Luận án Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.9

1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn

Quốc .9

1.1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam.9

1.1.2. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong

tương quan so sánh với truyện kỳ ảo Việt Nam.17

1.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt

Nam và Hàn Quốc.20

1.2.1. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam.20

1.2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc

trong tương quan so sánh với nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam.23

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ

HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT

NAM VÀ HÀN QUỐC.27

2.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan.27

2.1.1. Cơ sở lý thuyết chung .27

2.1.2. Quan niệm về cái kỳ ảo và thể loại truyện kỳ ảo .30

2.2. Cơ sở hình thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc.37

2.2.1. Cơ sở lịch sử, xã hội.37

2.2.2. Cơ sở văn hóa, văn học .42

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.59

3.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo.60

3.1.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo có mối liên hệ ít/ nhiều với trần thế.62

3.1.2. Kiểu nhân vật kỳ ảo hầu như không liên hệ với trần thế .78

3.2. Kiểu nhân vật đời thường.86

pdf187 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cho những người phụ nữ cõi trần thế noi theo, ngưỡng mộ. Loài cá (tất nhiên là cá thần) còn nghĩa tình đến thế với nhau huống chi là người với người. Ý nghĩa giáo dục qua hình tượng là rất lớn và cũng là một thông điệp tư tưởng mà tác giả truyện muốn nhắn gửi qua câu chuyện này. Trong TKML, hình tượng những nhân vật kẻ chủ nhân cõi siêu thực xuất hiện khá nhiều và hầu hết là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt; tất nhiên cũng có những nhân vật mà tư cách đạo đức của họ cần được bàn luận thêm, từ nhiều hướng đánh giá khác nhau (nhân vật Hạng vương trong “Câu 81 chuyện ở đền Hạng vương” là một ví dụ). Một số nhân vật làm chủ cõi siêu thực tiêu biểu được khắc họa trong TKML cần nhắc đến ở đây như nhân vật Long hầu, Long vương trong “Chuyện đối tụng ở Long cung”; Diêm vương trong “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”; vượn và cáo trong “Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà giang”; Linh Phi, Nam Hải Long Vương, các nàng tiên thủy phủ trong “Chuyện người con gái Nam Xương”; Diêm La vương trong “Chuyện tướng Dạ Xoa”... Đặc biệt rõ hơn cả là nhân vật Giáng Hương cùng quần tiên trong “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”. Trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc, nhân vật kẻ chủ nhân cõi siêu thực cũng có sự thấp thoáng đôi ba lần ở Tam quốc di sự, Dung Trai tùng thoại song khá mờ nhạt. Đến Thù dị truyện cũng chưa rõ. Phải đợi đến KNTT và Xí Trai ký dị, kiểu nhân vật này mới xuất hiện rõ hơn, được xây dựng công phu hơn. Trong dòng chảy của thể loại truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc, KNTT của Kim Thời Tập là một đỉnh cao. Khảo sát tập KNTT, chúng tôi thấy có 02/05 truyện nhà văn xây dựng nhân vật thần tiên là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Màu sắc bay bổng, lãng mạn trong toàn bộ diễn tiến của truyện kể. Ở đó cũng là không gian, thời gian đậm đặc sắc màu lung linh của long cung và của một thế giới khác cõi thế như niềm mơ ước của con người đã được nhà văn dụng công. Nếu như nhà văn Nguyễn Dữ trong “Truyện đối tụng ở Long cung” chỉ nhắc đến sự anh minh chính trực của Long vương thì trong “Long cung phó yến lục”, hình tượng Long vương được xây dựng rõ nét hơn: từ hành động, tính cách, ngôn ngữ đến những phẩm chất tốt đẹp. Trong truyện, Hàn sinh vốn là nho sinh giỏi chữ nghĩa, thạo văn chương, có tính cách ngay thẳng. Tiếng thơm lưu truyền đến tai Long vương. Long vương liền cho mời Hàn sinh xuống thủy phủ để dự tiệc. Sự tao ngộ kỳ lạ cho thấy ở nhà văn khát vọng về sự đối xử với nho sĩ có tài của nhà cầm quyền. Chỉ cần một sự đối xử hay khích lệ nhẹ nhàng cũng khiến cho nho sĩ cảm động mà cố gắng hết sức để phụng sự cho triều đại, cho sự phát triển của quốc gia dân tộc vậy. Tất nhiên, niềm mơ ước của họ Kim đã 82 không thể hiện thực. Ông gửi gắm mơ ước đó qua hình tượng Long vương. Nhân vật Long vương trong truyện đã hiện lên là một vị vua anh minh, cử chỉ ân cần, tấm lòng đôn hậu, từ việc “- Ta được biết tiếng tăm của tiên sinh đã lâu, nay mới có dịp được gặp, chớ có e ngại” đến hành động “đưa tay mời ngồi...” đối với Hàn sinh. Hơn thế, trong lúc đang đối thoại với Hàn sinh, khi nghe có khách quý đến đã ngay lập tức “ra cửa nghênh tiếp...” [tr.147]. Sau khi những khách quý này của Long vương an tọa đâu đấy, Long vương mới thổ lộ sở nguyện của mình và đó cũng là lí do mà Long vương truyền mời Hàn sinh xuống thủy phủ. Lời lẽ đề nghị của một đấng bề trên mà khiêm nhường đến lạ. Sự khiêm nhường xuất phát từ tấm lòng thành thực, của cái tâm trong sáng và cũng là thái độ trân trọng, ngưỡng mộ kẻ sĩ của Long vương. Đương nhiên là Hàn sinh sẽ đồng ý và không những thế, hẳn sẽ dồn hết tâm lực, nội công để có được những chữ viết ý nhị, đẹp đẽ nhất dành tặng cho Long vương. Và diễn biến của truyện này không chỉ dừng lại ở mỗi một sự việc như thế. Truyện nói về việc dự yến tiệc dưới long cung của Hàn sinh nhưng thực chất là một cuộc thi tài, trổ tài của các quan lại dưới long cung dưới sự chúng kiến của Long vương, Hàn sinh, ba vị khách đặc biệt là thần Tổ giang, thần Lạc Hà và thần Bích Lan (đều là các nhân vật thần linh). Điều thú vị là ở chỗ, chính bởi sự khích lệ của đấng bề trên mà các quan lại cấp dưới đã hết lòng thể hiện và rõ ràng, bằng sự cai trị nhân đức như thế, cấp dưới sẽ dốc lòng phụng sự triều chính. Lời của Quách Giới Sĩ là một ví dụ tiêu biểu. Còn trong “Nam Viêm Phù châu chí” (Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam), Kim Thời Tập lại xây dựng thành công hình tượng nhân vật là vua của một đất nước xa lạ (thực ra là Diêm la vương). Diện kiến vua trước bệ rồng, qua cuộc hỏi đáp giữa Phác sinh và nhà vua, nhà văn đã cho thấy vị vua thần thánh này là một người thông hiểu đạo lý ở đời, có ứng xử cai trị thần dân hết sức công bằng, luôn mong muốn giáo hóa những kẻ tàn ác để giúp họ trở lại với chính đạo, từ diệt tà tâm... Nhiều mong mỏi của vị vua này có vẻ như không tưởng song rõ ràng, người đọc đã hết sức trân quý một tấm lòng, một khát vọng 83 chính đáng của nhân vật. Tấm lòng của ông ta ngay cả khi đã chết vẫn vẹn nguyên như khi còn sống trên cõi thế. Lời bày tỏ của vua với Phác sinh như sau: “- Khi ta ở trần gian, tận trung với vua, dốc hết sức mình thảo phạt đạo tặc và thề rằng dù có chết cũng biến thành quỷ dữ để giết chết lũ đạo tặc. Sau khi ta chết, lời thề đó vẫn còn, vì lòng trung thành chưa hết nên ta thác xuống nơi đầy tội ác như ở đây để làm quân vương. Hiện tại ở đất này, thuộc hạ do ta cai quản đều là bọn gian ác, đại nghịch vô đạo ở kiếp trước. Bọn chúng bị sống quản thúc ở đây, do ta quản chế và dạy cho chúng phải từ bỏ dã tâm đạo nghịch vô đạo. Thế nhưng, nếu không phải là người chính trực vô tư thì không thể làm quân vương ở đây trong một ngày” [tr.141]. Và sau đó, khi được biết Phác sinh “là người chính trực, có ý chí kiên cường, sống ở trên đời không chịu khuất phục trước uy vũ, thật xứng đáng được gọi là đạt nhân (người thông hiểu mọi sự vật). Thế nhưng ở trần gian, tiên sinh là người bất đắc chí, chẳng khác gì ngọc đẹp ở Kinh Sơn bị vứt bỏ vào chỗ hoang tàn bụi bặm, vầng trăng sáng bị chìm xuống hố sâu. Nếu không gặp được người thợ giỏi, thì ai biết được vật chí bảo, chẳng đáng tiếc lắm sao?” [tr.141]. Trong đạo cai trị đất nước, vị vua này cũng nhấn mạnh với Phác sinh: “- Người cai trị đất nước không thể dùng bạo lực để ức hiếp trăm họ...” [tr.141]. Bằng những nhận thức hết sức thấu đạt như thế, cuối cùng vua châu Viêm Phù đã nhường ngôi lại cho Phác sinh bởi vận số của ông ta đã hết. Từa tựa với những câu như trên, trong Xí Trai ký dị của Thân Quang Hán có 2/4 truyện xuất hiện kiểu nhân vật này. Đó là truyện “An Bằng mộng du lục” (Chàng An Bằng lạc vào xứ sở mộng mơ) và truyện “Thôi sinh ngộ chân ký” (Thôi sinh gặp thần tiên). Truyện “An Bằng mộng du lục” là câu chuyện về chàng An Bằng tới thăm vương quốc các loài hoa rồi trở về. Các nhân vật kỳ ảo đều là hình tượng nhân hóa của các loài hoa nhưng cũng đồng thời để ám chỉ những nhân vật có thực trong đời sống hiện thời. Motip nhân vật đời thường, ở đây là An Bằng đang đọc sách hay ngâm thơ rồi buồn ngủ và linh hồn phiêu lạc đến thế giới cõi tiên cũng giống hầu hết motip như vậy trong truyện kỳ ảo của 84 Việt Nam. Theo đó, thế giới của cõi thần tiên hiện lên trong cảm nhận của An Bằng: “... Cuối cùng xuôi hết con đường dẫn vào một ngôi nhà lớn. Nhà có hàng rào trát vôi trắng bao quanh và lợp mái ngói màu xanh và đỏ. Ánh sáng rực rỡ từ khe núi phát ra ánh hào quang mờ ảo tựa hồ đây chẳng phải chốn trần gian. Chàng dần dần tiến gần lại phía cổng chính thì đồng loạt các trùng môn bên trong sơn màu sặc sỡ đều mở. Một lát bỗng có một thị nữ đi ra. Đôi môi tươi cùng dáng vẻ trong tay áo xanh thật tuyệt đẹp...” [361]15. Quần tiên trong truyện có các nhân vật như Giáng Lạc, Giáng Lưu, Nữ vương, Lý phu nhân, Ban Cơ, Tồ Lai, Thú Dương, Đông Li, Thanh Y, Phù Dung... Thế giới quần tiên hiện lên tất cả đều đẹp đẽ, thanh sạch, đi đứng nói năng đều dịu nhẹ, hiền thục, lễ nghi rất chỉn chu. Dung nhan của quần tiên được Thân Quang Hán miêu tả khá kĩ, đây chính là điểm khác so với nhiều truyện cùng nội dung trong truyện kỳ ảo Việt Nam và so với cả quá trình phát triển thể loại này của Hàn Quốc. Ví dụ đây là đoạn tả sự xuất hiện của Lý phu nhân và nàng Ban Cơ: “Một lúc lâu sau thì Lý phu nhân tới. Nàng trang điểm nhẹ, từng bước chân nhẹ nhàng và mềm mại, thanh thoát cứ như ngọc, trong trẻo tựa như sương sớm. Sau đó có tiếng báo nàng Ban Cơ cũng đã tới. Khuôn mặt ửng đỏ trong dung mạo đầy đặn, hàng lông mi biếc tựa như dáng núi. Vẻ đẹp gợi cảm đằm thắm thậm chí còn đẹp hơn cả dải lụa hồng...” [361]. Còn đây là miêu tả cả quần tiên: “Hàng chục nữ ca kỹ, đầu đội mũ hoa, tay cầm nhạc cụ, mỗi người mặc áo một màu khác nhau, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng năm màu sặc sõ làm cho ai nấy hoa cả mắt. Cuối cùng chúng mới chia thành hàng, nối đuôi nhau đứng dưới gian chính, kẻ nào cũng là tuyệt thế giai nhân”. [361]. Diễn biến của câu chuyện sau đó là cuộc vui ca hát của các thần tiên với Chu Sinh. Tất cả đều ra sức trổ tài và khoe sắc đẹp của mình. Quan điểm, triết lý sống của các nhân vật thần tiên cũng được bộc lộ khá rõ. 15 Trích dẫn tác phẩm Xí Trai kí dị trong luận án, từ đây đều lấy từ cuốn này (do chúng tôi tạm dịch từ bản tiếng Hàn, xin xem phần Phụ lục luận án). 85 Khi được biết tất cả chỉ là một giấc mộng, một cuộc vui thú tinh thần với thần hoa, An Bằng khá an nhiên chấp nhận và trở về với cuộc sống trần thế của mình: “An sinh sau chuyện vừa xảy ra ấy, vào phòng buông màn trướng chăm chú đọc sách và chẳng bao giờ để mắt tới vườn hoa ấy nữa” [361]. Còn trong truyện “Thôi sinh ngộ chân ký” (Thôi sinh gặp thần tiên), tác giả kể truyện Thôi sinh, vốn người “Tính tình hào hiệp, tiết tháo cao vời, coi thường danh lợi, thích tìm những nơi cảnh trí tươi đẹp mà thưởng ngoạn, chẳng màng đến nhân tình thế thái nên bị người đời cười nhạo” [361]. Trong một lần muốn đi đâu đó thật xa để thăm thú thưởng ngoạn, cũng là để thay đổi môi trường sống đã trở nên quá quen thuộc của mình thì đã vô tình rơi xuống núi nhưng lại không sao. Chàng lạc vào một thế giới khác và ở đây một số nhân vật thần tiên xuất hiện. Trước hết, qua lời kể của Thôi sinh, thế giới thần tiên hiện lên như sau: “Bước qua năm cửa trùng môn, có một ngôi điện đề tên là Triệu Tông Điện. Chế độ triều nghi rất là hùng tráng và sặc sỡ. Cột làm bằng vàng, cột trụ điện khảm bằng đá xanh. Ở giữa có đặt chiếc ghế làm bằng bạch ngọc, hai bên trái phải rèm kết bằng trân châu rủ xuống rung rinh, mành lụa phấp phới trong gió. Thật là chốn thanh tao của bậc đế vương” [3861]. Tại đây, các nhân vật chủ của thế giới thần tiên được nhắc đến như Động Tiên, Đảo Tiên, Sơn Thần và Đức Vua cùng các tùy tùng dưới trướng. Qua cuộc trò chuyện và đặc biệt qua sự khích lệ của Đức vua thì Thôi sinh đã trình diễn một màn xuất khẩu thành thơ rất đáng chú ý. Điều đáng nói là ngay sau khi cùng quần tiên được chứng kiến tài nghệ của Thôi sinh thì Đức Vua đã rất hoan nghênh, đánh giá cao và không ngần ngại nói ra những sự thật, những điều mà không phải lúc nào những vị vua ở trần thế cũng có thể làm được: “... Thôi sinh có thể coi là người thông đạt đạo lý. Phải thế chăng? Đám nho sĩ thế tục nịnh bợ quả nhân...” [361]. Đó cũng là chia sẻ của Động Tiên về một sự chối bỏ thăm lại cuộc sống trần gian nhiều khổ đau: “Thần cũng vì nguyên cớ ấy mà chẳng muốn xuống thăm lại chốn nhân gian mà sống ở nơi trời cao trong xanh đã hơn ba trăm năm. Dạo này tự nhiên thần lại ngâm thơ của Đinh Linh Uy mà chợt nhớ quê bèn một lần về thăm lại đô thành, đi loanh quanh buồn lòng mà chỉ biết thở dài. Ai học đạo tiên mà hưởng cái thú 86 thoát tục...” [361]. Cuộc sống của các thần tiên vui thú đến mức cuối cùng chính Thôi sinh đã muốn ở lại: “Thần đâu muốn quay về ạ” [361]. Đây làm một điểm khác thú vị so với “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” trong TKML của Nguyễn Dữ và cũng khác xa so với “Say rượu tới chơi đền Phù Bích” trong KNTT của Kim Thời Tập bởi Từ Thức và Hồng sinh sau cuộc gặp với tiên nữ (cũng trong không gian của tiên cảnh) thì cả hai đều quay trở về trần gian. Từ Thức thì thôi thúc được quay trở lại còn Hồng Sinh thì ít nhiều cũng là sự chủ động trở lại trần tục. Truyện kết thúc bằng chi tiết: “Thôi sinh vào núi, đào được thảo được mà sinh sống, về sau chẳng biết sống chết thế nào...” [361]... Trong Thù dị truyện, về cơ bản cũng giống như so với Thính văn dị lục của Việt Nam, một số nhân vật làm chủ cõi siêu thực vẫn tiếp tục xuất hiện song hầu hết chỉ thoáng qua. Họ hiện lên vẻ như mờ nhạt, không còn là những hình tượng của sự đủ đầy, thỏa mãn với cuộc sống nơi không gian lung linh ảo diệu của tiên cảnh hay long phủ nữa mà thay vào đó là tâm trạng bất an, hồ nghi cùng những lo lắng về một cuộc sống chưa thực sự trọn vẹn. Đó cũng đồng thời là những dư vị mang suy tư của những nhà kỳ ảo hai nước về cuộc sống xã hội nói chung lúc bấy giờ. 3.2. Kiểu nhân vật đời thường Nếu nhân vật kỳ ảo là kiểu nhân vật của những tưởng tượng nghệ thuật độc đáo thì kiểu nhân vật đời thường hầu hết là những quan sát thực tế kết hợp với hư cấu nghệ thuật của các nhà kỳ ảo hai nước. Và xét cho đến cùng thì mối quan tâm hàng đầu của các nhà viết truyện chính là kiểu nhân vật này. Đương nhiên xét về nguồn gốc thì kiểu nhân vật đời thường sẽ có xuất thân phàm trần song bởi đặc điểm của thể loại, bút pháp mà những nhân vật đời thường này lại luôn được đặt trong mối quan hệ với thế giới kỳ ảo. Chính vì thế, khi tiến hành khảo sát, chúng tôi lấy tiêu chí là các nhân vật đời thường này có hay không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo để phân loại thành hai dạng là: 1) Nhân vật đời thường có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo và 2) Nhân vật đời thường không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo. Dưới đây là kết quả khảo sát thông kê của chúng tôi: 87 Bảng 3.2. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật đời thường trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc TT TẬP TRUYỆN (Số truyện có xuất hiện nhân vật đời thường) SỐ LƯỢNG NHÂN VẬT ĐỜI THƯỜNG KIỂU NHÂN VẬT ĐỜI THƯỜNG Nhân vật đời thường có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo Nhân vật đời thường không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo Việt Nam 1 Thiền uyển tập anh ngữ lục (21 truyện) 100 18 82 2 Việt điện u linh tập (40 truyện) 189 75 114 3 Lĩnh Nam chích quái truyện (36 truyện) 128 69 59 4 Thánh Tông di thảo (15 truyện) 38 28 10 5 Truyền kỳ mạn lục (20 truyện) 67 37 30 6 Truyền kỳ tân phả (04 truyện) 20 17 03 7 Lan Trì kiến văn lục (38 truyện) 97 48 49 8 Tang thương ngẫu lục (41 truyện) 113 66 47 9 Thính văn dị lục (15 truyện) 48 28 20 Tổng 230 800 386 414 Hàn Quốc 10 Tam quốc di sự (86 truyện) 541 250 291 11 Dung Trai tùng thoại (12 truyện) 57 14 43 12 Thù dị truyện (27 truyện) 82 35 47 13 Kim Ngao tân thoại (05 truyện) 49 13 36 14 Xí Trai ký dị (04 truyện) 18 05 13 15 Tam thuyết ký (09 truyện) 33 07 26 Tổng 143 780 324 456 Tổng số: 373 1580 710 870 88 3.2.1. Nhân vật đời thường có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo Đây là nhóm nhân vật chiếm số lượng lớn trong trong tổng số các nhân vật đời thường xuất hiện trong truyện kỳ ảo hai nước. Dĩ nhiên tỉ lệ giữa nhân vật đời thường với nhân vật kỳ ảo ở các tập truyện là khác nhau, và cũng có những khác biệt nhất định giữa truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam truyện kỳ ảo trung đại của Hàn Quốc. Căn cứ vào cách thức, mức độ, tần suất mà các nhân vật đời thường tiếp xúc, dịch chuyển giữa không gian thực đến không gian ảo, chúng ta có thể thấy một số dạng thức căn bản là: 1) Nhóm những nhân vật tiếp xúc (chỉ thoáng qua) với thế giới kỳ ảo; 2) Nhóm những nhân vật trung gian, môi giới (dừng lại lâu hơn) trong thế giới ảo trong tương quan với thế giới thực và 3) Nhóm những nhân vật dấn thân vào thế giới ảo. Ở nhóm nhân vật chỉ tiếp xúc thoáng qua với thế giới ảo (như một cách phản biện lại với nhóm nhân vật kỳ ảo là kẻ tiên tri cõi trần thế như chúng tôi đã nhắc đến ở phía trên), hầu hết sự xuất hiện của họ trong truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam cũng như Hàn Quốc không nhiều song chúng lại có ý nghĩa thú vị. Các nhân vật này thường đứng ở ngoài diễn biến của cốt truyện để quan sát sự xuất hiện của các nhân vật thuộc thế giới kỳ ảo. Qua cái nhìn của người đời thường này, các nhân vật kỳ ảo kia hiện lên có thể là những hình tượng có phẩm chất đạo đức tốt, có phép thuật tài ba hữu ích cho cuộc sống song cũng có khi lại là những nhân vật xấu xa, nhân cách méo mó. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật này cho thấy quyền năng, năng lực lớn của con người đối với thế giới nói chung, thế giới kỳ ảo nói riêng. Chính vì thế mà sự xuất hiện của họ chủ yếu vào giai đoạn sau của quá trình phát triển thể loại. Trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam, nhân vật chứng kiến tiếp xúc thoáng qua này xuất hiện nhiều trong TTDT (tương truyền của Lê Thánh Tông) mà hình tượng kẻ quan sát thế giới ảo ấy hầu hết chính là hiện thân của người kể chuyện (tác giả). “Truyện yêu nữ ở châu Mai” thì nhắc đến nhân vật xưng “ta” “Khi còn ở tiềm để, ta biết việc ấy, bèn viết thư sai người đến đền Phù Đổng mượn gươm của Thiên Vương để trừ nó. Nữ yêu kinh sợ, ẩn trong cỏ rậm ven sông đầm, không dám tác quái như trước nữa” 89 [196, tr.507]. Rồi sau đó thì “ta” kể tiếp câu chuyện của yêu nữ hóa thân thành người con gái đẹp tuyệt trần, chui vào một nhà hát để chờ đợi chung nhân của mình. Khi đã gặp được người cần gặp, yêu nữ đã tự khắc “... dắt tay nhau lên xe cùng đi” [196, tr.509]. Còn trong “Truyện hai phật cãi nhau”, dung lượng cũng như nội dung tư tưởng sẽ tập trung ở cuộc đối thoại “cãi nhau” của Phật gỗ và Phật đất nhưng cuộc cãi nhau này được chứng kiến quan sát của một nhân vật là người đời thường, cũng xưng “ta”. “Truyện hai nữ thần” cũng được kể bởi nhân vật xưng “ta” nhưng sau đó, nhân vật chứng kiến và còn can thiệp cả vào câu chuyện, những sự tình của hai nữ thần lại là một nhà nho “... vốn có chính khí, nghi là ma, vộ chạy lại túm lấy áo hai người ấy, định giết...” [196, tr.518]. Trong TKML, ở các truyện như “Câu chuyện ở đền Hạng Vương”, “Chuyện cây gạo”, “Chuyện đối tụng ở Long cung”, “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”, “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào”, “Chuyện tướng Dạ Xoa”... đều thấp thoáng sự chứng kiến của một nhân vật đặc biệt là người đang kể lại câu chuyện, hoặc một nhân vật trong truyện. Bằng sự chứng kiến đó mà những tài phép lạ kỳ, những năng lực khác thường của những nhân vật kỳ ảo trong câu chuyện trở nên có phần xác tín, nghĩa là “có thể tin được”. Trong LTKVL cũng xuất hiện khá nhiều kiểu nhân vật là người chứng kiến, quan sát thấy quỷ thần. Hầu hết trong những lần được chứng kiến, quan sát đó, các nhân vật đều tỏ hết sức ngạc nhiên, bất ngờ, thường sẽ cố gắng nín lặng để không vô tình hay hữu ý “can thiệp”, “khuấy động” vào không gian của ma quỷ, thần linh. Truyện “Dốc Đầu Sấm” kể về hai vợ chồng ở huyện Cẩm Giàng đi bán vàng mã, đi đến dốc Đầu Sấm thì trời mưa to. Ngồi dưới một gốc đa, trong ánh chớp lòe loẹt họ nhìn thấy một tòa biệt thự lớn. Khi tới đó xin ngủ trọ, họ đã được thấy ma quỷ trong tòa lâu đài này. Truyện “Ma trơi” cũng cần phải có sự xác thực của nhân vật “cha tôi”; truyện “Thần đền Chiêu Trưng” cũng được chứng kiến bởi một anh lính làm việc trên Kinh, trên đường trở về thăm quê ở Nghệ An vào dịp cuối năm. Ngoài ra, trong Thính văn dị lục, “Truyện Tả Ao họ Nguyễn” khi kể về tài năng phép thuật tinh thông của Tả Ao cũng cần phải có sự chứng kiến của mọi người mới đáng tin; “Truyện linh 90 từ ở Hồ Khẩu” cũng được chứng kiến bởi các sĩ tử đi thi cũng như là sự chứng kiến của chính người viết: “Phàm những truyện hiển ứng như vậy khó mà kể hết được, tạm ghi dăm ba truyện mắt thấy tai nghe mà thôi” [tr.969]... Trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc, hầu hết sự hiển ứng, linh diệu của thần linh kể trong Tam quốc di sự của Nhất Nhiên đều có sự chứng kiến của các nhân vật là người đời thường trong truyện hoặc sẽ là sự chứng kiến, “nghe thấy”, “nghe kể lại” của tác giả. Ví như truyện về “Hai vị thánh sư của núi Bao”: “... Khi đó có hơn hai mươi tín đồ sống tại Huyền Phong hàng năm gom gỗ cây tùng búp đến công đức cho chùa. Họ thường vào trong núi lấy cây tùng bách chẻ ra sau đó rửa sạch trải trên phên phơi. Đến đêm gỗ phát ra ánh sáng giống như ngọn nến. Thế nên người dân trong làng đã công đức cho gỗ đó và chúc mừng một năm nhận được ánh sáng. Đó là linh cảm của hai thánh nhân nhưng cũng có người nói đó là do thần núi giúp đỡ. Vị thần núi đó tên là Tĩnh Thánh đại vương...” [tr.447]. Trong KNTT của Kim Thời Tập thì hầu như không có kiểu nhân vật này. Còn trong Xí Trai ký dị của Thân Quang Hán, truyện “Thư trai dạ hội lục” (Truyện hội ngộ trong đêm của bốn người tại thư phòng) có kể về tình tiết chàng học sĩ nhà nghèo nhưng tính tình phóng khoáng. Tình cờ trong một đêm thanh vắng mà chàng được chứng kiến câu chuyện của thần nghiên, mực, giấy, bút; gồm một người mặc tri y (áo thâm), một người mặc ban y (áo nhiều màu đan xen, chỉ loại quần áo sặc sỡ trẻ con hay mặc), một người mặc bạch y (áo trắng) và một người mặc hắc y (áo đen). Khi chứng kiến cuộc trò chuyện của họ, thư sinh “... khẽ khàng lén nhìn qua khe cửa sổ, trong phòng có bốn người đang ngồi chung quanh, trông tướng mạo và trang phục chẳng ai giống ai... Học sĩ e rằng không phải là trộm như ban đầu mình nghĩ, chàng đã biết là quái vật nhưng lòng chẳng chút e sợ, lại muốn xem tường tận hành vi của chúng...” [383]. Bằng cố gắng nán lại quan sát kín đáo mà chàng đã nghe được nội dung cuộc trò chuyện của bốn nhân vật chính trong truyện. Ngay cả khi nhận ra sự thay đổi của một buổi gặp mặt tiếp theo thì chàng cũng cố gắng giữ yên lặng để quan sát: “... Đột nhiên ngoài cửa sổ phía bắc thư phòng nghe có tiếng nói thì 91 thầm, càng lúc càng gần lại. Học sĩ biết có sự thay đổi nhưng vẫn cố gắng đứng yên không nhúc nhích” [383]. Tất nhiên, sau đó, như một tình cờ thư sinh đã tiếp tục được tham gia vào cuộc trò chuyện cùng với các vị thần nghiên, mực, giấy, bút. Như thế có nghĩa là, xét về mặt loại hình nhân vật, thư sinh trong câu chuyện này có thể xếp vào tiểu loại nhân vật đời thường dấn thân vào thế giới kỳ ảo cũng được. Chúng tôi sẽ trở lại bàn thêm ở phía dưới. Còn trong Thù dị truyện, nhân vật đời thường chứng kiến, quan sát thế giới kỳ ảo có thể thấy như sư Viên Quang trong truyện “A Đạo”, Bảo Khai trong truyện “Bảo Khai”, người thiếp của Thạch Nam trong “Cành thạch nam cài đầu”, Kim Dữu Tín trong “Mỹ nữ trong ống trúc”... Truyện về nhân vật Kim Dữu Tín được viết ngắn gọn như sau: “Kim Dĩu Tín từ Tây Châu về Kinh, trên đường đi gặp một vị khách đi phía trước, trên đầu toát ra hào khí lạ thường, [vị khách nọ] ngồi nghỉ dưới gốc cây. Dĩu Tín cũng giả bộ nằm ngủ, vị khách thấy trên đường không có ai qua lại bèn rút từ trong bụng ra một chiếc ống trúc, vẩy nhẹ một cái thì có hai mỹ nữ từ ống trúc chui ra cùng ngồi nói chuyện, xong lại chui trở lại ống, [vị khách kia] cất ống trúc vào bụng rồi đứng dậy đi tiếp. Dĩu Tín đuổi theo bắt chuyện, hàn huyên rất vui vẻ. Hai người cùng nhau vào Kinh, Dĩu Tín với vị khách nọ cùng đến núi Nam Sơn, bày tiệc dưới gốc cây tùng, hai mỹ nữ cũng cùng tham gia. Vị khách nói rằng: “Tôi ở biển Tây Hải, lấy con gái của [vua] Đông Hải, nay cùng vợ về vấn an cha mẹ.” Nói xong thấy mây gió mịt mùng, bỗng không thấy vị khách cùng hai mỹ nữ đâu nữa” [353]. Thứ hai là nhóm các nhân vật đời thường giữ vai trò sâu hơn so với nhóm thứ nhất, không chỉ quan sát, chứng kiến sự tồn tại của thế giới ảo diệu mà họ còn làm nhiệm vụ trung gian, môi giới (dừng lại lâu hơn) trong thế giới ảo trong tương quan với thế giới thực. Hầu hết các nhân vật này là các đạo sĩ, ẩn sĩ, các thiền sư có phép thuật, các cao tăng đắc đạo, thầy tướng số, tử vi, thầy địa lý phong thủy hay bà đồng bà cốt... Như thế, nếu xét từ bản nguyên thì các nhân vật này đều có nguồn gốc hoặc có liên quan đến các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo hay tín ngưỡng truyền thống bản địa của mỗi dân tộc. Nhóm các nhân vật trung gian, tạo 92 sự liên kết giữa hai thế giới thực và ảo, xét cho đến cùng bởi trong nhãn quan của nhà kỳ ảo, bản thân các nhân vật ấy chưa đạt đến cảnh giới thần tiên nhưng họ cũng không phải là người phàm đơn thuần (người phàm đơn thuần hẳn sẽ không thể có những năng lực kỳ lạ hay siêu phàm như họ được). Nhưng cũng không hoàn toàn là không có những con người như thế. Vậy thì vì sao họ lại xuất hiện trong tư duy, trong mạch kể của cốt truyện các truyện kỳ ảo như vậy? Họ xuất hiện để thực hiện chức năng tạo sự xác tín cho người phàm trần về sự tồn tại của thế giới hữu linh - một thế giới hữu linh mà con người vừa muốn tin lại vừa không muốn tin nó. Và ngay cả những năng lực đặc biệt nào đó của một người phàm trần chẳng hạn, người bình thường cũng sẽ khó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhan_vat_trong_truyen_ky_ao_trung_dai_viet_nam_va_ha.pdf
Tài liệu liên quan