Luận án Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Đặng Công Hiến

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 8

1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt

động thương mại . 8

1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt

động thương mại . 14

1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp. 23

1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu. 29

1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án . 32

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu . 33

1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu. 33

1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu . 35

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu . 35

1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu . 36

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC

PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

HOẠT ĐỘNG THưƠNG MẠI. 38

2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. 38

2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm . 38

2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại . 41

2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại . 45

2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. 45

2.2.2. Nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động

thương mại. 462.2.3. Vai trò pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại . 55

Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

HOẠT ĐỘNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN

THỰC HIỆN. 62

3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương

mại ở Việt Nam . 62

3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm . 62

3.1.2. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. 64

3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm . 75

3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 78

3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp

luật về an toàn thực phẩm . 79

3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động

thương mại ở Việt Nam. 83

3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương

mại ở Việt Nam . 93

3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam . 93

3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt

động thương mại ở Việt Nam. 97

3.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong

hoạt động thương mại ở Việt Nam. 109

Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

TRONG HOẠT ĐỘNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM . 122

4.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 122

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong

hoạt động thương mại ở Việt Nam. 1274.2.1. Rà soát pháp luật hiện hành có liên quan đến an toàn thực phẩm

trong hoạt động thương mại . 127

4.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm . 129

4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực

phẩm. 132

4.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an

toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại . 133

4.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ quốc gia về an toàn

thực phẩm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quốc tế. 134

4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn

thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam . 136

4.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm . 136

4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn

thực phẩm. 137

4.3.3. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. 139

4.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp

luật về an toàn thực phẩm trong xã hội. 140

4.3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về an toàn thực

phẩm trong hoạt động thương mại . 142

KẾT LUẬN . 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ. 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 147

 

pdf163 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Đặng Công Hiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hết sức quan trọng. Trong quá trình hoạt động thương mại thực phẩm, việc sử dụng những trang thiết bị, dụng cụ là tất yếu, việc đề ra và triệt để tuân thủ các yêu cầu đối với các trang thiết bị, dụng cụ này nhằm ngăn chặn các tác nhân làm cho thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây hại đến tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng. Nói cách khác, việc đặt ra các yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ là nhằm ngăn ngừa các yếu tố về sinh học, hóa học và vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn đối với người sử dụng. Để bảo đảm ATTP, các cơ sở hoạt động thương mại thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ được quy định tại Điều 6, Thông tư số 15/2012/TT-BYT, đó là các yêu cầu về: Sự đầy đủ của trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản của từng loại thực phẩm và các quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở; Về trang thiết bị để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, gió và các yếu tố ảnh hưởng tới ATTP theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong quá trình kinh doanh; Về thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; Về độ chính xác và chế độ bảo dưỡng, kiểm định đối với các thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng. 68 * Điều kiện đối với người thực hiện hoạt động thương mại thực phẩm: Những người làm việc tại cơ sở kinh doanh thực phẩm là những người thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm, vì vậy những tác nhân có thể gây mất ATTP có thể thông qua họ để làm ô nhiễm thực phẩm. Bởi vậy, việc quy định những yêu cầu đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn những mối nguy về ATTP. Pháp luật đặt ra các yêu cầu đối với người kinh doanh thực phẩm là phải đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức, sức khỏe và thực hành ATTP. Về kiến thức, chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải học tập kiến thức vệ sinh ATTP theo quy định và có xác nhận tập huấn kiến thức ATTP do cơ sở có thẩm quyền cấp (khoản 1, Điều 7, Thông tư số 15/2012/TT-BYT). Về sức khỏe, chủ cơ sở, người quản lý có tiếp xúc với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần (và phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế). Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, đã được Bộ Y tế quy định (Lao, kiết lỵ, thương hàn, ỉa chảy, tả, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan siêu vi trùng, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh ngoài da, các bệnh da liễu, những người lành mang vi khuẩn gây bệnh đường ruột) thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm. Về thực hành, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các yêu cầu bảo đảm vệ sinh đối với thực phẩm như: phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm. * Điều kiện về bảo quản thực phẩm: Bảo quản thực phẩm là để giữ được chất lượng thực phẩm như ban đầu (tự nhiên) không bị hư hỏng, nhiễm bẩn, biến chất trong thời hạn bảo quản. 69 Mục tiêu cụ thể của bảo quản thực phẩm là bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, hoá chất và mối nguy vật lý. Vi sinh vật luôn có trong thực phẩm, do vậy tiêu diệt và ngăn cản sự hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm mốc, nấm men và đề phòng sự phát triển sinh sản của chúng trong thực phẩm là nhiệm vụ của công việc bảo quản thực phẩm. Vai trò của bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong việc tránh các mối nguy ngây ô nhiễm thực phẩm trong hoạt động thương mại thực phẩm. Ví dụ, độc tố vi nấm Aflatoxin có thể gây ung thư gan, gây giảm năng suất sữa, trứng trên động vật nuôi (bò, cừu, gia cầm...), độc tố này lại bền vững với nhiệt, đun nóng thông thường không phá huỷ được chúng. Biện pháp tốt nhất phòng Aflatoxin là thực hiện bảo quản khô, thoáng mát, tránh cho thực phẩm bị nhiễm mốc. Hay sự sai sót trong việc bảo quản thực phẩm bằng chiếu xạ sẽ làm cho thực phẩm bị nhiễm các chất phóng xạ và gây hại cho người sử dụng khi ăn, uống phải chúng. Do đó, việc pháp luật đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc bảo quản thực phẩm là hết sức cần thiết, tránh cho thực phẩm bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Những yêu cầu cụ thể đối với bảo quản thực phẩm trong kinh doanh được quy định tại Điều 8, Thông tư số 15/2012/TT-BYT. Theo đó, thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng, kho riêng và phải bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt, cụ thể là các yêu cầu: đối với khu vực chứa đựng/ kho bảo quản; đối với thiết bị, dụng dụng cụ phục vụ bảo quản thực phẩm; đối với quy cách bảo quản. * Điều kiện bảo đảm ATTP trong vận chuyển: Trong vận chuyển thực phẩm phục vụ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 21, Luật ATTP. Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 33, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính Phủ cũng quy định một số điều kiện bảo đảm ATTP trong vận chuyển 70 thực phẩm. Theo đó, trong quá trình vận chuyển thực phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện vận chuyển thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phương tiện vận chuyển và cơ chế vận chuyển. Như vậy, pháp luật đã quy định khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết về những điều kiện bảo đảm ATTP trên bình diện chung nhất cho các khâu, các công đoạn của quá trình kinh doanh thực phẩm. Đó là các yêu cầu cụ thể về cơ sở kinh doanh (nơi diễn ra hoạt động kinh doanh) thực phẩm, đối với người kinh doanh thực phẩm, đối với việc bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Đây là những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm. b) Quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm đối với một số trường hợp cụ thể Ngoài những điều kiện chung về bảo đảm ATTP trong hoạt động thương mại là những điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại còn quy định một số điều kiện bảo đảm ATTP cho những cơ sở kinh doanh thực phẩm cụ thể do tính chất đặc thù của loại sản phẩm, hình thức và quy mô kinh doanh. * Điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Theo khoản 1, Điều 2, Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (sau đây gọi là Thông tư số 16/2012/TT-BYT), cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ thực hiện, yêu cầu về vốn đầu tư không cao nên hoạt động kinh doanh thực phẩm theo phương thức nhỏ lẽ hiện rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, đây là nhóm đối tượng luôn tiềm tàng nguy cơ 71 gây mất ATTP khó kiểm soát được nguồn gốc của thực phẩm đầu vào, trình độ dân trí và kiến thức ATTP thấp, Chính bởi lý do đó, pháp luật về ATTP có những quy định riêng về điều kiện bảo đảm ATTP đối với loại hình kinh doanh này. Theo Điều 22, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Chương V, Thông tư số 16/2012/TT-BYT, Mục 8, Chương VII, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể khi thực hiện kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng những điều kiện và yêu cầu cụ thể về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh, kho chứa thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh. Đây là những điều kiện bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Nếu thiếu một trong những điều kiện này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về ATTP sẽ áp dụng các chế tài xử lý vi phạm đối với họ. * Điều kiện bảo đảm ATTP trong hoạt động kinh doanh thực phẩm tươi sống: Theo khoản 21, Điều 2, Luật ATTP, “Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến”. Nhằm bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm tươi sống, ngoài những điều kiện chung đối với bất kỳ cơ sở kinh doanh thực phẩm cần phải có, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống còn phải đáp ứng các yêu cầu riêng do tính chất của hàng hóa là thực phẩm chưa qua chế biến. Những yêu cầu này được quy định tại khoản 1, Điều 24, Luật ATTP năm 2010 cũng như các quy định trong các văn bản QPPL do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện. Theo đó, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (Điều 18, Luật ATTP năm 2010); điều kiện bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm (Điều 20, Luật ATTP năm 2010); Điều kiện bảo 72 đảm ATTP trong vận chuyển thực phẩm (Điều 21, Luật ATTP năm 2010); đồng thời phải bảo đảm duy trì vệ sinh nơi kinh doanh (khoảng 2, Điều 24, Luật ATTP năm 2010). Thực hiện khoản 2, Điều 24, Luật ATTP năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 33/2012/TT-NNPTNN ngày 20/07/2012, quy định điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Thông tư đã quy định các điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống gồm: cơ sở kinh doanh tại chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cơ sở kinh doanh trong siêu thị. Hiện nay, điều kiện bảo đảm ATTP cụ thể đối với hoạt động thương mại các sản phẩm thực phẩm tươi sống khác như: trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi, chưa được pháp luật quy định cụ thể. * Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến: Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thống về “thực phẩm đã qua chế biến”. Tuy nhiên, dựa vào khoản 4, Điều 2, Luật ATTP năm 2010, giải thích về thuật ngữ “chế biến thực phẩm” chúng ta có thể hiểu “thực phẩm đã qua chế biến” là những sản phẩm thực phẩm được tạo ra từ quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công. Có hai loại sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến đó là: thực phẩm bao gói sẵn và thực phẩm không bao gói sẵn. - Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn: Khoản 1, Điều 27, Luật ATTP năm 2010 quy định những yêu cầu bảo đảm ATTP như sau: (1) Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm; (2) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, và điều kiện về bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm 73 quy định tại Điều 18 và Điều 20 của Luật ATTP 2010; (3) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; (4) Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất. - Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn: Khoản 2, Điều 27, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định những yêu cầu để bảo đảm ATTP đó là: (1) Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác; (2) Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay; (3) Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm. c) Điều kiện bảo đảm ATTP trong hoạt động xuất, nhập khẩu *Điều kiện bảo đảm ATTP trong hoạt động nhập khẩu thực phẩm: Trong thời gian qua, thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch. Năm 2010, giá trị thực phẩm nhập khẩu là 2.838 triệu USD, đến năm 2015 tăng lên 6.295 triệu USD, với đà tăng trưởng đó, năm 2016 nhập khẩu thực phẩm sẽ đạt hơn 7.303 triệu USD, gấp 2,57 lần năm 2010. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng đối với thực phẩm của người tiêu dùng nước ta ngay càng tăng. Chính vì vậy, công tác bảo đảm ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu đặt ra ngày một bức thiết. Để kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu, tránh để thực phẩm không bảo đảm an toàn xâm nhập vào thị trường nội địa, pháp luật đặt ra các điều kiện bảo đảm ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu. Những điều kiện này được quy định tại Điều 38, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, đó là: Thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP được pháp luật quy định còn phải thực hiện các yêu cầu sau: (1) Đã được được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước 74 có thẩm quyền trước khi nhập khẩu; (2) Phải đã được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành”. *Điều kiện bảo đảm ATTP trong xuất khẩu thực phẩm: Đối với thực phẩm xuất khẩu, pháp luật quy định phải tuân thủ các yêu cầu sau: (1) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam; (2) Phù hợp với quy định về ATTP của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan (Điều 41, Luật ATTP năm 2010). d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATTP trong hoạt động thương mại Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các Bộ đã tích cực xây dựng các tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về ATTP. Trong giai đoạn 2011-2016, đã đề nghị ban hành 453 TCVN, ban hành 119 QCVN về thực phẩm và 6 quy định kỹ thuật về ATTP. Trong đó: Bộ Y tế ban hành 54 QCVN và 6 quy định kỹ thuật quy định về mức giới hạn an toàn chung cho các sản phẩm thực phẩm (phụ gia thực phẩm, giới hạn kim loại nặng, dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật); quy định về mức giới hạn an toàn, yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với 1 số sản phẩm đặc thù các quy định này đều được ban hành trên cơ sở phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), một số quy định chưa có trong Codex hoặc đặc thù của quốc gia thì đều hài hòa với quy định các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản, EU và các nước ASEAN; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 61 QCVN liên quan đến chất lượng, ATTP của các chuỗi sản phẩm động vật, sản phẩm thủy vật và sản phẩm thực vật. Các quy chuẩn này cũng tương đồng hoặc tiệm cận với chuẩn mực của các tổ chức quốc tế như Codex, FAO và các nước tiên tiến. Ở địa phương mới chỉ có 02 quy chuẩn về bưởi Tân Triều (Đồng Nai) và rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh) được ban hành trong giai đoạn 2011 - 2016. 75 Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các TCVN và QCVN, các bộ cũng quan tâm, chú trọng tham gia đầy đủ vào các hoạt động xây dựng quy chuẩn và quy định của quốc tế và khu vực. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chủ trì cùng Thái Lan xây dựng và được Codex chấp thuận ban hành Tiêu chuẩn Codex quốc tế đối với sản phẩm nước mắm. [12] Theo thống kê của nghiên cứu sinh, tính riêng trong lĩnh vực doanh thực phẩm hiện nay đã có 16 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành. Các quy chuẩn này là những yêu cầu về kỹ thuật nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng thực phẩm tránh các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng chủ động trong việc bảo vệ mình trước những nguy cơ về ATTP từ hàng thực phẩm. 3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm a) Quy định về quảng cáo thực phẩm Việc quảng cáo thực phẩm được thực hiện theo các quy định ở Luật ATTP năm 2010, Luật Quảng cáo năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai luật này như: Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/03/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Theo các văn bản pháp luật đó, hoạt động quản cáo thực phẩm phải bảo đảm: (1) Tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo; (2) Đăng ký nội dung quản cáo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được các cơ quan này xác nhận trước khi quảng cáo; (3) Nội dung của quảng cáo phải bảo đảm đúng tác dụng của sản 76 phẩm đã công bố, ngoài ra phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau cơ về sản phẩm thực phẩm như: tên sản phẩm, xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, tác dụng của sản phẩm, các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có), hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt). Thẩm quyền thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuộc về Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn theo loại thực phẩm được phân công quản lý. b) Quy định về ghi nhãn thực phẩm Việc ghi nhãn thực phẩm được thực hiện theo quy định của Luật ATTP năm 2010, Nghị định số 38/2002/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP năm 2010, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như: Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; Hàng hóa đã qua sử dụng; Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là thực phẩm, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô 77 (nếu có); thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nhãn phụ cũng được sử dụng với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”. Đối với các thực phẩm bao gói sẵn, ngoài tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa, nội dung bắt buộc khi ghi nhãn đó là: Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng; Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn; Khi chuyển dịch nhãn phải bảo đảm không sai lệch nội dung so với nhãn gốc. Theo quy định của pháp luật, “Hạn sử dụng an toàn” bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. 78 Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên. Với việc quy định cụ thể và chặt chẽ về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm như trên pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại đã góp phần bảo đảm quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng. 3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam. Luật ATTP 2010 đã chuyển hoạt động quản lý về ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây là chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia QLNN về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. [52] Theo quy định của Luật ATTP năm 2010 (tại Điều 62, 63, 64) trách nhiệm quản lý ATTP được phân công cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương. Theo đó, Bộ Y tế quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế 79 biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý ATTP đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối; Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ Công Thương quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Với quy định về trách nhiệm quản lý ATTP như trên, pháp luật đã phân định khá rõ trách nhiệm quản lý ATTP của từng Bộ đối với mỗi nhóm sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của mình. 3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Một trong những nguyên tắc của quản lý ATTP là bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (khoản 1, Điều 3, Luật ATTP năm 2010). Như vậy, các tổ chức, cá 80 nhân kinh doanh thực phẩm phải tự mình thực hiện những biện pháp, cách thức cần thiết để bảo đảm thực phẩm đến với người tiêu dùng được bảo đảm. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, không ít các cơ sở kinh doanh thực phẩm vì chạy theo lợi nhuận mà phớt lờ đạo đức kinh doanh đã không thực hiện những quy định pháp luật về ATTP dẫn đến tình trạng sản phẩm thực phẩm họ cung cấp ra thị trường bị mất an toàn, gây thiệt hạn cho người tiêu dùng và xã hội. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo đảm ATTP là nhiệm vụ không chỉ giới hạn trong phạm vi của một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà còn mang tính toàn cầu. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ đối với người kinh doanh thực phẩm bằng việc xây dựng các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thì một trong những yếu tố để người kinh doanh tự giác thực hiện trách nhiệm của mình đó chính là xây dựng hệ thống các chế tài xử lý đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_an_toan_thuc_pham_trong_hoat_dong_thuong_m.pdf
Tài liệu liên quan