MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 6
1.2. Giá trị của những công trình tổng quan và những nội dung luận án tập
trung nghiên cứu 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
2.1. Quan niệm về dân chủ và các cách tiếp cận dân chủ 25
2.2. Quan niệm và những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa 43
2.3. Những yếu tố tác động tới sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa 53
Chương 3: THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT
GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ
VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa 71
3.2. Thực trạng vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ
tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 103
Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 119
4.1. Yêu cầu đối với việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa
dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 119
4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt
giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 127
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
162 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ Xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay - Lê Thị Thu Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân dân phải tích
cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước, và thực hiện dân chủ qua việc
mở rộng quyền tham gia quản lý công việc nhà nước của rộng rãi quần
chúng nhân dân: "điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu
chế độ dân chủ, mà toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản
thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước cuộc
sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý" [122, tr.180].
Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm "nhân dân" trong chế độ dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không giống nhau và về thực
74
chất, nhà nước tư sản vẫn là nhà nước của thiểu số giai cấp bóc lột. Nhân
dân là chủ thể quyền lực chỉ được biểu hiện qua hình thức phổ thông đầu
phiếu, qua quốc hội lập hiến hoặc nghị viện. Để bảo đảm trước hết lợi ích
của giai cấp mình, giai cấp tư sản bao giờ cũng thiết kế những nguyên tắc
bầu cử mà trong thực tế người dân lao động không bao giờ có cơ hội tham
gia công việc của nhà nước. Ví dụ ở Mỹ có quy định trong hiến pháp, những
người tham gia tranh cử phải là những người có khả năng tài chính nhất
định. Khi cầm lá phiếu đi bầu cử, người dân vốn đã không hẳn là người chủ
- nhưng họ vẫn được ủy quyền - và sau khi ủy quyền rồi, bỏ phiếu rồi thì
quyền của người dân không còn nữa. Điều quan trọng hơn là ở chỗ, hiến
pháp thì ghi nhận quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng cơ sở kinh tế, nền
tảng cơ bản để thực hiện lời tuyên bố đó lại không có. Chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì, giai cấp tư sản đặt quyền tự do sở
hữu tư liệu sản xuất, quyền tự do chuyển nhượng tài sản lên ngang với các
quyền tự do khác. Cùng với quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã dẫn đến
sự tập trung tư bản ngày càng lớn vào giới chủ tư sản, đồng thời tách người
lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Một người dân trong xã hội tư bản muốn
có tiếng nói của mình thì họ phải có tiền, có tài sản; bằng không, cái gọi là
tự do, bình đẳng chỉ là hình thức và mang tính ước lệ mà thôi. Sự ghi nhận
quyền lực thuộc về nhân dân trong chế độ dân chủ tư sản chỉ đánh dấu sự
chuyển quyền lực từ tay một người sang tay một số người đông hơn trong
xã hội - là giai cấp tư sản, chứ không phải toàn thể nhân dân lao động. Đó
chính là sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực
hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò,
cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai
kiểu nhà nước khác nhau.
Bất kỳ nhà nước hiện đại nào cũng quản lý xã hội bằng pháp luật, điều
chỉnh công việc theo luật và xử lý các vụ vi phạm luật. Hệ thống các cơ quan
75
quyền lực nhà nước được phân định theo ba chức năng: lập pháp, hành pháp,
tư pháp, vừa có nhiệm vụ riêng biệt, vừa có quan hệ ràng buộc trên cơ sở
của luật pháp, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được thiết kế chặt chẽ như vậy.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản được đánh dấu bằng việc thiết lập
chính quyền nhà nước tư sản sau khi đã đánh đổ quyền lực của các vương triều
phong kiến. Chế độ cộng hòa tư sản đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế.
Nhà nước tư sản trở thành thiết chế quyền lực của giai cấp tư sản, bảo đảm cho
giai cấp này ở địa vị thống trị xã hội với sức mạnh thao túng xã hội cả về kinh
tế và chính trị. Chính trị theo ý nghĩa trực tiếp nhất của nó là quyền lực và bộ
máy quyền lực của giai cấp thống trị, được biểu hiện tập trung ở chính quyền
nhà nước, có vai trò chi phối các giai cấp, các lực lượng xã hội khác và điều
khiển xã hội, chế ước và điều chỉnh các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội khác.
Thành quả của cuộc cách mạng tư sản thông qua sức mạnh của bộ máy nhà
nước đã thành vật sở hữu của giai cấp tư sản.
Việc xác lập nhà nước pháp quyền tư sản với sự phân định rõ vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các thiết chế của nó và thể chế hóa nó bằng
luật pháp là một bước tiến căn bản của xã hội tư sản so với một xã hội phong
kiến trong quản lý xã hội. Chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp dù bản chất của nó vẫn nhằm vào mục tiêu chung
là bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản và duy trì trật tự xã hội tư bản
chủ nghĩa nhưng nó cũng cho thấy những yếu tố dân chủ và tiến bộ, tính cách
tân và xu hướng hiện đại trong cơ chế chính trị của xã hội tư sản. Nó có thể hạn
chế và khắc phục đến một mức độ nhất định tình trạng tuyệt đối hóa và lạm
dụng quyền hành của một tổ chức hoặc nhóm và cá nhân dẫn tới sự rối loạn hệ
thống hoặc những thao túng ngoài giới hạn quyền lực cho phép và không giải
quyết nổi. Đây là một vấn đề lớn, không chỉ thuộc về trình độ kỹ thuật của
quản lý xã hội mà còn thuộc về lý luận của cơ chế quản lý của hệ thống chính
trị mà nhiều nước đang phải tìm tòi những giải pháp tối ưu trong quá trình cải
cách [112, tr.40].
76
Nhà nước tư sản đã rất nỗ lực đầu tư vào hoạt động lập pháp và công tác
xây dựng pháp luật. Quản lý xã hội, quản lý nhà nước dựa vững chắc vào pháp
luật, xem pháp luật là công cụ duy nhất để quản lý có hiệu quả và là một quy
luật phổ biến. Không có bất cứ một nền dân chủ nào tồn tại được nếu vắng
bóng một nền pháp luật tương ứng. Xã hội tư sản đã đạt tới trình độ khá hoàn
hảo trong việc xây dựng, sử dụng pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội cũng như rất coi trọng giáo dục pháp luật cho công dân bằng mọi hình thức
và biện pháp, kể cả cưỡng chế và trừng phạt. Cùng với pháp luật, các quy chế,
kỷ luật xã hội được xây dựng chi tiết, cụ thể và được thực thi để kiểm soát hành
vi công dân trong mọi quan hệ, mọi tình huống. Dân chủ và pháp luật, nhà
nước và pháp luật - đó là những vấn đề mà ngày nay các nước xã hội chủ nghĩa
đang phải quan tâm giải quyết.
Nhà nước pháp quyền tư sản trong suốt lịch sử phát triển mấy trăm năm
đã rất chú trọng tới kỹ thuật quản lý hành chính và đào tạo đội ngũ nhân viên
nhà nước am hiểu nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, giáo dục cho số nhân
viên này - dù là giáo dục theo lập trường chính trị tư sản, ý thức sâu sắc về bổn
phận và nghĩa vụ.
Sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa về phương diện này lại nằm ở chỗ: dân chủ tư sản thực hành dân chủ
thông qua hình thức nhà nước pháp quyền tư sản, trong khi đó, dân chủ xã hội
chủ nghĩa thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Mặc dù nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền
tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy
nhà nước do pháp luật quy định. Nhưng bản chất và nội dung pháp luật về tổ
chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác
nhau rất cơ bản. Đó là sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp
luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền
lực như: quốc hội và nghị viện; tổng thống và chủ tịch nước, thủ tướng chính
phủ, tòa án, tòa án hiến pháp, v.v.. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội
77
chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân
bầu ra các cơ quan quyền lực (quốc hội, chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực
tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên
bố chấm dứt hoạt động của quốc hội, chính phủ hoặc tổ chức ra quốc hội và
chính phủ nhiệm kỳ mới (như Việt Nam, Trung Quốc). Trong khi đó, hiến
pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân tổng thống hoặc
cá nhân thủ tướng có quyền giải tán nghị viện (quốc hội) hoặc giải tán chính
phủ... (điển hình là Mỹ).
Mặt khác, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và
công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ
nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong nhà nước
pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của
pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không
thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện
vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói
cách khác, luật pháp của nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai
cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp
bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản.
Các nhà nước pháp quyền tư sản đều tổ chức theo nguyên tắc phân chia
quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Một số nhà nước tư
sản cũng phân chia quyền lực một cách mềm dẻo giữa lập pháp và hành pháp
đã tạo nên hình thức tổ chức nhà nức của chính thể cộng hoà (như ở các nước
Anh, Đức, Italia...). Còn số khác lại phân chia quyền lực một cách cứng rắn
giữa lập pháp và hành pháp, tạo nên hình thức tổ chức nhà nước của chính thể
cộng hoà tổng thống (điến hình là Mỹ). Hiện nay, quyền lập pháp ở các nước
đều giao cho nghị viện. Còn việc thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống
phân quyền đã có những thay đổi nhất định so với trước đây. Hiện đang có
khuynh hướng tạo ra hình thức cai trị linh hoạt hơn, pha trộn giữa các hình thức
chính thể của nhà nước và cơ cấu lãnh thổ. Đó là khuynh hướng tạo ra hình
78
thức chính thể nửa tổng thống, nửa đại nghị và tiếp thu một số yếu tố của chế
độ cộng hoà đại nghị vào chỉnh thể cộng hoà tổng thống, hay tiếp thu một số
yếu tố của chính thể tổng thống vào chính thể cộng hoà đại nghị. Quyền tư
pháp thống nhất được thể hiện ở Hoa Kỳ, Anh, Canađa, Ôxtrâylia, Ấn Độ,...
Nhìn chung, ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ đều theo xu hướng này.
Cũng cần nói thêm rằng, các nhà nước tư sản hiện đại coi bảo đảm
quyền con người và quyền công dân (về mặt lý thuyết) là điểm mấu chốt trong
xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người và
quyền công dân thì trách nhiệm quan trọng nhất thuộc về toà án. Tuy nhiên,
những gì trên lý thuyết về quyền con người và quyền công dân có đúng với
thực tiễn hay không là vấn đề khác. Trong việc biến ý tưởng nhà nước pháp
quyền thành hiện thực ở các nước phương Tây, có thể thấy rõ trong hiến pháp,
pháp luật của họ đều ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân nhưng thực chất, quyền lực ấy chỉ thuộc về giai cấp tư sản. Nhà nước pháp
quyền tư sản không thực hiện được nguyên tắc này vì nó không có cơ sở chính
trị - xã hội và kinh tế để bảo đảm quyền tự do và bình đẳng cho tất cả các thành
viên trong xã hội [86, tr.48-51].
Trong khi nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết "tam quyền phân lập"
là học thuyết cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thì nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là
thống nhất và thuộc về nhân dân; trong đó có sự phân công, phối hợp, để thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực
nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước
pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân
dân của Nhà nước Việt Nam, của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tất cả
79
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân
quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực
nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân
tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
so với chế độ dân chủ tư sản. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng về kỹ thuật và tổ chức hoạt
động của nó có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà
nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương
thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy
hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận
học thuyết "tam quyền phân lập" vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền
hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức
mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng
không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực
cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc
một cơ quan, tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến
bộ của nhân loại. Quyền lực nhà nước ở Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thốn nhất ở nguồn gốc, bản chất và mục tiêu chung của Nhà
nước là phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân. Sự thống nhất đó không
phải là sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào một nhánh quyền lực nào mà có sự
phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Có thể nói, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công, phối hợp là
phương thức để đạt được sự thống nhất quyền lực nhà nước. Theo đó, Quốc hội
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân được phân công thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết
định những vấn đề trọng đại của đất nước. Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, thống nhất quản lý việc thực
hiện các nhiệm vụ chinh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quôc phòng và đối
ngoại của Nhà nước. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư phap. Trong Nhà nước pháp quyền
80
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc xác định các hình thức và cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước là một đòi hỏi tất yếu để phòng chống sự tha hoá của
quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát bên trong giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và kiểm
soát bên ngoài do nhân dân (là các cá nhân hoặc tổ chức) tiến hành.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của
nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên. Tập trung dân chủ được thể hiện trong quá trình tổ chức và xây dựng bộ
máy quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, công dân phải làm
tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Mối quan hệ qua lại giữa
Nhà nước với công dân, giữa dân chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do pháp luật quy định và điều chỉnh. Đây là một
đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền hiện nay và phải được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội
chủ yếu bằng pháp luật, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp,
hành pháp và tư pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
Thứ ba, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa biểu hiện ra những
quan hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội mang những tính chất khác nhau
Theo đó, dân chủ tư sản là nền dân chủ có tính giả dối về quyền lực
chính trị và về quyền làm chủ của đa số nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa là
nền dân chủ thực chất và triệt để.
Dân chủ tư sản là nền dân chủ phục vụ giai cấp tư sản, nên nó tìm cách
hạn chế, lừa gạt, trấn áp, tước đoạt dân chủ đối với số đông nhân dân lao động.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, từ những quy định trong hiến pháp, luật pháp,
những thủ đoạn chính trị thường ngày, giai cấp tư sản tìm cách hạn chế, cắt xén
81
và tước đoạt dân chủ của số đông người lao động. Về điểm này, V.I.Lênin đã
từng viết:
Không có một nhà nước nào, dù là dân chủ nhất, mà lại không có
trong hiến pháp của nó những chỗ ngoắt ngoéo hay hạn chế, khiến
giai cấp tư sản có thể đem quân đội chống lại công nhân, có thể
tuyên bố luật giới nghiêmtrong trường hợp "vi phạm trật tự",
nhưng thực ra là trong trường hợp mà giai cấp bị bóc lột "vi phạm"
tình trạng nô lệ của mình và có mảy may ý gì không muốn sống đời
nô lệ nữa [126, tr.307].
Ở đây, V.I. Lênin muốn nói rằng, Hiến pháp, pháp luật tư sản luôn có
những quy định khiến giai cấp tư sản có thể thực hiện sự trấn áp công nhân và
nhân dân lao động, khi họ vùng dậy đấu tranh, đe dọa đến sự tồn vong của chế
độ tư sản.
Giai cấp tư sản đã "dùng trăm phương nghìn kế để gạt quần chúng ra,
không cho họ tham gia quản lý nhà nước, không cho họ tự do hội họp, tự do xuất
bản". Chế độ dân chủ tư sản đã dày công xây dựng nên hàng trăm pho luật ức
chế công nhân, trói chân tay người nghèo khổ, tạo nên hàng nghìn chuyện bắt bẻ
và trở ngại cho nhân dân lao động. Chính vì vậy: "Chế độ dân chủ tư sản là chế
độ tuyên bố một cách trịnh trọng và huyênh hoang đủ mọi thứ tự do và quyền
lợi, nhưng trên thực tế lại không để cho chính đại đa số dân cư, tức là công nhân
và nông dân, được hưởng dù là chút ít những thứ tự do và quyền lợi ấy" [127,
tr.116]. Đối với chế độ đại nghị tư sản, V.I.Lênin chỉ rõ: Hãy xem bất cứ nước
nào có chế độ đại nghị, từ Mỹ đến Thuỵ Sĩ, từ Pháp đến Anh, Na Uy thì thấy
rằng, công tác thật sự của nhà nước đều làm ở hậu trường và đều do các bộ, các
văn phòng, các ban tham mưu làm. Trong các nghị viện, người ta chỉ chuyên nói
suông với mục đích duy nhất là lừa bịp "dân thường" thôi". Từ đó, có thể đi đến
kết luận, không chỉ trong các nước quân chủ lập hiến - đại nghị mà cả trong
những nước cộng hoà dân chủ nhất nữa, thì thực chất của chế độ đại nghị tư sản
là: cứ mấy năm lại một lần quyết định xem người nào trong giai cấp thống trị sẽ
chà đạp và đè nén nhân dân trong nghị viện [123, tr.56-57].
82
Trong khi đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thuộc về số đông,
là một nền dân chủ thực sự rộng rãi.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện trên thực tế để giai
cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Cách
mạng tháng Mười Nga thành công đã đưa đến cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động Nga các quyền tự do cơ bản của công dân như tự do hội họp, tự
do đi lại, tự do báo chí Những quyền này không chỉ được ghi nhận trong
đường lối, nghị quyết, luật pháp mà còn được thực hiện trong thực tế cho hầu
hết nhân dân lao động:
Quyền tự do xuất bản không còn là một cái gì giả dối nữa, vì các nhà
in giấy đã được tước đoạt khỏi tay giai cấp tư sản. Các lâu đài, các
dinh thự, các tư thất, các nhà ở tốt nhất cũng thế. Chính quyền Xô
viết đã tước ngay một lúc hàng nghìn những nhà cửa tốt nhất của bọn
bóc lột, và chính như vậy chính quyền Xô viết đã làm cho quyền hội
họp của quần chúng được gấp triệu lần "dân chủ" hơn - quyền hội
họp đó, nếu mà thiếu, thì chế độ dân chủ chẳng qua chỉ là trò lừa bịp
[126, tr.312].
Về điểm này, V.I.Lênin đã chứng minh bằng việc so sánh với dân chủ
tư sản:
Trong số các nước tư bản dân chủ nhất, thử hỏi có lấy một nước nào
trên thế giới mà trong đó, người công nhân hạng trung, người công
nhân thông thường, người cố nông hạng trung, người cố nông thông
thường hay, nói chung, người nửa vô sản ở nông thôn (tức người đại
biểu cho quần chúng bị áp bức, cho đại đa số dân cư) lại được hưởng
gần như là một quyền tự do rộng rãi như ở nước Nga Xôviết để có
thể tổ chức các cuộc họp trong những tòa nhà tốt nhất, một quyền tự
do rộng rãi như thế để có thể sử dụng những nhà in lớn nhất và
những kho giấy tốt nhất nhằm mục đích diễn đạt tư tưởng của mình,
bênh vực quyền lợi của mình [126, tr.313].
83
Khác với dân chủ tư sản là nền dân chủ phục vụ cho giai cấp tư sản, một
bộ phận nhỏ trong xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thuộc về
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là nền dân chủ cho số đông. Dân chủ
xã hội chủ nghĩa ra đời, trước hết là vì lợi ích của nhân dân lao động. "Chế độ
dân chủ vô sản mà một trong những hình thức của nó là chính quyền Xôviết, -
đã phát triển và mở rộng chế độ dân chủ một cách chưa hề thấy ở một nơi nào
trên thế giới, chính là vì lợi ích của tuyệt đại đa số dân cư, vì lợi ích của những
người bị bóc lột và lao động" [126, tr.310].
Khi so sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin từng
khẳng định:
Sự khác nhau giữa chế độ dân chủ tư sản, đại nghị, và chế độ dân
chủ xôviết hay vô sản, chung quy là ở chỗ trọng tâm của chế độ dân
chủ tư sản là tuyên bố một cách trịnh trọng và huênh hoang đủ mọi
thứ tự do và quyền lợi, nhưng trên thực tế lại không để cho chính đại
đa số dân cư, tức là công nhân và nông dân, được hưởng dù là chút ít
những thứ tự do và quyền lợi ấy. Trái lại, trọng tâm của chế độ dân
chủ vô sản hay xôviết không phải là ở chỗ tuyên bố những quyền lợi
và tự do cho toàn thể nhân dân, mà là ở chỗ thực sự đảm bảo cho
chính quần chúng lao động trước kia bị tư bản áp bức và bóc lột
được thực sự tham gia quản lý nhà nước [127, tr.116].
Để chứng minh dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thuộc về số
đông, là một nền dân chủ thực sự rộng rãi, V.I.Lênin đưa ra rất nhiều luận cứ:
Lần đầu tiên đây không phải là một thiểu số, không phải chỉ độc những người
giàu, chỉ độc những tầng lớp có học, mà là quần chúng chân chính, quảng đại
quần chúng lao động đang tự mình xây dựng đời sống mới của mình, đang dựa
vào kinh nghiệm bản thân để giải quyết các vấn đề gay go nhất của tổ chức xã
hội chủ nghĩa Lần đầu tiên, quần chúng nhân dân giải quyết được, dựa trên
quy mô hàng trăm triệu người, nhiệm vụ thực hiện chuyên chính của những
người vô sản và nửa vô sản, nhiệm vụ mà không giải quyết được thì không thể
nào nói đến chủ nghĩa xã hội được [126, tr.74].
84
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quần chúng nhân dân lao động từ vị
thế bị giai cấp tư sản bóc lột, bị hạn chế, bị tước quyền dân chủ thì nay họ làm
chủ xã hội, tham gia thường xuyên và quyết định vào việc quản lý nhà nước và
xã hội. V.I.Lênin viết: "Mục đích của chúng ta là làm cho hết thảy những người
nghèo khổ, không trừ một ai, đều thực tế tham gia quản lý". Bản chất của nhà
nước Xôviết, của dân chủ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ: "do đông đảo quần chúng
quản lý, do chính những giai cấp trước kia bị áp bức quản lý" [127, tr.286.]. Vì
vậy, Người đã khẳng định: "Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân
chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần, chính quyền Xôviết so với
nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần" [126,
tr.74]. Luận điểm này được V.I.Lênin nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm Cách
mạng vô sản và tên phản bội Cauxky. Sau khi đánh đổ chế độ Sa hoàng, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động đã xóa bỏ toàn bộ hệ thống chính quyền
cũ, xây dựng hệ thống chính quyền mới gọi là các "xô viết", về thực chất,
quyền lực của các xô viết này là do giai cấp công nhân và nhân dân lao động
quyết định. Với cách tổ chức bộ máy như vậy, V.I.Lênin khẳng định "Chỉ một
sự thật đó cũng đủ cho tất cả mọi giai cấp bị áp bức thừa nhận rằng chính
quyền xô viết, cái hình thức ấy của chính quyền vô sản, còn một triệu lần dân
chủ hơn là nước dân chủ nhất trong số các nước cộng hòa tư sản" [126, tr.314].
V.I.Lênin cho rằng, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực thi ở
Nga, là một chế độ dân chủ cao hơn chế độ dân chủ tư sản. Những biện pháp
dân chủ cách mạng mà Cách mạng Tháng Mười thực hiện, đã mở rộng một
cách đáng kể nền dân chủ, quyền bình đẳng của phụ nữ và dân tộc thiểu số
được thực hiện đã làm tăng thêm số người được hưởng các quyền dân chủ.
Việc tiêu diệt đẳng cấp đã thủ tiêu được tầng lớp trung gian có đặc quyền, đặc
lợi; việc tách nhà thờ ra khỏi nhà nước và trường học đã thiết lập nguyên tắc
dân chủ của quyền tự do tín ngưỡng, v.v.. Tất cả những biện pháp này đã phát
triển và mở rộng chế độ dân chủ một cách chưa hề thấy ở một nơi nào trên thế
giới, chính là vì lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
85
3.1.2. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ
tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế
Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy
định bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự
nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở
cho sự tồn tại của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhung_diem_tuong_dong_va_khac_biet_giua_dan_chu_xa_h.pdf