MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu 7
1.2. Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứu 25
Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 28
2.1. Cơ sở hình thành nhân sinh quan Phật giáo 28
2.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo 39
Chương 3: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU”
CỦA NGUYỄN DU 59
3.1. Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 59
3.2. Nội dung Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du 71
Chương 4: MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN
CỨU NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN
KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 101
4.1. Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” 101
4.2. Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du 116
4.3. Ý nghĩa việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du 126
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
160 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân sinh quan phật giáo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rốn đi.
Từ nhà Hoạn Thư ra, Thúy Kiều đến nương nhờ tại “Chiêu Ẩn am” của
sư trưởng Giác Duyên. Nhưng đoạn trường chưa dứt, nghiệp chướng còn dày,
một lần nữa Kiều lại sa vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh ở Châu Thai, vì
tung tích nàng đã bị bại lộ. Tại đây nàng gặp Từ Hải, người anh hùng cái thế
đang dấy binh chống lại triều đình.
Say mê sắc đẹp, cảm phục tài năng và đồng điệu tâm hồn, Từ Hải cứu
nàng ra khỏi chốn lầu xanh nhà họ Bạc, đưa nàng về làm vợ. Sau một năm
khởi binh, Từ Hải đã trở thành lãnh chúa một vùng và Kiều đường đường là
một mệnh phụ phu nhân. Ân oán giang hồ từ ngày lưu lạc được nàng báo đáp
phân minh. Những kẻ gây nên đau khổ cho nàng đều phải đền tội dưới trướng
hùm Từ Hải. Đây có lẽ là quãng đời hạnh phúc nhất của Kiều trên suốt chặng
đường mười lăm năm lưu lạc.
70
Những tưởng Kiều hạnh phúc dài lâu cùng Từ Hải, nhưng sổ đoạn
trường nàng đâu đã đoạn tên. Khi Hồ Tôn Hiến kéo binh mã triều đình ra
đánh Từ Hải, biết không thể thắng nên dùng kế chiêu an. Kiều lại ngây thơ
tin lời đường mật của Hồ Tôn Hiến, phân tích lẽ thiệt hơn và khuyên Từ
Hải đầu hàng.
Nghe lời Kiều, Từ Hải đầu hàng và mắc kế phục binh của Hồ Tôn Hiến
phải chết đứng giữa trận tiền. Vậy là Kiều thành thân phận “thanh y”, hầu
rượu, đánh đàn cho tiệc mừng công của Hồ Tôn Hiến. Sau đó, Kiều bị ép gả
cho một Thổ quan. Và cuối cùng, Kiều đã trầm mình xuống sông Tiền Đường
tự vẫn khi Thổ quan đang đưa nàng đi.
Về phần sư Giác Duyên, sau khi chia tay Kiều ở “Chiêu Ẩn am”, sư
trưởng Giác Duyên trên đường vân du gặp Đạo cô Tam Hợp. Được Đạo cô
Tam Hợp cho biết hậu vận của Kiều nên đã đến nên thuê người chờ sẵn bên
sông Tiền Đường. Nhờ vậy, Kiều được cứu sống và đem về nương náu ở am
cỏ ven sông. Từ ngày Kiều rời nhà cho đến bấy giờ, chốc đã mười lăm năm
luân lạc.
Ở quê nhà, khi hết thời gian chịu tang, Kim Trọng trở lại tìm Thúy Kiều
thì Thúy Kiều đã không còn nữa. Theo lời Kiều dặn, Kim Trọng cưới Thúy
Vân nhưng trong lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ Thúy Kiều. Sau đó Kim
Trọng cùng Vương Quan thi đậu và được bổ ra làm quan. Từ đó Kim Trọng
bắt đầu dò la tìm kiếm tông tích Thúy Kiều. Từ Vô Tích qua Lâm Tri đến
Châu Thai rồi cuối cùng dừng lại bên bờ sông Tiền Đường.
Cả nhà Thúy Kiều hội ngộ mừng mừng tủi tủi. Dù cả nhà đều nài ép và
mối tình với Kim Trọng vẫn nồng ấm như xưa, nhưng Thúy Kiều cảm thấy đã
quá đỗi ê chề và nghĩ mình không xứng đáng với Kim Trọng nữa. Vì vậy,
Thúy Kiều đã nhất quyết không chắp lại tình xưa với người yêu cũ. “Đem tình
cầm sắc đổi ra cầm cờ” là sự chọn lựa cuối cùng của nàng đối với Kim Trọng.
71
Kiều sống nốt những ngày còn lại với gia đình và người thân trong an lạc
niềm vui sau khi đã trải qua một quãng đời sương gió đoạn trường.
3.2. NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU”
CỦA NGUYỄN DU
Dân gian có câu Văn dĩ tải đạo (lấy văn chương mà chở đạo lý). Câu nói
ấy rất thích hợp cho “Truyện Kiều”. Có thể thấy rằng “Truyện Kiều” là tác
phẩm nổi tiếng nhất trong thi đàn Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Tác phẩm này
không chỉ là một áng thơ độc nhất vô nhị trong kho tàng văn học Việt Nam,
mà còn chứa đựng nhiều tư tưởng triết học sâu sắc của Tam giáo (Nho giáo,
Đạo giáo và Phật giáo).
Thông qua sự thăng trầm và đầy biến cố của những nhân vật trong
“Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã miêu tả một cách khéo léo, tài tình những
thăng trầm, vinh nhục, những vui buồn, thương ghét của cuộc đời con người,
cũng như những bạc bẽo, bất công, loạn lạc của thực trạng xã hội.
Không chỉ vậy, bằng “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn thể hiện được
những quan niệm, những triết lý nhân sinh mang màu sắc tam giáo của người
Việt nói chung và của bản thân Nguyễn Du nói riêng. Do đó, “Truyện Kiều”
đã được mọi tầng lớp từ vua chúa, quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao động
đón nhận và say mê. Dường như ai cũng có thể tìm thấy hình bóng, cuộc đời,
tâm tư, tình cảm của mình trong những nhân vật của Nguyễn Du (dân gian ví
thơ là người). Người Việt thậm chí còn đề cao “Truyện Kiều” hơn những gì
mà một tác phẩm văn học đem lại khi coi nó là một công cụ xem xét và tiên
đoán về cuộc đời mình - bói Kiều. Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa
có một bản trường ca trữ tình nào bỗng hóa thành một hiện tượng "sấm"
truyền hay thánh ca tôn giáo mẫu mực được truyền tụng và kính cẩn như
“Truyện Kiều”: "Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Vương Thúy Kiều
xin chứng dám lòng thành ứng cho một quẻ".
72
Nội dung “Truyện Kiều” chứa đựng nhiều tư tưởng liên quan đến những
đạo nghĩa, luân thường của Nho gia cũng như những ước vọng tiêu dao,
phóng khoáng của Đạo gia. Nhưng cũng không thể không nói đến sự ảnh
hưởng rõ nét của nhân sinh quan Phật giáo trong nội dung “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, đặc biệt là các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi.
3.2.1. Quan niệm về nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều”
Có thể khẳng định rằng, tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm “Truyện Kiều”
nằm trong lý thuyết về nhân quả, nghiệp báo. Điều này đã được rất nhiều các
nhà nghiên cứu thừa nhận dù cách diễn giải có thể là khác nhau như: Trần
Trọng Kim, Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Cao Huy Đỉnh
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, có lẽ người đầu tiên đặt vấn đề Phật
giáo trong “Truyện Kiều” là sử gia Trần Trọng Kim. Trần Trọng Kim được
biết đến như một học giả uyên bác về sử học, văn học và tư tưởng Việt Nam.
Trong tập san Khai Trí Tiến Ðức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã
có bài “Lý thuyết Phật học trong Truyện Kiều”. Trong tác phẩm này, ông đã
chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo vào nội
dung “Truyện Kiều” (dù nó còn rất sơ sài). Ông viết:
Theo đạo Phật thì ở đời không có gì là không có nhân duyên (loi de
causalité), mà cái nhân duyên đó kết hợp thành cái nghiệp. Cái phần
tốt, phần hay của nàng Kiều là ở chỗ dù khổ sở thế nào, cũng giữ
được cái tâm trong sạch, cái bụng nhân nghĩa và cái sức cố gắng mà
phấn đấu với cái nghiệp chướng của mình. Cái giá trị của con người
ta ở đời cốt ở chỗ ấy, mà cái nhân cách của con người ta có rõ rệt ra
là cũng ở chỗ ấy [3].
Ông cũng đã đúng khi nhận định rằng:
Cái thuyết nhân quả và cái nghiệp của nhà Phật gần giống như cái
thuyết định mệnh (déterminisme) của triết học bên Tây. Nhưng chỉ
73
khác ở chỗ cái định mệnh của nhà Phật là do tự mình định ra, chứ
không phải tự ở sức ngoài sai khiến. Thành thử cái thuyết nhân quả
vẫn để cho mình có cái hoàn toàn tự do. Mình phải theo cái nghiệp
tự mình gây ra cho mình, chứ không phải cái nghiệp tự đâu gây ra
mà bắt mình phải chịu cái thuyết nhân quả của Phật học là thế.
Đem cái thuyết ấy mà so với một đời nàng Kiều thì không thấy chỗ
nào là không đúng [3].
Cũng thừa nhận về nhân quả, nghiệp báo trong “Truyện Kiều”, nhưng
nhà nghiên cứu Cao Huy Ðỉnh thì nhận xét: chất bi quan yếm thế của “Truyện
Kiều” đến từ cái khối thế giới quan tiêu cực hỗn hợp ấy của “Truyện Kiều”,
trong đó triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn, vì chất bi quan yếm thế của nó
dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình ở trong tâm trạng con người, nhất là
phụ nữ, nạn nhân cực khổ nhất của xã hội phong kiến. Ðạo Nho lúc này đây chỉ
còn có những con người đa tình, phong nhã hào hoa như Kim Trọng, những con
người tầm thường sống trong khuôn phép tầm thường như Thúy Vân, như
Vương Quan, những con người biết yêu biết khóc nhưng không dám hành động
như Thúc Sinh, những ông quan lừng chừng như viên tri phủ, những vị trọng
thần mặt sắt cũng ngây vì tình như Hồ Tôn Hiến. Ðạo Nho rõ ràng đang suy sụp
cùng với cả cái nền tảng xã hội phong kiến của nó. Cương thường đạo lý của nó
không còn sức hấp dẫn nữa. Ðạo Phật đã bổ sung cho đạo Nho ở chỗ nó dựa trên
luật nhân quả để kết án cá nhân là tự mình gieo cái mầm khổ cho mình ngay từ
kiếp trước nên tự mình phải chịu lấy quả khổ của kiếp này. Theo ông,
chữ nghiệpmê muội và an ủi tâm hồn quả đã hấp dẫn được lòng người đang sợ
hãi cái thực tại đầy đau thương và đã thổi thêm luồng gió bi quan vào trong cơn
bão táp của thời đại Nguyễn Du và trong “Truyện Kiều” [46].
GS. Ðào Duy Anh trong sách Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) thì lại
nhận định: Tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là "tài
74
mệnh tương đố". Tư tưởng ấy làm cái nòng cốt tinh thần cho toàn truyện, mà
mỗi một chương, mỗi một tiết, mỗi một đoạn chỉ là để chứng minh cho nó
thôi. Tư tưởng ấy là gốc ở thuyết thiên mệnh của Nho giáo. Tuy nhiên,
Nguyễn Du không phải là một nhà Nho thuần túy. Cái tình đa cảm,
những kinh nghiệm đau đớn đã đem Nguyễn Du đến Phật giáo. Ông
không thỏa mãn đối với cái luật “bỉ sắc tư phong” vì nó mới chỉ là một
nhận xét tuồng như đúng mà chưa cắt nghĩa rõ ràng về lý do. Người ta
vẫn chưa hiểu tại sao lại có cái luật thừa trừ như thế. Ông không chịu
rằng người ta không có trách nhiệm gì về sự cân nhắc họa phúc của
Trời. Ông bèn lấy chữ nghiệp của nhà Phật mà phát huy cho chữ mệnh
của nhà Nho. Theo luật nhân quả của Phật thì những điều người ta làm
ở kiếp này là nguyên nhân sẽ sinh ra kết quả ở kiếp sau, mà những điều
người ta làm ở kiếp trước là nguyên nhân sinh ra kết quả ở kiếp này.
Những việc làm trước sinh ra kết quả ở sau gọi là nghiệp [3].
Cũng theo GS Đào Duy Anh, hiểu nghiệp là như vậy, nhưng nếu quan
niệm rằng nhờ thiện tâm (ở kiếp này) mà giảm nhẹ bớt được nghiệp chướng
để hưởng thụ ngay ở hiện tại thì không đúng hẳn với quan niệm nhân quả
thuần túy của nhà Phật. Mặc dù vậy, nó lại rất đúng với quan niệm nghiệp báo
hay báo ứng phổ thông trong dân gian. Chính như cái tư tưởng “trời định” (tỷ
dụ, khi Ðạm Tiên báo cho Kiều là “Ðoạn trường [đã] sổ rút tên ra” hoặc khi
sư Tam Hợp cho rằng Kiều tuy có “hại một người [Từ Hải, nhưng] cứu muôn
người” thì “khi nên, trời cũng chiều người”) ... cũng không có quan hệ gì với
Phật lý, nhưng vốn là điều người mình tin lắm, vô luận là người theo Phật hay
theo Nho. Vậy ta nên nói rõ rằng tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du ở đây là
theo tín ngưỡng thông thường của dân chúng [3].
Nhìn chung, dù còn nhiều cách tiếp cận và giải thích khác nhau về sự
ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến nội dung “Truyện Kiều”, nhưng về cơ
75
bản các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng những ảnh hưởng này là có, và
chủ yếu thể hiện lý thuyết nhân quả, nghiệp báo.
Mở đầu “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Và, kết thúc “Truyện Kiều”, ở câu 3247, Nguyễn Du lại viết:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Nếu như nhìn vào những câu thơ đầu tiên thì có thể thấy tư tưởng tài
mệnh tương đố (tài năng và số mệnh đố kỵ nhau) là rõ nét. Dường như với
những người có tài và có sắc, việc phải nhận một số phận trớ trêu, đau khổ,
điêu đứng, không yên bình do bị ông trời “đánh ghen”, đày đọa là một sự tất
yếu. Nhưng khi đọc những vần thơ cuối thì có thể thấy rằng Nguyễn Du đã
không chỉ dừng lại ở thuyết tài mệnh tương đố, mà ông đã đẩy xa hơn, lý giải
sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tài và mệnh trong sự ảnh hưởng của thuyết
nghiệp báo nhà Phật.
Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. Có tài mà không
biết giấu (giữ) mình mà ngông cuồng, khoe khoang, hợm hĩnh thì sẽ phải lãnh
hậu quả (tai nạn) và sẽ đau khổ rất nhiều vì sự khoe khoang hợm hĩnh đó.
76
Nhưng “mầm mống” của những tai nạn và đau khổ kia từ đâu đến?. Theo
Nguyễn Du, tất cả những thứ đó không phải do bên ngoài đem đến cho ta,
cũng không hẳn là vì trời xanh quen thói má hồng đánh ghen, mà bởi chính
chúng ta, bởi những hành động tham lam, giận dữ, si mê.. mà chúng ta đã tạo
nghiệp xấu cho bản thân mình.
Và, khi đã trót mang lấy nghiệp vào thân, thì cũng đừng trách lẫn trời
gần trời xa. Tất nhiên, chữ “nghiệp” mà cụ Nguyễn Du nói đến ở đây chỉ là
nghiệp xấu, còn chữ nghiệp của Phật giáo thì nó không chỉ có nghiệp xấu mà
nó còn rộng hơn nữa, bao gồm cả nghiệp tốt.
Trong “Truyện Kiều”, Thúy Kiều là con gái cả của gia đình họ Vương,
được Nguyễn Du mô tả như một người có tài, sắc vẹn toàn. Thúy Kiều rất
thông minh, giỏi cả thi, họa, ca ngâm và đặc biệt là chơi đàn tỳ bà. Năm 16
tuổi, Thúy Kiều đã sáng tác một bản nhạc tên là Bạc mệnh (số kiếp mỏng,
không tốt). Bản nhạc rất hay, nhưng đàn lên thì nghe buồn thấm thía ruột gan.
Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Có lẽ đây chính là chỉ dấu đầu tiên cho thấy cuộc đời trầm luân ba chìm
bảy nổi, đầy đau khổ và bão tố sau này của Kiều. Về sắc đẹp, Nguyễn Du đã
xây dựng nên hình ảnh một người con gái đẹp đến nỗi hoa phải ghen tỵ, liễu
phải tủi hờn (Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh). Cái đẹp của Kiều có
thể làm nảy sinh sự ghen tỵ không chỉ của con người mà còn cả vạn vật xung
quanh. Về tài năng, dù là người rất giỏi về âm nhạc, nhưng bản nhạc đầu tiên
của Thúy Kiều lại chứa đựng sự buồn bã, đau khổ. Mỗi lần tấu bản nhạc này
lên, Kiều lại vô tình tưới tẩm những hạt giống của sự đau buồn lên cuộc đời
của mình.
Theo quan điểm Phật học, đây chính là những hạt giống tiêu cực sẽ đem
lại cho Thúy Kiều những sự đau khổ về sau. Anh hoa phát tiết ra ngoài, nghìn
77
thu bạc mệnh một đời tài hoa. Trong cuộc sống, chúng ta có đầy đủ tất cả các
hạt giống (nhất thiết chủng thức), có những hạt giống cần được tưới tẩm hàng
ngày, nhưng cũng có những hạt giống không nên tưới tẩm vì nó sẽ ảnh hưởng
rất xấu đến cuộc đời của con người. Trong “Truyện Kiều”, khi Kim Trọng
nghe Kiều gảy bản nhạc Bạc mệnh, Kim Trọng đã phải thốt lên:
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Lựa chi những khúc tiêu hao
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người
Rõ ràng rằng Kim Trọng có những hạt giống của sự lành mạnh trong
tâm, và khi trong lòng có sự lành mạnh thì sẽ không đau khổ nhiều (hay nghĩ
đến nhiều sự đau khổ) như những người có chủng tử khổ đau lớn như Thúy
Kiều. Với những chủng tử khổ đau nhiều, lại được tưới tẩm liên tục bởi âm
nhạc và suy nghĩ nên đã góp phần đưa Kiều đi qua mười lăm năm rất đau
thương và cực khổ. Bản thân Thúy Kiều cũng nhận thấy điều này, nhưng lại
cho rằng:
Rằng: quen mất nết đi rồi
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao
Theo Phật học, đây chính là tập khí mà Kiều không biết. Tập khí có thể
được hình thành từ thời thơ ấu hoặc được trao truyền từ những thế hệ trước.
Trong “Truyện Kiều”, chủng tử khổ đau được trao truyền cho Thúy Kiều chứ
không trao cho Thúy Vân hay Vương Quan. Mặc dù mọi thứ của chúng ta đều
từ chủng tử mà hình thành nên, nhưng chúng ta vẫn có thể làm thay đổi nó
thông qua việc thay đổi các tập khí bằng cách tưới hoặc không tưới các hạt
giống [31, tr.56-57].
Nhân vật đầu tiên trong câu chuyện của Nguyễn Du có ảnh hưởng lớn
đến những hành động tạo nghiệp của Thúy Kiều sau này là một hồn ma
78
(Đạm Tiên). Trên đường về nhà sau khi đi thanh minh, Thúy Kiều bỗng
thấy một ngôi mộ bên đường tiêu điều, không có người hương khói bèn
chạnh lòng hỏi:
“Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
“Rằng: “Sao trong tiết thanh minh
Mà đây hương khói vắng tanh thế này”
Vương Quan (em Thúy Kiều) bèn kể cho chị mình nghe về lai lịch và
cuộc đời đầy chông gai của người đang nằm dưới mộ. Đó là Đạm Tiên. Đạm
Tiên là một ca sĩ nổi tiếng xinh đẹp ngày xưa, chết khi đang còn trẻ và không
có người thân thích nên ngôi mộ này không có người chăm nom. Thúy Kiều
nghe vậy thì òa lên khóc (trong khi Vương Quan và Thúy Vân thì không có sự
rung động nào - Vân rằng: chị cũng nực cười, khéo dư nước mắt khóc người
đời xưa).
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Phũ phàng chi bấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
Dường như Kiều có những trực giác mà người bình thường không có
được. Cô tin rằng ở đâu đó Đạm Tiên vẫn tồn tại và nghe thấy lời cô nói (thác
là thể phách, còn là tinh anh). Với sự nhạy cảm của mình, Kiều linh cảm thấy
số phận của Đạm Tiên có mối liên hệ với số phận của mình sau này nên cứ ủ
dột nấn ná quanh mộ mà không chịu về.
79
Lại càng mê mẩn tinh thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Kiều nói với Thúy Vân:
Rằng: “hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Nỗi niềm tưởng đến mà đau
Thấy người nằm đó biết sau thế nào”
Chính cái sự đa sầu, đa cảm và luôn nghĩ đến những điều không hay sẽ
đến với cuộc đời mình khi nghĩ về Đạm Tiên đã lại tưới tẩm lên hạt giống của
sự buồn đau, đầy tiêu cực của Kiều. Với niềm tin “thác là thể phách, còn là
tinh anh”, hồn ma của Đạm Tiên đã trở thành hiện thân của nghiệp lực theo
Kiều từ đó.
Vâng trình hội chủ xem tường,
Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cùng người một hội một thuyền đâu xa.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Kiều không chỉ là một cô gái đa sầu, đa
cảm mà còn đa tình. Nàng đã mạnh dạn đem lòng yêu thương Kim Trọng
ngay trong lần đầu gặp gỡ, một điều rất xa lạ với lễ giáo phong kiến đương
thời. Chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi thoáng qua thôi mà đã:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du tiếp tục vượt qua những lễ nghi, những
quan niệm trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến khi ông để cho Kiều
vừa kín đáo, vừa đa tình đưa tín hiệu yêu thương bằng cách bỏ rơi cành kim
80
thoa, vừa mạnh mẽ và táo bạo khi hai lần chủ động sang nhà Kim Trọng (lần
thứ nhất là khi cha mẹ và hai em Thúy Kiều về quê ngoại ăn sinh nhật: Nhà
lan thanh vắng một mình, ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay; lần thứ hai là
khi chiều đến đã trở về nhà, thấy cha mẹ còn dở tiệc hoa, Kiều lại hấp tấp
chạy tìm người yêu: Đến nhà vừa thấy tin nhà, hai thân còn dở tiệc hoa chưa
về. Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình) - một
hành động đã bị các nhà phê bình đạo đức đương thời phê phán gay gắt khi
đặt vấn đề đức hạnh của người phụ nữ. Và xa hơn nữa, Kiều còn tự do bày tỏ
tình cảm của mình với người mình yêu:
“Nàng rằng khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
Mặc dù là người con gái đa tình, chủ động và mãnh liệt trong tình yêu
với Kim Trọng, nhưng Kiều vẫn đủ tỉnh táo để phân biệt được ranh giới giữa
“tình” và “dâm”, giữa “mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm”:
"Thưa rằng đừng lấy làm chơi"
"Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu"
"Gieo thoi trước chẳng giữ giàng
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
Vội chi liễu ép hoa nài
Còn thân ắt lại đền bồi có khi”.
Tất nhiên, dưới cách nhìn của Phật giáo, hành động không “tà dâm”
(không phạm giới tà dâm) này của Thúy Kiều đã giúp cô tích được nghiệp tốt
làm cơ sở cho sự chuyển hóa sau này. Nhưng dù sao thì Kiều cũng đã mắc
điều tình ái - đây chính là hành động tạo nghiệp xấu của Kiều. Khi con người
81
mắc phải lưới tình, con người trở nên bất an, lo lắng, sợ phải xa cách với
người mình yêu, rồi người ta tìm mọi cách để thỏa mãn và bảo vệ tình yêu của
mình tất cả những điều đó làm cho con người không thể thoát khỏi nỗi khổ,
đặc biệt là nỗi khổ về tâm. Điều này là rất rõ nét trong trường hợp Thúy Kiều.
Những lúc Kiều đau khổ, bế tắc và chán nản nhất chính là lúc Kiều nhớ đến
Kim Trọng. Càng nhớ đến Kim Trọng, Kiều càng bị dằn vặt, day dứt vì đã
phụ tình chàng, vì đã không được ở bên chàng để thỏa nỗi nhớ mong và tình
yêu mà Kiều dành cho chàng. Những điều đó đã vô tình đẩy Kiều đi hết sự
đoạn trường này đến đoạn trường khác. Chính vì vậy, mối tình với chàng
Kim chính là một trong những nghiệp xấu đầu tiên mà Kiều đã mắc phải
trong cuộc đời Kiều - theo quan niệm của Phật học.
Bên cạnh những nghiệp do mình tạo ra trong cuộc sống hiện tại, theo
quan niệm của Phật giáo, con người còn phải chịu sự chi phối của rất nhiều
nghiệp được tạo ra trong quá khứ. Và cuộc sống của chúng ta cũng bị những
nghiệp nhân trong quá khứ đó ảnh hưởng mạnh mẽ.
Có thể thấy rằng, nhìn bề ngoài, thuyết luân hồi nghiệp báo của nhà Phật
có vẻ giống với thuyết định mệnh, nhưng về bản chất thì lại có sự khác nhau
căn bản. Bởi vì, cái “định mệnh” của triết lý nhà Phật do chính bản thân mình
định ra chứ không phải do bên ngoài sai khiến. Cái nghiệp tự mình gây ra cho
mình chứ không phải là cái nghiệp từ đâu gây ra mà bắt mình phải chịu.
Vì vậy, với cái định mệnh bị quy định bởi những nghiệp xấu ở tiền kiếp,
Thúy Kiều buộc phải gánh chịu những sự đắng cay, bất hạnh và đau khổ trong
cuộc đời của mình kể từ sau ngày Kim Trọng phải về quê chịu tang chú. Kiều
đã phải bán mình chuộc cha, rồi bị Sở Khanh lừa, bị Tú bà hành hạ ép phải ra
tiếp khách lầu xanh. Cùng quẫn, Kiều đã tìm đến cái chết. Nhưng theo quan
niệm của nhà Phật, chết không phải là hết. Chết chỉ là một sự thoát xác, sự
thay đổi từ một trạng thái sinh hoạt này sang một trạng thái sinh hoạt khác,
82
đau khổ hoặc sung sướng hơn, tùy nghiệp nhân mình gây tạo ra ở kiếp
trước. Cái nghiệp đã định đi đến đâu mới hết, thì cứ phải đi cho đến cùng, chứ
không sao trốn được. Không thể tự mình kết thúc theo ý của mình được. Do
đó, Nguyễn Du đã không cho Kiều toại nguyện khi tìm đến cái chết. Nguyễn
Du hay nói chính xác hơn là cái nghiệp của Kiều buộc Kiều phải sống để tiếp
tục trả nợ những gì mình đã tạo ra trong tiền kiếp.
“Rỉ rằng nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao
Số nàng nặng nghiệp má đào
Người dù muốn quyết trời nào đã cho”
“Người này nặng nghiệp oan gia
Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho”
“Trời” hay “Trời xanh” ở đây không phải là tác nhân theo “đánh ghen”
bởi tài, bởi sắc làm Kiều bị đày đọa mà chính là những Nghiệp nhân Kiều đã
gây trong quá khứ nên bây giờ Kiều phải trả, không thể trốn thoát đi đâu mà
được. Nói khác hơn, “Trời” ở đây chỉ là một khái niệm, một hình ảnh được
mô tả như là một định luật chi phối vũ trụ và cuộc đời chứ không còn là vị
chúa tể “Trời xanh” có quyền ban phúc giáng họa nữa. Trong ý nghĩa ấy,
“Trời” là Nghiệp nhân mà “Trời” cũng là Nghiệp quả: “có Trời mà cũng có
ta”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
Phật giáo cho rằng con người có thể tác động làm thay đổi nghiệp quả
mà mình đang phải gánh chịu bằng những hành động tạo nghiệp tốt, một
trong những cách thức tạo nghiệp tốt chính là đi tu. Khi ta tu hành tốt thì ta sẽ
thay đổi được cuộc sống của bản thân, được giải thoát khỏi khổ đau và dục
vọng (nhân định thắng thiên). Còn nếu không tu hành đến nơi đến chốn,
không tạo nghiệp tốt thì con người phải thọ lãnh những nghiệp quả xấu do
những nghiệp nhân trong quá khứ của mình tạo ra:
83
“Kiếp xưa đã vụng đường tu
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi
Dẫu sao bình đã vỡ rồi
Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!”
Kiều đã nhận ra rằng, đã mang lấy nghiệp vào thân rồi thì cố gắng mà trả
nợ cho hết. Nếu không trả nợ hết mà chết thì sang kiếp sau vẫn tiếp tục phải
trả nợ, như vậy thì nợ sẽ chồng chất.
“Kiếp này trả nợ chưa xong
Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau”
Mặc dù buộc phải chấp nhận nhắm mắt đưa chân theo dòng đời (“cũng
liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”, nhưng khi sự đau khổ lên đến cùng cực,
Kiều vẫn phải thốt lên:
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho cho hại cho tàn cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rất đúng khi nhận xét về bốn câu thơ này
rằng: Có sáu chữ “cho”. Như đóng đinh vào gỗ, mỗi chữ cho chuyên chở sức
mạnh của một nhát búa, thể hiện sự phẫn uất của con người (và tác giả) trước
số mệnh. Nếu tác giả không từng đau khổ thì không thể nào viết được bốn câu
thơ này. Tác giả cũng từng bị sỉ nhục trong cuộc đời. Cảm giác bị ô nhục
không phải là cảm giác của riêng Thúy Kiều [31, tr.115]. Đó chính là cõi lòng,
là tiếng than, là sự phẫn uất của Nguyễn Du đối với chính cuộc đời và số phận
của ông chứ không hẳn chỉ là tiếng than của Thúy Kiều.
Cứ tưởng cuộc đời đã mỉm cười với Thúy Kiều khi gặp được Thúc
Sinh, được Thúc Sinh chuộc khỏi tay Tú Bà và lấy về làm vợ lẽ, nhưng
đúng là cái nghiệp nó chưa buông tha Kiều, Kiều bị mẹ con nhà Hoạn Thư
84
lập mưu bắt về và hành hạ cho thỏa cơn ghen của Hoạn Thư với Thúc Sinh.
Oan nghiệp trong quá khứ của Kiều quá lớn nên Kiều phải trả giá trong
kiếp hiện tại:
Cũng là oan nghiệt chi đây
Sa cơ mới đến thế này chẳng dưng
Tất nhiên, nếu cứ đổ hết mọi đau khổ, bất hạnh của cuộc đời Kiều cho
cái nghiệp mà kiếp trước Kiều đã mắc phải thì có vẻ như không ổn lắm. Dưới
góc nhìn của Phật giáo, trong quá trình Kiều phải trả nợ kiếp trước, Kiều cũng
đã nhiều lần mắc phải nghiệp xấu ở hiện tại.
Đầu tiên là Nghiệp luyến ái Kiều mắc phải khi phải lòng và hẹn ước tình
yêu với Kim Trọng. Với hành động tạo nghiệp này Kiều đã phải chịu đựng sự
khổ đau về thân xác và sự dằn vặt về tinh thần do “giấc mộng hương quan” và
“người tình Kim Trọng” gây ra. Cái nhân đa tình đã bắt Kiều thọ cái quả nhớ
nhung đau đớn như thế.
“Ôi Kim Lang hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
“Phẩm tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nhan_sinh_quan_phat_giao_trong_truyen_kieu_cua_nguyen_du_gia_tri_va_han_che_6297_1917279.pdf