm Sơn cũng là đơn vị đầu tiên mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào công tác thu, 100 % cán bộ thu đều được làm việc với máy tính và phần mềm thu hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2.3 Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn 2.3.1 Lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội Lập kế hoạch thu là công tác có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quản lý thu BHXH, đòi hỏi các đơn vị lập kế hoạch phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của số đơn vị, số lao động và quỹ lương trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch thu sát với tình hình thực tế sẽ giúp cho công tác thu BHXH được thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng, ngược lại sẽ làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn tới việc đơn vị không hoàn thành được kế hoạch được giao. Từ năm 2010 đến nay, theo quyết định số 902/QĐ-BHXH ban hành ngày 26/06/2007 và quyết định số 1111/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/10/2011 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, thực hiện theo Luật BHXH thì công tác lập kế hoạch thu BHXH có tính khoa học và bám sát với thực tế kinh tế - xã hội hơn, theo đó, BHXH Việt Nam lập kế hoạch thu không chỉ dựa vào kế hoạch thu do BHXH các tỉnh gửi đến mà còn căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch từng năm của BHXH các tỉnh cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể quy trình lập kế hoạch thu đang áp dụng như sau:  BHXH thị xã căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập thành 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau, một bản lưu tại BHXH quận, huyện, một bản gửi BHXH tỉnh, thành phố trước ngày 05/11 hàng năm  BHXH tỉnh, thành phố căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh, thành phố trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH cho năm sau. Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của BHXH các huyện, thị xã cùng với phòng thu của BHXH tỉnh, BHXH tỉnh lập thành kế hoạch thu BHXH của BHXH toàn thành tỉnh làm 02 bản, một bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm, một bản lưu tại BHXH tỉnh. Việc lập kế hoạch thu BHXH có tính đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, biến động về tiền lương, tiền công của người lao động và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50  BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH cho BHXH các tỉnh, thành phố trước ngày 10 /01 hàng năm.  BHXH tỉnh, thành phố căn cứ dự toán thu BHXH của BHXH Việt Nam giao tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh, thành phố và BHXH quận huyện để triển khai thực hiện. Thực hiện theo đúng quy định, BHXH thị xã Bỉm Sơn đã lập kế hoạch thu hàng năm, trên cơ sở đó, phân cấp quản lý thu BHXH, tại BHXH thị xã Bỉm Sơn sẽ tiến hành thu của các đơn vị HCSN, DNNN do Trung ương quản lý và do thị xã Bỉm Sơn quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lao động lớn tại BHXH các quận, huyện tiến hành thu các đơn vị có trụ sở chính đóng trên địa bàn quận, huyện và các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu Hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách lao động tham gia BHXH, tổng quỹ lương và số tiền đóng BHXH nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu BHXH. Cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát các số liệu đồng thời in tờ rời của từng người lao động về chức danh thời gian đóng BHXH, số tiền đóng BHXH, đây là căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ cho người lao động. Bảng 2.2: Tình hình lập và được giao kế hoạch thu BHXH của BHXH thị xã Bỉm Sơn (2010-2012) Đơn vị: Triệu đồng Năm Kế hoạch tự lập Kế hoạch được giao Tỷ lệ (%) 2010 64.800 65.200 100,6 2011 67.200 69.500 103,4 2012 88.500 95.000 107,3 Nguồn: Tổng hợp thu BHXH Thị xã Bỉm Sơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Qua bảng 2.2 số liệu tình hình lập và giao kế hoạch thu BHXH của BHXH thị xã Bỉm Sơn trên: Ta nhận thấy tình hình tự lập kế hoạch luôn luôn thấp hơn kế hoạch được giao nhưng số chênh lệch là không đáng kể, điều này cho thấy việc lập kế hoạch tại BHXH thị xã Bỉm Sơn đã gần sát với kế hoạch của BHXH tỉnh, phản ánh công tác lập kế hoạch đã được BHXH Thị xã Bỉm Sơn đầu tư nghiên cứu, chú trọng, coi đây là khâu then chốt trong việc quản lý thu cả năm do đó đã đi sâu đi sát với tình hình thực tiễn và có những giải pháp có tính khoa học như: kiểm tra, giám sát, thống kê hàng quý số lượng lao động tăng giảm, tổng quỹ tiền lương phát sinh, số doanh nghiệp đăng kí mới phát sinh, số doanh nghiệp khó khăn còn nợ đọng, tình hình kinh tế trong năm của thị xã Bỉm Sơn. 2.3.1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn được thể hiện qua bảng số liệu thống kế sau: * Số lao động: Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tham gia BHXH tại BHXH TX.Bỉm Sơn (2010-2012) Đơn vị: Người Khối loại hình quản lý Số lao động tham gia BHXH bắt buộc 2010 2011 2012 Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) Khối HCSN, Đảng,đoàn thể 3.869 25,24 4.026 24,68 4.234 23,83 Khối DN Nhà nước 2.891 18,86 2.851 17,48 2.912 16,39 Khối DN Ngoài quốc doanh 5.943 38,77 6.774 41,53 7.643 43,02 Khối DN Đầu tư nước ngoài 2.217 14,46 2.322 14,23 2.593 14,6 Khối Khác 408 2,67 336 2,08 381 2,16 Tổng 15.329 100 16.309 100 17.763 100 Nguồn: Bộ phận thu BHXH thị xã Bỉm Sơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Qua bảng số liệu ta có thể thấy: số lao động tham gia BHXH qua các năm đều tăng một cách đáng kể. Năm 2010 số lao động tham gia BHXH là 15.329 (người) thì đến năm 2012 đã lên 17.763 người, tăng gần 1,16 lần so với năm 2010. - Trong 3 năm số lao động thuộc loại hình DNĐTNN và DNNQD là tăng nhanh nhất.  Số lao động tham gia BHXH thuộc loại hình DNĐTNN năm 2010 là 2.217 (người) đến năm 2012 đã lên tới 2.593 (người), tăng gấp 1,17 lần sau 3 năm.  Còn số lao động tham gia BHXH thuộc loại hình DNNQD năm 2010 là 5.943 (người) đến năm 2012 đã lên tới 7.643 (người), tăng gần gấp 1,29 lần sau 3 năm.  Tuy nhiên tỷ trọng lao động trong khối HCSN, Đảng, đoàn thể và tỷ trọng trong khối Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng có xu hướng ít thay đổi, năm 2010 tỷ trọng lao động khối HCSN, Đảng, đoàn thể chiếm 25,24% sang đến năm 2012 chỉ còn là 23,83%, giảm 1,41%, tương tự tỷ trọng lao động khối DNNN năm 2010 chiếm 14,46% thì năm 2012 là 14,6%, tăng không đáng kể 0,14%.  Tỷ trọng lao động trong khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) ngày càng có xu hướng tăng và tăng nhanh, như năm 2010 mới chỉ chiếm 38,88% thì đến năm 2012 đã chiếm tới 43,02%, tăng 4,25%. - Số lao động tham gia BHXH ở các khối còn lại thì đều có sự tăng giảm không đáng kể.  Khối HCSN, Đảng, đoàn thể có tăng lao động, nhưng tỷ trọng trong tổng thể số lao động lại giảm. Năm 2010 có 3.869 người chiếm 25,24% thì đến năm 2012 chỉ tăng lên 4.234 chiếm 23,83 % trong cơ cấu.  Khối DNNN cũng tương tự, năm 2010 có 2.891 người chiếm 18,86% thì đến năm 2012 là 2.912 người chiếm 16,39% trong cơ cấu.  Các khối khác cũng ít có sự biến đổi, năm 2010 chỉ có 408 người chiếm 2,67% thì đến năm 2012 là 381 người chiếm 2,16 %. Tổng số lao động tham gia BHXH ngày một tăng quan từng năm cho thấy công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng đã được BHXH thị xã Bỉm Sơn chú trọng và thực hiện khá tốt. Đặc biệt là số lao động ở khối DNNQD tăng lên đáng kể, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các khối. Người sử dụng lao động và người lao động ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trong, tính thiết thực khi tham gia BHXH, đó là chính sách đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống lâu dài của họ. Năm 2010 mới chỉ có 15.329 người tham gia BHXH thì đến năm 2012 đã lên tới 17.763 người. Để đạt được kết quả đó là do chính sách BHXH ngày càng phù hợp với cuộc sống của người lao động giúp họ yên tâm sản xuất trong điều kiện tiền lương và thu nhập thấp, do vậy đối tượng tham gia ngày càng đông và ngày càng được mở rộng đến các thành phần kinh tế trên toàn địa bàn thủ đô. * Số đơn vị: Bảng 2.4: Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH tại BHXH thị xã Bỉm Sơn (2010-2012) Đơn vị tính : Số đơn vị đóng BHXH Khối loại hình quản lý Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc 2010 2011 2012 Số đơn vị Cơ cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) HCSN, Đảng,đoàn thể 79 22,82 80 20,66 83 18,74 DN Nhà nước 19 5,48 19 4,96 19 4,3 DN Ngoài quốc doanh 199 57,75 238 61,42 289 64,91 DN ĐTNN 17 4,95 32 8,16 32 7,22 Khối Khác 31 9 19 4,8 21 4,83 Tổng 345 100 387 100 445 100 Nguồn: Bộ phận thu BHXH thị xã Bỉm Sơn Qua bảng số liệu ta thấy: Số đơn vị tham gia BHXH tăng dần theo từng năm. Năm 2010 số đơn vị đăng ký tham gia là 345 đơn vị đến năm 2012 đã có 445 đơn vị tham gia, tăng gấp 1,29 lần. Có sự thay đổi lớn giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa DNNN và DNNQD. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54  Đối với DNNN, không có sự biến đổi về số đơn vị, năm 2010 có 19 đơn vị tham gia thì đến năm 2012 cũng có 19 đơn vị tham gia. Xét về cơ cấu năm 2010 DNNN chiếm 5,48% đến năm 2012 chỉ chiếm 4,3% trong tổng cơ cấu.  Đối với DNNQD, các đơn đăng ký tham gia tăng đều và nhanh. Năm 2010 có 199 đơn vị đến năm 2012 có 289 đơn vị tăng gấp gần 1,45 lần. Xét về cơ cấu năm 2010, chiếm 57,75 % đến năm 2012 đã chiếm đến 64.91% tổng cơ cấu. Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ngày càng có nhiều các công ty TNHH, công ty cổ phần được thành lập. Hơn thế nữa các công ty sử dụng lao động đã ngày càng có ý thức hơn về việc tham gia đóng BHXH cho người lao động vừa giúp họ yên tâm công tác sản xuất, vừa giúp người chủ sử dụng lao động tránh được các chi phí khi xảy ra rủi ro trong quá trình lao động (tai nạn, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp ) 2.3.1.2 Mức thu và phương thức thu Bảo hiểm xã hội * Mức thu Bảo hiểm xã hội từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện theo lộ trình của Luật BHXH qua các năm như sau:  Từ Năm 2010 đến năm 2011: Tỷ lệ thu BHXH của các đối tượng tham gia BHXH là 22 %, trong đó: người lao động sẽ trích đóng 6 %, người sử dụng lao động trích đóng là 16 %. Mức thu BHXH đối với đơn vị sử dụng thang bảng lương Nhà nước là: 22% * lương tối thiểu chung * (hệ số lương + phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp khác nếu có). Mức thu đối với đối với các đơn vị chủ sử dụng lao động (là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH.), tự quyết định về tiền lương, tiền công được thỏa thuận trong hợp đồng lao động là: 22% * mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.  Từ năm 2012 đến nay: Theo lộ trình của Luật BHXH, tỷ lệ thu BHXH từ tháng 1/2012 được tăng lên là 24 % trong đó: người lao động sẽ phải trích 7%, và người sử dụng lao động sẽ phải trích 17%. Qua 3 năm từ 2010 đến năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_thu_bao_hiem_xa_hoi_tai_bao_hiem_xa_hoi_thi_xa_bim_son_tinh_thanh_hoa_62.pdf
Tài liệu liên quan