Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam - Vương Thị Thanh Trì

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG .viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ . x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ . xi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án . 5

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

1.5. Những đóng góp mới của nghiên cứu . 6

1.6. Kết cấu của luận án . 7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHOẢNG TRỐNG VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU . 8

2.1. Một số vấn đề chung về thực hiện CSR . 8

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CSR. 8

2.1.2. Lợi ích của thực hiện CSR . 11

2.1.3. Các đối tượng thực hiện CSR của DN.14

2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN . 17

2.2.1. Các khái niệm quan trọng . 17

2.2.2. Các hướng nghiên cứu về thực hiện CSR trong các DN. . 20

2.2.3. Lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu về thực hiện TNXH . 20

2.2.3.1. Thuyết quản trị các bên liên quan (Stakeholder Managemant Theory)

của Freeman. 20

2.2.3.2. Mô hình CSR kim tự tháp (CSR Pyramidal Model) của Carroll . 22

2.2.3.3. Kết hợp sử dụng cả hai lý thuyết Mô hình kim tự tháp của Carroll và

Quản trị các bên liên quan của Freeman . 22

2.2.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR. . 23iv

2.2.4.1. Hoạch định chiến lược . 23

2.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp . 24

2.2.4.3. Thời gian hoạt động, số lượng lao động, doanh thu . 26

2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu . 26

2.2.6. Mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo . 27

2.2.6.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu . 27

2.2.6.2. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu . 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 32

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33

3.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu . 33

3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính . 35

3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu . 35

3.2.2. Mục tiêu của nghiên cứu định tính . 36

3.2.3. Thu thập và xử lý thông tin . 36

3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính . 37

3.2.4.1. Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa

các biến độc lập và phụ thuộc. . 37

3.2.4.2. Bổ sung thêm nhân tố mới . 38

3.2.4.3. Bảng hỏi, mô hình nghiên cứu và giả thuyết chính thức . 42

3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng . 45

3.3.1. Xác định kích thước mẫu . 45

3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu . 47

3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh

hưởng tới thực hiện TNXH của các DN thuộc Vinatex . 48

3.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc

Vinatex . 48

3.4.2. Phương pháp đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện

CSR của các DN thuộc Vinatex . 49

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 50

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 51

4.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt may Việt Nam. 51

4.1.2. Quan điểm thực hiện CSR tại Vinatex. 53v

4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex55

4.1.4. Thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex . 58

4.1.4.1. Thực hiện CSR tại Công ty May Việt Tiến . 60

4.1.4.2. Thực hiện CSR tại Tổng công ty Đức Giang – CTCP (DUGARCO) . 64

4.1.4.3. Thực hiện CSR tại Tổng công ty May 10 – CTCP . 68

4.1.5. Những kết luận rút ra . 71

4.2. Thực trạng thực hiện CSR và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR

tại các DN thuộc Vinatex . 73

4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến

thực hiện TNXH các DN thuộc Vinatex. 73

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện

CSR tại các DN thuộc Vinatex . 80

4.2.3. Thống kê mô tả về thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh hưởng đến

thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex. 82

4.2.3.1. Thống kê mô tả về thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex . 82

4.2.3.2. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài . 84

4.2.3.3. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong . 86

4.2.3.4. Thống kê nhân tố Luật và thực thi pháp luật . 87

4.2.3.5. Thống kê nhân tố Văn hóa nhân văn của DN . 88

4.3. Thực trạng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR tại

các DN thuộc Vinatex .89

4.3.1. Kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn . 89

4.3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội . 90

4.3.3. Xem xét ma trận hệ số tương quan . 90

4.3.4. Dò tìm sự vi phạm giả định mô hình hồi quy. 91

4.3.5. Xây dựng mô hình nghiên cứu thực hiện CSR tại các DN thuộc

Vinatex bằng phương pháp hồi quy bội. 91

4.3.6. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới thực hiện

CSR tại các DN thuộc Vinatex . 94

4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu . 95

4.5. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của đặc điểm DN tới thực hiện CSR của các DN

thuộc Vinatex . 97

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 . 100vi

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 102

5.1. Kết quả chủ yếu của nghiên cứu . 102

5.2. Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị trong các DN thuộc Vinatex . 104

5.2.1. Đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh

hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển DN . 105

5.2.2. Đánh giá đúng vai trò của văn hóa DN (văn hóa nhân văn của DN),

Luật và thực thi pháp luật đối với việc thực hiện CSR . 106

5.2.3. Tập trung cải thiện thực hiện CSR theo hướng cân đối, hài hòa đảm

bảo đủ bù đắp cho các khoản phí phải bỏ ra khi DN thực hiện CSR . 107

5.3. Kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN thuộc Vinatex thực hiện

CSR . 108

5.4. Hạn chế của nghiên cứu . 114

5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo . 114

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 . 116

KẾT LUẬN . 118

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ. 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 121

pdf160 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam - Vương Thị Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Bên cạnh đó, các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia vẫn tiếp tục thu hút đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế, tỷ giá. Toàn cầu hóa buộc Tập đoàn phải lựa chọn “Con đường duy nhất của Vinatex là phải tăng được thị phần, thu hút được khách hàng của các quốc gia khác. Muốn được như vậy, thì Vinatex phải đổi mới 58 công nghệ càng sớm càng tốt, dù phải thắt lưng buộc bụng. Và giai đoạn 2017- 2020 là giai đoạn phải thắt lưng buộc bụng để đầu tư mạnh vào công nghệ theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng năng suất lao động, có môi trường lao động tốt, chất lượng sản phẩm cao” (ông Lê Tiến Trường). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Vinatex luôn chú trọng đến thực hiện CSR, chính vì điều đó, Tập đoàn ngày càng phát triển một cách ổn định và bền vững, hoạt động CSR luôn gắn liền với sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, lãnh đạo Tập đoàn đã tích cực trong việc tham gia và đóng góp cho các hoạt động CSR. Với nhiều hình thức đa dạng và ngày một được nhân rộng thêm, những đóng góp của Tập đoàn với cộng đồng xã hội đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa, mang lại những chuyển biến tích cực về ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên tham gia. Tập đoàn đã hoạch định được chiến lược phát triển với mục tiêu trung và dài hạn rất rõ ràng; nhân tố đạo đức, văn hóa nhân văn của lãnh đạo, của DN được coi trọng, đề cao trong mọi hoạt động của Tập đoàn như thông qua các nghị quyết, quyết định của các tổ chức Đảng, chuyên môn, Công đoàn 4.1.4. Thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex Ngành dệt may là một ngành có những đóng góp quan trọng cho các vấn đề toàn cầu như: tăng trưởng kinh tế, việc làm cho người lao động, phúc lợi cho cộng đồng (White et al., 2017). Sản xuất hàng may mặc tạo ra những tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội như: chất thải và ô nhiễm (vải vóc dư thừa, thuốc nhuộm vải, độc tố trong quá trình sản xuất vải tổng hợp, thuốc trừ sâu trong trồng bông và lanh), sự lãng phí trong tiêu dùng (ngành thời trang được coi là một trong những ngành cổ súy cho văn hóa trọng tiêu dùng và sự xa hoa lãng phí), sự ảnh hưởng tiêu cực tới quyền con người, tiền lương và tiêu chuẩn lao động (đặc biệt là ở các nước đang phát triển) (Ma et al., 2015). Cùng với sự thay đổi ngày càng cao ở nhận thức của xã hội, việc thực hiện CSR của các DN ngày càng được quan tâm và thực sự đã mang lại những lợi ích to lớn cho DN (Perrini, 2008). Thực hiện CSR và tính bền vững đã góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế của tổ chức, cụ thể, lợi nhuận có thể duy trì trong một thời gian dài nếu hiệu quả kinh tế tích hợp với các mục tiêu xã hội và môi trường như một phần của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan (Turcsanyi and Sisaye, 2013). Đồng thời, thực hiện CSR cũng giúp các DN thu hút và thúc đẩy nhân viên của họ, làm giảm các hành vi tiêu cực như không có động lực làm việc, trốn việc(Flammer and Luo, 2016). 59 Thực tế, tại Việt Nam khái niệm CSR và thực hiện CSR đã phát triển từ lâu trước khi được du nhập từ các nước phương Tây (Tran and Jeppesen, 2016) và đã được không ít các DN quan tâm thực hiện ở các mức độ khác nhau. Do vậy, luận án tiến hành tổng hợp và phân tích thực hiện CSR tại 2 DN tiêu biểu là Tổng công ty May Việt tiến và Tổng Công ty Đức Giang tập trung vào các nội dung chi tiết gồm: (1) Thực hiện CSR đối với người lao động có 5 hoạt động cơ bản: Công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo...(CSRNLĐ1); Công ty có chính sách giảm thiểu phân biệt đối xử với và giữa những NLĐ tại nơi làm việc (CSRNLĐ2); Công ty tạo điều kiện cho công nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng (CSRNLĐ3); Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của NLĐ tại nơi làm việc (CSRNLĐ4); Công ty tạo điều kiện cho NLĐ cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư như làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt(CSRNLĐ5). (2) Thực hiện CSR đối với người tiêu dùng có 5 hoạt động cơ bản: Công ty có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác (nhà cung cấp, người mua hàng) (CSRNTD1); Công ty có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho người mua (CSRNTD2); Công ty cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả cho đối tác (CSRNTD3); Công ty có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan (CSRNTD4); Công ty phối hợp cùng với các đối tác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới (nếu có) (CSRNTD5). (3) Thực hiện CSR đối với môi trường có 5 hoạt động cơ bản: Công ty cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất (CSRMT1); Công ty cố gắng giảm thiểu và tái sử dụng rác thải trong quá trình sản xuất (CSRMT2); Công ty nỗ lực tránh gây ô nhiễm môi trường (khí, nước thải, tiếng ồn) (CSRMT3); Công ty nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên nơi công ty hoạt động (CSRMT4); Công ty có hoạt động đánh giá mức tiêu thụ năng lượng, khả năng tái sử dụng (CSRMT5); Công ty cung cấp các thông tin liên quan đến môi trường trên nhãn sản phẩm và các ấn bản thông tin khác cho khách hàng, nhà cung cấp(CSRMT6). (4) Thực hiện CSR đối với cộng đồng có 5 hoạt động cơ bản: Công ty thường xuyên tạo cơ hội đào tạo cho người dân địa phương nơi công ty hoạt động (CSRCĐ1); Công ty thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động (CSRCĐ2); Công ty ưu tiên mua nguyên liệu, hàng hóa từ các công ty trên cùng địa 60 bàn (CSRCĐ3); Công ty khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng (CSRCĐ4); Công ty hường xuyên tài trợ cho các dự án của cộng đồng (y tế, giáo dục, giao thông công cộng) (CSRCĐ5). 4.1.4.1. Thực hiện CSR tại Công ty May Việt Tiến Công ty May Việt Tiến tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Ngày13/11/1979, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến. Sau đó, ngày 30/8/2007 Tổng Công ty May Việt Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Hiện nay May Việt Tiến có 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các sản phẩm may mặc, sản xuất phụ kiện và các sản phẩm may mặc khác, sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may. Doanh thu năm 2018 đạt 16.067 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2017, trong đó Tổng công ty mẹ đạt 9.290 tỷ đồng, tăng 12%; Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 781 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2017; Kim ngạch xuất khẩu đạt 897 triệu Đô la Mỹ, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 33%, Mỹ 21%, EU 14% và thị trường khác 32%; Thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,3 triệu đồng, tăng 3,7%, đảm bảo công ăn việc làm, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao. Kết quả tổng hợp thực tiễn thực hiện CSR của May Việt Tiến với 4 đối tượng cụ thể như sau: • Thực hiện CSR đối với người lao động Với tổng số CBCNV là 21.600 người, lao động nữ chiếm gần 90% nên trong quá trình hoạt động May Việt Tiến luôn có nhiều chính sách quan tâm đối với lao động nữ. Cơ chế, chính sách với lao động nữ qua từng thời kỳ đều đã có những thay đổi phù hợp, tốt hơn. Tổng Công ty đã tạo điều kiện để lao động nữ phát triển cơ hội nghề nghiệp tốt, khẳng định năng lực bản thân, tham gia đóng góp cho sự phát triển của DN. Chính vì thế, thực hiện CSRNLĐ4 ở mức cao nhất chiếm 41,86%. Đồng thời, thực hiện giảm thiểu phân biệt đối xử với và giữa những người lao động tại nơi làm việc nhận được sự ủng hộ ở mức rất tốt cũng cao nhất (76,67%). Tuy nhiên, tạo điều kiện cho NLĐ cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư như làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt có mức đánh giá không tốt cao nhất trong 5 nội dung thực hiện CSR đối với người lao động (17,43%), điều này cho thấy Tổng công ty chưa thực sự chú trọng đến cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư như 61 làm việc tại nhà, làm việc linh hoạt cho người lao động. Có tỷ lệ là 51% ở mức bình thường với nội dung khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo... cho thấy, công ty đã có nhiều hoạt động phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp cho NLĐ như hàng năm đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo tay nghề, hội thao nghề. Tuy nhiên các chương trình đào tạo vẫn chưa nâng cao được tay nghề cho người lao động. Biểu đồ 4.1: Thực hiện CSR đối với NLĐ Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty May Việt Tiến • Thực hiện CSR đối với người tiêu dùng Kết quả tổng hợp về thực hiện CSR đối với người tiêu dùng trong biểu đồ 4.2 cho thấy, Tổng công ty đã cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về về nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho người mua (CSRNTD2) về sản phẩm tốt nên mức độ đánh giá vấn đề này ở mức rất tốt hiện tại cao nhất, chiếm 52%. Ở mức bình thường có tỷ lệ đánh giá cao nhất (20,86%) thuộc về quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan (CSRNTD4). Việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan của Tổng công ty thời gian qua đã thay đổi, tuy nhiên các chính sách chưa có gì nổi trội, đôi lúc Tổng công ty còn phải tốn thêm chi phí và thời gian cho những công việc này vì quy trình xử lý chưa cụ thể. Hoạt động phối hợp cùng các đối tác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới (nếu có) của công ty chưa được tích cực nên mức độ đánh giá bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất (21%). 62 Biểu đồ 4.2: Thực hiện CSR đối với NTD Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty May Việt Tiến • Thực hiện CSR đối với môi trường Tổng Công ty May Việt Tiến chưa có chính sách nào về môi trường được đánh giá ở mức rất tốt trên 25%, trong cả 5 hoạt động thực hiện CSR đối với môi trường đều có tỷ lệ % trả lời không tốt từ 9,14% - 19,86%. Điều này cho thấy, việc cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất của Tổng công ty thời gian qua cải thiện chưa đáng kể, chưa nỗ lực tránh gây ô nhiễm môi trường nước, khí, tiếng ồn và không có hoạt động đánh giá mức tiêu thụ năng lượng. Ở nội dung Công ty cố gắng giảm thiểu và tái sử dụng rác thải trong quá trình sản xuất (CSRMT2), mức bình thường đạt 32,14% cho thấy, Tổng công ty chưa có nhiều hoạt động cụ thể, định kỳ về bảo vệ môi trường cũng như kiểm soát các hoạt động để tránh gây ô nhiễm môi trường (nước, khí, tiếng ồn, không khí và môi trường cảnh quan xung quanh). Biểu đồ 4.3: Thực hiện CSR đối với môi trường Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty May Việt Tiến 63 • Thực hiện CSR đối với cộng đồng Kết quả đánh giá cho thấy, việc thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động có mức độ đánh giá không tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 48%. Điều này phản ánh một thực tế là Tổng công ty chưa chủ động thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, chưa chủ động phối hợp xử lý các vấn đề mà quá trình sản xuất đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, đó là ô nhiễm tiếng ồn, môi trường nước, khí...Tuy nhiên, hoạt động tạo cơ hội đào tạo cho người dân địa phương nơi công ty đặt trụ sở nhiều năm qua có mức độ đánh giá hoàn toàn không tốt ở mức thấp nhất, chỉ có 3,56%. Tổng công ty May Việt Tiến nhiều năm qua đã có những chính sách cụ thể về tạo cơ hội cho người dân được học nghề, làm quen với văn hóa, tác phong công nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và tri thức. Mặc dù trên địa bàn nơi Tổng công ty hoạt động có nhiều công ty lớn hoạt động nhưng Tổng công ty chưa ưu tiên mua nguyên liệu, hàng hóa từ các công ty này, do vậy mức độ đánh giá hoàn toàn không tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 18,86% và tỷ lệ bình thường cũng ở mức cao nhất 35,14%. Nhân viên trong công ty đều được khuyến khích tham gia các hoạt động cộng đồng như chạy bộ, làm sạch môi trường, cảnh quan xung quanh nơi làm việc nên mức độ đánh giá có tỷ lệ trả lời rất tốt cao nhất (45%). Các hoạt động tài trợ cho các dự án của cộng đồng (y tế, giáo dục, giao thông công cộng) của Tổng Công ty có nhưng chưa nhiều và đều, do vậy mức độ đánh giá không tốt chiếm tỷ lệ 30,14%. Biểu đồ 4.4: Thực hiện CSR đối với cộng đồng Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty May Việt Tiến 64 4.1.4.2. Thực hiện CSR tại Tổng công ty Đức Giang – CTCP (DUGARCO) Tổng công ty Đức Giang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam và là nhà sản xuất, cung cấp hàng may mặc uy tín cho nhiều khách hàng nổi tiếng trên thế giới và trong nước. Với mô hình hoạt động công ty mẹ-con, May Đức Giang hiện nay có 9 công ty thành viên đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình với gần 10.000 công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý chuyên nghiệp làm việc trong 22 nhà máy may, 160 dây chuyền sản xuất hiện đại. Tổng công ty Đức Giang là một doanh nghiệp lớn của ngành dệt may Việt Nam và của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. May Đức Giang đã có gần 20 năm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, do tổ chức Quacert đánh giá và cấp chứng chỉ; hệ thống quản lý ISO 14000, SA 8000. Năm 2011, Tổng Công ty bắt đầu triển khai 5S và tháng 8/2012, Công ty chính thức triển khai thêm LEAN trong toàn hệ thống. Với phương châm “Tự mình vươn lên, tranh thủ sức mạnh thời đại mới, hòa vào trào lưu tiến hóa chung của nhân loại”. May Đức Giang đạt 3.286 tỷ đồng tổng doanh thu năm 2018, tăng 10% so với thực hiện năm 2017 và lợi nhuận tăng 7% lên mức 48 tỷ đồng. Kết quả tổng hợp thực tiễn thực hiện CSR trên 4 đối tượng là người lao động, người tiêu dùng, môi trường và cộng đồng như sau: • Thực hiện CSR đối với người lao động Kết quả tổng hợp cho thấy, CSRNLĐ1 có tỷ lệ trả lời ở mức bình thường là cao nhất, chiếm 50% người trả lời cho rằng việc khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp thông qua đánh giá, kế hoạch đào tạo là bình thường; hoàn toàn không tốt và hoàn toàn tốt có tỷ lệ bằng nhau, chiếm 10,72%. Kế hoạch đào tạo của công ty chưa được tốt, cụ thể có năm thì nhiều quá và chương trình lại chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; có năm lại không có. Chỉ có 14,29% cho rằng CSRNLĐ1 là rất tốt, như vậy trong thời gian tới Tổng công ty nên khuyến khích nhân viên nhiều hơn nữa trong việc phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp như có kế hoạch đánh giá, đào tạo rõ ràng. Tổng Công ty nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên về an toàn lao động, xử lý tình huống trong lao động, kỹ năng vận hành máy móc Trong 5 CSRNLĐ, CSRNLĐ4 có kết quả trả lời ở mức rất tốt là cao nhất, chiếm 42,86%. Điều này cho thấy, Tổng công ty đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của NLĐ, cụ thể hàng năm Tổng công ty đều tổ chức khám chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tạo 65 điều kiện cho công nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng được trả lời với mức rất tốt, chiếm tỷ lệ khá cao là 39,29%. Như vậy, ban lãnh đạo Tổng công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề để tăng tính dân chủ trong ra quyết định. Kết quả tổng hợp còn cho thấy, CSRNLĐ5 có mức trả lời không tốt là cao nhất, chiếm 48,00%, như vậy Tổng công ty chưa có nhiều chính sách tạo điều kiện cho NLĐ cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng. Điều này thể hiện qua thời gian làm việc, vì các đơn đặt hàng của khách thường diễn ra trong thời gian ngắn nên Tổng công ty đã huy động nhân viên làm thêm giờ, đây chính là nguyên nhân khiến nhiều lao động bị mất cân bằng giữa thời gian dành cho gia đình, con cái cũng như thời gian nghỉ ngơi. Biểu đồ 4.5: Thực hiện CSR đối với NLĐ Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang • Thực hiện CSR đối với người tiêu dùng Kết quả tổng hợp chỉ ra rằng, trong số 5 CSR đối với người tiêu dùng được đánh giá có tỷ lệ cao nhất chiếm 50% thuộc về chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính các về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ. Mức trả lời này hoàn toàn phù hợp với thực tế là tất cả các sản phẩm của Tổng công ty đều được gán nhãn hiệu rõ ràng, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng. Tiếp theo là chính sách phối hợp với đối tác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới (nếu có) chiếm tỷ lệ 46,43%. Riêng đối với chính sách về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đối với khách hàng, nhà cung cấp và các bên có liên quan lại có mức trả lời không tốt cao nhất, chiếm 39,29%. Kết quả trả lời phản ánh đúng về CSR của DN trong thời gian qua, vấn đề này đang được quan tâm vì hiện tại Tổng công ty chưa xây dựng được quy trình chung trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp với khách hàng, nhà cung cấp. Mức đánh giá hoàn toàn không tốt cao 66 nhất (14,29%) đối với chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác và nhà cung cấp cũng cho thấy chú trọng và đánh giá cao sự trung thực và công bằng trong hợp đồng của Tổng công ty còn nhiều hạn chế. Biểu đồ 4.6: Thực hiện CSR đối với NTD Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang • Thực hiện CSR đối với môi trường Ban lãnh đạo Tổng công ty sớm ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống và tương lai của nhân loại nên quá trình sản xuất sản phẩm của Tổng công ty không chỉ bảo đảm chất lượng tốt mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường. Chính vì thế, kết quả trả lời với mức độ đánh giá rất tốt ở cả 5 CSR của DN đối với môi trường có tỷ lệ tương đối đối cao (CSRMT1: 42,86%; CSRMT4, CSRMT5: 46,43%, chỉ có CSRMT6 bị đánh giá mức thấp: 10,72%). Do đặc thù là các nguyên liệu đầu vào đều được nhập từ các công ty uy tín trên thế giới, có đầy đủ thông tin về xuất xứ, chất liệu trên nguyên liệu nên khi ra thành phẩm, Tổng công ty đã có chứng nhận về chất lượng của nguyên liệu còn khâu dệt may hiện tại được thực hiện trên dây truyền công nghệ hiện đại, khép kín. 67 Biểu đồ 4.7: Thực hiện CSR đối với môi trường Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang • Thực hiện CSR đối với cộng đồng Thực hiện CSR của DN đối với cộng đồng thời gian qua đã được thực hiện một phần, song về cơ bản các hoạt động này mới chủ yếu dừng lại ở mức độ nhận thức, thụ động hoặc nếu có chủ yếu là do các cơ quan ban ngành vận động. Cụ thể, trong 5 CSR đối với cộng đồng chỉ có CSR khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng có mức độ đánh giá rất tốt chiếm 50%, còn lại đều là hoàn toàn không tốt, không tốt, bình thường. Thực hiện CSR của Tổng công ty trong thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương có mức đánh giá không tốt cao nhất (50%). Nhận xét chung về kết quả đánh giá trong biểu đồ 4.8 là CSR của Tổng công ty trong công tác đào tạo cho người dân địa phương, trong thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương, ưu tiên mua nguyên liệu, hàng hóa từ các công ty trên địa bàn, công tác tài trợ cho các dự án của cộng đồng đều chưa tương xứng với những kết quả mà Tổng công ty đạt được. 68 Biểu đồ 4.8: Thực hiện CSR đối với cộng đồng Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang 4.1.4.3. Thực hiện CSR tại Tổng công ty May 10 – CTCP * Giới thiệu về Tổng công ty May 10 – CTCP Tiền thân là xưởng May 10 được hợp nhất từ các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc năm 1952, đến năm 2010 chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty May 10 - CTCP (Garco 10). Chức năng chính là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc. Doanh thu năm 2017 là 3.100 tỷ VN đồng, tổng tài sản 1.364 tỉ đồng với năng lực sản xuất 30 triệu sản phẩm mỗi năm, tổng số nhân viên là hơn 12.000 lao động, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 80%). Với trên 70 năm xây dựng và phát triển, định hướng phát triển May 10 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển công ty”. Tầm nhìn: Đưa May 10 trở thành tập đoàn đa quốc gia với mô hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ, trong đó sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc là lĩnh vực hoạt động cốt lõi. Sản phẩm thời trang mang thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu toàn cầu từng bước chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và thế giới. Xây dựng Tổng công ty trở thành điển hình văn hóa công ty, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao với phong cách thiết kế riêng biệt, sang trọng, hiện đại. Đưa thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu toàn cầu; Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của mọi thành viên, cổ đông và khách hàng của May 10; Lan tỏa những giá trị văn hóa đến cộng đồng. Chiến lược nguồn nhân lực của May 10 là: Luôn tin tưởng vào một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kỹ năng và kinh nghiệm, với thái độ làm việc tốt là yếu tố quyết 69 định sự thành công của thương hiệu May 10; May 10 tập trung những điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực, kể cả trong đào tạo và tuyển dụng, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để mỗi thành viên phát huy tối đa năng lực cá nhân. Là 1 DN lớn trong Tập đoàn Dệt May, với định hướng trở thành tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu toàn cầu. May 10 không chỉ quan tâm đến yếu tố con người mà còn quan tâm đến xây dựng các hệ thống và công cụ quản lý có tính chuyên nghiệp như: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000; hệ thống quản lý môi trường ISO14000; hệ thống CSR SA8000, quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025. Việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trên đã giúp cho công tác quản lý chất lượng tại May 10 đi vào nền nếp, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí và đảm bảo sản phẩm khi xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. * Một số nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại công ty May 10 May 10 có hệ thống CSR khá toàn diện, là một trong số rất ít các tổ chức ở Việt Nam áp dụng hệ thống CSR SA8000. Ngày 7/10/2016, đại diện Tổ chức Giám định SGS (Thụy Sỹ) đã tới Tổng công ty May 10 để đánh giá quá trình thực hiện hệ thống tiêu chuẩn SA8000 về CSR, hoàn thiện điều kiện làm việc cho người lao động, May 10 đáp ứng đủ 9/9 yêu cầu. SA8000 là 1 trong những chứng chỉ về trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các công ty đồng thời SA8000 giúp đáp ứng yêu cầu mà nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ đặt ra đối với các đối tác cung ứng hàng dệt may. Đây là thành quả xứng đáng mà May 10 nhận được do những nỗ lực thực hiện CSR đối với người lao động trong toàn công ty. Với sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của Tổng giám đốc May 10, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng đội ngũ lãnh đạo đã triển khai thực hiện CSR từ những năm 2006 khi bà nhận chức vụ Tổng GD công ty May 10. Vốn là Tổ trưởng tổ sản xuất, Phó quản đốc phân xưởng May 1, Giám đốc Xí nghiệp May 3, Giám đốc điều hành Công ty, Phó tổng giám đốc May 10 rồi làm Tổng GĐ nên Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thấu hiểu rất rõ về CSR, ý nghĩa và lợi ích khi thực hiện CSR. Do vậy, cam kết thực hiện CSR đã được truyền tải nhanh chóng đến tất cả các cấp quản lý và được xem là công cụ quan trọng trong hoạch định chiến lược và mở rộng thị trường. “Đối với May 10, chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện nghiêm túc các quy định của CSR, bởi DN muốn phát triển bền vững phải có CSR với môi trường tự nhiên, xã hội và tuân thủ pháp lý. Bên cạnh đó, CSR còn là yếu tố quan trọng cấu thành nên đạo đức kinh doanh của người lãnh đạo và là yếu tố ảnh hưởng đến VHDN” (bà Huyền – TGĐ May 10 đã trả 70 lời khi được hỏi quan điểm của bà về CSR). Thông điệp chúng tôi muốn chuyển tải CSR trong May 10 đối với người lao động là “May 10 sản xuất ra hạnh phúc”. Tại May 10, chúng tôi có bộ phận truyền thông, pháp chế làm việc rất hiệu quả, nên quá trình xây dựng bản hoạch định chiến lược đều được các bộ phận này tư vấn cho ban lãnh đạo về tính pháp lý, các các vấn đề công nghệ xanh, các vấn đề của cộng đồng. “Trong hoạch định chiến lược tại May 10, người lãnh đạo được ví như là tư lệnh trưởng để ra quyết định hiệu quả, còn trưởng các bộ phận phòng ban, đặc biệt phòng Marketing, bộ phận Sản xuất là cái mắt, cái tay, cái chân để tư vấn chuyên môn” (bà Huyền lý giải). Khi hoạch định chiến lược, chúng tôi luôn phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. “Cái bằng lòng nhất và cũng chưa hài lòng nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhan_to_anh_huong_den_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi_c.pdf
Tài liệu liên quan