Luận án Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

2.1. Mục đích nghiên cứu 4

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

4.1. Tiếp cận nghiên cứu 5

4.2. Phương pháp thu thập tài liệu 6

4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 9

4.4. Khung logic nghiên cứu 11

5. Đóng góp mới của luận án 12

6. Kết cấu của luận án 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KTXH VÙNG 15

1.1. Nghiên cứu về phát huy vốn tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội vùng 15

1.2. Nghiên cứu về hiệu quả phát huy vốn tự nhiên 20

1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng 22

1.4. Nghiên cứu về phát huy nguồn vốn tự nhiên cho phát triển KTXH vùng ĐBSH 27

1.5. Những khoảng trống nghiên cứu và dự kiến đóng góp của luận án 28

1.5.1. Khoảng trống nghiên cứu 28

1.5.2. Hướng nghiên cứu của luận án 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KTXH VÙNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 31

 

docx232 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít hơn, độ che phủ thấp. * Chất lượng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Thảm thực vật rừng của vùng ĐBSH thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, với 3 kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu: (i) kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; (ii) kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; và (iii) kiểu quần hệ lạnh vùng cao. Rừng tự nhiên rất phong phú về thành phần loài động thực vật hoang dại, rất có giá trị về mặt tài nguyên và đa dạng sinh học. Hiện nay, rừng tự nhiên ở ĐBSH có 54.983 ha, những khu vực rộng đều đã được quy hoạch rừng đặc dụng (27.663 ha) chiếm 50,4%; những khu vực nhỏ được quy hoạch rừng phòng hộ với 26.129 ha, chiếm 47,6%; rừng sản xuất chiếm diện tích ít, chủ yếu rừng nghèo kiệt nằm rải rác được các địa phương bảo vệ. Diện tích rừng tự nhiên hầu như ít bị biến đổi, nhưng chất lượng rừng biến đổi theo xu hướng giảm số lượng các loài cây có lợi. Trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa môi trường, do được bảo vệ tốt nên các loài cây gỗ tốt, cây quý hiếm ít bị chặt phá và vẫn còn khả năng phát triển. Trong các khu vực rừng phòng hộ, do không được quản lý tốt nên nhiều loài cây gỗ như: đinh, lim, sến, táu, re, giổi bị chặt hạ lấy gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng và buôn bán làm cho chất lượng rừng bị biến đổi. Cấu trúc rừng bị phá vỡ, ít còn thất những khu vực ở ngoài vườn quốc gia có cấu trúc 5 tầng, thường chỉ còn lại 3 tầng (tầng vượt tán, tầng tán rừng hay tầng ưu thế sinh thái bị mất) do đó kéo theo sự giảm nguồn thức ăn và nơi ở của động vật. Trong rừng phòng hộ ít thấy xuất hiện các loài chim thú quý. Quá trình biến mất của nhiều loài thú do giá trị rừng thay đổi cấu trúc dưới tác động mạnh của con người, từ 42 loài thú trong khu vực trước đây chỉ còn lại 25 loài, biến mất 17 loài: gấu ngựa, khỉ vàng, khỉ mặt vàng, vượn đen, hổ, sói đỏ, beo lửa; Chim cũng đã biến mất các loài: công, khách đuôi cờ, dù dì phương đông Bò sát mất các loài: trăn đất, tắc kè, nhiều loài rắn, rùa Những loại câu gỗ tốt nhất như gụ lau, lát hoa, lim xanh, táu mật, sến, re hương, giổi xanh chỉ còn lại những cây nhỏ, đường kính thân dưới 10cm. Chúng tái sinh và phát triển rất chậm nên bị các cây tái sinh mạnh, phát triển nhanh như trám trắng, trám đen, muồng trắng, ràng ràng, kháo, giẻ lấn át. Chất lượng rừng ngập mặn ven biển vốn là rừng có số loài thực vật kém phong phú trong rừng tự nhiên tái sinh và rừng trồng, thường xuyên bị các hoạt động kinh tế như đánh bắt thủy hải sản, đắp đập, đắp bờ khoanh vùng nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quản canh và nuôi hải sản khác làm cho cây rừng kém phát triển, các loài cây không chịu được ngập mặn lâu dài sẽ bị hư hỏng bộ rễ và chết dần. Chất lượng rừng ngập mặn suy giảm, cộng với cường độ hoạt động của con người gia tăng làm cho nhiều loài chim mất nơi cư trú và kiếm ăn như: Cò thìa, vịt mỏ rộng, mòng két, vịt đầu vàng, vịt mốc và nhiều loài chim di cư khác. Đồng thời số lượng các loài cũng sẽ bị suy giảm nhiều. Rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, keo lá chàm. Diện tích rừng trồng đạt được qua các năm có sự tăng lên. Chất lượng rừng trồng không còn đơn điệu mà đa dạng hóa bằng nhiều loài cây bản địa như: trám trắng, trám đen, muồng, giàng giàng, giẻ, mỡ, lim xanh, lát hoa Rừng trồng ở quanh vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo cũng đã được đa dạng hóa bằng nhiều loài cây bản địa. Đó là xu hướng đa dạng hóa rừng trồng làm cho rừng trồng không chỉ có ý nghĩa về môi trường mà còn có ý nghĩa về kinh tế cao, có giá trị phục hồi ở ĐBSH (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2013). Như vậy, xu hướng diễn biến rừng vùng ĐBSH theo hướng: - Diện tích rừng tự nhiên được ổn định - Chất lượng rừng tự nhiên trong rừng đặc dụng ngày càng phát triển, ngoài rừng đặc dụng đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nhận khoán bảo vệ và chăm sóc và bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, kết hợp với trồng dặm thì chất lượng rừng cũng ngày càng được cải thiện tốt hơn. Nhưng một điều đáng lo ngại là rừng chưa được bảo vệ tốt như ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vẫn bị tình trạng lâm tặc chặt phá rừng lấy gỗ làm chất lượng rừng bị ảnh hưởng. Rừng trồng có xu hướng tăng diện tích. Chương trình trồng rừng 5 triệu ha đang được tiến hành, nếu như đất lâm nghiệp của các tỉnh đã được quy hoạch hoàn toàn dành cho sự phát triển rừng và trồng rừng mà không bị chuyển đổi thành các trang trại với mục đích không phải trồng rừng thì chắc chắn diện tích rừng trồng sẽ tăng và độ che phủ đạt 15 - 25% ở các vùng phụ đồi núi. Xu hướng rừng trồng đa dạng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế thay cho rừng trồng đơn điệu 2-3 cây nhập nội, nhất là xung quanh các rừng đặc dụng, những nơi tiếp giáp với rừng tự nhiên sẽ kết hợp được nhiều loài trong một khu vực nên rừng trồng có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học nhiều hơn. 3.4. Thực trạng thể chế chính sách phát huy vốn tự nhiên ở vùng ĐBSH 3.4.1. Thể chế chính sách về phát huy vốn tự nhiên Đế nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý vốn tự nhiên được Trung ương chú trọng ban hành để làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH tổ chức triển khai thực hiện. 3.4.1.1. Chính sách tài nguyên nước Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 quy định về “Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước” như sau: - Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. - Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước. - Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện KTXH khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt. - Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. - Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Để thực thi Luật, nhiều văn bản quy phạm dưới Luật được Chính phủ, bộ ngành, địa phương ở ĐBSH xây dựng và ban hành như Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,... Hiện nay, triển khai thực hiện chính sách thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện việc tính toán, xác định mức thu cụ thể đối với từng đơn vị để phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt số tiền phải nộp hằng năm; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các tỉnh tập trung triển khai công tác tính, thẩm định, phê duyệt và thu nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định. Tuy nhiên, Nghị định 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2017 lại quy định người sử dụng tài nguyên nước mới là người trả tiền còn các doanh nghiệp khai thác nước chỉ là người thu hộ và được hạch toán vào chi phí giá thành sản xuất. Vì vậy, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các doanh nghiệp là được miễn (trong giai đoạn từ 1/1/2003 đến 31/8/2017) để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh nước. 3.4.1.2. Chính sách về đất đai Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 là căn cứ pháp lý cao nhất cho các chính sách về đất đai được xây dựng và thực hiện. Theo Luật Đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Theo đó, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của nhiều đối tượng khác nhau, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển bất động sản, thiết lập thủ tục minh bạch về chuyển đổi mục đích sử dụng và bồi thường bắt buộc, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai. Việc triển khai thi hành Luật Đất đai được các tỉnh thuộc vùng ĐBSHquán triệt thông qua tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng cán bộ quản lý và người dân. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những chính sách quan trọng để quản lý và phát triển tài nguyên đất. Đối với đất nông nghiệp, chính quyền địa phương đưa ra chính sách giữ ổn định về quy mô. Sản lượng tăng lên nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại chứ không mở rộng diện tích đất. Có thể linh hoạt sử dụng quỹ đất nông nghiệp để trồng những loại cây khác nhau, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để cho năng suất cao hoặc chăn nuôi. Người sử dụng đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có đủ các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất ở đây không khác so với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai ở một số nước. Ngoài ra, những diện tích đất chưa được sử dụng đều được rà soát và lập kế hoạch khai hoang, đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào hoạt động KTXH. Để sử dụng đất hiệu quả, bắt đầu từ tỉnh Thái Bình, sau đó đến các tỉnh khác thuộc vùng ĐBSH, chính quyền cấp tỉnh đã thực hiện chính sách tích tụ đất đai cho nông nghiệp và thời hạn giao đất lâu dài (từ 20 – 50 năm) giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học – kỹ thuật và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung trong nông nghiệp. Với chính sách khuyến khích “dồn điền đổi thửa”, góp đất để cùng mở rộng quy mô sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSHcũng có những bước phát triển. Dựa trên quy hoạch về mục đích sử dụng, chính quyền địa phương quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại; trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, gần như người dân có đủ quyền sở hữu đất đai mà Nhà nước khó can thiệp khi cần thiết (Nguyễn Văn Tiến, 2017). Mặc dù vậy, rất nhiều đất đai vẫn bị chuyển đổi sai mục đích sử dụng, đất nông nghiệp vẫn bị thu hẹp do áp lực của tốc độ đô thị hoá với sự ra đời của các khu đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông Nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH còn thực hiện chính sách thu gom đất không sử dụng tới của người dân (chính quyền đứng ra thuê đất để tạo quỹ đất “sạch” rồi cho doanh nghiệp thuê lại. Điều này cũng giúp cho việc sử dụng đất trở nên hiệu quả hơn, tránh tình trạng lãng phí (Nguyễn Văn Tiến, 2017). Cơ chế bồi thường đất được áp dụng ở vùng ĐBSHtheo quy định chung của nhà nước. Trong đó có cơ chế bồi thường thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường đất ở để phục vụ cho các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương. Trên thực tế, giá nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân trên thị trường khác xa so với giá quy định của nhà nước. Các chính sách về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế và gây ra các mâu thuẫn, tranh chấp. 3.4.1.3. Chính sách khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tính đến năm 2016 đã xác định được 55 vỉa than nằm trong 5 tập vỉa tính từ trên mặt đến độ sâu khoảng 1.200m ở phần đất liền bể than Sông Hồng. Theo đó, trong số các vỉa than đã phát hiện, có 48 vỉa than dày trên 1m, 13 vỉa than dày trên 3m và 2 vỉa than chiều dày 8,6-10m gặp ở một số lỗ khoan. Riêng các vỉa than dày trên 1m nằm ở độ sâu 379-1.044m, tại nhiều lỗ khoan, độ sâu gặp than nông hơn so với dự đoán. Đặc biệt, kết quả khoan ở khu vực ven biển Thái Bình Dương (ngoài đê chắn sóng) đã gặp than nông hơn dự kiến. Về chất lượng, các kết quả phân tích cho thấy, than có chất lượng tốt, độ tro thấp (trung bình 13,26%), nhiệt lượng cao (trung bình 6.890cal/g), chất bốc lớn (trung bình 48,15%), hàm lượng lưu huỳnh thấp (trung bình 1,54%). Tuy tiềm năng rất lớn nhưng việc khai thác lại gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm địa chấn cũng ảnh hưởng tới độ vững bền của nền địa chất. Diện tích bể than sông Hồng nằm trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng bởi động đất. Bên cạnh đó, bể than sông Hồng nằm trong vùng rất nhạy cảm về môi trường và xã hội, đó là vùng đông dân cư có tập quán canh tác lúa nước; có nhiều khu đô thị đóng vai trò các trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội vô cùng quan trọng; nhiều khu công nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở, đang phát triển mạnh và đô thị hóa mạnh. Chính vì vậy, chính sách khai thác và sử dụng than vùng ĐBSHtập trung vào nghiên cứu các công nghệ khai thác mang lại ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường sống, sự đứt vỡ của địa chất, thuỷ văn, không khuyến khích khai thác bằng được. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn chỉ ra không nên khai thác bể than sông Hồng nếu điều kiện địa chất mỏ, địa chất thủy văn, địa chất công trình không cho phép và kết quả khai thác thử nghiệm cho thấy tính rủi ro quá cao, hiệu quả kinh tế thấp, nguy cơ cao xảy ra các sự cố môi trường, có tác động xấu tới môi trường và xã hội. Điều này khiến cho các nhà quản lý khá dè dặt khi đưa ra các quyết định liên quan đến khai thác bể than này. Đối với các loại khoáng sản khác, các tỉnh thực hiện cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp có thời hạn từ 4-10 năm. Khi những nghiên cứu báo động về hậu quả của việc khai thác khoáng sản thì UBND các tỉnh sẽ xem xét dừng gia hạn các giấy phép hoặc không cấp phép tiếp. Hàng năm, các tỉnh trong vùng ĐBSH đều xem xét và quy định các khu vực được phép khai thác khoáng sản hoặc không để làm căn cứ cấp phép. Ví dụ, năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc đã khoanh định 1.676 danh mục khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích khu vực cấm là 37.292,77 ha. Mục tiêu nhằm bảo đảm khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; làm cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Các tỉnh trong vùng cũng có những quy định chung về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đặc biệt ở các vùng giáp ranh. Năm 2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ, TP Hà Nội xây dựng và ký ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang nghiên cứu phối hợp các cơ quan chức năng để hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Thái Nguyên. Trong năm 2018, chính quyền các tỉnh trong vùng đã triển khai rộng rãi cơ chế đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản tạo sự công khai, minh bạch, tiếp cận bình đẳng, tăng nguồn thu cho ngân sách. Như vậy, có thể thấy, việc khai thác tài nguyên khoáng sản dựa vào những tính toán về khả năng khai thác, tác động tới môi trường. Các khu vực được xác định có thể khai thác sẽ đấu giá và cấp quyền khai thác theo thời gian. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo hướng rõ ràng, minh bạch từ khâu tiếp nhận, đơn giản hóa thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản... 3.4.1.4. Chính sách rừng và đa dạng sinh học Rừng ở vùng ĐBSH đã ít mà còn có xu hướng giảm nghiêm trọng. Vì thế, chính sách về rừng được các cấp quản lý xây dựng và thực hiện như sau: - Thực hiện giao rừng cho các hộ gia đình quản lý để tăng cường trách nhiệm bảo vệ rừng. Đặc biệt là các khu vực ven đồi có rừng nghèo kiệt hoặc đã bị chặt phá quá mức để chuyển đổi sang mô hình trang trại mới. Ví dụ: chuyển đổi khu vực rừng bạch đàn, keo không phát triển sang trồng các loại cây ăn quả. Tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng, rừng và đất rừng cho chủ sở hữu lâu dài để rừng và đa dạng sinh học trong khu vực được bảo vệ tốt hơn. - Bảo tồn và tiếp tục phát triển diện tích rừng hiện có, giảm dần diện tích rừng nghèo, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có thể khai thác các sản phẩm phụ từ rừng để tăng thêm thu nhập. - Trợ cấp cho các hộ gia đình và cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng là 100.000/ha để họ tích cực bảo vệ rừng. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư khá lớn cho trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên tại các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển kinh tế vùng đệm còn ít. Những khu vực rừng phù hợp với quy hoạch, người nhận khoán được giao rừng để có điều kiện hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Nhà nước hỗ Nhà nước hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng nghèo kiệt chưa có thu theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Các tỉnh cũng cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê rừng với mức bình quân là 200.000 đồng/ha. Đối với những khu vực không thể giao, cho thuê thì giao cho kiểm lâm tổ chức lực lượng bảo vệ và tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. 3.4.2. Quy hoạch phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng Căn cứ vào Quy hoạch của quốc gia, vùng, đến nay, mỗi tỉnh thuộc vùng ĐBSH lại có quy hoạch tổng thể phát triển KTXH riêng. Nội dung về quản lý, sử dụng từng loại vốn tự nhiên trong các Quy hoạch phát triển KTXH của vùng và của từng tỉnh, từng địa phương được xác định dựa vào định hướng nêu trong các chiến lược quốc gia về quản lý và sử dụng mỗi loại tài nguyên riêng. Qua rà soát cho thấy, trên thực tế, vùng ĐBSH mới chỉ quan tâm nhiều tới quy hoạch phát triển KTXH vùng và kèm trong đó việc sử dụng các loại tài nguyên làm đầu vào của sản xuất như tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản hay đa dạng sinh học. Mục tiêu phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng đều được xác định là giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm, khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, cải thiện điều kiện sống người dân song song với quá trình khai thác và sử dụng. Từ đó, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, kiềm chế mức độ suy giảm đa dạng sinh học, tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Những mục tiêu này còn khá chung chung và sơ sài, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức tới vốn tự nhiên. Việc xác định mục tiêu phát huy từng loại tài nguyên cụ thể: 3.4.2.1. Mục tiêu trong quy hoạch tài nguyên nước Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình mới đang trong giai đoạn xây dựng và chưa được công bố cho giai đoạn 2020 – 2030. Trước đó, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt “Quy hoạch thuỷ lợi vùng ĐBSHgiai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng” (Quyết định số 1554/QĐ-TTg). Trong đó, bản quy hoạch chỉ xác định các công trình cấp nước, tiêu nước, xây dựng các tuyến đê điều để phục vụ công tác thuỷ lợi. Trong quy hoạch cũng không đề cập đến vấn đề khai thác, sử dụng cũng như làm tăng giá trị nguồn nước mà chỉ tập trung vào cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi để tưới tiêu ổn định, xây dựng hệ thống dự trữ nguồn nước vào mùa mưa để có thể sử dụng vào mùa khô, điều phối nước ở các vùng khác nhau. Các hệ thống đê nhằm chống lũ, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng ĐBSH giai đoạn 2011 – 2020, hệ thống thuỷ lợi được quy hoạch để tưới, tiêu ổn định cho 860.000 ha đất trồng trọt, bổ sung các công trình cấp nước trên các sông: Bắc Hưng Hải, sông Tích, sông Đáy, Bắc Đuống, An Kim Hải để cấp thêm nước cho các khu công nghiệp và đô thị mới ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước và xử lý nước, rác thải cũng được quy hoạch nhất là ở khu vực đô thị, khu công nghiệp và làng nghề. Lượng nước thải cần phải xử lý là 2 triệu m3/ngày trong đó có 60% là nước thải sinh hoạt và 40% là nước thải công nghiệp. Hệ thống thoát nước thải được xây dựng mang tính chất vùng, liên kết giữa các đô thị, các khu công nghiệp theo lưu vực sông bao gồm 6 lưu vực chính: lưu vực sông Nhuệ, lưu vực sông Cầu, lưu vực tả sông Hồng, lưu vực sông Thái Bình, lưu vực sông Lạch Tray, sông Cấm và vùng biển Quảng Ninh. Có thể thấy, quy hoạch phát huy tài nguyên nước hoàn toàn mới dừng lại ở việc khai thác nước cho nhu cầu ở và sản xuất, xử lý nước thải để giảm ô nhiễm môi trường nhưng chưa nhìn nhận nước là một nguồn vốn cần phát triển. 3.4.2.2. Mục tiêu trong quy hoạch tài nguyên đất Chính quyền các tỉnh thuộc vùng ĐBSH đã xác định tình trạng xảy ra ô nhiễm môi trường đất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản do phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật; chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa xử lý phù hợp; đất bị chai sạn, xói mòn; rửa trôi hoặc sụt lở đất ở nhiều nơi. Theo tính toán, trong giai đoạn 2011-2020, tổng áp lực về phát triển kinh tế tại vùng ĐBSH sẽ gấp khoảng 3,2-3,5 lần so với giai đoạn 2001-2010 và như vậy trạng thái tài nguyên và môi trường tại vùng sẽ tiếp tục bị suy giảm do các áp lực khai thác, sử dụng và mức phát thải chất thải cao. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được thực hiện riêng từng tỉnh thuộc vùng ĐBSH nhưng không có bản quy hoạch chung cho toàn vùng. Quy hoạch sử dụng đất này được lập dựa trên quy hoạch chung cấp quốc gia. Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh là căn cứ quan trọng để thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai và góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH chung của tỉnh và vùng. Quy hoạch sử dụng đất chia phần đất của tỉnh trong vùng thành những loại đất theo mục đích sử dụng khác nhau như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Trong đó, những điều chỉnh chỉ xoay quanh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH, nội dung chính của quy hoạch là phân định lượng đất cho từng ngành sản xuất chứ không có quy hoạch liên quan đến phát triển, cải thiện chất lượng đất hay sử dụng đất như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất cho hiện tại và tương lai. 3.4.2.3. Mục tiêu trong quy hoạch tài nguyên khoáng sản Mục tiêu sử dụng và quy hoạch tài nguyên khoáng sản vùng ĐBSH được lồng ghép trong Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng ĐBSH năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Công thương (theo quy định số 3892/QĐ-BCT ngày 28/9/2016). Ở mục 4.1 “Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu”, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản được xác định: đối với than đá sẽ tuân thủ theo Quy hoạch ngành than được Chính phủ phê duyệt. Các loại khoáng sản khác như đá vôi, sét, cao lanh, đá xây dựng, đáp ốp lát chỉ mới được phân vùng khai thác chứ không có định mức. Quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu về khai thác khoáng sản là tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản; Tập trung khai thác và chế biến sâu khoáng sản thích hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong nước. Có thể thấy, quy hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản được gắn với quy hoạch phát triển KTXH của vùng nhưng rất sơ sài. Khoáng sản vẫn được coi là sản vật của thiên nhiên và khai thác theo từng vùng xuất hiện. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ là từ việc ứng dụng khoa học công nghệ cao chứ chưa có những định hướng phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản hay những tính toán cho tương lai. Quy hoạch cũng cho thấy nhận thức của những người quản lý vùng ĐBSH về vốn tự nhiên chưa đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới nguồn vốn tự nhiên, đặc biệt dẫn đến kết quả suy giảm tài nguyên như hiện nay. 3.4.2.4. Mục tiêu trong quy hoạch đa dạng sinh học và tài nguyên rừng Trong giai đoạn 2001 – 2010, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng ĐBSH đã được thực hiện ở Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng giai đoạn 2010 – 2020 lại không được quan tâm tiếp. Trong quy hoạch này, diễn biến rừng và đa dạng sinh học của vùn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_huy_von_tu_nhien_de_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_v.docx
Tài liệu liên quan