Luận án Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4. Cơ sở lý luận . 5

5. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 5

5.1. Phương pháp tiếp cận . 5

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 7

6. Đóng góp mới về khoa học và tính ứng dụng của luận án . 8

6.1. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn và tính ứng dụng của luận án . 9

7. Kết cấu của luận án . 9

CHƯƠNG 1 . 10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI . 10

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến xử lý hành chính người

chưa thành niên vi phạm pháp luật . 10

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về pháp luật xử lý hành chính đối với người chưa

thành niên vi phạm pháp luật . 10

1.1.2. Các công trình nghiên cứu so sánh về pháp luật có liên quan đến các biện

pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật với các chuẩn

mực quốc tế . 17

1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến xử lý người chưa thành

niên vi phạm pháp luật . 19

1.2.1. Các công trình nghiên cứu chung về xử lý người chưa thành niên vi phạm

pháp luật . 19

1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật Việt Nam về xử lý

người chưa thành niên vi phạm pháp luật . 21

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu . 24

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và phát triển . 24

pdf247 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
unodc.org/documents/justice-and-prison-reform/Justice_Matters_Involving-Web_version.pdf. truy cập 21/5/2019 100 em; nguyên tắc tỷ lệ thuận103; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng (tư pháp phục hồi); biện pháp xử lý thay thế104; sự tham gia; suy đoán vô tội; tiến hành các thủ tục tố tụng không có sự chậm chễ; biện pháp giam giữ là biện pháp áp dụng cuối cùng. Ngoài ra, trẻ em VPPL sẽ không có ít quyền lợi và biện pháp bảo vệ hợp pháp hơn những những quyền lợi và biện pháp hỗ trợ cho người phạm tội trưởng thành. Họ có quyền được bảo vệ và áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt trong tất cả các giai đoạn của quá trình tư pháp chưa thành niên. Các quyền sau đây của trẻ em sẽ được áp dụng trong suốt quá trình tố tụng: (a) quyền được hỗ trợ pháp lý; (b) quyền thông tin; (c) quyền phiên dịch; (d) quyền có sự tham gia của cha mẹ; và (e) quyền trợ giúp lãnh sự.105 Thứ ba, về những người tham gia tố tụng: Thẩm phán, công tố viên, cảnh sát điều tra phải là những người đã được đào tạo, có kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em. Ví dụ điều 28 của Luật Mẫu quy định cụ thể về phần thẩm vấn/điều tra của cảnh sát/công tố viên như sau: - Chỉ các sĩ quan cảnh sát [nhân viên thực thi pháp luật] [sĩ quan điều tra] [công tố viên] đã được đào tạo chuyên môn về làm việc với trẻ em sẽ tham gia thẩm vấn một đứa trẻ về một hành vi phạm tội bị cáo buộc; Cảnh sát viên [nhân viên thực thi pháp luật] [công tố viên] cần cân nhắc về độ tuổi, sự trưởng thành và điều kiện cá nhân của đứa trẻ khi đặt câu hỏi cho trẻ và xác định thời gian nghỉ đầy đủ.106 Thứ tư, về xử lý ngoài tố tụng đối với NCTN VPPL: Nội dung này gồm mục đích, các trường hợp áp dụng, điều kiện sự tham gia của cha mẹ, người giám hộ vào việc thực hiện các biện pháp xử lý ngoài tố tụng đối với NCTN VPPL,107 phù hợp với Điều 40 (3) (b) CƯQTE và các hướng dẫn quốc tế (xem thêm Mục 3.4.2 Luận án) Thứ năm, về thủ tục tố tụng áp dụng đối với NCTN VPPL: 103 Tất cả các biện pháp được thực hiện liên quan đến trẻ em VPPL sẽ tỷ lệ thuận với hoàn cảnh và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và hoàn cảnh và các nhu cầu giáo dục, xã hội và các nhu cầu khác của trẻ. 104 Bất cứ khi nào thích hợp, các biện pháp xử lý trẻ em VPPL sẽ không liên quan đến thủ tục tố tụng tư pháp. Bất kỳ biện pháp hoặc hành động phi tư pháp nào được sử dụng làm biện pháp thay thế cho tố tụng tư pháp sẽ bảo đảm rằng quyền con người của trẻ em và các biện pháp bảo vệ pháp lý được tôn trọng đầy đủ. 105 UNODC, “Justice in Matters Involving Children in Conflict with the Law: Model Law on Juvenile Justice AndRelated Commentary,” tr.13. 106 UNODC, tài liệu đã dẫn, tr.22 107 UNODC, tài liệu đã dẫn, tr.15 101 Luật mẫu cũng quy định cụ thể về thủ tục trước phiên tòa, trong phiên tòa nhằm bảo đảm các quyền của NCTN VPPL. Ví dụ như, đối với thủ tục trước phiên tòa: như thủ tục điều tra, khám xét (thủ tục khám người) Như vậy, Luật mẫu bao gồm tất cả các vấn đề về NCTN VPPL và các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự có liên quan đến NCTN, bắt đầu từ phiên tòa sơ thẩm giai đoạn, bao gồm cả thời điểm quan trọng của việc tiếp xúc và bắt giữ đứa trẻ, cũng như sự đối xử đối với NCTN khi bị tạm giữ, tạm giam trước khi xét xử. Luật mẫu cũng bao gồm các điều khoản liên quan đến giai đoạn xét xử, bản án tạm giữ và không giam giữ, và các điều kiện giam giữ và tổ chức thi hành, cũng như các quy định liên quan đến hỗ trợ tái hòa nhập. Các biện pháp xử lý ngoài tố tụng được quy định trong Luật mẫu này là yêu cầu chính để bảo đảm trẻ em không bị xử lý bởi hệ thống tư pháp hình sự chính thức. Biện pháp tước quyền tự do nên là biện pháp cuối cùng và chỉ trong khoảng thời gian thích hợp ngắn nhất là thường xuyên nhấn mạnh trong văn bản của Luật mẫu này. Luật mẫu này là kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam nên nghiên cứu, áp dụng trong thời gian tới để bảo đảm cải cách toàn diện pháp luật về xử lý NCTNVPPL, trong đó có pháp luật về các biện pháp XLHC. 102 Kết luận Chương 3 Từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên LHQ, Việt Nam đã từng bước tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Sau khi ký kết và phê chuẩn Công ước chống tra tấn, Việt Nam đã tham gia 7/9 công ước cơ bản và đã là thành viên của ba công ước có liên quan đến tư pháp thân thiện cho NCTN, gồm Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt khác mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục. Ba công ước này, cùng với các hướng dẫn, quy tắc quốc tế tạo thành các chuẩn mực quốc tế về tư pháp chưa thành niên/tư pháp trẻ em. Với trách nhiệm quốc gia thành viên của các Công ước, Việt Nam cần thường xuyên rà soát hệ thống luật pháp, chính sách và theo dõi, bảo đảm việc thực thi, định kỳ báo cáo với các Ủy ban Công ước (Ủy ban Quyền trẻ em, Ủy ban quyền con người và Ủy ban chống tra tấn) về các biện pháp Việt Nam đã tiến hành để thực hiện các cam kết của mình. Các chuẩn mực quốc tế này được áp dụng đối với mọi trẻ em theo định nghĩa của Công ước quyền trẻ em “là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Các chuẩn mực quốc tế xác định hệ thống tư pháp chưa thành niên/tư pháp trẻ em phải được áp dụng đối với tất cả trẻ em trên độ tuổi chịu TNHS, dưới 18 tuổi vào thời điểm thực hiện hành vi vi phạm. Điều 14 Công ước các quyền dân sự, chính trị và Bình luận số 32 của Ủy ban quyền con người nêu rõ quyền được xét xử công bằng, công khai trước tòa án có thẩm quyền, độc lập và khách quan đối với tội phạm hình sự về nguyên tắc được áp dụng đối với những hành vi quy định tại luật hình sự của các quốc gia và cũng được áp dụng đối với các hành vi trên thực tế về bản chất là tội phạm và bị trừng phạt, bất kể nó được định tính thế nào trong luật quốc gia. Vì vậy, các chuẩn mực quốc tế về tư pháp chưa thành niên/tư pháp trẻ em và quyền bình đẳng trước tòa án và xét xử công bằng được áp dụng đối với mọi NCTN thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự là đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC. Sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người (human rights- based approach), là phương pháp được khuyến nghị áp dụng trong hoạch định và thực thi chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người, cung cấp những điều kiện để những nhóm người bị thiệt thòi hơn trong xã hội, trong đó có trẻ em, có thể được 103 bảo đảm quyền, Chương này của Luận án phân tích các quyền của NCTN VPPL cần được ghi nhận và các yếu tố mà Nhà nước cần bảo đảm để trẻ em với tư cách là chủ thể của quyền không những được bảo đảm quyền mà còn có thể tham gia vào quá trình thực hiện quyền. Dưới khía cạnh ghi nhận quyền, một trong những nguyên tắc chủ đạo của CƯQTE là quyền không bị phân biệt đối xử. Việc bảo đảm quyền không phân biệt đối xử yêu cầu quốc gia phải chủ động xác định những trẻ em hoặc nhóm trẻ em mà việc ghi nhận và thực hiện quyền của họ đòi hỏi phải có các biện pháp đặc biệt. Trẻ em VPPL là một trong những nhóm cần có các biện pháp riêng cả về lập pháp, hành pháp để bảo đảm không bị phân biệt đối xử với các nhóm trẻ em khác. Nguyên tắc này bảo đảm cho mọi trẻ em VPPL có đầy đủ các quyền như các trẻ em khác, và do là nhóm trẻ em cần có sự quan tâm đặc biệt, nên các một số quyền cần được quan tâm bảo vệ hơn. Ngoài ra, các quyền đặc thù của trẻ em VPPL, gồm các quyền không bị truy tố, xét xử khi chưa đủ tuổi tối thiểu chịu TNHS; quyền được bảo đảm xét xử công bằng, gồm các quyền quy định tại điều 14 Công ước các quyền dân sự, chính trị cần được bảo đảm trong pháp luật và thực thi. Để bảo đảm quyền của NCTN VPPL, các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia phải áp dụng một phương pháp tiếp cận toàn diện để cải cách tư pháp cho trẻ em. Hệ thống tư pháp cần được thiết kế (hoặc thiết kế lại) để xử lý một cách tích cực và có hiệu quả đối với NCTN VPPL bằng việc tập trung cho công tác phòng ngừa, thúc đẩy các biện pháp xử lý ngoài tố tụng, chuyển hướng xử lý NCTN bên ngoài hệ thống tư pháp chính thống, đầu tư cho các dịch vụ phục hồi và tái hòa nhập, và thúc đẩy các biện pháp thay thế tước đoạt tự do; xác định độ tuổi tối thiểu tối thiểu chịu TNHS phù hợp với khuyến nghị quốc tế; thiết lập tổ chức của hệ thống tư pháp chưa thành niên/tư pháp trẻ em gồm thành phần cốt lõi theo các chuẩn mực quốc tế. Luật mẫu về tư pháp chưa thành niên/tư pháp trẻ em do Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về tội phạm và ma túy (UNODC) tổ chức biên soạn là một tài liệu có giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về các biện pháp XLHC đối với NCTN. 104 CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 4.1. Khái quát quá trình hình thành và thay đổi của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên ở Việt Nam 4.1.1. Quy định về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên trước năm 2012 Các biện pháp XLHC là đặc biện pháp chỉ được quy định trong pháp luật một số ít quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc quy định biện pháp XLHC nói chung và XLHC đối với NCTN có tính lịch sử, xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội trong những năm chiến tranh. Có thể nói, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định từ năm 1964 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 68/TTg-VG ngày 13/7/1964 về việc thành lập các trường giáo dục thanh thiếu niên hư (như biện pháp đưa vào TGD hiện nay) để giáo dục những trẻ em lêu lổng, phạm trộm cắp, phạm pháp luật nhiều lần đã ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em khác, đã làm mất trật tự trị an xã hội, nhất là ở các thành phố, thị xã lớn.108 Đến năm 1967, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống VPPL của đối tượng là thanh thiếu niên trong tình hình mới, đến ngày 18/12/1967, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 217-TTg/CN về việc tổ chức lại các trường thanh thiếu niên hư (Trường Kim Đồng) và đổi tên Trường Kim Đồng là Trường Phổ thông Công, nông nghiệp là những thiếu niên hư từ 9 đến 17 tuổi, đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa đọa, trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường, chính quyền tận tình giúp đỡ nhiều lần mà không chịu sửa chữa. Ngày 06/7/1995 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh XLVPHC, trong đó, có hai biện pháp xử lý hành chính đầu tiên được áp dụng đối với NCTN là biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (thay cho biện pháp giáo dục thanh thiếu niên hư tại Trường Phổ thông Công, nông 108 Các trường này lấy tên là trường Kim Đồng do Bộ Giáo dục phụ trách, có sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Công an, Đoàn thanh niên lao động, Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương. Theo quy định tại Thông tư này, đối tượng bị đưa vào các trường Kim đồng tập trung giáo dục là trẻ em từ 9 đến 17 tuổi lêu lổng, phạm trộm cắp, phạm pháp luật nhiều lần đã ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em khác, đã làm mất trật tự trị an xã hội, nhất là ở các thành phố, thị xã lớn. 105 nghiệp). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta các biện pháp xử lý hành chính khác được chính thức quy định trên cơ sở một văn bản pháp lý có hiệu lực cao và công bố công khai trước công chúng và được thực hiện như một biện pháp cưỡng chế hành chính đối với những đối tượng VPHC. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2008, trong đó, các quy định về áp dụng các biện pháp XLHC cũng dần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống VPPL trong từng thời kỳ. Về thẩm quyền, biện pháp GDTXPTT do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định; Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Pháp lệnh 1995), sau đó sửa đổi giao cho Chủ tịch UBND cấp huyện (Pháp lệnh 2002). Về đối tượng áp dụng, biện pháp GDTXPTT người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự; người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự; người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp GDTXPTT hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp GDTXPTT hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN trong giai đoạn trước 2012 được đánh giá là có nhiều nội dung chưa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, chưa bảo đảm quyền trẻ em theo đúng CƯQTE mà Việt Nam là thành viên. Trong bối cảnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, pháp luật đã được hoàn thiện bằng việc ban hành Luật XLVPHC 2012. 106 4.1.2. Quy định về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên sau 2012 Luật XLHC được thông qua vào tháng 6 năm 2012, quy định hai biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN là biện pháp GDTXPTT do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Tòa án nhân dân quyết định. Luật XLHC có nhiều quy định nhằm bảo vệ tốt hơn NCTN VPPL hành chính. Luật bổ sung một phần riêng về xử lý VPHC đối với NCTN trong đó quy định về nguyên tắc xử lý, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng biện pháp xử lý hành chính và đặc biệt là việc bổ sung quy định về các biện pháp thay thế xử lý VPHC đối với NCTN. Quy định chuyển thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, trong đó có biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với NCTN sang Tòa án, là một cải cách pháp luật lớn, bảo đảm tốt hơn quyền của NCTN. Luật cũng hạn chế tối đa việc áp dụng chế tài mang tính chất hạn chế tự do đối với NCTN, hạn chế việc áp dụng chế tài đối với người dưới 14 tuổi. Đặc biệt, Luật không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với NCTN chưa bị áp dụng biện pháp GDTXPTT nhưng không có nơi cư trú ổn định, mà sẽ được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để bố trí nơi cư trú tạm thời trong thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT...đã thể hiện chính sách nhân đạo đối với trẻ em, bảo đảm thực hiện nguyên tắc “không phân biệt đối xử” trong Công ước Quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Các văn bản quy định chi tiết Luật như Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý VPHC GDTXPTT có nhiều quy định mới tiến bộ về quy trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn đối với NCTN như quy định về việc xác định độ tuổi trong quá trình lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xác minh nơi cư trú, đối với NCTN, đặc biệt, quy trình xử lý phải tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội phụ trách công tác trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của NCTN”; quy định thành phần tham dự hội động tư vấn cho Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định GDTXPTT đối với NCTN phải có công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em; Các quy định về bảo vệ bí mật riêng tư của trẻ em, quy định về biện pháp thay thế 107 quản lý tại gia đình cũng đã được đề xuất tại Nghị định này nhằm bảo đảm quyền của NCTN và hiệu quả giáo dục đối với họ. Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20 tháng 01 năm 2014 quy định các vấn đề đối với NCTN như việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN còn phải bảo đảm các quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 134 của Luật XLVPHC, trường hợp người bị đề nghị là NCTN mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ109; Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa NCTN VPPL110; Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu đại diện cơ quan lao động-thương binh và xã hội cấp huyện, người giám định, người phiên dịch, chuyên gia y tế, giáo dục, tâm lý, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là NCTN học tập, đại diện UBND cấp xã nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về các vấn đề có liên quan111. Sự thay đổi trong quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính tại Luật từ năm 2012 đã thể hiện hướng đi tiệm cận dần với các chuẩn mực quốc tế. 4.2. Đánh giá pháp luật hiện hành về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên 4.2.1. Biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp XLHC áp dụng đối với người VPPL để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng112. Đối với NCTN, việc áp dụng biện pháp này có ưu điểm là không cách ly NCTN VPPL ra khỏi cộng đồng. Việc cách ly NCTN ra khỏi cộng đồng hoặc hạn chế quyền tự do của NCTN sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của 109 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Điều 2 110 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Điều 9 111 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Điều 17 112 Điều 89 Luật XLVPHC 2012 108 NCTN, đồng thời có thể gây những hậu quả bất lợi (bị kỳ thị, phân biệt đối xử) hay khó khăn trong việc thực hiện các quyền cơ bản như quyền học tập, quyền được khám chữa bệnh của trẻ em. Do đó, biện pháp GDTXPTT là biện pháp được đặt lên hàng đầu, bảo đảm mục đích thay đổi nhận thức, thái độ của NCTN để họ trở thành công dân có ích cho xã hội. 4.2.1.1. Quy định của pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Biện pháp GDTXPTT được quy định tại Luật XLVPHC năm 2012 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT, Nghị định 56/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung NĐ 111/2013/NĐ-CP, với các nội dung cụ thể như sau: (i) Đối tượng áp dụng Điều 90, Luật XLVPHC năm 2012 và Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định số 56/2016/NĐ-CP quy định NCTN thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp này bao gồm: - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS;113 - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS114 - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS và đã bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm này. Trường hợp này, NCTN có thể được áp dụng biện pháp thay thế XLHC là quản lý tại gia đình. Riêng NCTN thuộc đối tượng nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định, thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT thay vì đưa vào trường giáo dưỡng như Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây. 113 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, Điều 9 khoản 1 điểm c quy định tội phạm rất nghiêm trọng là là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù 114 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, Điều 9 khoản 1 điểm b quy dịnh Theo quy định của BLHS, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; 109 Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn là NCTN từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm khi chưa đủ tuổi bị truy cứu TNHS hoặc các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu TNHS, hoặc người nghiện ma túy. Như vậy, về căn cứ áp dụng biện pháp này gồm có: Thứ nhất, hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định trong Bộ luật Hình sự là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này. Chỉ áp dụng biện pháp này khi NCTN chủ đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với lỗi cố ý mà không áp dụng với lỗi vô ý. Biện pháp GDTXPTT cũng không áp dụng đối với NCTN thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu TNHS mà đã bị xử phạt hành chính 02 lần trong vòng 6 tháng: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu TNHS căn cứ vào giá trị của tài sản, tang vật ví dụ như hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng.115 Biện pháp này chỉ áp dụng khi NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS và đã bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm này. Căn cứ áp dụng biện pháp GDTXPTT cũng đã được quy định chi tiết hơn tại Nghị định số 111/2013-NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thế nào là “02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Để tính là một lần vi phạm thì hành vi đó phải bị xử phạt VPHC và lần vi phạm thứ 3 cũng phải bị lập biên bản VPHC. Dưới góc độ phòng ngừa vi phạm, câu hỏi đặt ra là NCTN khi vi phạm lần thứ nhất, lần thứ hai, ngoài việc bị xử phạt VPHC, thì biện pháp nào để phòng ngừa vi 115 Bộ luật Hình sự Điều 173, Tội trộm cắp tài sản: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 110 phạm tiếp theo? Biện pháp nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này? Tương tự như vậy, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi khi thực hiện các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu TNHS thì sẽ có biện pháp nào để giáo dục, phòng ngừa? Việc quyết định chỉ áp dụng biện pháp giáo dục sau khi đã bị xử phạt hành chính ít nhất 2 lần là một quy định cần được xem xét lại, bởi lẽ mục đích của biện pháp giáo dục là nhằm thay đổi nhận thức, thái độ của NCTN VPPL, nên cần được áp dụng không chỉ đối với những NCTN VPPL mà cần được áp dụng với cả các nhóm nguy cơ, không nên xác định là biện pháp chế tài “nặng hơn” biện pháp xử phạt hành chính, bởi vì tính chất của hai biện pháp này là khác nhau. Việc quy định căn cứ áp dụng là ít nhất hai lần bị xử phạt hành chính đã làm thay đổi mục đích, tính chất của biện pháp giáo dục. Điểm đáng lưu ý là biện pháp GDTXPTT không chỉ áp dụng đối với NCTN mà còn được áp dụng đối với các đối tượng khác116. Việc áp dụng biện pháp này đối với NCTN cần có sự khác biệt đối với người thành niên, pháp luật hiện nay tuy có một số quy định áp dụng đối với NCTN trong quá trình áp dụng biện pháp này, song chưa có quy trình riêng biệt và cụ thể trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của NCTN. Có thể nói đây là một trong những nguyên dân làm giảm hiệu quả của việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn. (ii)Về thẩm quyền áp dụng Chủ tịch UBND xã là người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT trên cơ sở đề nghị của Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hoặc đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_cac_bien_phap_xu_ly_hanh_chinh_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan