MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.11
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án.15
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 23
XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI.23
2.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người .23
2.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân tiêu cực ở người phạm
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người .49
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ.64
3.1. Khái quát tình hình tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự trên địa bàn các
tỉnh miền Đông Nam Bộ .64
3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ.67
3.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam
Bộ .85
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI.118
4.1. Các biến động của các điều kiện khách quan có tác động đến sự hình thành các
đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người trên
địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ .118
181 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán người trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB.
3.2.2.3. Các đặc điểm về pháp lý hình sự
- Tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Nghiên cứu, khảo sát 800 bản án có 228 bị cáo phạm tội mua bán người trên địa bàn
các tỉnh miền ĐNB cho thấy: 34 bị cáo có tiền án, tiền sự ở các tội khác nhau (chiếm
14,91%) và 194 bị cáo không có tiền án, tiền sự (chiếm 85,09%). Điều đáng chú ý là trong
số bị cáo có tiền án ở các tội khác nhau vẫn tiếp tục tái phạm, tái phạm nguy hiểm tội mua
bán người chiếm 0,8%.
- Động cơ, mục đích phạm tội
Qua nghiên cứu số liệu của TAND các tỉnh miền ĐNB, trong số 228 bị cáo phạm các
tội mua bán người, có 226 bị cáo (chiếm 99,12%) thực hiện hành vi vì mục đích lợi nhuận,
kiếm lời; chỉ có 02 bị cáo thực hiện hành vi vì mục đích cá nhân khác (chiếm 0,88%). Như
vậy, có thể thấy động cơ phạm tội của các bị cáo phạm tội mua bán người đều xuất phát từ
lợi ích cá nhân. Nói cách khác, người phạm tội thực hiện hành vi để thỏa mãn nhu cầu về
tiền bạc. Nhu cầu này xuất phát từ trong bản chất con người của mỗi cá nhân và từ đó thúc
đẩy cá nhân đến hành vi phạm tội. Mục đích phạm tội mà người phạm tội hướng đến là
nhằm thu lợi bất chính. Vì mục đích này, các bị cáo sẵn sàng bán rẻ nhân cách thực hiện các
hành vi mất nhân tính, xem thường pháp luật.
Từ những phân tích ở trên, có thể khái quát những đặc điểm nhân thân đặc trưng của
những người phạm tội mua bán người trên địa bàn miền ĐNB như sau:
78
Tỷ lệ người phạm tội mua bán người trên địa bàn miền ĐNB là nam giới chiếm tỷ lệ
cao hơn so với nữ giới (chiếm tỷ lệ 59,2%), tuy nhiên tỷ lệ nữ giới phạm tội ở nhóm tội
phạm này cao hơn so với các nhóm tội phạm khác, đây cũng là nét nổi bật trong đặc điểm
nhân thân của nhóm tội phạm mua bán người trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB. Các đối
tượng này đều trên 18 tuổi, trong đó hầu hết trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi (chiếm 83,3%).
Hầu hết họ đều là những người không có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không ổn
định (chiếm 92,3%), có trình độ học vấn khá cao so với các nhóm tội phạm XPNPDD của
con người khác (chiếm 41,9 % tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên). Đa phần các đối
tượng sinh sống trong các gia đình khó khăn về kinh tế sinh sống ở vùng nông thôn, miền
núi (chiếm 82,5%); các đối tượng phạm tội thường có tâm lý thích hưởng thụ, lười lao động,
muốn kiếm tiền bằng mọi giá, xem thường pháp luật. Họ thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu
để thu lợi nhuận cho bản thân.
3.2.3. Đặc điểm nhân thân người phạm tội làm nhục người khác, vu khống
3.2.3.1. Các đặc điểm nhân chủng học xã hội
- Về giới tính
Trong tổng số 76 bị cáo thực hiện hành vi làm nhục người khác, vu khống thì có 51 bị
cáo là nam giới (chiếm 67,1%); 25 bị cáo thực hiện các hành vi này là nữ giới (chiếm
32,9%) [Phụ lục 3, Bảng 3.3]. Phần lớn các bị cáo thực hiện các hành vi về làm nhục người
khác, vu khống là nam giới, tuy nhiên các bị cáo là nữ giới cũng chiếm một tỷ lệ khá cao so
với các nhóm hành vi XPTD. Điều này có thể xuất phát từ đặc điểm tâm lý của phụ nữ có
thể đố kỵ ganh ghét, do mâu thuẫn trong cuộc sống, trong làm ăn kinh tế, hoặc do mâu thuẫn
tình ái, mâu thuẫn trong đời sống... mà thực hiện các hành vi hành hạ, vu khống để “trả thù”,
“đánh ghen”.
- Về độ tuổi
Cũng giống các tội phạm về mua bán người ở nhóm tội XPNPDD của con người,
những người thực hiện các tội phạm làm nhục người khác, vu khống thường có độ tuổi trên
30 tuổi, trong đó độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm số lượng lớn nhất với 52 người (chiếm 68,4%);
số người từ 18 đến 30 tuổi có 12 bị cáo (chiếm 15,8%) và có 12 bị cáo trên 45 tuổi (chiếm
79
15,8%) thực hiện các hành vi này [Phụ lục 3, Bảng 3.4]. Thường ở độ tuổi trên 30 tuổi,
những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, công việc xuất hiện nhiều hơn nên dễ xuất hiện
hành vi làm nhục, hành hạ, vu khống người khác hơn so với các độ tuổi khác.
- Về địa bàn cư trú
Theo số liệu thống kê, trong tổng số 76 bị cáo thực hiện các hành vi làm nhục người
khác, vu khống trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB thì có tới 54 vụ (chiếm 71,05%) xảy ra ở địa
bàn vùng nông thôn, miền núi; có 22 bị cáo cư trú ở khu vực thành thị (chiếm 28,95%). [Phụ
lục 3, Bảng 3.11]. Thường số vụ làm nhục người khác, vu khống xảy ra ở các vùng nông
thôn, vùng kinh tế chưa phát triển, bởi vì ở những nơi đó do một phần thiếu thông tin, nhiều
người không am hiểu pháp luật và phạm tội nhưng không nghĩ là mình phạm tội chỉ khi
pháp luật thực thi thì họ mới nhận ra. Tuy nhiên, tội phạm làm nhục người khác, vu khống
vẫn xảy ra ở khu vực thành thị chủ yếu là do sự ganh ghét, đố kỵ trong công việc, trong làm
ăn, mâu thuẫn trong tình cảm dẫn đến việc họ thực hiện hành vi phạm tội.
- Về trình độ học vấn
Trong số 76 bị cáo bị đưa ra xét xử về các hành vi làm nhục người khác và vu khống
trên địa bàn ĐNB, có 71 bị cáo có trình độ học vấn thấp, mới chỉ học hết tiểu học (chiếm
93,4%); chỉ có 05 người ở mức học vấn trung học phổ thông (chiếm 6,6%) [Phụ lục 3, Bảng
3.10]. Có thể thấy, người phạm tội làm nhục người khác, vu khống thường có trình độ học
vấn thấp, thiếu sự giáo dục. Do thiếu hiểu biết, những người có trình độ học vấn thấp thường
thực hiện hành vi mà không biết đó là hành vi phạm tội. Ví dụ: Bố mẹ đánh con nhưng lại
cho rằng đó là quyền của họ, không hề biết hành vi đó là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cá
biệt cũng có những trường hợp mặc dù có trình độ học vấn nhưng vẫn phạm tội, đó là do
xuất phát từ đặc điểm tính cách của người phạm tội [Phụ lục 3, Bảng 3.7].
- Về nghề nghiệp
Qua nghiên cứu số liệu thứ cấp là các bản án của Tòa án, trong tổng số 76 bị cáo thực
hiện các hành vi làm nhục người khác, vu khống trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB, tỷ lệ các bị
cáo có việc làm chiếm 11,8% tổng số bị cáo; các bị cáo có việc làm không ổn định chiếm
25% và các bị cáo không có nghề nghiệp chiếm 63,2% [Phụ lục 3, Bảng 3.5]. Như vậy,
thành phần nghề nghiệp của những người phạm tội làm nhục người khác, vu khống rất đa
80
dạng, đặc biệt số người có việc làm phạm tội chiếm tỷ lệ khá cao so với tội XPNPDD khác.
Lý giải điều này, có thể thấy rằng, do yếu tố nghề nghiệp không ổn định, người phạm tội sẽ
gặp phải tâm lý chán nản, stress... điều này thúc đẩy học tìm đến các hành vi có xu hướng
bạo lực để thỏa mãn chính bản thân mình. Đối tượng mà họ hướng đến chính là những
người phụ nữ, những đứa trẻ, đó có thể là vợ, là con cái của họ. Bên cạnh đó, khi phân tích
đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội làm nhục người khác, vu khống cũng cần chú ý
rằng, trong một số trường hợp, hành vi phạm tội lại nảy sinh chính từ đặc thù nghề nghiệp
của người phạm tội. Điển hình như việc những giáo viên mầm non có hành vi bạo hành với
trẻ, ô sin, người trông trẻ thuê bạo hành với chính những đứa trẻ mà mình có nhiệm vụ chăm
sóc... Điều này chỉ có thể lý giải đó là do áp lực trong công việc, xuất phát từ chính đặc thù
nghề nghiệp của người phạm tội [Phụ lục 4, Bảng 4.1].
- Về hoàn cảnh gia đình
Yếu tố hoàn cảnh gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
thực hiện hành vi của các bị cáo phạm các tội làm nhục người khác, vu khống. Theo thống
kê, trong tổng số 76 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh này trên địa bàn các tỉnh miền
ĐNB, có 31 bị cáo có gia đình không có hạnh phúc, bạo lực (chiếm 40,8%); 26 bị cáo thiếu
sự quan tâm đến con cái hoặc nuông chiều con cái quá mức (chiếm 34,2%); 41 bị cáo có gia
đình khiếm khuyết (chiếm 53,9%); 07 bị cáo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (chiếm
9,2%)...[Phụ lục 3, Bảng 3.6]. Như vậy, những gia đình thiếu thốn về mặt tình cảm, hay có
những sứt mẻ thường gây nên tâm lý bi quan, chán chường, sống buông thả cho con cái. Đa
phần những người có hành vi làm nhục người khác thường đã có những ký ức không tốt đẹp
về gia đình hoặc đã từng bị chính cha mẹ mình hành hạ, từ đó nảy sinh những tâm lý bất ổn
và có xu hướng thực hiện những hành vi như mình đã phải chịu đựng, từ đó dẫn đến hành vi
phạm tội.
3.2.3.2. Các đặc điểm về tâm lý xã hội
Cũng giống như các nhóm tội XPNPDD khác, những người thực hiện hành vi làm
nhục, vu khống người khác cũng có những đặc điểm tâm lý riêng. Nghiên cứu những đặc
điểm tâm lý này góp phần hoàn thiện lý luận về nhân thân người phạm tội XPNPDD người
81
khác nói chung và nhân thân người có hành vi phạm tội làm nhục, vu khống người khác nói
riêng.
- Biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhân cách
Từ sự suy thoái về đạo đức, nhân cách mà các bị cáo xem thường nhân phẩm, danh dự
của người khác, sử dụng các phương thức, thủ đoạn phi đạo đức nhằm đạt được mục đích
của mình. Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB, các vụ việc bạo hành với trẻ
em, cha mẹ đánh đập, tra tấn con cái, ghen tuông mù quáng diễn ra ngày một nhiều hơn. Có
đến 65 trong tổng số 76 bị cáo phạm các tội làm nhục người khác, vu khống (chiếm 85,5%)
có biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhân cách [Phụ lục 3, Bảng 3.7]. Các bị cáo này thực hiện
các hành vi làm nhục người khác với thủ đoạn hết sức man rợ, hành vi hành hạ làm nhục
được thực hiện như hình thức tra tấn thời phong kiến, trung cổ; hành vi ghen tuông được
thực hiện một cách phi nhân tính, phi đạo đức... Ví dụ trong vụ án L.T.T (43 tuổi, trú tại TP.
Thủ Dầu Một, Bình Dương) phạm tội Làm nhục người khác, do nghi ngờ chồng ngoại tình
với chị H. (41 tuổi) nên sáng 16/4/2013 T. cùng con trai chặn đường đánh và lột quần áo chị
H. Trong vụ án xảy ra năm 2011 ở Vũng Tàu, nghi ngờ G. Có quan hệ tình cảm với chồng
mình nên A. đã gọi cho em gái chở G. đến ngôi nhà hoang của mẹ đẻ để tra hỏi. Bị đánh
đập, dọa nạt G. phải thừa nhận đã quan hệ tình cảm chồng bà chủ. Sau đó A. cạo trọc đầu G
và gọi cho H. bắt chở G. đi xăm 03 hình con rết ở mặt và ở ngực.
- Tâm lý tư thù, ganh ghét người khác
Theo số liệu thống kê, trong số 76 bị cáo phạm các tội này, có 52 bị cáo là do tâm lý tư
thù, ganh ghét người khác (chiếm 68,4%) [Phụ lục 3, Bảng 3.7]. Đây là đặc điểm tâm lý nổi
bật ở những người phạm tội làm nhục người khác, vu khống trên địa bàn các tỉnh miền
ĐNB. Thực tiễn cũng cho thấy, sự hình thành tâm lý tư thù, ganh ghét người khác này được
hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do đặc điểm tính cách của mỗi con
người, hoặc cũng do những tác động từ môi trường xã hội. Bên cạnh đó, tâm lý tư thù, ganh
ghét cũng nảy sinh do những mối quan hệ phức tạp trong xã hội, nhất là các quan hệ hôn
nhân, quan hệ làm ăn... Từ tâm lý tư thù, ganh ghét người khác dẫn tới con người trở nên
“mù quáng” khi lựa chọn cách thức để xử sự với người khác, sử dụng các thủ đoạn để đạt
được mục đích của mình.
82
- Tâm lý hạn chế hiểu biết về pháp luật, xem thường pháp luật
Trong tổng số 76 bị cáo phạm các tội làm nhục người khác, vu khống thì có đến 35
người phạm tội có hiểu biết hạn chế về pháp luật, xem thường pháp luật, chống đối xã hội
chiếm tỷ lệ 46,1% [Phụ lục 3, Bảng 3.7].
3.2.3.3. Các đặc điểm về pháp lý hình sự
- Tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Nghiên cứu, khảo sát 76 bị cáo phạm tội làm nhục người khác, vu khống trên địa bàn
các tỉnh miền ĐNB cho thấy: 06 bị cáo có tiền án, tiền sự ở các tội khác nhau (chiếm 7,9%)
và 70 bị cáo không có tiền án, tiền sự (chiếm 92,1%). Trong số bị cáo có tiền án ở các tội
khác nhau không có đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm tội làm nhục, hành hạ, vu
khống người khác.
- Động cơ, mục đích phạm tội
Như đã phân tích, khác với nhóm hành vi XPTD động cơ chủ yếu là thỏa mãn dục
vọng của người phạm tội và nhóm tội mua bán người động cơ chủ yếu là động cơ vụ lợi,
động cơ phạm tội của các bị cáo phạm tội làm nhục người khác, vu khống rất đa dạng, tùy
vào từng trường hợp cụ thể. Có trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nhằm giải
quyết mâu thuẫn cá nhân, có trường hợp để thỏa mãn tâm lý thù ghét, đố kỵ, hoặc cũng có
những trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để thỏa mãn một tâm lý nào
đó. Mỗi hành vi phạm tội thuộc nhóm này lại nhằm đạt được một mục đích khác nhau,
nhưng suy cho cùng đều nhằm gây ra thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần cho nạn nhân.
Từ những phân tích ở trên, có thể khái quát những đặc điểm nhân thân đặc trưng của
những người phạm tội vu khống, hành hạ người khác trên địa bàn miền ĐNB như sau:
Tỷ lệ người phạm tội mua bán người trên địa bàn miền ĐNB là nam giới chiếm tỷ lệ
cao hơn so với nữ giới (chiếm tỷ lệ 67,1%). Các đối tượng này đều trên 18 tuổi, trong đó hầu
hết trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi (chiếm 68,4%). Hầu hết họ đều là những người không có
nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không ổn định (chiếm 88,2%), có 93,4 % các đối
tượng mới chỉ học hết cấp tiểu học. Đa phần các đối tượng sinh sống trong các gia đình
không hạnh phúc, còn gặp khó khăn về kinh tế, sinh sống ở vùng nông thôn, miền núi
(chiếm 71,05%); các đối tượng phạm tội thường có tâm lý tư thù, ganh ghét người khác.
83
Qua phân tích về đặc điểm nhân thân của từng nhóm tội có thể thấy những điểm chung
trong nhân thân người phạm tội XPNPDD của con người trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB có
thể đưa ra bảng so sánh sau:
TT
Đặc điểm nhân
thân
Nhóm tội xâm phạm
tình dục
Nhóm tội mua
bán người
Nhóm tội vu
khống, làm
nhục
1 Giới tính Đa số là nam giới
(chiếm 98,15%)
Số người phạm
tội là nữ giới
chiếm một số
lượng đáng kể
(chiếm 40,8%)
Số người phạm
tội là nam giới
(chiếm 67,1%)
2 Độ tuổi Đa số có độ tuổi từ 18
đến 45 tuổi (chiếm
69,1%)
Đa số trong độ
tuổi từ 30 đến
45 tuổi (chiếm
83,3%)
Số người trong
độ tuổi từ 30
đến 45 (chiếm
68,4%)
3 Nghề nghiệp Đa số không có nghề
nghiệp (chiếm 89,1%)
Số người không
có nghề nghiệp
(chiếm 51,7%)
Số người không
có nghề nghiệp
(chiếm 63,2%)
4 Về trình độ học vấn Đa phần không biết
chữ hoặc mới học hết
tiểu học, trung học
(chiếm 87%)
Đa phần có trình
độ học vấn
(trình độ THPT
trở lên chiếm
41,9%)
Chủ yếu mới
học hết tiểu học
(chiếm 93,4%)
5 Hoàn cảnh gia đình Đa phần gia đình có
hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, hôn nhân không
hạnh phúc (chiếm
73,3%)
Đa phần gia
đình có kinh tế
khó khăn
(chiếm 63,1%)
Gia đình khiếm
khuyết (chiếm
53,9%); Gia
đình không
hạnh phúc, bạo
lực (chiếm
84
34,2%)
6 Địa bàn cư trú Tỷ lệ địa bàn cư trú ở
thành thị chiếm tỷ lệ
khá cao (chiếm
40,2%)
Đa phần sinh
sống hoặc cư trú
ở các vùng nông
thôn, miền núi
(chiếm 82,5%)
Đa phần có địa
bàn cư trú ở
vùng nông thôn
(chiếm 71,05%)
7 Đặc điểm tâm lý Sai lệch về sở thích,
thói quen, về nhu cầu
và cách thức thỏa mãn
Hạn chế hiểu
biết về pháp
luật, xem
thường và
chống đối pháp
luật.
coi trọng đồng
tiền, vật chất
Suy thoái về đạo
đức, nhân cách,
tư thù, ganh
ghét người khác
8 Động cơ Thỏa mãn dục vọng
của bản thân (chiếm
98,2%)
Lợi nhuận, kinh
tế (chiếm
99,12%)
Động cơ vụ lợi,
giải quyết mâu
thuẫn
Qua phân tích về đặc điểm nhân thân của từng nhóm tội có thể thấy những điểm chung
trong nhân thân người phạm tội XPNPDD của con người trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB
như đa phần các đối tượng không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, nam giới
chiếm tỷ lệ cao, có tâm lý xem thường nhân phẩm, danh dự của người khác, tuy nhiên có
những điểm khác nhau nổi bật như: người phạm tội thuộc nhóm XPTD có tâm lý lệch lạc
trong sở thích, nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu với động cơ phạm tội chủ yếu là thỏa
mãn dục vọng của bản thân, nam giới chiếm đa số, trình độ học vấn thấp trong khi đó nhóm
tội mua bán người đặc điểm nhân thân người phạm tội cho thấy tỷ lệ nữ giới phạm tội tương
đối cao, trình độ học vấn của các bị cáo cũng cao hơn so với nhóm tội XPTD, tâm lý phổ
biến của các bị cáo là tâm lý thích hưởng thụ, lười lao động, muốn kiếm tiền bằng mọi giá
với động cơ phổ biến là vụ lợi. So với hai nhóm trên, nhóm phạm tội làm nhục, vu khống
85
người khác về giới tính, tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nhóm phạm tội XPTD song thấp hơn
nhóm phạm tội mua bán người, trình độ học vấn thấp, đặc điểm tâm lý nổi bật là tâm lý tư
thù, ganh ghét người khác.
3.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền Đông
Nam Bộ
Quá trình hình thành nhân thân người phạm tội XPNPDD của con người trên địa bàn
các tỉnh miền ĐNB hình thành do tác động của cả các nguyên nhân khách quan thuộc môi
trường sống và cả các nguyên nhân chủ quan thuộc về phạm tội. Qua nghiên cứu 800 bản án
với 1061 bị cáo mang tính điển hình, đặc trưng của tội XPNPDD trên địa bàn các tỉnh miền
ĐNB cho thấy thực trạng sự tác động của các yếu tố sau:
3.3.1. Tác động của các yếu tố khách quan
3.3.1.1. Các yếu tố tiêu cực từ môi trường gia đình
Trong quá trình hình thành nhân cách con người, người phạm tội XPNPDD của con
người chịu ảnh hưởng rất lớn từ tác động của môi trường xung quanh, trong đó, gia đình là
môi trường quan trọng nhất. Các yếu tố tiêu cực trong môi trường gia đình, sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc, tâm tư, tình cảm và nhất là ý thức pháp
luật của họ. Nghiên cứu các tác động tiêu cực của gia đình đến sự hình thành các đặc điểm
nhân thân tiêu cực của người phạm tội XPNPDD của con người cho thấy các tác động tiêu
cực sau:
- Gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc đến con cái
Kết quả phân tích 800 bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự với 1061 bị cáo phạm tội
XPNPDD của con người cho thấy có 695 bị cáo (chiếm tỷ lệ 65,55%) sống trong những gia
đình thiếu sự quan tâm giáo dục hoặc giáo dục không đúng cách của bố mẹ [Phụ lục 3, Bảng
3.6]. Ở mỗi nhóm hành vi phạm tội khác nhau, sự ảnh hưởng của yếu tố này đến việc hình
thành nhân thân người phạm tội cũng có sự khác nhau:
86
+ Đối với nhóm tội XPTD: Trong tổng số 757 người phạm tội thuộc nhóm này, có đến
616 người phạm tội sống trong các gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc con cái (chiếm tỷ lệ
81,37%). Bản thân trẻ em ngay từ nhỏ đã quan tâm đến sự khác biệt giới tính giữa con trai -
con gái và sự quan tâm này tiếp tục phát triển khác nhau theo độ tuổi của trẻ nên nếu gia đình
không có nền tảng cơ bản kiến thức về giáo dục giới tính, để các em tự tìm hiểu qua các
kênh thông tin tràn lan như hiện nay sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm, lệch lạc
trong vấn đề liên quan đến tình dục. Phần lớn các gia đình miền ĐNB chưa có thói quen dạy
trẻ về giới tính, coi đây là vấn đề cấm kỵ. Khi cha mẹ vì miếng cơm manh áo mà làm việc
quên thời gian bỏ mặc con cái, nhất là trẻ em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì
dẫn tới lệch lạc trong lối sống, suy nghĩ, lệch lạc trong nhu cầu và cách thức thỏa mãn các
nhu cầu là điều khó tránh khỏi. Con cái không được sự quan tâm, giáo dục từ cha mẹ sẽ dẫn
tới việc thực hiện hành vi một cách bộc phát, thiếu sự định hướng, kiểm soát từ phía cha mẹ
nên phạm tội. Con cái được nuông chiều quá mức sẽ dẫn đến có lối sống buông thả, lệch lạc.
Đồng thời, sự thiếu quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ cũng dễ khiến cho người phạm tội không
nhận thức đúng đắn hành vi của mình, có điều kiện chơi bời, lêu lổng, không chịu sự quản lý
của bất cứ ai, dẫn đến việc các em sớm tiếp cận với các luồng văn hóa đồi trụy độc hại từ
đó nảy sinh tâm lý xem thường nhân phẩm, danh dự. Bên cạnh đó, ở những người phạm tội
XPTD, sự thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến việc người phạm tội rơi vào tình cảnh thiếu
thốn tình cảm, luôn khao khát được yêu thương, bù đắp những thiếu thốn đó tạo nên sự lệch
lạc trong nhu cầu của bản thân. Những đặc điểm nhân thân tiêu cực đó trong những hoàn
cảnh cụ thể có thể phát sinh hành vi phạm tội XPTD.
Điển hình như vụ việc trong bản án số 121/2014/HSPT ngày 11/09/2014 TAND tỉnh
Bình Phước đối với bị cáo P.Q.D, sinh năm 1994 tại Bình Phước, nghề nghiệp làm rẫy, trình
độ học vấn 9/12, nhà có 02 anh em, bị cáo là con lớn trong nhà bị xử phạt 02 (hai) năm tù về
tội Giao cấu đối với trẻ em. Bị cáo D. và người bị hại là N.H.H.N (sinh ngày 19/10/1999) có
quan hệ yêu đương và cả hai đã quan hệ tình dục với nhau một lần. Khi thực hiện hành vi
phạm tội của mình, bị cáo nhận thức được hành vi phạm tội của mình là trái pháp luật, biết
rõ người bị hại đang còn trong độ tuổi đi học 14 tuổi 03 tháng 15 ngày nhưng chỉ vì dục
vọng bản thân bị cáo đã lợi dụng sự hạn chế trong nhận thức của người bị hại, sự buông lỏng
87
quản lý của gia đình bị hại để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
cho thấy, bố mẹ D. đều làm nương rẫy, tuy không thuộc diện nghèo túng, nhưng cũng rất vất
vả tối ngày phải lo công việc làm ăn, nên không còn thời gian quan tâm, chăm sóc cho con
cái. Từ nhỏ D. đã thiếu thốn tình cảm thương yêu, chăm sóc của cha mẹ, hơn nữa, từ khi mẹ
sinh thêm em bé, D. lại phải vất vả chăm sóc em, lo làm việc vất vả phụ giúp gia đình. Trong
D. luôn thiếu tình thương yêu, chăm sóc của cha, mẹ, cũng như thiếu thốn, tình cảm, điều đó
làm nảy sinh tâm lý buồn chán, thất vọng, luôn cảm thấy cô đơn, bất công, khát khao tình
cảm, từ đó luôn thúc giục D. đi tìm kiếm sự bù đắp cho việc thiếu hụt tình cảm của mình. Từ
những đặc điểm nhân thân đó, khi gặp được N., D. đã nảy sinh tình cảm với N. Chính từ sự
quan tâm, chăm sóc của N. đã dẫn đến tình cảm thân thiết giữa D.và N., từ đó dẫn đến hành
vi giao cấu giữa D. với N., dẫn đến hành vi phạm tội.
Hay như vụ án bị cáo T.C.Đ phạm tội giao cấu với trẻ em xảy ra tại Long Thành,
Đồng Nai, bản thân Đ. đang ở một mình do bố mẹ đi làm ăn xa, không có mặt thường xuyên
ở nhà. Do có quan hệ hàng xóm, T.C.Đ biết rõ bố mẹ T.T.M.H, (sinh ngày 23/8/2000)
thường xuyên đi làm vào buổi sáng, chỉ có hai chị em H. ở nhà, sau một thời gian tán tỉnh, H.
nảy sinh tình cảm với Đ. Lợi dụng việc bố mẹ H. không có nhà, ngày 23/11/2013, Đ. đã rủ
H. đi chơi và quan hệ tình dục với H., làm cho H. có thai. Sau đó Đ. bị tuyên án 03 năm tù vì
tội Giao cấu với trẻ em. Nghiên cứu vụ án này, cho thấy, Đ. thường phải sống một mình do
bố mẹ đi làm ăn ở xa, Đ. cũng không nhận được sự gần gũi, quan tâm giáo dục của bố mẹ
ngay từ khi còn bé nên Đ. luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm, luôn thấy bất công, chán nản,
khát khao tình cảm, sự yêu thương, quan tâm của người khác, cộng thêm những hạn chế
trong nhận thức về pháp luật, do đó, trong những hoàn cảnh nhất định đã thúc đẩy Đ. thực
hiện hành vi phạm tội.
+ Đối với nhóm hành vi mua bán người: Có 53 bị cáo trong tổng số 228 bị cáo phạm
các tội mua bán người sống trong các gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ
(chiếm tỷ lệ 23,25%). Điều này cho thấy, đối với những người phạm tội mua bán người, sự
thiếu quan tâm, chăm sóc từ gia đình cũng là một trong những yếu tố tác động không nhỏ
đến việc hình thành những đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội. Do sự thiếu quan
tâm, giáo dục của cha mẹ, sự thiếu quản lý của gia đình dẫn tới hình thành tâm lý thích
88
hưởng thụ, lười lao động, tâm lý xem thường pháp luật. Khi tiếp xúc với những mặt tiêu cực
từ xã hội cũng như nhiều loại đối tượng xấu, những người này rất dễ bị các đối tượng này rủ
rê, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Điển hình như vụ án bị cáo N.N.T (sinh năm 1988, hộ khẩu đăng ký tại Phường 1,
Quận 4, TP.HCM) phạm tội mua bán người. Theo cáo trạng, T. là một thanh niên không có
nghề nghiệp ổn định, sống với bà do bố mẹ T. đều đi làm ăn xa. T. nghiện chơi game online,
có ngày T. đi chơi qua đêm mà không về nhà. Quá trình chơi game, T.có quen biết với
H.H.H, trú tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. H. có nói với T. là H. có người nhà làm
quản lý sòng bài ở bên biên giới Campuchia đang cần tuyển nhân viên phục vụ đồng thời
làm gái mại dâm và nhờ T. tìm giúp. Mỗi nạn nhân, H. sẽ trả T. 20 triệu đồng. Bằng thủ
đoạn lừa gạt đưa sang Campuchia làm việc lương cao, tính đến thời điểm bị bắt, T. đã 03 lần
thực hiện hành vi mua bán người với H.
Qua vụ án này cho thấy, do bố mẹ đi làm ăn ở xa, thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia
đình, T. đã sớm hình thành lối sống ăn chơi, lười lao động, T. cũng dễ dàng giao du, tiếp xúc
với các phần tử xấu, bị lôi kéo, dụ dỗ thực hiện các hành vi phạm tội. Không được sự định
hướng, giáo dục từ cha mẹ, T. có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, sẵn sàng thực hiện
những hành vi phi đạo đức, phi nhân tính để đạt được mục đích của mình.
+ Đối với nhóm hành vi vu khống, làm nhục người khác: Trong số 76 bị cáo phạm tội
làm nhục người khác, có 26 bị cáo (chiếm tỷ lệ 34,21%) sống trong các gia đình thiếu sự
quan tâm, chăm sóc con cái. Khi thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, cha mẹ người
phạm tội thường nảy sinh tâm lý ghen tức, đố kỵ với người khác. Đồng thời, người phạm tội
luôn khao khát được yêu thương, sợ hãi khi tình cảm gia đình bị rạn nứt và muốn bảo vệ
bằng được gia đình “yên ấm”. Có thể thấy, những bị cáo phạm tội làm nhục người khác lại là
những người dễ bị tổn thương nhất. Ví dụ trong vụ án L.T.T (43 tuổi, trú tại TP. Thủ Dầu
Một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhan_than_nguoi_pham_toi_xam_pham_nhan_pham_danh_du.pdf