MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vin
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH X
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 2
1.4. Phưomg pháp nghiên cứu, mô hình và số liệu 3
1.5. Những phát hiện mói 4
1.6. Cấu trúc luận án 5
CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN cứu THựC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN VÃNG LAI 7
2.1. Các khái niệm và quan điểm cơ sở 7
2.1.1. Tổng hợp các khái niệm cơ bản về cán cân vãng lai 7
2.1.2. Quan điểm về thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 10
2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu cán cân vãng lai 12
2.2.1. Tiếp cận co giãn thương mại 12
2.2.2. Tiếp cận chi tiêu 13
2.2.3. Tiếp cận tiền tệ 16
2.2.4. Tiếp cận liên thời kỳ 20
2.2.5. Các cách tiếp cận khác 24
2.3. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân
vãng lai và các cán cân thành phần của cán cân vãng lai 27
2.3.1. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai 27
2.3.2. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 34
2.3.3. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập 37
2.4. Tóm tắt và kết luận chưomg 2 39
CHƯƠNG 3 THựC TRẠNG CÁN CÂN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM THỜI
KỲ HỘI NHẬP 41
3.1. Tiến trình Việt Nam hội nhập và bối cảnh quốc tế 41
3.1.1. Tiến trình Việt Nam hội nhập 41
3.1.2. Một số biến động kinh tế thế giới trong tiến trình hội nhập 46
3.2. Diễn biến một số chỉ số kỉnh tế của Việt Nam 51
3.2.1. Diễn biến tài sản ban đầu nước ngoài ròng 51
3.2.2. Diễn biến tỷ giá hối đoái 52
3.2.3. Diễn biến độ mở thương mại 55
3.2.4. Diễn biến FDI và ODA 56
3.2.5. Diễn biến phát triển tài chính 58
3.2.6. Diễn biến lạm phát 60
3.2.7. Diễn biến lãi suất trong nước và chênh lệch với lãi suất quốc tế 61
3.2.8. Diễn biến cân bằng ngân sách nhà nước 63
3.2.9. Diễn biến một số yếu tố khác 64
3.3. Diễn biến cán cân vãng lai và các thành phần của cán cân vãng lai của Việt
Nam 65
3.3.1. Diễn biến cán cân vãng lai 65
3.3.2. Diễn biến cán cân thương mại 67
3.3.3. Diễn biến cán cân thu nhập 75
3.4. Tính bền vững của cán cân vãng lai của Việt Nam 78
3.5. Tóm tắt và kết luận chưomg 3 80
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÁN CÂN
VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP 82
4.1. Khung phân tích 82
4.2. Mô hình kỉnh tế lượng 92
4.3. Biến số và số liệu 94
4.3.1. Các biến số và nguồn số liệu 94
4.3.2. Đặc điểm các chuỗi số 96
4.3.3. Hướng kiểm định và các mô hình kiểm định 105
4.4. Kết quả thực nghiệm 106
4.4.1. Kết quả lựa chọn và ước lượng các mô hình ARDL 106
4.4.2. Kết quả kiểm định đường Bound 107
4.4.3. Kết quả ước lượng các mối quan hệ dài hạn 108
4.4.4. Kết quả ước lượng các mối quan hệ ngắn hạn 109
4.4.5. Tổng hợp kết quả kiểm tra khuyết tật các mô hình 110
4.4.6. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố 111
4.5. Tóm tắt và kết luận chưomg 4 126
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 129
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính 129
5.2. Các khuyến nghị chính sách 132
5.2.1. Các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ thương mại quốc tế 132
5.2.2. Các khuyến nghị về quản lý dòng vốn đầu tư quốc tế 134
5.2.3. Các khuyến nghị về nâng cao năng lực sản xuất trong nước 136
5.2.4. Các khuyến nghị về chính sách tỷ giá 137
5.2.5. Các khuyến nghị về lãi suất 138
5.2.6. Các khuyến nghị về kiều hối và khuyến khích tiêu dùng nội địa 140
5.3. Hạn chế và hưómg tiếp tục nghiên cứu 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 154
191 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Phạm Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I I
I s a -«u a p
-P kP o
■p
i
ợp tí
I-
(
I
o s
I s a -«u a p PQ
J ẩ H
-§
J
,p
PL, -rt r—
I
I
"P
o
<<<D
-<g
Ễ
>
i z
<Q.
p
I
I ể
I
Ep ,p
”p
a
«ụ.
3
kP
o ip -a
M
Ĩ o
-IQ
&p a p
■<cd
■<cd
,1
t
1
I
&p a
<Q.
-IQ
"P
o
p -<Q -IO
p
£• I
&p
<«u
o CN
-cd
>
LO
o CN
I
I-
I I
5
i J?
I-
ẽ
>cd-
o
mà vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng đáng kể và tăng dần. Trong các khoản đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp là chủ yếu nhưng đầu tư gián tiếp cũng đang tăng lên. Phần hỗ trợ cho thâm hụt CCVL từ ODA đã và đang giảm dần về tỷ trọng. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và theo đó việc rút vốn cũng như chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là những nguy cơ tiềm ẩn.
Một trong những nguồn tài trợ cho CCVL là kiều hối. Kiều hối của Việt Nam có khuynh hướng tăng liên tục nhiều năm gần đây và đã đạt trên mốc 13 tỷ USD/năm. Mặc dù kiều hối được xếp vào nhóm chuyển giao đơn phương, tức là không hoàn lại, nhưng các khoản nợ tình cảm này có thể sẽ phải hoàn lại. Mặt khác, các số liệu thống kê kiều hối không khẳng định được kiều hối có phải là khoản đầu tư trá hình hay không. Trên thực tế, nhiều khoản kiều hối là các khoản đầu tư trực tiếp. Khi trình độ phát triển còn thấp thì Việt Nam nhận kiều hối, tuy nhiên gần đây đã có lượng trả kiều hối lớn dần lên (biểu đồ 3.27). Sự tài trợ của kiều hối còn phụ thuộc vào năng lực của người định cư ở nước ngoài, năng lực này cũng chỉ có giới hạn. Việt Nam cũng cần lường trước tình trạng kiều hối nhận không tăng tiếp nhưng phải chuyển ngược ra nước ngoài (cả chuyển trả và chuyển do người nước ngoài chuyển về nước).
Năng lực sản xuất trong nước đã có những cải thiện rất tích cực nhưng đóng góp vào xuất khẩu của khối doanh nghiệp không có vấn đầu tư nước ngoài vẫn còn có mặt hạn chế. Nếu quan sát số liệu xuất nhập khẩu của khối danh nghiệp có FDI và khối không có FDI thì các doanh nghiệp FDI đang quyết định sự thặng dư thương mại (biểu đồ 3.24). Đây cũng là một tiền ẩn rủi ro cho CCVL và CCTM trong tương lai. Nếu doanh nghiệp FDI quyết định xuất khẩu và có trục trặc thì các doanh nghiệp khác khó có thể phát triển ổn định, đặc biệt trong hoàn cảnh sự kết nối giữa các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị đang ngày một chặt chẽ.
Đối với dòng vốn quốc tế, bao gồm cả các chuyển giao đơn phương thì lãi suất và tỷ giá hối đoái là những yếu tố ảnh hưởng cần cân nhắc. Với sự chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế lớn như hiện nay, cùng với chế độ tỷ gía tương đối ổn định, nguy cơ chuyển vốn vào để lợi dụng chênh lệch lãi suất ngắn hạn là rõ ràng. Nếu các hoạt động đầu tư không phải là thực sự đi vào sản xuất kinh doanh thì sự tài trợ ngắn hạn cho CCVL có thể tạo ra các điều kiện cho các khủng hoảng về sau.
CCTM của Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào một vài nước. Gần đây, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào Hoa kỳ và Châu Âu còn nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và Hàn Quốc (biểu đồ 3.25). Như vậy, sự cân bằng của CCVL cũng đang phụ thuộc vào các nước và vùng lãnh thổ vừa nêu. Với sự phụ thuộc vào nhập khẩu, phần nguyên liệu sản xuất là đang kể và chủ yếu từ Trung Quốc trong khi Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Với xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, cần đến kỹ thuật sản xuất cao. Nếu năng lực nội tại của Việt Nam không phát triển kịp với yêu cầu của các thị trường đầu ra, việc giảm khả năng cạnh tranh quốc tế là có thể và nguy cơ cho sự mất cân bằng CCVL là thực. Nếu không chủ động được đầu vào, sản xuất sẽ luôn lệ thuộc vào nước khác và không đảm bảo được an toàn cho sản xuất để xuất khẩu.
Sự hội nhập khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường quốc tế. Giá cả là một yếu tố quyết định đến khả năng xuất khẩu và nhập khẩu mà giá cả quốc tế lại biến động rất bất thường. Trong hoàn cảnh Việt Nam chủ yếu nhập khẩu để gia công chế biến xuất khẩu và xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông sản và các nguyên liệu thô thì CCTM và CCVL có thể sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ biến động của thị trường thế giới.
Tóm lại, CCVL của Việt Nam có lúc sự thặng dư hay thâm hụt nhưng chưa phải là những vấn đề quá nghiêm trọng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, CCVL của Việt Nam kể cả đang thặng dư cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề như sự tài trợ của các luồng vốn đầu tư cho CCVL, dòng kiều hối, cơ cấu vốn trong nước và nước ngoài, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế cùng với tỷ giá ổn định, sự phụ thuộc của XNK vào một vài nền kinh tế lớn. Đảm bảo tính cân bằng bền vững cho CCVL của Việt Nam là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần được thực hiện từ trước khi các rủi ro bộc lộ quá rõ.
Tóm tắt và kết luận chuông 3
Qua một thời kỳ dài thâm hụt khi nền kinh tế ít tương tác với môi trường quốc tế, CCVL vẫn tiếp tục thâm hụt khi bắt đầu hội nhập. Sau một thời kỳ tích lũy đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, CCVL đã có thặng dư. CCTM vẫn là phần quan trọng hơn cả trong tài khoản vãng lai với xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nguyên bệu thô, sản phẩm gia công chế biến và nhập khẩu chủ yếu là các nguyên nhiên liệu phục vụ gia công chế biến và máy móc thiết bị. Gần đây, CCTM thường thặng dư với các khối nước EU28 và NAFTA nhưng thâm hụt với các khối nước ASEAN, APEC và MERCOSUR. Hiện tại, đối tác đem lại thặng dư thương mại lớn nhất là Hoa Kỳ và đối tác đem lại thâm hụt lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc. CCTM luôn có xu hướng biến động tương tự CCVL. Trong CCTM, CCTM hàng hóa là phần chính và cũng có sự biến động khá tương đồng với CCTM nói chung. CCTM dịch vụ luôn âm nhưng riêng với du lịch thì luôn dương. CCTN bắt đầu có khuynh hướng ngày một thâm hụt nghiêm trọng, đây có thể là một yếu tố cơ bản khiến CCVL xấu đi. Hỗ trợ cho sự thặng dư ở tài khoản khoản thu nhập chính là sự thặng dư thường xuyên của cán cân chuyển giao vãng lai một chiều, trong đó kiều hối và viện trợ không hoàn lại đóng vai trò quan trọng.
Nghiên cứu đã xem xét diễn biến và thực trạng của các yếu tố giai đoạn phát triển, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại, NFA, FDI và ODA, phát triển hệ thống tài chính, lạm phát, lãi suất trong nước và chênh lệch lãi suất. Diễn biến của các yếu tố đều có phản ánh mối liên hệ đến CCVL ở nhiều mức độ khác nhau. Một số điểm đáng lưu ý là sự khác biệt giữa lãi suất quốc tế và lãi suất trong nước, xu thế giảm dần của lãi suất và sự thu hẹp khoảng cách lãi suất trong nước - quốc tế, dòng FDI lớn ở một số giai đoạn, sự tăng lên liên tục của kiều hối, khả năng suy giảm ODA và NFA có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Xu thế hội nhập sâu rộng thể hiện rõ ở sự gia tăng quy mô và tốc độ gia tăng của độ mở thương mại, sự phát triển hệ thống tài chính và mức độ ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính quốc tế tới nền kinh tế. Kiều hối và FDI là những nguồn tài trợ quan trọng cho CCVL. Không có các nguồn lực này, tình trạng CCVL Việt Nam sẽ không thể được như những năm gần đây. Cũng cần lưu ý là ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài tới CCVL là cả hai chiều, ban đầu dòng vốn vào có thể kéo theo nhập siêu và thâm hụt, tuy nhiên sau đó sẽ là thặng dư nếu đầu tư hiệu quả. Mặt khác của vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng thu nhập ròng sẽ có nguy cơ thâm hụt nhiều hơn về sau này do sự chuyển lợi nhuận về nước của các dự án đầu tư. Một lưu ý quan trọng là đồng Việt Nam liên tục mất giá so với USD, bất kể CCVL biến động như thế nào; REER có khuynh hướng suy giảm và thể hiện sự suy giảm rõ nét trong nhiều năm gần đây ngay cả khi NEER tăng.
Đa phần các yếu tố đều biến động gắn liền với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Lãi suất trong nước và quốc tế càng ngày càng gần nhau hơn. Độ mở thương mại lớn lên theo thời gian. Khoảng cách giữa tỷ giá chính sách với tỷ giá thực tế còn rất hẹp. Sự lưu thông vốn dễ dàng hơn và mức độ hội nhập tài chính ngày càng lớn lên. NFA tăng dần theo thời gian. Hội nhập không chỉ đem đến sự rộng mở về giao thương thương mại mà còn cả sự trao đổi tri thức và kỹ năng; có thể năng lực sản xuất nhận được ảnh hưởng tích cực từ khía cạnh này.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TÔ ĐẾN CÁN CÂN
VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
Khung phần tích
Các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về CCVL không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Nghiên cứu sử dụng cùng lúc nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá toàn diện về mối quan hệ giữa các yếu tố với CCVL. Do phương pháp liên thời kỳ ứng dụng trong nghiên cứu CCVL cho phép xét đến nhiều yếu tố trong phân tích CCVL nên nghiên cứu sẽ xuất phát từ cách tiếp cận này. Trong các phân tích và đánh giá, các phương pháp tiếp cận khác cũng sẽ được vận dụng.
Đổ làm rõ hơn cơ chế tác động, nghiên cứu sau khi xem xét tác động của các yếu tố đến CCVL thì cũng sẽ xem xét thêm sự tác động đến cả CCTM và CCTN. CCTM có thể là thành phần chính của CCVL, tuy nhiên CCVL còn một phần không kém phần quan trọng là CCTN. về bản chất, CCTN không giống với CCTM nên một số yếu tố có thể tác động đến CCVL và CCTM theo cùng một chiều hướng nhưng lại tác động theo chiều hướng khác đến CCTN.
Do sự có hạn về số liệu nên nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào sử dụng một số biến số là khủng hoảng tài chính toàn cầu thời kỳ 2007- 2008 (khủng hoảng 2008), giá cả thế giới, giai đoạn phát triển kinh tế, NFA, REER, độ mở thương mại, FDI, phát triển tài chính, CPI, lãi suất trong nước, lãi suất quốc tế. Ngoài lý do số liệu, nghiên cứu chưa định lượng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 vì giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu hội nhập và có thể các ảnh hưởng của bối cảnh phân tích chưa thể hiện rõ ràng. Với các yếu tố như thâm hụt ngân sách, TOT, giá trị thị trường bất động sản đều chỉ có số liệu ở mức độ hạn chế và khó kiểm tra tính tin cậy, đặc biệt với các số liệu có tần suất quý, nên nghiên cứu sẽ chỉ dừng lại ở mức độ phân tích định tính và phân tích bằng thống kê mô tả (đã thực hiện ở các phần trước). Ngoài ra, việc mở rộng thêm phân tích các yếu tố như nhân khẩu học, chu kỳ kinh tế, quan hệ với các đối tác lớn... cũng chưa được đưa vào mô hình phân tích định lượng bởi cả lý do khoảng thời gian phân tích ngắn và các chuỗi số liệu khó có thể thể hiện tốt các quan hệ thống kê khi được xem xét trong những phương trình quá nhiều biến.
Trên cơ sở tổng quan các lý thuyết, tổng quan nghiên cứu thực nghiệm và khả năng về số liệu, nghiên cứu sử dụng khung phân tích như hình 4.1 để phân tích định lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến CCVL. Với các yếu tố mà khung phân tích địnhlượng và mô hình kinh tế lượng chưa có điều kiện xét đến, nếu cần đến các cơ sở để luận giải các mối quan hệ, nghiên cứu dụng kết quả phân tích định tính, phân tích bằng thống kê mô tả và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước.
Hình 4.1. Sơ đồ khung phân tích
Nguồn: Tác giả tống hợp
Trên cơ sở các cách tiếp cận cơ bản, có tham khảo các kiểm chứng thực nghiệm quốc tế và trong nước, nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về tác động của các yếu tố đến CCVL và cán cân thành phần của CCVL theo như bảng 4.1. Các giả thuyết của nghiên cứu thể hiện là mỗi yếu tố tác động đến CCVL có thể có chiều hướng tác động khác đến các cán cân thành phần. Thêm nữa, các yếu tố cũng có thể tác động theo hai chiều hướng trái ngược nhau đến CCTM và CCTN. Như vậy, ở bước tổng hợp các giả thuyết, chúng ta đã bắt đầu thấy được tính chất phức tạp của các ảnh hưởng khi xét đến quan hệ của các yếu tố với từng thành phần của CCVL.
Bảng 4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Yếu tố
Biến đại diện
Ký hiệu biến
Chiều tác độn
gđến
CA
TB
IB
Giai đoạn phát triển
Thu nhập bình quân đầu người VN so us
GUS
-
-
+
Tốc độ tăng GDP thực
GVN
+
+
-
NFA
NFA
NFA
-
-
+
Tỷ giá hối đoái
REER
REE
-
-
+
Độ mở thương mại
Độ mở thương mại
OPE
+
+
+
Đầu tư nước ngoài trực tiếp
FDI
FDI
-
-
-
Phát triển tài chính
Độ sâu tài chính
M2G
+
+
+
Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng
CPI
-
-
+
Lãi suất trong nước
Lãi suất cho vay trong nước
I
-
-
+
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Cri08
-
-
-
Giá cả thế giới
Chỉ số giá nguyên liệu công nghiệp thế giới
IMI
-
Chỉ số giá nguyên liệu nông nghiệp thế giới
AMI
+
+
+
Chỉ số giá thực phẩm và đồ uống thế giới
FBI
-
Chỉ số giá năng lượng thế giới
EI
+
Lãi suất quốc tế
Lãi suất cho vay Libor
LIB
+
+
+
Nguồn: Tác giả tổng hợp
-Khủng hoảng tài chỉnh quốc tể
Cuộc khủng hoảng 2008 được cho rằng có ảnh hưởng rộng lớn tới nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên mức độ và chiều hướng thì phụ thuộc vào đặc thù của mỗi nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam còn ở mức độ liên thông thấp với thị trường quốc tế và có đặc tính thể chế chính trị ổn định cũng như có nhiều cơ hội đầu tư nên khủng hoảng có thể tác động đến cả CCVL, CCTM và CCTN ở hai chiều. Khủng hoảng có thể làm suy giảm xuất khẩu do các thị trường bên ngoài bị co hẹp. Khủng hoảng cũng có thể làm tăng nhập khẩu do áp lực từ sự khó khăn của thị trường trong nước của các nước phát triển. Khủng hoảng có thể làm tăng khả năng thu hút vốn và kích thích các nhà đầu tư nước ngoài trú ẩn vốn vì sự ổn định vĩ mô nhưng cũng có thể buộc các nhà đầu tư nước ngoài co hẹp sản xuất để hỗ trợ cho hoạt động ở nước nhà. Tác động tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào khía cạnh ảnh hưởng nào có ưu thế.
- Giá quốc tế
Giá cả trong một số mô hình nghiên cứu thường được giả định là cứng nhắc. Tuy nhiên điều này không đúng trong thực tế. Với sự thay đổi của giá cả, kỳ vọng của các tác nhân kinh tế cũng thay đổi theo. Nếu các tác nhân kinh tế tin rằng giá cả tăng trong tương lai thì họ sẽ tăng chi tiêu hiện tại, CCVL sẽ xấu đi.
Sự thay đổi của giá thế giới có tác động tới CCTM và từ đó tác động đến CCVL ở cả ảnh hưởng của giá và lượng. Độ co giãn theo giá của các nhóm mặt hàng sẽ quyết định sự tăng giá sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến thương mại quốc tế. Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu cũng là môt yếu tố quan trọng. Nếu một mặt hàng xuất ròng thì CCVL có thể biến động cùng chiều với giá của mặt hàng đó.
Các hàng hóa có thể trao đổi được với nước ngoài đều chịu sự chi phối của giá quốc tế. Giá quốc tế của một loại hàng hóa nào đó tăng sẽ làm giảm nhu cầu nội địa và khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đó. Khi mức giá quốc tế của một loại hàng hóa tăng thì giá trị của nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đó chưa chắc đã tăng. Sự tăng hay giảm phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá. Trên cơ sở quy luật cung cầu áp dụng với thị trường quốc tế, giá tăng thì cầu giảm và cung tăng. Thông thường nếu một nước thặng dư xuất khẩu một nhóm hàng nào đó thì giá hàng hóa tăng sẽ khiến cho CCTM thặng dư. Ngược lại, nếu nước đó nhập siêu một nhóm hàng thì giá tăng sẽ làm xấu đi CCTM.
Việt Nam là nước xuất khẩu ròng sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô đồng thời nhập khẩu ròng nguyên vật liệu công nghiệp và thực phẩm chế biến sẵn. Như vậy có thể coi Việt Nam là nước thiên về sản xuất sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô và đồng thời là nước tiêu thụ nguyên liệu công nghiệp và thực phẩm chế biến. Nếu giá của các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô tăng thì xuất khẩu của Việt Nam có lợi và ngược lại; mức giá chung của hai nhóm mặt hàng này có khuynh hướng tác động cùng chiều đến CCTM và CCVL. Tương tự, ta có thể đặt giả thuyết giá của nguyên liệu công nghiệp và thực phẩm chế biến sẵn có tác động ngược chiều đến CCTM và CCVL.
Giá tăng làm tăng chi phí của nhà sản xuất, có thể khiến cho thu nhập giảm. Với một nước như Việt Nam, đầu tư nước ngoài lớn hơn đầu tư ra nước ngoài thì khả năng thu nhập ròng từ đầu tư sẽ giảm. Giá tăng cũng có thể làm giảm ngân sách của người tiêu dùng khiến cho phần tiền chuyển về nước bị hạn chế. Việt Nam có đặc thù là người Việt ở nước ngoài chuyển tiền về nước là chính nên thu nhập từ chuyển giao một chiều có thể giảm.
Do các mức giá quốc tế có tương quan cao với nhau nên nghiên cứu chỉ sử dụng mức giá nguyên liệu nông nghiệp để đại diện cho các mức giá chung khi ước lượng các ảnh hưởng của giá đến CCTM và CCTN.
- Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển được xem xét ở đây là sự phát triển về kinh tế, là xác định Việt Nam ở mức nào của thu nhập quốc dân. Ở mỗi giai đoạn của mức thu nhập, sở thích của người tiêu dùng có thể khác đi. Nói cách khác, quyết định liên thời kỳ của của các tác nhân kinh tế có thể thay đổi theo mức thu nhập mà họ đang đạt được. Trong mô hình lý thuyết ban đầu, sở thích của người tiêu dùng được giả định là không thay đổi. Giả định này có thể không hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì thế về sau mô hình càng được nới lỏng với giả định sở thích thay đổi. Có hai biến thường được dùng đại diện là tốc độ tăng trưởng và tăng thu nhập tương đối bình quân đầu người.
Trong phương trình xác định CCVL (2.2), sản lượng biến động cùng chiều với CA. Như vậy tốc độ tăng CCVL có thể biến thiên cùng chiều với tốc độ tăng GDP về mặt dài hạn. Tuy nhiên vẫn có quan điểm lý giải các mối quan hệ này theo chiều hướng khác (Debelle và Faruquee, 1996). Theo đó, một quốc gia kém phát triển trong giai đoạn đầu tập trung đầu tư phát triển thường có tốc độ tăng trưởng cao. Giai đoạn đầu thường gắn với vốn vay từ bên ngoài để đầu tư. Tiếp đến, nền kinh tế thường có thặng dư CCVL để trả nợ tích lũy bên ngoài (vì vay trước đó) và xuất khẩu vốn cho nền kinh tế kém phát triển hơn. Ngoài ra, ở các nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, việc tiêu dùng và đầu tư có thể cao khiến CCTM xấu đi (do tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn dẫn đến dành cho xuất khẩu ít hơn và nhập khẩu nhiều hơn). Do đó, giai đoạn phát triển thực tế có thể có tác động tiêu cực đối với CCTM (Tô Trung Thành và cộng sự, 2014).
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều kết quả khác biệt. Một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của thu nhập tương đối và tốc độ tăng trưởng đến CA. Haddad và Nedeldjkovic (2012) tìm thấy kết quả là mối quan hệ cùng chiều khi nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ, Chinn và Prasad (2003) cho thấy quan hệ khá mạnh khi xem xét các nước công nghiệp, Aristovnik (2007) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện CCVL của khu vực MENA. Chinn và Prasad (2003) chỉ ra khi thu nhập tương đối tăng thì CCVL sẽ được cải thiện nhưng cải thiện giảm dần. Tuy nhiên Chinn và Ito (2008) chỉ thấy mối tương quan dương ở khu vực các nước công nghiệp. Một số nghiên cứu lại có kết quả ngược lại. Ví dụ Aristovnik (2007) tìm thấy có sự biến động ngược chiều giữa thu nhập tương đối với CCVL của khu vực MENA, Calderon và cộng sự (2002) cho rằng tăng trưởng kinh tế làm tăng thâm hụt CCVL khi nghiên cứu các nước đang phát triển.
Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển kinh tế và tổng của CCTN chưa đạt đồng thuận về mặt lý thuyết. Tuy nhiên khi xem xét đến từng thành phần của CCTN thì mối quan hệ lại thể hiện khá rõ. Với thu nhập từ đầu tư và cho vay, các nước đang phát triển thường là nước nhận đầu tư và đi vay vì thế thu nhập từ khoản này luôn âm. FDI mang lại thu nhập cho các nước trình độ phát triển cao thế nào thì sẽ tác động ngược lại đến các nước phát triển thấp tương ứng. Chuyển giao một chiều (cả chuyển tiền tư nhân và viện trợ) chủ yếu xảy ra theo chiều từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển. Trình độ phát triển thấp thường nhận được thặng dư ở khoản mục này.
Quy mô ban đầu tài sản nước ngoài ròng
NFA có thể ảnh hưởng đến CCVL và CCTM theo hai hướng. Thứ nhất, NFA lớn hơn có thể giúp cho nền kinh tế chấp nhận được thâm hụt thương mại lớn hơn (do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0). Như vậy quan hệ giữa NFA và CCVL cũng như CCTM có thể là ngược chiều. Thứ hai, NFA là cơ sở của các khoản thu nhập nên nếu NFA lớn thì có thể CCTN sẽ thặng dư khiến cho CCVL tốt lên. Trường hợp này NFA, CCVL và CCTN có quan hệ cùng chiều.
Các kiểm chứng thực nghiệm cho thấy chiều hướng tác động của NFA đến CCVL có chiều hướng đa dạng. Lane và Milesi-Ferretti (2001, 2002) xem xét quan hệ giữa CCVL và sự thay đổi NFA theo giá thị trường, kết luận là quan hệ này rất yếu và thậm chí là ngược chiều. Kraay và Ventura (2003) lập luận rằng những dấu hiệu của tài khoản vãng lai với những cú sốc tạm thời phụ thuộc vào phần tài sản nước ngoài (đi vay hoặc cho vay) trên tổng tài sản trong nước của một quốc gia. Chinn và Prasad (2003), Calderón và công sự (2002), Gruber và Kamin (2006), Chinn và Ito (2008), Aristovnik (2007) và Strom và Cashin (2011) lại tìm thấy bằng chứng khẳng định NFA có tác động tích cực đến CCVL. Tuy nhiên cũng có sự không đồng nhất về chiều ảnh hưởng đến CCVL ngay trong cùng một nghiên cứu. Ví dụ như Yang (2011) đã thấy NFA tác động tích cực đến CCVL ở Trung Quốc và Ắn Độ nhưng lại tác động ngược lại ở Singapore và Thái Lan.
Tỷ giá hữu hiệu thực
REER đóng vai trò quan trọng trong giải thích sự biến động của tài khoản vãng lai thông qua mức độ của xu hướng tiết kiệm. Đặc biệt, sự tăng lên của REER làm tăng sức mua hàng hoá nhập khẩu đối với cả thu nhập hiện tại và thu nhập tương lai, tạo ra xu hướng tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm, dẫn đến làm xấu đi CCVL. Phá giá đồng nội tệ có thể sẽ cải thiện CCTM trong dài hạn nếu điều kiện Mashall- Lemer được thỏa mãn và điều chỉnh tổng thể có dạng đường J.
Nhiều kiểm định thực nghiệm đưa ra kết quả ủng hộ nhận định REER tác động ngược chiều đến CCVL và CCTM. Nghiên cứu của Calderon và công sự (2002) về CCVL của 44 nước đang phát triển với phương pháp GMM, kết quả là mối quan hệ âm và mức ý nghĩa là 1%. Nghiên cứu của Calderon và cộng sự (2002), Beidas-Strom và Cashin (2011) khi ước lượng bằng số liệu của các nước các nước EME cho kết quả âm có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Yang (2011) về CCVL của các nước Hồng Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Philpipine cũng chỉ ra chỉ có hệ số âm của quan hệ giữa REER với CCVL ở Hong Kong, Hàn Quốc, Philipine là có ý nghĩa thống kê.
Một số nghiên cứu cho rằng tỷ giá hối đoái thấp hay giá trị đồng tiền của một nước thấp hơn nước khác là một động lực để cư dân ở nước ngoài gửi tiền về nước do việc chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ tạo ra lợi thế lớn hơn khi tiêu dùng trong nước. Điều này ảnh hưởng tương tự đến cán cân thu nhập. Nghiên cứu thực nghiệm của Hor và Pheang (2017) về kiều hối của một số nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) cho thấy khi giá trị đồng nội tệ tăng lên thì tiền chuyển về nước ít hơn.
- Độ mở thương mại
Độ mở thương mại thường được đo bằng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP. Việc xuất nhập khẩu hơn (liên thông mạnh hơn) với môi trường bên ngoài thể hiện sự tăng khả năng tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thông tin, thực hiện giao dịch. Neu nền kinh tế mở hơn thì CCVL dễ dàng bị biến động hơn. Đối với luồng vốn, giao dịch thương mại quốc tế tăng lên là điều kiện để lưu thông vốn tốt hơn, từ cả góc độ đầu tư và góc độ tín dụng quốc tế. Ở khía cạnh phân tích này, độ mở có tác dụng tiêu cực đến CCVL, CCTM và CCTN của Việt Nam.
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, mở rộng giao thương thuận lợi hơn cho nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu nhưng có thể không cải thiện CCVL. Lý do là công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ cho sản xuất xuất khẩu với hàm lượng giá trị gia tăng của sản xuất trong nước chưa cao. Nguyên vật liệu để sản xuất trong ngắn hạn, sẽ dễ dàng cân bằng với xuất khẩu ngay sau đó nhưng máy móc thiết bị nhập khẩu là để sử dụng lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến xuất trong nhiều năm sau đó nhưng tức thời làm tăng thâm hụt thương mại. Ở khía cạnh này, tốc độ tăng độ mở tác động tiêu cực đến CCVL, CCTM. Mở rộng giao thương là biểu hiện của tăng cường giao thoa lao động. Như vậy lao động trong nước và nước ngoài có sự trao đổi mạnh hơn khiến cho lượng tiền của nhóm người này chuyển vào và ra nhiều hơn. Những người từ nước đang phát triển đi ra nước ngoài định cư có xu hướng chuyển tiền về nước nhiều hơn những người thuộc các nước đang phát triển, do đó có khả năng thu nhập từ chuyển giao một chiều của nước đang phát triển sẽ tốt lên.
Các kiểm chứng thực nghiệm với các nước, nhóm nước hoặc giai đoạn khác nhau đã cho những kết quả khác nhau về quan hệ giữa độ mở thương mại CCVL và CCTM. Một số nghiên cứu đã chỉ ra là khi độ mở thương mại lớn hơn thì CCVL cũng tốt hơn (Calderón và cộng sự, 2002; Gruber và Kamin, 2006). Có nghiên cứu chỉ ra tác động của độ mở thương mại đến CCVL là tiêu cực (Chinn và Prasad, 2003). Cũng có nghiên cứu cùng lúc chỉ ra các tác động trai chiều nhau của OPE giữa các nước khác nhau và giữa ngắn han với dài hạn (Yang, 2011).
-FDI
Theo cách tiếp cận liên thời kỳ ở mô hình cơ bản hai thời kỳ, luồng vốn vào tăng lên thì tiêu dùng và đầu tư đầu tăng theo khiến cho CCVL và CCTM xấu đi. Tuy nhiên mô hình lý thuyết chỉ quan tâm tới hai thời kỳ; việc đầu tư bằng nguồn vốn từ nước ngoài chỉ để tăng tiêu dùng kỳ tiếp theo và trả nợ. Trên thực tế, quá trình đầu tư là kéo dài và liên tục. Mỗi một khoản đầu tư đều có hai giai đoạn, giai đoạn đầu là mua sắm và giai đoạn sau là sản xuất. Ở giai đoạn mua sắm, dòng vốn lúc này có tác dụng tiêu cực đến CCVL. Ở giai đoạn sản xuất, vốn tạo ra sản phẩm mới với giá trị gia tăng làm ảnh hưởng tích cực tới CCVL.
Doanh nghiệp FDI không chỉ sử dụng vốn đầu tư nước ngoài mà còn huy động cả vốn trong nước. Sự hu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_can_can_vang_lai.docx
- Unlock-la_pham_cao_bang_9109_2168317.pdf