Luận án Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU.1

Chương 1.7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

ÁN .7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến một số vấn đề lý luận chung về tín

ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ .7

1.1.1. Những công trình tiêu biểu bàn về khái niệm tín ngưỡng dân gian.7

1.1.2. Những công trình tiêu biểu bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình

thành, tồn tại của tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ.11

1.1.3. Những công trình tiêu biểu bàn về một số loại hình tín ngưỡng dân gian

chủ yếu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.16

1.2. Tình hình nghiên cứu về những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của

người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.27

1.2.2. Những công trình tiêu biểu bàn về các yếu tố triết học về con người trong

tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ .30

1.2.3. Những công trình tiêu biểu bàn về các yếu tố triết học về xã hội trong tín

ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.32

1.3. Những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án .34

Chương 2.37

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI

VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .37

2.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian.37

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, tồn tại của tín ngưỡng dân gian của

người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.40

2.2.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên .40

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.44

2.2.3. Ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa.47

2.3. Phân loại và một số đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng dân gian của người Việt

vùng đồng bằng Bắc Bộ .54

2.3.1. Cơ sở phân loại tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc

Bộ .54

2.3.2. Khái lược về một số tín ngưỡng dân gian chủ yếu của người Việt vùng

đồng bằng Bắc Bộ.56

2.3.3. Một số đặc điểm của tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng

Bắc Bộ.65

2.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án .70

pdf168 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể như sau: - Luận án dựa trên quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu về những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng như giá trị và hạn chế của các yếu tố triết học đó. - Luận án dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể để nghiên cứu về các yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. 71 Quan điểm này chỉ rõ, cần phải xuất phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể hình thành tín ngưỡng dân gian, cũng như những biểu hiện, những biến đổi của nó trong quá trình tồn tại và phát triển. Thứ hai, luận án vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng để nghiên cứu những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lý thuyết này được học giả A. Comte - nhà xã hội học cuối thế kỉ 19 với thuyết hữu cơ nổi tiếng, là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết chức năng khi nghiên cứu về xã hội học nói chung và tôn giáo nói riêng. Sau đó lý thuyết này được đặt nền tảng vững chắc và phát triển bởi E. Durkheim, một nhà khoa học người Do Thái. Những tư tưởng chủ yếu của lý thuyết chức năng được Durkheim phản ánh trong các tác phẩm "Sự phân công lao động xã hội" (1893), "Các qui tắc của phương pháp xã hội học" (1895), "Sự tự sát" (1897) và "Những hình thức sơ đẳng của tôn giáo" (1912). Lý thuyết cấu trúc chức năng xem xã hội là một hệ thống phức tạp được tạo thành bởi các tiểu hệ thống. Các tiểu hệ thống này thực hiện chức năng của mình trong mối liên kết với các tiểu hệ thống khác để tạo nên sự ổn định và phát triển cho xã hội. Lý thuyết này cho phép tìm hiểu cấu trúc của các yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm ba thành tố: - Yếu tố triết học về tự nhiên - Yếu tố triết học về con người - Yếu tố triết học về xã hội Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đi sâu tìm hiểu các giá trị và hạn chế của các yếu tố triết học này, góp phần khẳng định chức năng xã hội của nó đối với đời sống xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, luận án dựa trên việc vận dụng kết hợp với các lý thuyết khác như lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, lý thuyết vùng văn hóa để nghiên 72 cứu các yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sơ đồ phân tích của luận án như sau: Tiểu kết chƣơng 2 Tóm lại, tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ là một hiện tượng lịch sử - xã hội, ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội nhất định. Nó không chỉ là một thành tố của văn hóa dân gian, mà còn là một bộ phận của ý thức xã hội. Ra đời trên cơ sở của phương thức sản xuất nông nghiệp, chịu tác động bởi các yếu tố văn hóa, lịch sử và các yếu tố tôn giáo ngoại lai, song tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ vẫn có những đặc điểm riêng vốn có thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng miền. Sự ra đời của tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ phản ánh ước mơ, nguyện vọng chính đáng của người dân - đặc biệt của người nông dân. Cho đến ngày nay, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng phát triển nở rộ. Sự tồn tại đó là một hiện tượng khách YẾU TỐ TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ QUAN NIỆM VỀ TỰ NHIÊN QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI ĐÁN GIÁ C UNG 73 quan. Khi khoa học vẫn chưa giải quyết được hết mảng tối của vũ trụ thì tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn tồn tại. Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, tồn tại, chỉ ra những đặc điểm chung của tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, để thấy được sự tồn tại của tín ngưỡng dân gian là một hiện tượng xã hội mang tính quy luật, và là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở, là chất liệu cơ bản cho việc phân tích, tìm ra các yếu tố triết học ẩn chứa trong các tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. 74 Chƣơng 3 QUAN NIỆM VỀ TỰ NHIÊN, VỀ CON NGƢỜI, VỀ XÃ HỘI TRONG TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 3.1. Quan niệm về tự nhiên trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ 3.1.1. Một số quan niệm về tự nhiên trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại Có thể hiểu tự nhiên theo nghĩa chung nhất, đó là toàn bộ thế giới vật chất, bao gồm từ thế giới vi mô, đến thế giới vĩ mô, đến xã hội với hàng loạt các mối quan hệ chằng chịt và vô cùng phức tạp, luôn có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của con người. Giới tự nhiên từ lâu vốn được coi là mẹ của muôn loài, là cội rễ của mọi sinh vật, trong đó có con người. Ngay từ khi con người được hình thành, nhu cầu hiểu về giới tự nhiên dường như không thể thiếu được trong chuỗi hành trình dài đi chinh phục sự sống. Cuộc sống thường nhật và cả trong lao động sản xuất, con người không chỉ sống trong sự nuôi dưỡng từ những nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên, mà còn có nhu cầu tạo ra nguồn của cải vô tận từ những thứ có sẵn mà tự nhiên mang tới. Chính nhu cầu đó, đã thúc đẩy con người không ngừng khám phá, chinh phục tự nhiên. Điều đó được thể hiện trong những nấc thang khám phá tự nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Kết quả của quá trình nhận thức giới tự nhiên phản ánh trình độ tư duy, trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Nó không giống nhau ở từng thời đại, từng lĩnh vực, từng vùng, miền song, nó là kết quả đáng ghi nhận trong chuỗi hành trình dài khám phá và chinh phục tự nhiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Bởi, nói như Mác, tự nhiên giống như là một lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của con người. 75 Bàn luận về vấn đề này, Nguyễn Đăng Thục cho rằng, “bất cứ ở trình độ văn minh nào đều có những ý tưởng về thế giới và về sự vật trong thế giới ấy, những ý tưởng ấy có thể phát triển hơn, hay kém minh bạch hay lờ mờ, ý thức nhiều hay ít. Nhưng chúng có thật và người ta phô diễn ra bằng tiếng nói” [108, tr.253]. Chẳng hạn, ở phương Tây, với đặc điểm nổi bật trong phương thức sản xuất là lối du mục, chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt. Do đó, để tồn tại, buộc con người phải hiểu về tự nhiên. Từ việc quan sát các vì sao trên bầu trời, từ nhu cầu hiểu về thời tiết, hiểu về những trận cuồng phong trên sa mạc, những vụ cháy rừng, những cơn sấm sét đã thôi thúc con người khám phá, đi tìm câu trả lời. Ngay từ đầu, con người chưa thực sự hiểu hết những hiện tượng bất thường của tự nhiên, nên họ đã xây dựng nên những hình tượng các vị thần có sức mạnh là những chủ nhân của trời, đất, nước, núi rừng,.. trong đó vị thần tối cao là thần Dớt - mang trong mình sức mạnh của đất mẹ Gai-a. Về sau, họ giải thích tự nhiên là Chúa trời - người sinh ra vạn vật và muôn loài Khác với phương Tây, ở phương Đông, với phương thức sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi, cư dân tập trung ở những vùng đồng bằng màu mỡ bắt nguồn từ những con sông lớn như sông Ấn, song Hằng, sông Hoàng Hà, sông Hắc Hải, sông Trường Giang, sông Hồng, v.v.. Vì thế, phần lớn người phương Đông sống quần tụ, cố định ở những khu đất lớn phù sa màu mỡ. Để tồn tại được, họ cũng cần phải hiểu tự nhiên. Các tư tưởng về trời, đất, nước - là các yếu tố gắn liền với sản xuất nông nghiệp được hình thành. Chẳng hạn, thời kì cổ đại, ở Ấn Độ, người ta giải thích tự nhiên chủ yếu thông qua hình ảnh về các vị thần. Trong kinh Veda chỉ rõ, linh hồn vũ trụ - đấng sáng tạo Brahman, vũ trụ chia thành ba cõi: cõi trời Syria ngự trị thiên giới, thần gió Vayu ngự trị trung giới, và thần lửa Agni ngự trị hạ giới. Còn trong Phật giáo quan niệm rằng, vũ trụ là cõi vô thủy, vô chung; vạn vật là vô thường, vô ngã, vô giả tưởng, sinh thành chuyển 76 hóa theo luật nhân quả. Ở Trung Quốc, người ta giải thích về tự nhiên thông qua các quan niệm khác nhau. Chẳng hạn, trong Nho giáo, tự nhiên được quan niệm đó là trời. Trời mang trong mình sức mạnh, trời tồn tại khách quan vừa chi phối, vừa không chi phối cuộc sống của con người. Khổng Tử nói, trời có nói gì đâu mà bốn mùa vẫn thay nhau biến đổi. Lão Tử cho rằng, giới tự nhiên được giải thích bằng thuật ngữ “Đạo”, nó tồn tại khách quan, và vận động theo luật quân bình và luật phản phục, nó là nguồn cội hình thành nên vạn vật. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, ở phương Đông hay phương Tây, nhu cầu nhận thức về giới tự nhiên là không thể thiếu. Tuy cách tiếp cận, và cách giải thích khác nhau, song họ nhận thức về tự nhiên trong mối quan hệ với con người chứ không phải nhận thức về tự nhiên một cách chung chung. Họ giải thích về tự nhiên để hiểu tự nhiên, để sống và tồn tại được. 3.1.2. Nội dung một số quan niệm về tự nhiên trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam - một đất nước nhỏ bé nằm trong khu vực châu Á, nhưng được tự nhiên ưu đãi ban tặng cho vùng đất trù phú và màu mỡ, khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Là một quốc gia độc lập, Việt Nam có nền văn hóa riêng, có một nền văn minh, văn hiến lâu đời. Cũng giống như các quốc gia khác thuộc khu vực châu Á, người Việt có những cách giải thích khác nhau về tự nhiên. Về điều này, Nguyễn Đăng Duy viết, “ở thời kì sơ khai, khi mà cuộc sống con người rất gần gũi với vạn vật của tự nhiên, con người thường xuyên, trực tiếp phải đối mặt với thiên nhiên; đời sống của họ lệ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, thì thiên nhiên là đối tượng nhận thức chính của họ” [16, tr.31]. Cách giải thích của người Việt về tự nhiên như nhận định của Nguyễn Đăng Thục, “ bắt nguồn từ tín ngưỡng thần thoại để đi đến tín ngưỡng cao hơn, chính xác 77 hơn ở đấy chúng ta thấy được manh nha về cái vũ trụ quan Âm Dương vận hành, nguồn sống chu lưu hết sức linh động của nhân loại nông nghiệp” [108, tr.10-11]. Điều đó chứng tỏ rằng, bằng phương tiện diễn đạt khác nhau, cách thức khác nhau, song người Việt cũng có những khám phá về giới tự nhiên theo lối tư duy của người Việt. Có nhận xét cho rằng, người Việt không có tư tưởng riêng khi giải thích về thế giới, những tư tưởng đó là mượn của Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo và thậm chí là của cả Thiên chúa giáo. Song, có thể khẳng định, trong tín ngưỡng dân gian, thông qua các huyền thoại và các sinh hoạt tín ngưỡng, chúng ta có thể nhận thấy những sự giải thích về tự nhiên hết sức đa dạng, phong phú và đầy tính thuyết phục. Điều này được thể hiện rõ nét trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi được coi là cái nôi văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người dân Việt Nam. Nhận thức về tự nhiên chính là sự nhận thức về vị trí giữa con người với vũ trụ. Sự nhận thức ấy quyết định cho cuộc sinh tồn của con người trong từng hoàn cảnh nhất định. Việc lý giải về tự nhiên trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ dựa trên chính các hiện tượng thuộc về thiên nhiên, đang trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến cuộc sống của họ - đó là những yếu tố gắn liền với không gian sinh tồn như trời, đất, nước, núi rừng, biển cả, cây, con... Bởi vì, theo Nguyễn Đăng Duy, “tín ngưỡng là từ thực tế cuộc sống, con người ta đặt ra những lực lượng tôn vinh, tôn thờ phù hợp với cuộc sống của mình là thế” [16, tr.160]. Trong cùng dòng chảy tư tưởng đó, thông qua hệ thống huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã làm cho cách giải thích về tự nhiên càng trở nên phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc, phản ánh sự sinh động, muôn hình muôn vẻ của tự nhiên. 78 3.1.2.1. Quan niệm về trời Trước tiên, điểm nổi bật là quan niệm về trời được lý giải trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt theo hai nghĩa: trời vừa là hiện tượng thiên nhiên hữu hình, trời vừa là một vị thần tối cao được nhân cách hóa với đủ các cung bậc. Với ý nghĩa thứ nhất, trời được lý giải là một hiện tượng thời tiết tự nhiên bao hàm trong đó có mây, mưa, sấm chớp, có lúc trời quang mây tạnh, có lúc mây đen kéo đến mịt mù. Trời mang tính dương, có các mùa luân phiên nhau biến đổi. Song với ý nghĩa vật lý như vậy, chưa đủ để giải thích ngọn ngành vì những bất thường của trời mà con người không thể chống đỡ. Chính vì sự thần bí đó, trời được nhân cách hóa thành một lực lượng siêu nhiên, là một “thế lực” thiện, che chở bảo vệ con người, nuôi dưỡng vạn vật, để cho nhân loại nương tựa vào đấy mà sống còn, mà kính sợ, làm thiện được thưởng, làm ác bị phạt. Quan niệm về trời được thể hiện đa dạng phong phú dưới những lăng kính khác nhau trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tự nhiên, mỗi hành động của trời đều tác động đến cuộc sống của họ. Có những lúc thời tiết thuận hòa, có những khi lại nổi cuồng phong dữ dội. Do vậy, sợ hãi, bất lực trước sức mạnh thần bí của tự nhiên, cảm quan người Việt về thế giới, về vũ trụ bao la đã dựng nên những hình ảnh phong phú, đa dạng về trời. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trời “được hiểu là không gian sinh sống của nhiều vị thần thánh, trong đó, Mẫu Thượng Thiên là người đứng đầu cai quản” [106, tr.127-130]. Mẫu Thượng Thiên được dân gian tôn kính và tôn làm Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh Mẫu. Bàn về điều này, Vũ Ngọc Khánh viết: “Thiên cung Thánh Mẫu: Bà mẹ lớn ở trên trời. Bà đẻ ra trời. Vì quá xa xôi nên người ta gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Mẫu Thượng Thiên” [55, tr.14]. Điều đó nói lên rằng, Mẫu Thượng Thiên là người nắm quyền năng trong tay, cai 79 quản và làm chủ các hiện tượng của tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp Cái tên gọi Ngọc Hoàng là chủ nhân của miền trời trong quan niệm của Đạo giáo thì trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trong tư duy của người Việt Mẫu Thượng Thiên cũng có vai trò tương đương Ngọc Hoàng. Mẫu Thượng Thiên không chỉ là tên gọi cho vị thánh cai quản miền trời mà còn ẩn dấu ước mơ của người Việt: Mẫu mang nghĩa là mẹ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức mạnh che chở và thể hiện cả sự kính trọng đối với người mẹ Trong quá trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, sau này khi Mẫu Tứ phủ xuất hiện, ta còn bắt gặp hình ảnh về Mẫu Thiên qua sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền trong dân gian xưa, Mẫu Liễu Hạnh là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế xuống trần gian để cứu giúp con người. Mẫu Thượng Thiên trong điện thờ được đặt ở vị trí cao nhất trong cung cấm, bà trùm khăn đỏ ngồi giữa. Hình ảnh về Mẫu Thượng Thiên phản ánh tư duy người Việt về yếu tố trời được nhân cách hóa đầy sinh động. Qua lăng kính của người Việt, trời tuy ở cao, xa với cuộc sống của con người, song lại có những sợi dây liên kết chặt chẽ với con người. Mang trong mình sức mạnh thần bí, trời được hình tượng hóa thành người Mẹ với đủ các cung bậc cảm xúc thể hiện qua các vị thần như mây, mưa, sấm, chớp. Nếu không bằng lòng thì sét đánh, sấm nổ, không ưng thuận thì nổi trận cuồng phong, lúc hiền hòa thì trời yên gió thuận. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ cho rằng, trời là một trong những yếu tố của tự nhiên, và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Theo Ngô Đức Thịnh, “Thiên” là trời, tức là các vị thần có nguồn gốc từ trời, mang dáng vẻ con người và thậm chí cũng có cuộc sống giống như con người [96, tr.96]. Đó là các vị tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Do có sự đan xen với các loại hình tôn giáo khác, nên trong tín ngưỡng thành hoàng làng khi giải thích về trời cũng xuất hiện những hình ảnh về Nam Tào, Bắc Đẩu, Nam Đại Vương Tinh, thần Sao 80 Sa Các vị thần đó đại diện cho mây, mưa, sấm, chớp với mục đích cầu mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa; các vị thần đại diện cho việc cai quan cả số phận con người như Nam Tào, Bắc Đẩu với mục đích điều chỉnh hành vi của con người. Các cụ ta thường nói, “trời có mắt” ý muốn nói tới việc những gì chúng ta làm trời đều biết cả. Trời ở đây là các vị Nam Tào, Bắc Đẩu luôn có nhiệm vụ theo dõi mọi cử chỉ hành động của con người. Có thể thấy rõ, trong tín ngưỡng thờ thành Hoàng, trời được nhân cách hóa, được xây dựng nên bởi nhiều hình ảnh đa dạng, phản ánh chính xã hội mà con người đang tồn tại sinh sống. Trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, quan niệm về trời thường được hiểu là nơi sinh sống của các vị thần cai quản bầu trời và là nơi đón nhận những vong hồn thanh sạch của người đã chết. Đối với người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, trời được sáng tạo bởi thần trụ trời. Theo truyền thuyết dân gian cho biết, thần trụ trời lấy đất đá đắp thành cái cột nâng dần trời lên cao, tách biệt trời và đất khỏi cõi hỗn mang, giúp loài người có được ánh sáng mặt trời để sinh tồn, có đất để sinh sống, nương nhờ. Trong tâm linh của người Việt, trời được coi là vị thần bản mệnh tối cao của cộng đồng dân tộc. Họ quan niệm rằng, mỗi một vì tinh tú trên bầu trời (ông sao) được xem như ứng với một sinh mệnh con người. Khi một vì sao biến mất khỏi bầu trời ứng với việc một người đã chết. Do vậy, trong tục lệ tang ma của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ cho thấy, đi trước quan tài, người ta rước cây minh tinh, trên đó, một bên đề tên húy của người đã chết, một bên đề chữ “Quỷ Khốc linh thính”, “ý nói, tiếng khóc than của con cháu động tới quỷ thần, quỷ thần đón linh hồn người chết về trời” [81, tr.105]. Do sự ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo và Đạo giáo, về sau này, trong tục đưa tang của người chết, phần lớn các gia đình thường có cầu pháp được xem như cầu vồng. Đó là một tấm vải dài, hai bên rủ những tua vải nhỏ, được các cụ già đội lên đầu, vừa đi 81 vừa tụng kinh niệm Phật cầu cho linh hồn được siêu thoát lên cõi Thiên giới. Bên cạnh đó, trong nghi lễ thờ cúng Tổ tiên là sự biểu hiện rõ quan niệm về sự linh thiêng, là đấng tối cao không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người chết mà còn đến cả cuộc sống của con người. Bày tỏ lòng thiện tình của thứ dân đối với đấng tối cao là trời, trong các lễ vật cúng gia tiên, họ không quên dành cúng Trời - Đất. Câu cửa miệng của người Việt, trước khi cúng của gia tiên, thường là “con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật” với mục đích cầu xin trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hóa, gia đình được ấm êm, và cũng là để cầu mong cho linh hồn của những người đã chết được siêu thoát cõi Thiên giới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, trời là yếu tố quan trọng đối với người Việt. Trời tuy cao, xa nhưng vẫn có sức ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của con người, đặc biệt là người đã chết. Những người còn sống tin rằng, người thân của mình, sau khi chết đi, nếu con cháu trên trần chu tất với trời, đất, thì linh hồn người thân của họ sẽ được siêu thoát, được cõi Thiên giới đón nhận. ơn thế nữa, trời còn ban cho con người ánh nắng, ban cho con người mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người an, vật thịnh, gia đình yên ấm. Do vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng của vũ trụ không thể thiếu được đối với vạn vật trong thế gian, đặc biệt là con người. Suy nghĩ đó đã ngấm vào từng mạch máu của người Việt, nó trở thành tục lệ biểu hiện rõ nét mối quan hệ mật thiết giữa ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân. Từ sự phân tích quan niệm về trời trong ba tín ngưỡng dân gian chủ yếu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, lập bảng so sánh như sau: Bảng 3.1: Quan niệm về trời trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ Tiêu chí Thờ cúng Tổ tiên Thờ Mẫu Thờ Thành hoàng 1. Cơ sở - Xuất phát từ vai trò của yếu tố trời đối với cuộc sống của người 82 nhận thức Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Xuất phát từ nhận thức trực quan, mang tính chất kinh nghiệm, cảm tính. - Xuất phát từ quan niệm duy tâm, thần bí. 2. Nguồn gốc, bản chất - Do các vị thần sáng tạo ra. - Thường được hiểu là nơi sinh sống của các vị thần (Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu), có mặt trời, mặt trăng và có các vì tinh tú. - Thường được hiểu là cha, mang tính dương. - Được nhân cách hóa. - Do Mẫu Thiên sáng tạo và là người cai quản vùng trời. - Thường được hiểu là nơi sinh sống của các vị thần (Mẫu Thiên, các vị Quan Ông, Chầu Bà, Thánh Cô, Thánh Cậu). - Thường được hiểu là Mẹ, mang tính âm. - Được nhân cách hóa. - Do các vị thần sáng tạo ra. - Thường được hiểu là nơi sinh sống của các vị thần (Ngọc Hoàng, Tứ pháp, Nam Tào, Bắc Đẩu, các Thánh Mẫu) . - Mang tính lượng hợp (hòa quyện cả tính âm và tính dương) - Được nhân cách hóa. 3. Chức năng - Cai quan vận mệnh của con người (mỗi vì tinh tú trên bầu trời thể hiện số mệnh của một người). - Đón nhận những linh hồn thanh sạch của người chết về cõi Thiên giới. - Cai quản các hiện tượng của tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. - Cai quản vận mệnh của con người (ứng với mỗi một con người là một vị Thánh Mẫu, hàng - Cai quản các hiện tượng của tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. - Bảo hộ vận mệnh cho cộng đồng làng, xã. 83 - Phù hộ, che chở, ban mưa thuận gió hòa, người an, vật thịnh cho con người Quan, hàng Cậu, hàng Cô) - Phù hộ, che chở, ban mưa thuận gió hòa, người an, vật thịnh cho con người. - Ban mưa thuận gió hòa, người an, vật thịnh cho con người. 4. Ý nghĩa - Giải thích về mối quan hệ giữa trời - người, mối quan hệ giữa người sống với người chết thông qua yếu tố trời. - Là nơi gửi gắm ước mơ, nguyện vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả người sống và người chết. - Giải thích về nguồn gốc và các hiện tượng của tự nhiên (như các hiện tượng thiên tai, lũ lụt). - Thể hiện khí phách và quyết tâm của ông cha ta trong việc chế ngự tự nhiên để tồn tại và phát triển. - Giải thích về nguồn gốc và các hiện tượng của tự nhiên (như các hiện tượng thiên tai, lũ lụt). - Thể hiện khí phách và quyết tâm của ông cha ta trong việc chế ngự tự nhiên để tồn tại và phát triển. Như vậy, nhận thức của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ về trời được phản ánh sắc nét trong tín ngưỡng dân gian. Tuy còn sơ khai nhưng phần nào đã cho thấy được sự nhận thức ban đầu về vũ trụ. Cảm quan của người Việt về trời là hình ảnh những điều gần gũi với chính cuộc sống của họ. Họ nhân cách hóa sức mạnh của trời. Trời là những con người cụ thể, nhưng lại là những con người mang trong mình sức mạnh siêu nhiên, có đầy đủ những cung bậc cảm xúc giống con người vừa thực, vừa hư. Nhận thức về trời trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đa dạng và nhiều vẻ: có mây, mưa, sấm, chớp thì tương ứng với việc có các hình ảnh về các vị thần cai quan các lĩnh vực thời tiết; có mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Tính cách của các vị thần biểu trưng cho các hiện tượng của thời tiết: lúc 84 nắng, lúc mưa, lúc bão giông vùi dập, sấm chớp cháy rực cả vùng trời, những cơn thịnh nộ như những trận cuồng phong quét sạch tất cả. Song có những lúc trời yên biển lặng, mưa gió thuận hòa giống như người mẹ lúc thể hiện tình yêu thương, chăm sóc và vui đùa cùng con cái. Tuy có nhiều điểm khác nhau trong quan niệm về trời trong ba loại hình tín ngưỡng chủ yếu nêu trên, song đều chung một điểm: thừa nhận trời là một yếu tố quan trọng của tự nhiên, gắn liền với cuộc sống của con người; thừa nhận đấng sáng tạo ra trời, do vậy, trời là yếu tố mang sức mạnh siêu nhiên; đều khẳng định giá trị nhận thức trong tư duy của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ về tự nhiên. 3.1.2.2. Quan niệm về đất Bên cạnh trời, thì đất là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong tư duy của người Việt, ta luôn bắt gặp hình ảnh “trời tròn, đất vuông” - được thể hiện trong sự tích bánh chưng, bánh dầy. Hai hình ảnh trời và đất giống như cha và mẹ, không thể thiếu cho sự tồn tại và sinh thành của vạn vật. Trời là yếu tố dương, thể hiện sức mạnh của tự nhiên, đất là yếu tố âm thể hiện sự che chở đối với muôn loài. Đối với người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, với phương thức sản xuất chính là nền sản xuất nông nghiệp thâm canh cây lúa nước, thì đất là yếu tố không thể thiếu. Đất là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu không có đất thì mọi hoạt động sản xuất, hoạt động sống của con người và mọi sinh vật đều khó bề tồn tại. Chính vì thế, ngay từ sớm người Việt đã chú ý đến vai trò của yếu tố đất. Vì vậy “muốn được sống yên ổn, muốn cho đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, cây cối luôn tốt tươi thì phải kính trọng và tôn thờ thần đất” [106, tr.127-130]. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, yếu tố đất được phản ánh dưới nhiều góc độ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, vị cai thần quản đất chính là M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_yeu_to_triet_hoc_trong_tin_nguong_dan_gian_cua.pdf
Tài liệu liên quan