Luận án Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHAN KHÔI 9

1. Tình hình nghiên cứu về Phan Khôi ở trong nước 9

2. Tình hình nghiên cứu Phan Khôi ở ngoài nước 27

3. Những vấn đề đặt ra 31

Chương 1: THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI NỬA

ĐẦU THẾ KỶ XX 33

1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 33

1.2. Sự phát triển báo chí đầu thế kỷ XX 41

1.3. Thân thế và quá trình hoạt động báo chí của Phan Khôi 63

Chương 2: QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG CÁC TÁC

PHẨM BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI 78

2.1. Quan điểm chính trị 79

2.2. Quan điểm xã hội 99

Chương 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ 121

3.1. Những đóng góp của Phan Khôi với Việt ngữ học 123

3.2. Phát triển cách diễn đạt hiện đại vào ngôn ngữ báo chí 132

3.3. Phổ biến và phát triển tiếng Việt 141

Chương 4: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI TRONG PHÁT

TRIỂN THỂ LOẠI TÁC PHẨM BÁO BÁO CHÍ VÀ KỸ

NĂNG LÀM BÁO 149

4.1. Quan điểm của Phan Khôi về nghề báo và những kỹ năng hoạt

động nghề nghiệp 150

4.2. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại tiểu

phẩm báo chí 162

4.3. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại bình

luận, chuyên luận 176

KẾT LUẬN 183

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 189

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1901

pdf200 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc và thực tiễn lịch sử dân tộc, Phan Khôi đứng về phía người dân để phê phán, phủ định vị trí, vai trò của Đảng Lập hiến - đảng cổ súy cho thuyết “Pháp - Việt đề huề”, hoạt động không vì lợi ích của nhân dân. Qua điểm chính trị này thể hiện niềm tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước sâu sắc. - Đấu tranh quan điểm về con đường phát triển Những năm 20-30 của thế kỷ XX là giai đoạn giao thời mà Hoài Thanh gọi là “Cuộc biến thiên vĩ đại”: Giai đoạn diễn ra cuộc giao lưu văn hóa Đông 93 Tây, nói chính xác thì đó là giai đoạn “xâm lăng văn hóa” của phương Tây đối với phương Đông. Phan Khôi là một trong những người đi tiên phong trong “cuộc biến thiên vĩ đại” đó của lịch sử văn hóa dân tộc. Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nền văn hóa là muốn tồn tại thì phải “duy tân”. Ông cho rằng: “Muốn duy tân cải cách thì phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước”, đó là một chủ kiến có không ít căn cứ. Dưới ngòi bút sắc sảo, Phan Khôi đã bàn về những bài học từ Nhật Bản, nước Tàu để đi đến khẳng định “Nhựt Bổn đã vậy mà Tàu cũng vậy, họ phải cải cách tư tưởng học thuật trước rồi sau mới đủ lòng tin mà cải cách mọi sự khác, sự lý rất là hiển nhiên. Người Việt Nam mình nếu muốn cải cách, cũng phải làm như họ” [118]. Trên Trung lập, Sài gòn, các số 6218 (9-8-1930), 6220 (12-8-1930), 6221 (13-8-1930), 6223 (18-8-1930), đề cập về vấn đề cải cách Phan Khôi lần lượt bàn 4 nội dung: Một, muốn duy tân cải cách thì phải bắt buộc từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước; Hai, cuộc duy tân của nước Nhật cũng bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân trước; Ba, tình thế xã hội Nhật Bản còn dễ cải cách hơn xã hội ta ngày nay; cho nên ta lại phải ra sức nhiều hơn; Bốn, cuộc cải cách rút lại cũng phải cải cách đến học thuật tư tưởng mới có công hiệu. Ông khẳng định “Phương Đông gặp phương Tây, trăm sự gì cũng thua kém, người phương Đông không cải cách mà theo phương Tây thì chắc không sanh tồn nổi, cho nên phải duy tân cải cách”, và “ở một nước nào mà muốn cải cách thì phải cải cách tận gốc tức là cải cách ngay từ học thuật tư tưởng, để cho tiệt cái mống thủ cựu đi rồi mới làm gì đặng. Nói rõ ra mà nghe trước phải có những học thuật tư tưởng như người Tây rồi sau mới làm được mọi công việc như người Tây” [116]. Ông cho rằng, các nhà cải cách của nước ta 94 trước đó và đến thời điểm ông bàn về vấn đề này, vẫn chỉ lo cải cách cái ngọn mà không biết lo cải cách về học thuật tư tưởng. Trong khi, một nước muốn cải cách mà chỉ cải cách cái ngọn, tức là về phương diện vật chất, thì sự cải cách ấy không có hiệu quả gì. Hơn nữa, nếu còn tồn tại những cái tư tưởng cũ cản trở, thì thậm chí cải cách về phương diện vật chất cũng không thực hiện được. Một ví dụ tiêu biểu cho rào cản của tư tưởng cũ là: “Theo như lời tục truyền, hồi trào Tự Đức có mấy ông đi sứ Tây về, khoe bên Tây có những đèn điện và nước máy, cả trào bèn lấy lẽ “hỏa viêm thượng thủy nhuận hạ” ra mà bẽ bác, cho là nói láo, “khi quân”, thế đủ biết rằng nếu chẳng đổi những tư tưởng cũ đi thì trong óc chẳng khi nào dung được sự cải cách duy tân vậy” [116]. Ông chỉ ra rằng, trong một xã hội, học thuật tư tưởng theo hướng nào, thì sự sinh hoạt cũng nghiêng theo hướng đó. Theo đó, phải có học thuật tư tưởng như người Tây rồi mới có sự sinh hoạt như người Tây. Sự thất bại, hoặc kết quả nửa vời của những phong trào cải cách của nước ta lúc đương thời cũng là do chưa từng bàn đến đổi mới về học thuật tư tưởng. Và, có thể nói, muốn cải cách gì chăng nữa, thì vấn đề căn cốt, vấn đề cốt yếu đó là cải cách về học thuật tư tưởng. Từ những nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ các nước phương Đông khác, Phan Khôi lấy nước Nhật Bản để chứng minh, làm rõ rằng, một nước muốn duy tân cải cách thì phải bắt đầu duy tân cải cách từ học thuật tư tưởng trước, bằng không, sẽ không bao giờ cải cách thành công. Để phản bác lại một số quan điểm cho rằng ở nước ta đã có nhiều người biết sự cải cách là cần cho nước mình, song lại vẫn muốn duy trì những học thuật tư tưởng cũ. Họ cho sự khí cựu mưu tân là nguy hiểm. Nên, những ý kiến này muốn rằng về học thuật tư tưởng thì cứ theo Khổng Mạnh, còn các việc cơ xảo thì theo Tây và khẳng định Nhật Bản cũng làm như vậy. Một lần nữa, ông lại đi tìm bản chất vấn đề để phản biện và làm sáng tỏ nguyên nhân cách hiểu thiếu sâu sắc, thiếu căn cứ trên. Với ông, không thể có 95 cách hiểu vấn đề một cách tùy tiện, mà phải căn cứ vào lịch sử. Ông đã đọc bộ “Nhựt Bổn duy tân tam thập niên sử”, trong đó khẳng định công duy tân chính là các thầy giáo đời bấy giờ, rằng nhờ sự giáo dục đổi mới tư tưởng của người Nhật nên mới có cuộc duy tân ấy. Quan điểm này được khẳng định thêm ở chương VI, bộ “Nhựt Bổn văn học sử”, nói về hiện đại văn học, kể từ Minh Trị nguyên niên (1868) về sau. Tuy là sách nói về văn học nước Nhật, song trong đó nói về phong trào tư tưởng hồi đó rất rõ. Mặt khác, tác giả của cuốn sách này là người Trung Quốc, lấy tài liệu của các bản sử người Nhật, nên càng đáng tin cậy. Về đoạn đó đại ý tác giả nói rằng: Cuộc duy tân của Nhật Bản bấy giờ thật có quan hệ với văn học, mà văn học của Nhật Bản lúc đó lại là một nền văn học mới, nó sản sinh ra bởi người Nhật đã du nhập các tư tưởng của Âu - Mỹ; rồi kể ra có bốn điều cốt yếu có ảnh hưởng đến chính trị và văn học rất lớn, không ai có thể chối cãi được. Phan Khôi khẳng định: “Cái tình thế nước mình bây giờ đây cũng còn chẳng khác hồi Tự Đức là mấy vì mọi người cũng còn ôm chặt cái tư tưởng cũ, cho nên tôi nói rằng nếu muốn cải cách thì cũng phải làm như Nhựt Bổn, bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà cải cách trước đi” [117]. Nếu như những nhà ngôn luận - những người làm khuôn làm mẫu cho đồng bào, lại vẫn thủ cựu, đòi duy trì những cái đạo đức luân lý cũ thì không mong gì có thể duy tân cải cách được. Và, “Quốc dân ta nếu không cải cách thì thôi, bằng muốn cải cách thì phải ra sức càng nhiều hơn người Nhựt Bổn hồi Minh Trị, mà phá trừ cái tư tưởng cũ cho sạch hết rồi mới nói chuyện cải cách được” [117]. Để có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn trong quan điểm cải cách của mình, Phan Khôi nói về bài học của nước Tàu để thấy cuộc cải cách của nước Tàu suy cho cùng cũng phải cải cách đến học thuật tư tưởng mới có công hiệu: Nước Tàu là một chỗ ổ đẻ ra văn hóa phương Đông, những học thuật tư tưởng cũ bám vào trong đầu người ta đã thâm căn cố đế, vả lại là một nước lớn, đất rộng người đông, nên sự cải cách của họ 96 phải chậm hơn Nhựt Bổn. Nay xem xét lại lịch sử Trung Huê trong khoảng ba bốn mươi năm trở lại đây, thấy ban đầu họ cũng giữ tư tưởng cũ thiệt gắt, toan bắt chước người Tây nội những cái lợi khí văn minh mà thôi; song như vậy không có thể thành tựu được, về sau họ cũng phải cải cách đến học thuật tư tưởng [117]. Cụ thể, từ những sự kiện lịch sử, ông phân tích, người Tàu vì còn chưa bỏ hết những tư tưởng cũ, nên mặc dù đã đánh đổ Mãn Thanh, lập nên Dân quốc, nhưng mọi việc vẫn còn hư bại. Là nước dân chủ nhưng trong tư duy, trong suy nghĩ của dân chúng lại vẫn tâm thế của nô lệ, bởi vậy hồi Dân quốc ngũ niên (1916), Viên Thế Khải mới nổi lên xưng hoàng đế. Ngày 04-5-1919, khắp cả nước Tàu có cuộc vận động rất lớn về văn hóa với tên gọi “Tân văn hóa vận động” hay là “Tứ ngũ vận động”. Cuộc vận động này do những học sinh nam nữ khắp cả nước Tàu chủ trương, họ dấy lên kêu gọi đánh đổ những học thuật tư tưởng cũ, những đạo đức luân lý cũ. Cuộc vận động này có ảnh hưởng rất lớn, được xem là mốc thời gian bắt đầu cuộc duy tân cải cách của người Tàu. Tiếp đó lại có cuộc cải cách về văn học của Hồ Thích đề xướng. Đó là, người Tàu từ trước làm văn bằng văn ngôn. Bắt đầu có cuộc cải cách này, người ta mới làm văn bằng bạch thoại. Làm văn bằng bạch thoại thì văn với tiếng nói đồng nhất với nhau, làm cho sự tiến hóa của xã hội thêm nhanh hơn. Từ những phân tích, chứng minh thực tế của hai nước phương Đông lớn Nhật Bản và Tàu, ông kết luận “họ phải cải cách tư tưởng học thuật trước rồi sau mới đủ lòng tin mà cải cách mọi sự khác, sự lý rất là hiển nhiên. Người Việt Nam mình nếu muốn cải cách, cũng phải làm như họ” [117]. Quan điểm về cải cách của Phan Khôi còn thể hiện rõ và mạnh mẽ trong chùm bài tranh luận phản bác “cái thuyết châu Âu sắp tan nát” của học giả Cô Hồng Minh (1856-1928 quan chức ngoại giao, giáo sư Đại học Bắc Kinh, tôn sùng tư tưởng Khổng giáo, phản đối tân văn hoá). Thuyết đó thể 97 hiện sự khinh miệt văn minh Âu châu và cho rằng thời điểm đó văn minh Âu châu đã phá sản rồi, nếu muốn sống thì phải ăn ở theo người Tàu, học theo Khổng Tử. Phan Khôi cho rằng cái thuyết “Âu châu sắp tan nát” thiệt là tầm bậy. Ông đưa ra kết quả nghiên cứu của các học giả thế giới về nguyên nhân cuộc chiến tranh năm 1914-1918. Ở đó, khẳng định nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nước phát triển, sản xuất ra rất nhiều hàng hóa, đến mức không có chỗ bán, mà phải đánh nhau để giành lấy thị trường. Như vậy nguyên nhân gây ra chiến tranh lại xuất phát từ các nước yếu chưa có nền khoa học tiến bộ, công nghệ kém phát triển, không sản xuất được hàng hóa, và các nước phát triển xung đột nhau để tranh giành mối hàng. Vấn đề cốt lõi là cái họa tan nát không phải tại trong lòng Âu châu gây ra, nó chỉ là đấu tranh nhất thời, và không thể nói là Âu châu sắp tan nát được. Mặt khác, theo thuyết tiến hóa thì trong xã hội tiến hóa luôn gắn liền với những biến động. Ông lấy ví dụ, như nước Pháp, để có nền dân chủ vững chãi lúc bấy giờ, thì trước đó đã phải trải qua một thời khủng hoảng. Ông đặt câu hỏi: Giả sử Cô Hồng Minh ở vào thời Cách mạng ấy thì chắc cũng nói rằng “nước Pháp sắp tan nát”; song không biết đó là cái cơ tiến hóa vậy. “Cuộc tan nát của Âu châu mà Cô nói đây, chưa biết chừng, có lẽ là cái cơ tấn hóa của cả thế giới. Không phải Âu châu là trăm sự trăm tốt hết thảy, song cái đại thể các dân tộc yếu ở Á châu ngày nay là phải học theo Âu châu thì mới có thể sanh tồn” [45]. Quan điểm về cải cách, duy tân của Phan Khôi càng được làm sâu sắc thêm trong bài nhận diện tình hình học thuật tư tưởng ở Trung Hoa đương đại. Ông cho rằng, chỉ khi nào triệt tiêu được học thuyết cũ nước Tàu, thì cái vận mệnh của nước này mới có thể vững chãi. Bởi vì, học thuyết tư tưởng của người Tàu là bảo thủ, trong khi công cuộc cải cách vài mươi năm qua là làm cách mạng, hai luồng tư tưởng có thể nói là đối lập nhau. Cụ thể là, về xã hội luân lý, người Tàu trọng thuyết trung dung, về chính trị, triết học, họ trọng cái 98 thuyết minh đức tân dân. Như vậy là trái với sự tiến hành của cuộc cách mạng và trái với nền dân chủ. Ông cho rằng: “Khổng giáo cai trị phần tinh thần người Tàu đã hơn hai ngàn năm nay rồi, ngày nay cũng nên về hưu đi. Người Tàu nếu muốn sống trong một cái đời mới thì cần phải có các học thuyết tư tưởng mới” [44]. Đặc biệt, bằng những lý lẽ và hiểu biết sâu, ông đã đưa ra phép so sánh đầy thuyết phục về đặc điểm tư tưởng phương Đông và phương Tây, khẳng định việc lớn trước mắt phải làm ở phương Đông, ở châu Á là phải "Âu hoá", phải học văn minh phương Tây để đưa xã hội mình lên trình độ của thế giới hiện đại, trong bài: “Tư tưởng của Tây phương và Đông phương” [46] và “Bác cái thuyết tân cựu điều hoà” [47]. Lịch sử đã chứng minh, cùng với cuộc xâm lăng chính trị, lãnh thổ của Thực dân Pháp là cuộc xâm lăng về văn hóa, hay như người ta thường nói, đó là cuộc đụng độ về tư tưởng và văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Là người say sưa nhập thế, Phan Khôi viết bài “Tư tưởng của Tây phương và Đông phương” để bàn về vấn đề thời sự nóng bỏng này. Ông cho rằng, sự hiện diện hai thứ văn minh trong thế giới lúc bấy giờ, là văn minh Tây phương và văn minh Đông phương, hai nền văn minh này khác nhau do hai luồng tư tưởng khác nhau. Tây phương gồm cả các nước châu Âu châu Mỹ, trong đó Pháp là một trong những đại diện tiêu biểu; Đông phương gồm cả các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai loại cơ bản là: Tàu và Ấn Độ. Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Đông Phương theo kiểu Tàu. Người ta thấy bên Tây về đường vật chất phát đạt tinh xảo hơn bên Đông, rồi cho rằng văn minh Tây phương là vật chất văn minh, còn văn minh Đông phương là tinh thần văn minh. Nói như vậy là lầm. 99 Những cái thuyết tự do bình đẳng, là phần hệ trọng nhứt trong văn minh Tây phương, chẳng phải tinh thần là gì? Bên nào cũng có tinh thần vật chất cả, chẳng qua vật chất tùy theo tinh thần của mỗi bên mà hiện ra hai vẻ khác nhau. Cái tinh thần ấy tức ở đây tôi gọi là tư tưởng [46]. Trong đó, ông đã nêu ra ba điểm khác nhau cơ bản của Phương Đông và Phương Tây với sự phân tích rõ ràng, dễ hiểu đối với công chúng, đó là: Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học; Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc; Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù có tư tưởng tiến bộ, đề cao cải cách, nhưng xét về mức độ, ông đề cao đến mức cực đoan. Chính vì vậy, sau khi phân tích, làm rõ tư tưởng phương Tây, phương Đông, ông đưa ra kết luận khá cứng nhắc: Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương Nam với phương Bắc, như mặt trăng với mặt trời. Nay ta nếu muốn theo cách sanh hoạt mới của Tây phương, mà ta lại còn giữ cả tư tưởng cũ của Đông phương thì quyết không có thể được. Âu là phải dứt bỏ tư tưởng cũ của ta mà theo tư tưởng của Tây phương, thì mới hiệp với cách sanh hoạt mới của ta [47]. 2.2. Quan điểm xã hội 2.2.1. Những quan điểm học thuật Một trong những nét vẽ quan trọng để khắc họa chân dung nhà báo Phan Khôi chính là tinh thần học thuật sâu sắc trong ngòi bút của ông, những đóng góp trong nghiên cứu những vấn đề học thuật của ông trên báo chí tạo nên một phần diện mạo báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ báo chí dành một phần nội dung không nhỏ làm diễn đàn cho các cuộc thảo luận về học thuật của các học giả. Đây cũng là kênh thông tin qua trọng nâng cao nhận thức của nhân dân, của công chúng báo chí bấy giờ. Như đã đề cập ở 100 phần trên, với loạt bài thảo luận về tư tưởng học thuật, Phan Khôi đã làm cho tờ Phụ nữ tân văn nổi tiếng, được cả những độc giả có học vấn cao tìm đọc và trực tiếp tham gia vào quá trình thảo luận đó. Từ việc nêu lên một vài bài ông đề nghị trao đổi hoặc chất vấn về nội dung học thuật và về học phong như “Đọc cuốn Nho giáo của ông Trần Trọng Kim”, đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 54, ngày 19-5-1930; “Cảnh cáo các nhà học phiệt”, đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 62, ngày 24-7-1930 Phan Khôi đã khiến những cây bút hàng đầu của học thuật đương thời như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh,... lên tiếng trên tuần báo Phụ nữ tân văn phúc đáp và thảo luận về những vấn đề ông nêu ra. Cuộc tranh biện giữa những đầu óc uyên thâm, được đông đảo người đọc chờ đợi, vì dường như đây là dịp khá hiếm hoi để lắng nghe những người hiểu biết nhất trong nước bàn luận về những điều không hề dễ hiểu như các khái niệm và phạm trù của Nho giáo, nhận định về hoạt động tư tưởng văn hoá ở Việt Nam, về học phong của giới học giả... Không khí tranh biện nghiêm túc, chất hàn lâm kinh viện của những thảo luận này khiến ta có thể nghĩ rằng đây là những thời khắc thăng hoa không dễ lặp lại trong hoạt động tư tưởng học thuật ở Việt Nam. Phải chăng, chính không khí ấy cũng đã hỗ trợ nâng bước cho Phan Khôi, khiến ông minh mẫn khác thường. Với tinh thần học thuật nghiêm túc, ông đem những hiểu biết của mình để chia sẻ với công chúng về Nho giáo, bằng cách đặt vấn đề bình dị nhưng nghiêm túc và khoa học. Thực ra, trong suy nghĩ và mong muốn, ông định viết một cuốn sách với chủ đề Nho giáo nguyên lưu, để phục vụ độc giả những tri thức về Nho giáo. Trong đó, sẽ nêu rõ lịch sử của Nho giáo từ Khổng Tử đến các nho nhà Thanh: Từ sự sáng lập thế nào đến biến thiên ra sao và cuối cùng là vị trí của Nho giáo trong thời điểm hiện tại lúc bấy giờ. Quan điểm của ông là dựa vào chứng cứ khách quan để bàn về vấn đề này, chính vì vậy, khi cảm thấy chưa đủ chắc chắn, chưa thực sự thấu đáo, ông chưa viết. 101 Loạt bài về Khổng giáo, Nho giáo chính là những nội dung Phan Khôi cho rằng ông đã hiểu thấu đáo, ông viết ra vừa cung cấp tri thức về các vấn đề này với công chúng, vừa để thảo luận, trao đổi với các học giả đương thời. Năm 1929, trên 21 số báo Thần chung (213, 214, 216, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 225, 227, 229, 232, 235, 236, 239, 241, 242, 247, 248, 249), ông có bài nói về “cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta”, gồm 13 chương: I- Mấy lời nói đầu; II - Cái chơn tướng của Khổng giáo; III - Người ta theo Khổng giáo cách nào; IV - Cái kết quả sự theo Khổng giáo dưới quyền nhà vua; V - Cái óc phán đoán của kẻ học đời nay; VI - Cái vấn đề sanh tử của chúng ta ngày nay - Âu hóa với Khổng giáo; VII - Về cái thuyết minh đức tân dân; VIII - Về cái thuyết trung dung; IX - Cái chủ nghĩa làm quan; X - Về cái thuyết khinh nông; XI - Về sự bao biếm của sách Xuân Thu; XII - Sự phân biệt nghĩa và lợi; XIII - Khổng giáo đã cùng Âu hóa gặp nhau. Đây là nhóm vấn đề ông dự định đưa vào cuối cuốn sách với chủ đề Nho giáo nguyên lưu sau này. “Về Nho giáo, trong đó còn có nhiều điều nên biết mà tự hồ như ở ta đây số người biết hãy còn ít lắm. Bởi vậy, về vấn đề này, tôi định viết nhiều bài, mà lấy chung một cái đầu bài là Đôi điều nên biết về Nho giáo. Và, hôm nay bài thứ nhất, tôi xin phô bày cái thâm ý, sở dĩ tôi định đem những điều ấy cống hiến cho học giới ta là thế nào” (“Đôi điều nên biết về Nho giáo”, Đông Tây, Hà Nội, số 100, ngày 26-8-1931). Với mong muốn cống hiến, chia sẻ học thuật ấy, Phan Khôi đã lần lượt phân tích về “Cái thuyết đạo thống đã bị đánh đổ”, “Cái lý học của Tống Nho đã bị trọng thương” rồi đi đến phần kết là “Gỡ cái lầm cho hai ông Lê Dư và Trần Trọng Kim”: “Trong sách Thanh đại học thuật khái luận của ông Lương Khải Siêu, có nói về cuốn sách này mà cho là một cuộc cách mạng lớn về tư tưởng lúc bấy giờ. Bởi vì cái học của Tống nho có một phần ở dịch lý của họ, nhân đó họ chiếm lãnh lấy cái đạo thống, làm như của riêng thuộc về mình. Nhờ có cuốn sách Hồ Vị ra, lấy Kinh Dịch đem trả cho Phục Hy, Văn Vương, 102 Chu Công, Khổng Tử, lấy những đồ thư tượng số đem trả cho Tống nho. Như thế, làm cho kẻ học biết rằng Tống nho tự Tống nho, mà Khổng Tử tự Khổng Tự, không cần gì nương theo Tống nho mới tìm” (“Đôi điều nên biết về Nho giáo”, Đông Tây, Hà Nội, số 100, ngày 26-8-1931). Phan Khôi căn cứ vào cuốn sách của ông Lương, cuốn Đối đông nguyên đích triết học của Hồ Thích và văn tập Cố Viêm Vũ để có thể hiểu sâu sắc những nội dung nói trên. Ông cho rằng, hiểu được như vậy rất có ích cho các học giả trong nghiên cứu nói riêng và cho sự học của nước nhà nói chung. Trước đó, những thuyết âm dương ngũ hành dựa vào Dịch học mà làm mê hoặc lòng người, thì lúc này cần phải xem xét lại. Thậm chí, các học giả như Lê Dư, Trần Trọng Kim cũng có chỗ lầm như ông Lê (trong sách Nho giáo của ông Trần Trọng Kim, ông đã đem cái vô cực của Chu Liêm Khê mà gán vào cho Khổng Tử). Đọc Phan Khôi, chúng ta cảm nhận được sự nhất quán trong tinh thần học thuật của ông - luôn lấy chữ lý làm trọng. Với ông, tình nằm trong lý. Ưa nhập thế, thích tranh luận để làm sáng tỏ chân lý, vì vậy, trong những cuộc tranh luận, từ những cuộc do ông khởi xướng đến những cuộc ông là người tham gia, ông đều rất say sưa. Cũng chính trong những cuộc bút chiến này, độ sắc sảo của ngòi bút Phan Khôi được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Tinh thần nhập thế và ý thức luôn tìm đến cái mới đã tạo nên tính cách Phan Khôi, tạo nên nguồn cảm hứng tranh luận trong ngòi bút của ông. Có thể nói, nhắc đến Phan Khôi là nhắc đến môn luận lý học. Theo ông, “luận lý học cai trị cả mọi sự ở đời” [116]. Ông khẳng định: “Nước Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa có cái nền học thuật đáng gọi là học thuật, có chăng họa là bắt đầu từ ngày nay; mà ngày nay muốn bắt đầu lập cho nước ta một nền học thuật vững vàng thì phải lấy luận lý học làm trụ cốt. Vì trong các khoa học nếu chẳng hết thảy lấy luận lý học làm gốc, thì hết thảy đều là cẩu thả mà thôi, chẳng có giá trị gì hết” [116]. 103 Hơn thế nữa, ông cho rằng chẳng những về học thuật, suy ra cho đến trăm sự ở đời, việc nào cũng phải cần đến luận lý học. Ông nêu ví dụ: Nói về “đời”, nghĩa là sẽ có mối quan hệ giữa con người với con người; về lời nói và việc làm: Lời nói việc làm đều gốc ở tư tưởng mà ra. Luận lý học là một khoa học dạy cho ta tư tưởng theo đường chính đáng. Vì lẽ đó, ông nói: Trăm sự ở đời cũng phải cần đến luận lý học; luận lý học cai trị cả mọi sự ở đời. Thuở trước, ta theo Nho giáo, mọi sự đều thiên trọng về cảm tình mà không kể đến lý trí. Nhưng, khi đã mở rộng mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, nhất là với người Pháp - họ sống cùng với ta, họ đã đạt đến trình độ dân trí rất cao, nếu ta vẫn giữ cách cũ, mọi sự không theo lý trí mà phán đoán, thì rất nguy hiểm. Thấu hiểu điều đó, Phan Khôi “quyết đem những ngôn luận của mình mà mở mang cho đồng bào được phát đạt về lý trí. Ấy là tôi đã đề xướng cái khoa cần yếu là luận lý học trong bất kỳ việc gì. Luận lý học là một phần trong triết học, song le nó chẳng phải cao xa chi, đem mà ghép vào mọi việc xảy ra hằng ngày đều được hết. Nếu làm như vậy thì nó thành ra dễ dàng lắm, ai lại chẳng hiểu ? [116]. Tuy nhiên, có thể thấy, điểm mạnh trong tinh thần học thuật duy lý nhất quán ấy cũng bộc lộ những nhược điểm trong lý giải, cắt nghĩa một số sự việc, hiện tượng của Phan Khôi, đó là tính duy lý cực đoan, thiếu biện chứng. Ông tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực khi nhận thức, lý giải những hiện tượng phức tạp, nghĩa là vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất. Ông chỉ thấy mặt đối lập mà không thấy yếu tố có thể hòa hợp giữa văn hóa Đông và Tây, giữa cựu học và tân học, giữa truyền thống và cách tân, giữa văn chương bình dân và văn chương bác học, giữa nhận thức trực giác và tư duy khoa học Ông đặc biệt tỏ ra lúng túng trước quy luật tinh vi, phức tạp của tình cảm con người. Ông đem quy tắc luận lý học để phản bác một bài thơ “khóc cha” của một tác giả 104 nào đó: “Đương khi cha chết mà làm thơ khóc cha là hai sự trái ngược không dung nhau, luận lý không cho phép như vậy” [118], ông lập luận nhạc, nhạc để vui, cha chết sao lại vui! Có thể nói, lối suy nghĩ có phần đơn giản, máy móc, luận lý học như vậy là không thích hợp. Ông không thấy chỗ khác biệt, đồng thời có chỗ hòa hợp giữa lý trí và tình cảm trong sáng tạo thơ ca, nên đồng nhất nữ tính với tài năng nghệ thuật. Ông cho rằng Trường can hành và Cung oán ngâm nếu đàn bà làm sẽ hay hơn Lý Bạch và Nguyễn Gia Thiều[74] và, ông tỏ ra bất lực khi đề cập đến quy luật của ái tình. Về vấn đề này ông đành thú nhận là người thủ cựu hơn ai hết: “Tôi bình sinh, cái gì thì tôi khuynh hướng về mới, duy có ái tình thì tôi thủ cựu rất mực. Tôi hết sức phản đối cái thuyết “luyến ái tự do”, tôi cho là đem ái tình ra dùng tầm bậy. Tôi nhận cái chơn ái tình duy có ở chỗ vợ chồng mà thôi”. Ai chê mặc, “tôi vẫn sống một cách êm đềm trong cái thú ái tình cũ rích của tôi” [127]. 2.2.2. Quan điểm "vị nữ giới" Giữa năm 1929, Phan Khôi tham gia từ đầu vào tuần báo Phụ nữ tân văn. Ông là một trong những người gắn bó cùng với Đào Trinh Nhất - trong vai trò chủ bút. Trong sự đa dạng của các đề tài được đề cập, nữ giới là đề tài có vị trí quan trọng, với đủ loại hình: nghị luận xã hội, khảo luận lịch sử, nghiên cứu văn học, sáng tác thơ văn. Có thể nói, việc Phan Khôi và các tác giả khác cùng thời ông đề cập vấn đề phụ nữ, không đơn giản là để viết cho hợp với tên gọi, tôn chỉ, mục đích của tờ báo, mà mục đích lớn hơn là để triển khai đường lối duy tân vào thực tế đời sống. Khi bàn về nội dung Phan Khôi với vấn đề đấu tranh nữ quyền, Vu Gia viết: Cách nhìn cách nghĩ của Phan Khôi về vấn đề cách đây hơn 70 năm theo tôi vẫn chưa phải lỗi thời. Nói cho chính xác hơn phần nào đó nó vẫn còn tươi mới. Một người xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình như Phan Khôi mà có những ý nghĩ như vậy vào thời điểm ấy ở xứ 105 ta quả chẳng được mấy người, nếu không muốn nói là quá tiến bộ so với người cùng thời [35, tr.145]. Trong số các lĩnh vực hoạt động, có thể thấy, Phan Khôi dành ưu tiên cho công việc làm báo. Sự lựa chọn ấy thực sự thích đáng, khi ông muốn tìm kiếm một phương tiện hữu hiệu để thực hiện tâm nguyện và lý tưởng của mình, là chung tay với những trí thức thiết tha với tiền đồ đất nước, gây dựng một đời sống xã hội Việt Nam văn minh, tiến hóa. Tiếp cận các bài báo của Phan Khôi đăng từ 1928 đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_dong_gop_cua_phan_khoi_doi_voi_bao_chi_viet_nam_dau_the_ky_xx_3526_1935193.pdf
Tài liệu liên quan