Luận án Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 10

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước

về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 10

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước

về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 26

1.3. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề được lựa chọn nghiên

cứu trong luận án 34

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH

NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 40

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an toàn, vệ sinh lao động trong

doanh nghiệp giao thông đường bộ 40

2.2. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

giao thông đường bộ 48

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong

doanh nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam 67

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ

SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG

ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 79

3.1. Thực trạng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh

nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 79

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các

doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 85

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 111

pdf182 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chiều dài 570.448km, trong đó đường quốc lộ là 24. 36km, đường cao tốc là 8 6km, đường tỉnh là 25.74 km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là 26.953km, đường xã là 80 44.670km, đường thôn xóm là 8 . 88km. Đến năm 2020 Việt Nam đã đưa vào khai thác 816 km đường cao tốc Tính đến hết tháng 20 9, sản lượng vận tải cả nước đạt hơn ,4 tỷ tấn hàng, tăng 8,8%; đạt hơn 4,34 tỷ lượt hành khách, tăng 0,4% so với cùng k năm 20 8" [8]. Các DN GTĐB bao gồm hai loại hình chính là DN vận tải đường bộ và doanh nghiệp xây dựng đường bộ. Dù thuộc loại hình nào thì các DN GTĐB cũng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, đ y rủi ro, sử dụng các máy móc phương tiện có yêu c u kiểm định nghiêm ngặt, có nguy cơ gây tai nạn cho mình và cho người khác nên phải đặc biệt chú trọng đảm bảo ATVSLĐ. Các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho NLĐ trong các DN GTĐB khá nhiều, đó là các tai nạn liên quan đến vận hành máy móc phức tạp, có yêu c u kiểm định nghiêm ngặt như c n cẩu, xe ô tô (nhất là xe ô tô tải, xe ô tô khách, xe đ u kéo..), máy xây dựng, tai nạn làm việc trên cao, tai nạn giao thôngNguy cơ gây BNN cũng lớn như BNN do làm việc ở một tư thế lâu dài, làm việc trong không gian hẹp (lái xe, lái c n cẩu), làm việc trong môi trường bụi bẩn, độ ồn, độ rung cao (công nhân c u đường), làm việc đòi hỏi độ tập trung cao dễ gây stress (vận hành phương tiện cơ khí) Trong hơn 30 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, các DN GTĐB Việt Nam đã có sự pháp triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2018 DN GTĐB có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng DN, số NLĐ và vốn kinh doanh (xem bảng 3.1). Trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa ph n các DN GTĐB Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước. Hiện nay, h u hết các DNNN GTĐB đã được cơ cấu, chuyển sang hình thức công ty cổ ph n nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu c u của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập. Đa số DN GTĐB, nhất là các DN vận tải hàng hóa, thuộc sở hữu tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức pháp lý của các DN GTĐB cũng khá đa dạng, trong đó đa ph n là các công ty trách nhiệm 81 hữu hạn, công ty cổ ph n có chế độ sở hữu hỗn hợp, ngoài ra còn có các DN thuộc sở hữu tập thể (hợp tác xã vận tải), DN tư nhân. Các DN GTĐB cũng phân bổ đều khắp ở các địa phương nhưng có mật độ dày nhất ở các địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải phòng, C n Thơ Bảng 3.1: Số lƣợng DN GTĐB Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 2016 2017 2018 1. DN vận tải Số DN DN 9.031 16.409 18.277 20.584 28.772 Số lao động Người 296.157 331.818 350.591 347.922 398.262 Vốn KD Tỷ đồng 90.823 201.479 220.557 260.674 298.262 2. DN xây dựng Số DN DN 101.673 108.636 112.415 Số lao động Người 1.919.447 1.858.922 1.679.718 Vốn KD Tỷ đồng 574.684 633.250 828.873 Nguồn: Niên giám thống kê 2019, tr.332,341. Ghi chú: Do không tách được số liệu riêng về DN GTĐB nên số liệu trong bảng 3.1 bao gồm một lượng nhỏ DN vận tải đường sắt, đường ống và DN xây dựng dân dụng. So sánh giữa năm 2018 với năm 2010 có thể thấy số vốn kinh doanh của DN vạn tải đường bộ tăng lên hơn 3 l n, trong khi số lao động chỉ tăng hơn 1,3 l n. Điều này cho thấy năng suất lao động trong các DN vận tải đường bộ đã tăng lên. Số lượng các DN xây dựng không tăng đáng kể trong khi vốn kinh doanh tăng lên khá nhanh trong 3 năm 20 6-2019 và số người lao động giảm đi phản ánh xu hướng bão hòa về số lượng DN xây dựng và các DN này phải tăng đ u tư nhằm trang bị thêm thiết bị hiện đại để tăng năng lực cạnh tranh trong đấu th u xây dựng các dự án GTĐB, do đó giảm số lao động phổ thông sử dụng trong các công trình xây dựng đường bộ. Giống như tất cả các DN khác trên cả nước, DN GTĐB Việt Nam phải tuân thủ những quy định pháp lý về ATVSLĐ theo Luật ATVSLĐ, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ GTVT quy định. Một số các tiêu 82 chuẩn đó là: Tiêu chuẩn đối với lái xe; tiêu chuẩn kiểm định đối với phương tiện vận tải; tiêu chuẩn bảo hộ lao động đối với công nhân xây dựng c u, đường bộ 3.1.2. Thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Việt Nam Điều kiện đặc thù của DN GTĐB là bao gồm số lượng lớn NLĐ (trong đó có một tỷ lệ lớn lao động phổ thông) làm việc trong lĩnh vực lao động nặng nhọc, cường độ lao động cao, điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dễ dẫn đến stress, sai sót. Hơn nữa, điều kiện làm việc phân tán, lưu động, sử dụng máy móc có tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu c u an toàn cao. Chính vì vậy, nguy cơ mất an toàn và khả năng xảy ra tai nạn cho người lao động và người khác do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong các DN này rất lớn. Trong những năm qua, các DN GTĐB đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện phòng ngừa TNLĐ và BNN. Đa ph n các DN GTĐB đã đ u tư mua sắm các phương tiện vận tải đáp ứng yêu c u kiểm định, tuân thủ các điều kiện kiểm định máy móc, thiết bị, tập huấn cho NLĐ và có chính sách chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc cho NLĐ. Tuy nhiên tốc độ giảm các vụ TNLĐ còn chậm, số người mắc BNN phải tiến hành điều trị cũng giảm chậm. Thậm chí vẫn còn một số DN để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng, trong đó có TNLĐ gây chết người. Theo thông tin từ Bộ Công an, từ năm 2009 đến tháng 5-2019, toàn quốc xảy ra 326.299 vụ tai nạn GTĐB, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm 2018 xảy ra 18.499 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người. Xét trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm có g n 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó đa số người bị tai nạn đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do người tham gia giao thông gây ra (chiếm 80%), trong đó 22,9% chạy quá tốc độ qui định, 14% vượt sai quy định, 3,8% lái xe trong tình trạng say rượu, bia Xét riêng những người làm trong DN GTĐB, số tai nạn xảy ra không phải là ít (xem bảng 3.2). 83 Bảng 3.2: Tình hình tai nạn lao động hai năm 2018, 2019 ở Việt Nam TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2018 Năm 2019 Tăng (+) /giảm (-) (vụ và %) 1 Số vụ (vụ) 907 1.020 +113 (+12,5%) 2 Số nạn nhân (người) 970 1.060 +90 (+9,28%) 3 Số vụ có người chết (vụ) 394 355 -39 (-9,9%) 4 Số người chết (người) 417 369 -48 (-11,5%) 5 Số người bị thương nặng (người) 255 300 +45 (+17,65%) 6 Số lao động nữ (người) 178 236 +58 (+32,6%) 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên (vụ) 36 27 -9 (-25%) Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2019 của Bộ LĐTBXH ngày 26 tháng 2 năm 2020 Theo Thông báo tình hình TNLĐ năm 20 9 của Bộ LĐTBXH, Xây dựng là một trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người (chiếm 7. 2%); tai nạn giao thông chiếm 30,64% tổng số vụ và 28,8 % tổng số người chết. 24,32% tổng số vụ và 26,27% tổng số người chết là do NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; 14,41% tổng số vụ và 3,56% tổng số người chết là do NSDLĐ không huấn ATLĐ hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đ y đủ cho NLĐ; 7.2 % tổng số vụ và 8,47% tổng số người chết là do tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo yêu c u ATVSLĐ; ,8% tổng số vụ và ,69% tổng số người chết là do thiết bị không đảm bảo ATLĐ; 4,4 % tổng số số vụ và 4,4 % tổng số người chết là do NLĐ vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ. Theo số liệu điều tra của nghiên cứu sinh, nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong các DN GTĐB chủ yếu là do NSDLĐ chưa thực sự quan tâm đ u tư thích đáng cho hệ thống ATVSLĐ; thiết bị, phương tiện làm việc chưa được kiểm tra, giám định theo đúng thời gian và tiêu chuẩn pháp luật quy định nên không đảm bảo an toàn; NLĐ không chấp hành đúng, đ y đủ các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật khi làm việc, thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm những công việc tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao. Thậm chí một số NLĐ còn chủ quan 84 không chấp hành đúng các chỉ dẫn về quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; một số DN còn chưa xây dựng đ y đủ quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; việc kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ chưa được thường xuyên, liên tục. Một số DN còn chưa bố trí đ y đủ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, chưa thực hiện việc đánh giá kế hoạch thực hiện ATVSLĐ đã được phê duyệt. Việc huấn luyện ATVSLĐ tại một số DN còn chưa thật sự có chất lượng tốt. Trong một số DN xây dựng đường bộ còn hiện tượng NLĐ không sử dụng đúng quy trình lao động, chưa được trang bị đ y đủ phương tiện bảo hộ cá nhân như qu n áo, gi y, mũ, khẩu trang, dây an toàn. Chất lượng các báo cáo về ATVSLĐ của một số DN GTĐB còn chưa đ y đủ thông tin c n thiết, chưa kịp thời (là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiều năm g n đây Bộ GTVT không có báo cáo kịp thời về TNLĐ cho Bộ LĐTBXH) làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp tình hình, theo dõi, kiểm tra của cơ quan QLNN, do đó các cơ quan này không thể đề ra kịp thời các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác ATVSLĐ trong DN GTĐB. ĐVT: % Biểu đồ 3.1: Tình trạng tai nạn lao động vì thiếu bảo hộ lao động hoặc chƣa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ ở DN GTĐB Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020. Theo kết quả điều tra của nghiên cứu sinh, h u hết những TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong các DN điều tra là do NSDLĐ không đ u tư đ y đủ 85 trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho NLĐ khi làm việc trong môi trường nguy hiểm. Đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra khi một số DN xây dựng GTĐB, vì tiết kiệm chi phí mà không đ u tư trang thiết bị bảo hộ cho NLĐ hoặc trang bị bảo hộ chỉ nhằm mang tính chất đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước và tổ chức công đoàn. Nguyên nhân khác xuất phát từ sự chủ quan, thiếu kiến thức về ATVSLĐ và ý thức kém của NLĐ. Số liệu điều tra của nghiên cứu sinh cho thấy, có 2.3% DN ở trong tình trạng xảy ra TNLĐ do thiếu đồ bảo hộ lao động hoặc chưa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ; 87.7% DN không xảy ra TNLĐ. Một số cán bộ quản trị DN chưa quan tâm đúng mức đến trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ vì chủ quan cho rằng, có thể không xảy ra TNLĐ do thiếu đồ bảo hộ lao động trong đơn vị của họ. 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 3.2.1. Thực trạng thiết lập khung khổ pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Trước khi có Luật ATVSLĐ, khung khổ pháp lý quy định về ATVSLĐ được Nhà nước Việt Nam quy định trong Luật Lao động (2012) áp dụng cho mọi loại hình DN với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước quy định "Mọi DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ". Thứ hai, yêu c u chung về bảo đảm ATVSLĐ được quy định rõ: - Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu c u nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì chủ đ u tư, NSDLĐ phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường. - Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ hoặc tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng. 86 - Tất cả các vụ TNLĐ, BNN và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định k theo quy định của Chính phủ. Thứ ba, quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc (điều 138 chương IX): - Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu c u về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định k kiểm tra, đo lường; - Bảo đảm các điều kiện ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng; - Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; - Định k kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; - Phải có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; - Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ. - Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác ATVSLĐ. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN và sử dụng từ 10 lao động trở lên NSDLĐ phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác ATVSLĐ. Người làm công tác ATVSLĐ phải được huấn luyện về ATVSLĐ. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định k tổ chức diễn tập; Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ; Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, BNN. 87 - Người sử dụng lao động phải thông tin đ y đủ về tình hình TNLĐ, BNN, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ. - Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khoẻ định k cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề. NLĐ làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN phải được khám BNN theo quy định của Bộ Y tế. - Người sử dụng lao động phải thanh toán ph n chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT; Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật. Thứ tư, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: - Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về ATVSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; - Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị ATVSLĐ nơi làm việc; - Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ. - Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. - Người bị TNLĐ phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người lao động bị TNLĐ, BNN phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, 88 phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật. NLĐ sau khi bị TNLĐ, BNN nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. - Người bị BNN phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định k , có hồ sơ sức khỏe riêng biệt. NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được NSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng. - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người lao động bị TNLĐ, BNN mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ bồi thường. Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền. Đồng thời Luật Lao động 2012 cũng quy định rõ các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ATVSLĐ: Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật; Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về TNLĐ, BNN. Nhà nước cũng quy định các biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa TNLĐ, BNN trong quá trình lao động như sau: - Lập cơ quan kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu c u nghiêm ngặt về an toàn lao động - Doanh nghiệp phải lập kế hoạch ATVSLĐ đặt trong khung khổ kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN. - Hỗ trợ huấn luyện về ATVSLĐ cho cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ trong DN và NLĐ. Mặc dù các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong Bộ luật lao động 2012 đã khá cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ trong áp dụng các biện pháp phòng ngừa, xử lý TNLĐ và BNN, nhưng còn chưa bao quát toàn diện các vấn đề về ATVSLĐ, thiếu vắng các quy định đối với NLĐ không giao kết hợp đồng, còn lẫn lộn, chồng chéo với các vấn đề chính sách lao động và phòng cháy nổ, còn được quy định phân tán trong nhiều luật chuyên ngành, chế tài vi phạm chưa đủ sức răn đe, chưa quy định rõ ràng về 89 tổ chức bộ máy quản lý...[20] Vì thế, năm 2015, Quốc hội khóa 13 đã thảo luận và thông qua Luật ATVSLĐ có giá trị thực thi từ 1.1.2016. Những nội dung mới của Luật ATVSLĐ năm 2015 so với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 về ATVSLĐ là: Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong nền kinh tế. Về đối tượng, Luật ATVSLĐ áp dụng cho cả các đối tượng không thiết lập quan hệ lao động với NSDLĐ; Về nội dung, Luật ATVSLĐ bao quát đ y đủ hơn và cụ thể hơn các hoạt động về ATVSLĐ như các quy định bảo đảm ATVSLĐ; các quy định về tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất, kinh doanh; chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và nội dung QLNN về ATVSLĐ. Thứ hai, nhấn mạnh nội dung tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN. Luật ATVSLĐ quy định cụ thể các biện pháp DN phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi NLĐ như: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, khám sức khỏe, khám phát hiện BNN; bổ sung thêm các quy định về nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, giới hạn thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại, điều dưỡng phục hồi sức khỏe và việc quản lý sức khỏe của NLĐ. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ về việc cung cấp thông tin ATVSLĐ cho NLĐ đến thăm quan, làm việc, học nghề, tập nghề tại cơ sở của mình; trách nhiệm cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động, sản xuất, Thứ ba, quy định rõ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN như: NSDLĐ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhệm đối với người bị TNLĐ, BNN trong việc cứu chữa, chi trả viện phí và hỗ trợ sau khi bị TNLĐ, BNN. Ngoài ra, Luật ATVSLĐ còn bổ sung các quy định về trường hợp đặc biệt được hưởng chế độ như đối với người bị TNLĐ, bao gồm: bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, DN, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác 90 định được người gây ra tai nạn; bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn Luật ATVSLĐ cũng quy định việc thành lập Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và xác định các nguyên tắc, đối tượng tham gia, mức đóng quỹ; các chế độ chi trả cho người bị TNLĐ, BNN. Đáng chú ý là Nhà nước không tăng thêm mức đóng từ phía NSDLĐ vào quỹ; đồng thời bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro cho người bị TNLĐ, BNN. Thứ tư, quy định rõ, chi tiết hơn chế độ khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố nghiêm trọng, TNLĐ, BNN. Trong Luật ATVSLĐ còn bổ sung trách nhiệm khai báo TNLĐ chết người đối với NLĐ không có hợp đồng lao động; trách nhiệm thống kê, báo cáo TNLĐ chết người của UBND các cấp, trách nhiệm Bộ Y tế trong việc gửi kết quả tổng hợp về tình hình BNN về Bộ LĐTBXH. Thứ năm, đưa ra các quy định về hệ thống ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm các yếu tố cấu thành: lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thi đua, khen thưởng, thống kê, báo cáo về ATVSLĐ. Thứ sáu, quy định về tổ chức bộ máy thanh tra ATVSLĐ: quy định thanh tra ATVSLĐ là lực lượng thanh tra chuyên ngành, do cơ quan thực hiện QLNN ở trung ương và địa phương thực hiện, gồm cấp trung ương và cấp tỉnh. Để hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 39/2016 NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ với một số nội dung đáng chú ý là: Một là, bổ sung và cụ thể hóa hơn yêu c u kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc trên các phương diện nguyên tắc (thường xuyên theo dõi, giám sát, có người phụ trách; lưu hồ sơ, công khai kết quả kiểm soát và xây dựng quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc); nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc (nhận diện, xác định mục tiêu và triển khai thực hiện biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc) và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp 91 Hai là, quy định trách nhiệm khai báo, điều tra, báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng trên các phương diện phân loại TNLĐ, thời gian, nội dung khai báo TNLĐ, điều tra, lập và lưu trữ hồ sơ TNLĐ. Ba là, bổ sung các quy định về ATVSLĐ đối với lao động không thường xuyên, lao động đặc biệt trong DN. Bốn là, cụ thể hóa các quy định đối với ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, của bộ phận quản lý trong DN đối với công tác ATVSLĐ trong DN Năm là, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ. Năm 2016 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số: 44 20 6 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động. Đáng chú ý là các quy định mới về huấn luyện ATVSLĐ như: đối tượng nhất định phải tham gia huấn luyện, nội dung và thời gian huấn luyện cho từng nhóm người cụ thể, giấy chứng nhận huấn luyện, hình thức và điều kiện cơ sở huấn luyện về ATVSLĐ...Nghị định 44 cũng hướng dẫn cụ thể về hoạt động quan trắc môi trường lao động đối với các yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Ngày 29-5-2020, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 12/2020/TT- BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó có nhấn mạnh ba nội dung quan trọng là quy trình bảo đảm an toàn giao thông, tiêu chuẩn bảo đảm an toàn giao thông và huấn luyện NLĐ. Cụ thể là: * Quy trình đảm bảo an toàn giao thông i) Nhiệm vụ của Bộ phạn quản lý an toàn giao thông trong DN vận tải: Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển cho người lái xe, phải thu thập, phân tích dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình và qua các biện pháp quản lý khác; tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, phản ánh của người lái xe về các vấn đề liên quan; Phối hợp với các 92 bộ phận khác để nắm bắt các điều kiện về tuyến đường vận chuyển và bố trí xe và người lái phù hợp; kiểm tra các điều kiện hành nghề của người lái xe và phương tiện xe; thông báo cho người lái xe các yêu c u vận chuyển của khách hàng và các nội dung c n lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông; kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe; khi xe đang hoạt động trên đường bộ phận quản lý an toàn giao thông phải theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện và người lái xe trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị giám sát hành trình; tiếp nhận và đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông; khi lái xe hoàn thành nhiệm vụ được giao cán bộ quản lý phải thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện; thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, vi phạm về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình bị gián đoạn để báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý theo quy chế; tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường. iii) Người lái xe phải kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_ve_sinh_lao_dong_trong_d.pdf
Tài liệu liên quan