LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH . v
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM . 6
1.1. Các quan niệm và nội dung nghiên cứu của tăng trưởng bao trùm . 6
1.1.1. Một số quan niệm về tăng trưởng bao trùm . 6
1.1.2. Các trụ cột (nội dung) của tăng trưởng bao trùm . 13
1.2. Các phương pháp đo lường tăng trưởng bao trùm . 16
1.2.1. Phương pháp đường cong và chỉ số tập trung (Concentration curve and
Index) . 16
1.2.2. Phương pháp hàm cơ hội xã hội (Social Opportuity Function) .18
1.2.3. Phương pháp đo lường thông qua chỉ số bao trùm tổng hợp (composite
inclusive index) . 23
1.3. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng bao trùm . 24
1.3.1. Các lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng . 24
1.3.2. Các lý thuyết về các nhân tố quyết định bất bình đẳng thu nhập hay phân phối
thu nhập. 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO
TRÙM . 31
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài . 31
2.1.1. Các nghiên cứu trong phạm vi nhiều quốc gia .31
2.1.2. Các nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia . 36
2.1.3. Các nghiên cứu khác về tăng trưởng bao trùm . 39
2.2. Các nghiên cứu trong nước . 43
2.3. Đề xuất khung nghiên cứu . 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2004-2016 . 54
3.1. Thực trạng tăng trưởng bao trùm về thu nhập . 54
3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập . 54
3.1.2. Tăng trưởng bao trùm về thu nhập tại Việt Nam . 69
3.2. Thực trạng tăng trưởng bao trùm theo một số chỉ tiêu phi thu nhập . 76
182 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đẳng với các hộ gia đình không phải
là người Kinh đang có xu hướng tăng lên. Phương pháp xây dựng đường dịch chuyển
xã hội cho thấy nếu bất bình đẳng tăng trong khi chỉ số dịch chuyển xã hội (phản ánh
tăng trưởng bao trùm hay chỉ số bao trùm) cũng tăng, điều đó có nghĩa là thu nhập trung
bình của hộ gia đình phải tăng đủ lớn để có thể triệt tiêu được áp lực từ việc tăng bất
bình đẳng, và ngược lại. Ngoài việc phân tích sự thay đổi của chỉ số tăng trưởng bao
trùm hay chỉ số bình đẳng về thu nhập, kết quả trên cũng chỉ ra mức độ đóng góp của
tăng trưởng thu nhập hay phân phối thu nhập trong thay đổi của chỉ số dịch chuyển (chỉ
số bao trùm) cuối cùng. Ở hầu hết các giai đoạn hai năm trong thời gian nghiên cứu, sự
tăng lên của chỉ số bao trùm về thu nhập (y*) được giải thích chủ yếu bởi sự gia tăng
của thu nhập bình quân (ȳ), mà không phải đến từ sự cải thiện trong phân phối thu nhập
(ω). Vai trò đóng góp của tăng trưởng thu nhập bình quân trở nên rất lớn trong giai đoạn
2006-2008, trong khi đóng góp của yếu tố bình đẳng (phân phối) thu nhập nhiều nhất là
trong giai đoạn 2010-2012. Cả hai kết quả này đều nhất quán dù được phân tích cho
phạm vi cả nước, thành thị nông thôn hay dân tộc. Xét về tiêu chí khu vực, càng về cuối
giai đoạn nghiên cứu, đóng góp của tăng trưởng thu nhập trong khu vực thành thị là ít
hơn so với khu vực nông thôn. Điều này cũng phản ánh mức độ bất bình đẳng thu nhập
ở khu vực nông thôn đang có xu hướng tăng lên (diễn biến ngược lại so với thời điểm
đầu kỳ). Còn theo tiêu chí dân tộc, với dân tộc khác Kinh, đóng góp của tăng trưởng thu
nhập bình quân cũng lớn hơn so với dân tộc người Kinh. Hay nói cách khác, bất bình
đẳng với cộng đồng dân tộc không phải là người Kinh đang tăng lên. Tuy vậy, nếu nhìn
vào sự thay đổi của đóng góp các nhân tố qua các năm, thì đóng góp của tăng trưởng
thu nhập bình quân với nhóm người Kinh lại rất lớn trong giai đoạn 2006-2008. Biến
động mức đóng góp của tăng trưởng thu nhập trong nội bộ nhóm người Kinh là mạnh
hơn so với nhóm dân tộc khác Kinh, của khu vực nông thôn mạnh hơn so với khu vực
thành thị.
75
Bảng 3.17: Tăng trưởng bao trùm về thu nhập theo các tỉnh, thành của Việt Nam
Năm Tăng trưởng
thu nhập
Tăng trưởng
bình đẳng
Tăng trưởng bao
trùm
Tỉnh/Thành có
mức tăng cao nhất
2006 Đắc Nông An Giang Đắc Nông
2008 Bình Dương Điện Biên Bình Phước
2010 Hà Nội Bắc Ninh Hà Nam
2012 Tuyên
Quang
Bình Dương Tuyên Quang
2014 Điện Biên Nam Định Điện Biên
2016 Lâm Đồng Bà Rịa
Vũng Tàu
Đồng Nai
Tỉnh/Thành có
mức tăng thấp nhất
2006 Bạc Liêu Cao Bằng Quảng Ninh
2008 Cao Bằng Sóc Trăng Đồng Tháp
2010 Tây Ninh Điện Biên Hà Giang
2012 Bình Dương Nam Định Kon Tum
2014 Bạc Liêu Bà Rịa
Vũng Tàu
Bắc Cạn
2016 Sơn La Lâm Đồng Điện Biên
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên dữ liệu của VHLSS
Phương pháp đường dịch chuyển xã hội cũng được áp dụng để tính toán chỉ số
bao trùm về thu nhập cũng như chỉ số bình đẳng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Bảng trên cho biết các tỉnh, thành có mức tăng cao nhất và thấp nhất về tăng trưởng bao
trùm theo thu nhập, cũng như cho biết các vị trí này với tăng trưởng thu nhập bình quân
và tăng trưởng bình đẳng về thu nhập. Một số kết quả đáng lưu ý là: (i) Về tăng trưởng
thu nhập bình quân: Bình Dương là tỉnh có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất trong
năm 2008, nhưng lại trở thành tỉnh có mức tăng trưởng này thấp nhất vào năm 2012.
Bạc Liêu là tỉnh có tăng trưởng thu nhập bình quân thấp nhất trong cả hai năm 2006 và
2014. Các tỉnh có mức tăng trưởng thu nhập bình quân thấp nhất đều nằm ở khu vực
Trung du miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ; (ii) Về cải thiện chỉ số bình đẳng
trong thu nhập: Điểm chú ý nhất là sự cải thiện của chỉ số này ở tỉnh Nam Định và Bà
Rịa Vũng Tàu. Với Nam Định, năm 2012 so với 2010, Nam Định là tỉnh có mức độ cải
thiện tính bình đẳng về thu nhập là thấp nhất cả nước, nhưng đến năm 2014 đã vươn lên
vị trí cao nhất. Cũng là sự cải thiện vị trí như vậy, nhưng với Bà Rịa Vũng Tàu, năm
2014 tỉnh này ở vị trí thấp nhất nhưng đã vươn lên đứng đầu trong cả nước vào năm
2016; (iii) Về thay đổi của tăng trưởng bao trùm về thu nhập. Có thể thấy nếu chỉ nhìn
76
vào các vị trí có mức độ cải thiện thấp nhất thì ba trong tổng số sáu tỉnh, thành phố ở vị
trí này là ở miền núi phía Bắc (Đó là Hà Giang, Bắc Cạn và Điện Biên). Có một tỉnh
nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng là Quảng Ninh, một tỉnh ở khu vực Tây
Nguyên là Kon Tum và một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng Tháp. Trong khi
đó, ngoại trừ khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, các vùng còn lại đều có
tỉnh/thành phố đã được ở vị trí cao nhất trong mức tăng của chỉ số dịch chuyển xã hội
(phản ánh tăng trưởng bao trùm).
3.2. Thực trạng tăng trưởng bao trùm theo một số chỉ tiêu phi thu nhập
3.2.1. Giáo dục, y tế, lao động và việc làm
Về giáo dục: Với mục tiêu mang đến sự công bằng cho mọi người trong việc tiếp
cận các cơ hội kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm đến việc nâng
cao năng lực, coi chính sách tiếp cận giáo dục và y tế là một trong các chính sách ưu
tiên hàng đầu trong các chính sách an sinh xã hội đến cho người dân. Xuất phát điểm từ
một nước có mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất
ấn tượng trong các chỉ số phát triển con người, trong đó thành tựu về giáo dục là rất
đáng trân trọng. Giáo dục được coi là một trong những động lực có tác động tích cực tới
chuyển dịch xã hội, làm gia tăng cơ hội tiếp cận việc làm, từ đó nâng cao thu nhập của
mỗi cá nhân, giúp họ có khả năng dịch chuyển kỹ năng và chuyển đến một vị trí tốt hơn
trong xã hội. Sự chênh lệch trong tiếp cận giáo dục là một trong những sự chênh lệch về
cơ hội phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ giáo dục điều hòa việc làm và
việc thường xuyên tiếp cận việc làm là nhân tố quan trọng tác động đến sự khác nhau
về thu nhập giữa các ngành và giữa các nhóm dân cư. Sự khác nhau trong việc tiếp cận
các cơ hội giáo dục và trình độ học vấn là nguyên nhân của những sự khác biệt trong cơ
hội việc làm và sự khác biệt trong thu nhập. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt sự khác biệt
này đến từ nỗ lực của bản thân hay xuất phát từ bất bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội
của họ. Cụ thể, nếu sự khác biệt trong thu nhập được giải thích từ sự khác nhau trong
nỗ lực của chính người lao động, thì đây là điều tích cực bởi vì nó phản ánh đúng và
thực chất thành quả từ sự nỗ lực đó thông qua thu nhập của các cá nhân. Tuy nhiên, nó
sẽ là tiêu cực nếu được gây ra bởi sự chênh lệch trong việc tiếp cận của người lao động
với các cơ hội giáo dục và việc làm.
Thực tế từ tình hình giáo dục của nước ta cho thấy, tỷ lệ nhập học và số năm hoàn
thành các cấp học ở Việt Nam đều tăng trong suốt 20 năm qua, trong đó tỷ lệ nhập học
tiểu học đạt chuẩn toàn cầu (Hai Anh H.Dang và cộng sự, 2017). Trong năm 2000, toàn
bộ các tỉnh và các thành phố trong cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ. Về cơ
bản, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đã đạt được mục tiêu là
77
mọi trẻ em đều có cơ hội được đến trường. Điều này phản ánh qua tỷ lệ nhập học ở các
cấp học phổ thông (đặc biệt là tiểu học và THCS) rất cao và hầu như không có chênh
lệch lớn giữa các vùng, giữa dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Tuy nhiên, về chất lượng
giáo dục thì chưa có một thống kê hay một đánh giá nào mang tính chất toàn diện đánh
giá giữa các tiêu chí phân loại. Có chăng, chất lượng giáo dục ở các cấp học dưới được
phản ánh qua tỷ lệ học sinh nhập học ở các cấp học trên. Cụ thể, sự khác biệt chất lượng
giáo dục tiểu học giữa các tỉnh và giữa các dân tộc dẫn tới sự khác biệt trong tỷ lệ nhập
học ở các cấp học THCS và THPT. Bên cạnh các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân
người học, sự tiếp nối truyền thống, động viên và hỗ trợ của gia đình, một số nguyên
nhân khách quan khác có thể được giải thích cho hiện tượng này là sự khác nhau về chất
lượng giáo viên cũng như cơ sở vật chất giữa các vùng, các tỉnh, thành và các dân tộc.
Bảng 3.18: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi và số năm đi học cao nhất, 2004-2016
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi
Tiểu học 89,3 88,3 91,9 92,4 93 97
THCS 78,8 78,4 81,3 81,4 84,4 90,4
THPT 53,9 54,2 58,2 59,4 63,1 68,6
Số năm đi học
Tuổi 18-25 9,0 9,5 9,8 9,9 10,3 10,5
Tuổi 26-65 7,6 7,7 7,9 8,0 8,1 8,4
Nguồn: TCTK
(Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở đây là phần trăm số trẻ em/thanh thiếu niên được đến trường trên
tổng số trẻ em trong độ tuổi đến trường của nhóm đó. Đây là các nhóm tuổi từ 6-10, 11-14, và 15-17
tương ứng cho cấp học tiểu học, cấp học THCS và cấp học THPT. Không có dữ liệu của năm 2004 do
hạn chế về mặt dữ liệu)
Tính trên phạm vi cả nước, tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học là cao nhất và có xu
hướng tăng đều qua các năm. Điều này phản ánh những kết quả tích cực từ chương trình
phổ cập tiểu học mà chính phủ đang thực hiện. So với bậc học tiểu học, bậc học THCS
và THPT có tỷ lệ nhập học thấp hơn và cũng có nhiều biến động hơn. Cụ thể, tỷ lệ nhập
học ở hai bậc học này chứng kiến sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2008-2010. Nếu xét về
số năm đi học cao nhất theo nhóm tuổi, với nhóm dân số trẻ (từ 18 đến 25 tuổi), số năm
đi học là cao hơn so với nhóm tuổi 26 đến 65 tuổi. Ở mỗi nhóm tuổi, theo thời gian, số
năm đi học cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ một thực tế là tính trung bình, các hộ gia
đình Việt Nam đang đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và xác định được hơn tầm quan
trọng của giáo dục và đào tạo cho tương lai.
78
Bảng 3.19: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Thành thị
Tiểu học 89,7 89,2 92,8 92,6 93,6 97,6
THCS 82,8 82,6 86 85 88,9 93,9
THPT 66,3 66,4 69,6 70,2 73,2 79,6
Nông thôn
Tiểu học 89,1 88,1 91,6 92,4 92,8 96,8
THCS 77,7 77,1 79,7 80,1 82,7 89
THPT 50,3 50,6 54,4 55,6 59,3 64,5
Nguồn: TCTK
Xét về tỷ lệ đi học đúng độ tuổi phân theo hai khu vực là thành thị và nông thôn,
không có nhiều sự khác biệt giữa hai khu vực này ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, ở các cấp
học cao hơn, các hộ gia đình ở thành thị có điều kiện cho con em mình đi học được ở
đúng độ tuổi cao hơn so với các hộ gia đình ở nông thôn. Với mỗi cấp học tương ứng
với từng khu vực, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tăng lên qua các năm kể từ sau năm 2008.
Với mỗi năm và với từng khu vực, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi là cao nhất ở bậc tiểu học,
tiếp đến là THCS, và cuối cùng là THPT. Điều này thể hiện rõ ý thức của các bậc cha
mẹ về vai trò và tầm quan trọng của các bậc học dưới đối với sự hình thành tri thức và
nhân cách cho trẻ.
Bảng 3.20: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo giới tính.
Đơn vị tính (%)
Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Nam
Tiểu học 89,3 88,7 92,3 92,2 93,4 97,1
THCS 78,3 77,3 80,1 79,8 83,8 89,3
THPT 51,5 50,3 53,7 55,2 58,2 63,7
Nữ
Tiểu học 89,2 87,9 91,5 92,7 92,6 97
THCS 79,2 79,5 82,6 83 85,1 91,6
THPT 56,4 58,5 63,1 63,9 68,3 73,6
Nguồn : TCTK
79
So sánh sự khác nhau về tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp học giữa nam giới và
nữ giới, kết quả điều tra cho thấy ở bậc tiểu học, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của nam giới
cao hơn nữ giới ở tất cả các năm, ngoại trừ năm 2012. Nhưng với hai cấp học còn lại là
THCS và THPT tỷ lệ này lại cao hơn ở nữ giới. Điều này cho thấy với những cấp học cao
hơn, gia đình và bản thân người học là nữ giới có nhận thức hơn về giá trị của giáo dục.
Dựa theo phương pháp hàm cơ hội xã hội của Ali và Son (2007), luận án thực
hiện tính toán chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội theo số năm học cao nhất của
hộ gia đình. Theo đó, các hộ gia đình sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về thu nhập.
Trong mỗi hộ gia đình, lựa chọn thành viên có số năm đi học cao nhất và thực hiện tính
toán chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội. Tất cả các thao tác này, NCS thực hiện
với bộ dữ liệu VHLSS với các năm chẵn trong giai đoạn 2004-2016. Kết quả của việc tính
toán chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội được trình bày trong các bảng dưới đây
Bảng 3.21: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất
của hộ (tính trên phạm vi cả nước)
Đơn vị tính: Chỉ số cơ hội (số năm học)
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 8.116 8.252 8.426 8.311 8.345 8.433 8.683
Chỉ số bình đẳng
cơ hội (EOI) 0.883 0.885 0.890 0.885 0.883 0.884 0.90
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên dữ liệu của VHLSS
Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất của hộ tăng
trong giai đoạn đầu (2004-2008), giảm trong những năm tiếp theo (2008-2012), trước
khi tăng lại trong những năm cuối của thời kỳ nghiên cứu. Kết quả này phần nào đồng
thuận với sự thay đổi trong tính bao trùm về chỉ tiêu thu nhập vừa được tính ở trên. Thời
kỳ 2008- 2012 là thời kỳ chứng kiến tính bao trùm trong thu nhập giảm. Điều này có thể
được lý giải là do đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008. Mặc dù những tác động này đối với
nước ta là không lớn và cũng không phải là những tác động trực tiếp, nhưng rõ ràng,
đây là thời kỳ mà thu nhập của nhiều hộ gia đình Việt Nam có biến động mạnh. Nhiều
hộ gia đình có thể nắm bắt được những cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao, có
được những lợi nhuận khổng lồ từ bong bóng giá trên thị trường chứng khoán, trong khi
nhiều hộ gia đình khác không thể có được bất cứ cơ hội nào. Kết quả là, các hộ gia đình
có thu nhập cao có khả năng đầu tư nhiều hơn vào giáo dục so với các hộ gia đình thấp
và dẫn đến tình trạng bất bình đẳng lớn trong số năm đi học giữa các nhóm dân số.
80
Bảng 3.22: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất
của hộ (Theo khu vực thành thị và nông thôn)
Đơn vị tính: Chỉ số cơ hội (số năm học)
Thành thị
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 9.583 9.671 9.785 9.509 9.566 9.558 9.647
Chỉ số bình đẳng
cơ hội (EOI) 0.918 0.916 0.924 0.908 0.910 0.907 0.915
Nông thôn
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 7.844 7.988 8.149 8.038 8.055 8.154 8.439
Chỉ số bình đẳng
cơ hội (EOI) 0.892 0.896 0.897 0.896 0.893 0.894 0.912
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu của VHLSS
Chỉ số cơ hội phản ánh tính bao trùm về cơ hội đối với số năm học cao nhất của
hộ cũng giảm dù được tính với khu vực nào. So với hộ gia đình ở khu vực thành thị, cơ
hội trung bình thể hiện ở số năm học cao nhất của hộ gia đình nông thôn thấp hơn và cả
sự phân phối cơ hội này cũng kém đồng đều hơn (thể hiện ở chỉ số bình đẳng thấp hơn).
Bảng 3.23: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất
của hộ (Theo dân tộc)
Đơn vị tính: Chỉ số cơ hội (số năm học)
Dân tộc Kinh
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 8.628 8.712 8.797 8.846 8.718 8.707 8.870
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0.912 0.909 0.908 0.914 0.899 0.891 0.902
Dân tộc khác Kinh
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 6.505 6.854 7.212 7.051 7.358 7.713 8.137
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0.845 0.860 0.869 0.875 0.885 0.914 0.924
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên dữ liệu của VHLSS
81
Xét theo tiêu chí dân tộc, so với các hộ gia đình người Kinh, các hộ gia đình dân
tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận giáo dục (thể hiện qua chỉ số cơ hội) thấp hơn nhiều. Hay
nói cách khác, chưa có tính bao trùm về số năm đi học giữa hai nhóm dân số. Các hộ
gia đình người Kinh vẫn được hưởng các cơ hội đi học cao hơn so với các hộ gia đình
thiểu số. Tuy nhiên, với mỗi dân tộc, đặc biệt dân tộc thiểu số, chỉ số cơ hội đều tăng
qua các năm, thu hẹp dần khoảng cách với nhóm người Kinh. Xét về tiêu chí bình đẳng
giữa hai nhóm và trong nội bộ từng nhóm, cũng có nhiều kết quả đáng chú ý. Về tình
bình đẳng trong từng nhóm, chỉ số bình đẳng cơ hội với nhóm dân tộc thiểu số tăng lên
khá nhanh, thể hiện tính bình đẳng ở khu vực này được cải thiện nhiều hơn, trong khi
đó chỉ số bình đẳng cơ hội của nhóm người Kinh còn nhiều biến động, cho thấy sự biến
động về mức độ bình đẳng ở khu vực này. Càng về những năm cuối của giai đoạn nghiên
cứu, bình đẳng trong nhóm thiểu số càng tăng tiến gần hơn với nhóm người Kinh.
Ngoài phạm vi cả nước, phân theo khu vực thành thị- nông thôn và phân theo dân
tộc, luận án còn thực hiện tính toán với phạm vi các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Mục
đích của việc tính toán này là có dữ liệu về chỉ số bao trùm về giáo dục (lấy biến đại
diện cho giáo dục ở đây là số năm đi học cao nhất của thành viên có số năm đi học cao
nhất của hộ). Dữ liệu này là một trong các biến độc lập trong mô hình ước lượng tác
động tới tính bao trùm về thu nhập được thực hiện ở chương 4 (Kết quả tính toán chỉ số
bao trùm về giáo dục theo phạm vi các tỉnh, thành được trình bày trong phần Phụ lục).
Về y tế:
Các nhóm chịu thiệt thòi trong xã hội bao gồm phụ nữ, các nhóm dân tộc thiểu
số và nhóm các lao động nhập cư, thường chịu các gánh nặng về bất bình đẳng qua
hệ thống chi cho y tế. Tổng ngân sách chi cho y tế cũng như tổng chi cho y tế tính theo
phần trăm trên GDP tăng khá nhanh trong thời gian gần đây (cụ thể, về giá trị bằng tiền
của tổng ngân sách cho y tế trong năm 2011 chỉ là 3,2 tỷ USD nhưng con số này đến
năm 2015 đã là 5,8 tỷ USD; ngân sách cho y tế theo tỷ lệ phần trăm của tổng ngân sách
nhà nước tăng từ 8,8% năm 2011 lên đến 9,4% vào năm 2015) (TCTK). Tuy nhiên,
chiếm phần lớn trong số tiền ngân sách chi cho y tế là chi thường xuyên cho lương hay
chi phí vận hành cơ sở vật chất, chi phí để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch
vụ y tế, đặc biệt là với các bệnh viện công còn rất hạn chế. Một vài năm trở lại đây, sự
xuất hiện của một số các bệnh viện tư với chất lượng tốt cũng là một lựa chọn khi một số
các bệnh viện công tuyến đầu thường gặp tình trạng quá tải. Tuy nhiên, với chi phí cao của
các dịch vụ y tế ở đây, chỉ những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mới có thể thăm
khám và chữa bệnh ở những loại hình cơ sở y tế tư nhân như vậy. Sự thiếu thốn cơ sở vật
chất cũng như đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện tuyến dưới cũng là một trở ngại đối với
nhiều hộ gia đình nghèo. Chính sách đãi ngộ về thu nhập hay các chính sách khác với nhiều
82
bác sĩ chuyên môn giỏi cũng đã không thể giữ chân họ ở lại với các bệnh viện tuyến xã,
huyện, thậm chí ở cả các bệnh viện công tuyến trên. Điều này lại càng làm tăng thêm bất
bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng với các hộ gia đình có thu nhập
khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn tài chính y tế của Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ nguồn tự
chi trả của các hộ gia đình. Nếu theo con số tham chiếu của WHO, phần trăm tự chi trả cho
y tế của các hộ gia đình tối đa thường chỉ ở mức 30%, thì con số này ở Việt Nam phải trên
40% hoặc gần 50%. Tỷ lệ chi trả cao cho y tế cũng là nguyên nhân làm cho nhiều hộ gia
đình Việt Nam dễ bị “nghèo hóa”. Và tình trạng này lại càng dễ xảy ra với các hộ gia đình
bản thân đã là nghèo hoặc các hộ gia đình nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số.
Một khía cạnh khác cũng phản ánh khả năng tiếp cận y tế là độ bao phủ của bảo
hiểm y tế với người dân. Tỷ lệ này đã tăng qua thời gian (từ mức 65% năm 2012 đến
gần 80% vào năm 2016) (Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam). Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều đối tượng chưa có bảo hiểm y tế. Dựa vào bộ dữ liệu VHLSS qua các năm trong
giai đoạn 2004-2016, luận án tính toán chỉ số bao trùm về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế
của Nhà nước hay giấy khám sức khỏa miễn phí của người dân. Cách thức thu thập dữ
liệu như sau: Mỗi hộ gia đình lấy thông tin tiếp cận bảo hiểm y tế hay giấy khám sức
khỏe miễn phí của đại diện một thành viên của hộ. Khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế hay
giấy khám sức khỏe miễn phí của thành viên là chủ hộ sẽ đại diện cho khả năng tiếp cận
dịch vụ này cho hộ gia đình đó. Cụ thể, các hộ gia đình sẽ được sắp xếp theo mức thu
nhập bình quân tăng dần, rồi với mỗi hộ sẽ lấy thông tin về khả năng tiếp cận của thành
viên là chủ hộ của hộ gia đình đó. Với chủ hộ có tiếp cận được với bảo hiểm y tế hay
giấy khám sức khỏe miễn phí, gán cơ hội là 1, và với chủ hộ không được tiếp cận gán
cơ hội là 0. Sau khi tính toán theo phạm vi cả nước, khu vực thành thị - nông thôn, hay
dân tộc, chỉ số cơ hội hay chỉ số bình đẳng về cơ hội được cho trong các bảng kết quả
dưới đây. Theo phương pháp hàm cơ hội xã hội, chỉ số cơ hội càng tăng càng thể hiện
rằng khả năng tiếp cận cơ hội đó càng có tính bao trùm. Trong khi chỉ số bình đẳng về
cơ hội càng lớn (càng tiến đến 1) thì ta nói rằng khả năng tiếp cận cơ hội đó càng được
phân phối một cách bình đẳng.
Bảng 3.24: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay
giấy khám sức khỏe miễn phí cho người dân (Cả nước)
Đơn vị tính: Chỉ số
Cả nước
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 0,166 0,280 0,251 0,307 0,341 0,355 0,396
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0,5 0,514 0,513 0,510 0,515 0,505 0,505
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên dữ liệu VHLSS
83
Xét theo phạm vi cả nước, chỉ số cơ hội phản ánh tính bao trùm trong cơ hội tiếp
cận bảo hiểm y tế có tăng qua các năm, ngoại trừ giai đoạn 2006-2008, trong khi không
có nhiều sự cải thiện trong chỉ số bình đẳng về cơ hội. Điều này cho thấy tính bao trùm
về cơ hội tiếp cận tăng không phải là do sự cải thiện trong bình đẳng về cơ hội, mà đến
từ số cơ hội bình quân của cả tổng thể tăng lên (Hay nói cách khác, phần trăm dân số
được tiếp cận cơ hội này tăng lên). Xét theo khu vực thành thị và nông thôn, với cả hai
khu vực, chỉ số cơ hội nhìn chung đều tăng trong giai đoạn nghiên cứu, cũng ngoại trừ
giai đoạn 2006- 2008. Điều này thể hiện tính nhất quán với các kết quả khi tính với phạm
vi của cả nước. Về tính bình đẳng trong cơ hội tiếp cận, trong khi chỉ số bình đẳng cơ
hội tăng lên (cơ hội được bao phủ bình đẳng hơn) với khu vực thành thị, thì chỉ số này
lại giảm (cơ hội được bao phủ kém bình đẳng hơn) với khu vực nông thôn.
Bảng 3.25: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay
giấy khám sức khỏe miễn phí cho người dân (Phân theo thành thị- nông thôn)
Đơn vị tính: %
Thành thị
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 0,189 0,285 0,236 0,297 0,322 0,346 0,381
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0,458 0,475 0,448 0,467 0,475 0,476 0,483
Nông thôn
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 0,166 0,285 0,262 0,310 0,350 0,362 0,403
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0,544 0,540 0,550 0,528 0,536 0,522 0,517
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên dữ liệu VHLSS
Xét về tiêu chí dân tộc, nhất quán với các kết quả theo phạm vi cả nước và khu
vực thành thị - nông thôn, giai đoạn 2006-2008 cũng chứng kiến sự giảm nhẹ trong chỉ
số cơ hội với hộ gia đình người Kinh, nhưng với các hộ gia đình là dân tộc thiểu số, thì
chỉ số này lại tăng đều trong suốt thời gian nghiên cứu. So với hộ gia đình người Kinh,
tính bao trùm về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế của các hộ gia đình người dân tộc thiểu
số được cải thiện nhiều hơn (thể hiện qua chỉ số cơ hội luôn lớn hơn qua từng năm).
84
Bảng 3.26: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay
giấy khám sức khỏe miễn phí cho người dân (Phân theo dân tộc)
Đơn vị tính: Chỉ số
Dân tộc Kinh
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 0,131 0,248 0,209 0,262 0,304 0,319 0,374
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0,449 0,490 0,476 0,476 0,492 0,483 0,493
Dân tộc khác Kinh
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Chỉ số cơ hội (OI) 0,282 0,399 0,415 0,444 0,453 0,466 0,465
Chỉ số bình đẳng cơ hội (EOI) 0,504 0,524 0,539 0,533 0,528 0,515 0,518
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu VHLSS
Về lao động, việc làm
Với khía cạnh lao động và việc làm, trong phần này luận án phân tích thực trạng
bao trùm trên hai chỉ tiêu đó là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động trong
độ tuổi lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính. Ở cả hai chỉ tiêu, đều cho thấy tỷ lệ
của nam giới đều cao hơn so với nữ giới. Đặc biệt tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động
đã qua đào tạo của nam giới cao vượt trội hẳn so với con số này ở nữ giới. Tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động của nam giới cũng cao hơn so với nữ giới, nhưng mức chênh lệch
không nhiều.
Đơn vị tính: %
Hình 3.15: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính
Nguồn: TCTK
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2004 2007 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nam Nữ Cả nước
85
Nguyên nhân của thực trạng này, ngoài lý do đến từ gia đình, như một số phụ nữ
tự nguyện hoặc được động viên ở nhà để chăm sóc gia đình, thì tư tưởng trọng nam
khinh nữ tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn là thách thức lớn với các chính sách cải thiện
bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. Các hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_tich_tinh_bao_trum_trong_tang_truong_kinh_te_o.pdf