Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đỗ Thúy Nga

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục đồ thị x

Danh mục sơ đồ, hình và hộp x

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

a. Phương pháp tiếp cận 5

b. Phương pháp thu thập số liệu 5

c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 7

d. Phương pháp phân tích số liệu 8

5. Những đóng góp chủ yếu của luận án 9

6. Bố cục của luận án 10

Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ 11

1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ 11

1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước 11

1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước 14

1.3. Khoảng trống trong những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu 22

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ 25

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ 25

2.1.1. Các quan niệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ 25

2.1.2. Vai trò công nghiệp hỗ trợ trong phát triển kinh tế xã hội 31

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 35

2.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp hỗ trợ 41

2.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm 48

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên thế giới 48

2.2.2. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam 56

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển công nghiệp hỗ trợ 60

Tiểu kết chương 2 61

Chương 3. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 63

3.1. Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 63

3.1.1. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội 63

3.1.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ 73

3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 78

3.2.1. Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 79

3.2.2. Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 89

3.2.3. Hiệu quả trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 92

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 99

3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 99

3.3.2. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia 101

3.3.3. Thị trường của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 102

3.3.4. Tiến bộ khoa học công nghệ 104

3.3.5. Nguồn lực tài chính 105

3.3.6. Nguồn nhân lực 107

3.3.7. Cơ sở hạ tầng 108

3.3.8. Môi trường chính trị văn hóa 109

3.3.9. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 110

3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 115

3.4.1. Những kết quả trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 115

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 117

Tiểu kết chương 3 120

Chương 4. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 122

4.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ 122

4.1.1. Bối cảnh chung của thế giới 122

4.1.2. Bối cảnh trong nước 125

4.1.3. Bối cảnh của Hà Nội 127

4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên Hà Nội 127

4.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 127

4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 129

4.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 131

4.3.1. Giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ 132

4.3.2. Tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ 135

4.4.3. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường 137

4.4.4. Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 140

4.4.5. Giải pháp về công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ 142

4.4.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ 145

Tiểu kết chương 4 147

Kết luận 148

Kiến nghị 150

Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 1

 

docx201 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đỗ Thúy Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu kinh tế Thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, phát triển kinh tế thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2016 – 2020. 4 Quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Quyết định 2261/QĐ – UBND 25/05/2012 Phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp của Thành phố, trong đó có công nghiệp hỗ trợ 5 Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, định hướng 2025 Quyết định 6743/QĐ – UBND 27/09/2017 Tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cho các ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội, thúc đẩy liên kết, hướng đến xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017 Các nhà đầu tư hoạt động trong KCN sẽ nhận được các ưu đãi đặc biệt và sự hỗ trợ từ mọi phía trong suốt quá trình hoạt động như: thu xếp nguồn tài chính, tuyển dụng và đào tạo lao động, hợp tác trao đổi công nghệ, định hướng và liên kết sản phẩm đầu ra cho DN. Hà Nội là một trong những địa phương đã đi đầu trong việc xây dựng khu CNHT. KCN Hanssip là KCN chuyên sâu tạo mặt bằng đồng bộ hiện đại để các DN tham gia sản xuất các sản phẩm thuộc ngành CNHT thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo; dệt may; da - giày, điện tử; tin học; sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô, xe máy; CNHT phục vụ công nghệ cao, và một số ngành công nghiệp khác. Liên kết chuỗi của các DN còn yếu, việc hình thành khu CNHT của Hà Nội giúp cho các DN tăng cường liên kết thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị, vào các mạng sản xuất, hình thành cụm công, nông nghiệp. Tuy nhiên các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển CNHT của Hà Nội có nhiều nhưng vẫn còn một số hạn chế: (i) các hoạt động được thực hiện khá bị động, hoặc đang bị lồng ghép với các lĩnh vực khác, chưa có chiến lược tổng thể, định hướng rõ ràng về lĩnh vực, ngành nghề CNHT trọng điểm ưu tiên; (ii) Thành phố Hà Nội chưa thực hiện được nhiều công tác phổ biến thông tin đến DN; (iii) chưa thực hiện các hoạt động hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý DN; (iv) hỗ trợ đổi mới công nghệ ít, sản phẩm hỗ trợ đổi mới chưa tham gia cung ứng cho các chuỗi sản xuất của các nhà lắp ráp lớn tại Việt Nam hay xuất khẩu; (v) thiếu các hoạt động xúc tiến, gắn kết DN CNHT với khách hàng, nhất là khách hàng FDI, các TĐĐQG đang đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 4 lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực linh kiện phụ tùng gồm các ngành linh kiện: kim loại, nhựa – cao su, điện – điện tử; lĩnh vực CNHT ngành dệt may; CNHT ngành da giày; lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, Hà Nội cũng đang ưu tiên phát triển 4 lĩnh vực CNHT như Việt Nam để tận dụng các lợi thế từ các chính sách ưu đãi phát triển DN CNHT của cả nước và tận dụng tiềm năng của vùng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước để thu hút đầu tư và phát triển CNHT. Các ngành ưu tiên cụ thể của Hà Nội đến năm 2020 (Bảng 3.10). Các DN CNHT ở Hà Nội được chia thành 3 lĩnh vực sản xuất chủ chốt là: (i) CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí; linh kiện điện – điện tử và linh kiện nhựa – cao su), cung cấp sản phẩm CNHT cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử,; (ii) nhóm ngành thứ 2 cũng quan trọng không kém nhưng thu hút được ít DN hơn là CNHT phục vụ ngành dệt may, da - giày; (iii) nhóm các DN CNHT phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên, tuy mới được hình thành và đang phát triển ở Hà Nội nhưng đây là các sản phẩm CNHT phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội, cũng như phù hợp với chính sách, định hướng phát triển CNHT của cả nước. Bảng 3.10. Các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp của Hà Nội Diễn giải Cơ khí chế tạo (máy nông nghiệp, máy công nghiệp, ô tô, điện tử,) Dệt may và da - giày Công nghiệp công nghệ cao Linh kiện phụ tùng Linh kiện kim loại (gồm cả khuôn gá) X Linh kiện nhựa – cao su X Linh kiện điện – điện từ X CNHT cho dệt may và da - giày Nguyên vật liệu (vải, da,) X Phụ liệu (cúc, chỉ máy, đế giày,) X Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao X X Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017 3.2.1. Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1.1. Phát triển về số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Ngành CNHT Việt Nam và Hà Nội có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, các DN Hà Nội cần phải hiểu rõ hơn sản xuất của các DN từ nước ngoài đặc biệt đối với Nhật Bản có nhiều hỗ trợ trong phát triển CNHT ở Hà Nội. Sản xuất ra các linh kiện phụ tùng thì không chỉ đơn thuần sản xuất ra các đồ vật mà Việt Nam cần phải cân nhắc làm sao để nâng cao hơn giá trị gia tăng, gắn liền với các sản phẩm đó. Như vậy, các DN Việt Nam sẽ có thể sánh vai cùng với các DN thế giới trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bảng 3.11. Phát triển số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: DN Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐ tăng BQ (%) 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 348 375 416 435 470 520 568 8,51 Ngành linh kiện cơ khí 192 208 224 234 253 280 298 7,60 Linh kiện điện tử 98 104 119 123 132 150 172 9,83 Linh kiện nhựa – cao su 58 63 73 78 85 90 98 9,14 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 73 81 95 108 128 135 157 13,61 Sản xuất sợi 29 33 39 42 53 55 61 13,19 Sản xuất vải dệt thoi 15 17 18 20 24 26 31 12,86 Hoàn thiện sản phẩm dệt 16 15 20 25 29 31 37 15,00 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 13 16 18 21 22 23 28 13,64 3. Ngành da - giày 2 2 2 3 3 3 4 12,25 Tổng 423 458 513 546 601 658 729 9,50 Nguồn: [14], [87] Theo ước tính năm 2017 Hà Nội có khoảng 729 DN tham gia vào CNHT, trong đó có 568 DN CNHT chế tạo với 3 nhóm khu vực cung ứng, 161 DN CNHT ngày dệt may và 04 DN CNHT ngành da - giày. Các DN CNHT mới bắt đầu tham gia vào sản xuất để cung ứng các sản phẩm cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thời gian qua ngành CNHT Hà Nội vẫn chưa thực sự phát triển so với tiềm năng, ngành CNHT mới dừng lại ở chế tạo, gia công các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng nhỏ, năng lực cạnh tranh của DN còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa, năng suất, chất lượng thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tốc độ phát triển bình quân số lượng các DN CNHT của Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2017 là hơn 9%/năm, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là các DN CNHT ngành hoàn thiện sản phẩm dệt (gần 15%/năm); tiếp đến là ngành sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt; sản xuất sợi (hơn 13%/năm); số lượng các DN trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng tăng chậm hơn với mức tăng từ hơn 7% - hơn 9%/năm. Ngành da - giày cũng có số lượng DN tăng hơn 10%/năm, tuy nhiên số lượng các DN CNHT ngành da dày còn rất thấp (chỉ 4 DN tham gia vào ngành CNHT da - giày). Số DN CNHT tham gia vào lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các DN CNHT (chiếm khoảng 78%); các DN CNHT ngành dệt may và da - giày chỉ chiếm khoảng 22% tổng số DN CNHT của Hà Nội. Số DN tham gia và lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng khá lớn nên lĩnh vực này đóng vai trò chính trong phát triển CNHT của Hà Nội. Các sản phẩm linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện – điện tử, nhựa – cao su đã cung ứng được rộng rãi cho các lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, công nghiệp chế tạo trong Thành phố và các tỉnh lân cận, đồng thời xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị và hàm lượng chế biến, chế tạo trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của của Hà Nội. Hiện nay, một số lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng đã phát triển khá mạnh tại Hà Nội, đặc biệt là tại DN nội địa sản xuất khuôn mẫu; linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện, săm lốp các loại, Sản phẩm có chất lượng tốt, đạt yêu cầu của các công ty FDI và đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu sang các nước Đông Á, ASEAN và EU. Lĩnh vực hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất vải dệt kim, sản xuất phụ liệu dệt may của Hà Nội chưa phát triển, các DN phải xuất vải mộc chưa qua nhuộm và hoàn tất, đang lại nhập khẩu vải đã qua xử lý về để sử dụng. Phần lớn sản phẩm dệt trong nước đều phải xuất khẩu mà không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay CNHT ngành dệt may – da - giày đang thu hút được sự đầu tư lớn từ phía DN trong và ngoài nước nhằm tận dụng các lợi thế về thương mại của nước ta trong nhưng năm gần đây. Lĩnh vực này có khả năng gây ô nhiễm lớn, từ các quá trình xử lý dệt – nhuộm, thuộc da; đồng thời cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng tương đối thấp. Vì vậy, Hà Nội định hướng giảm dần lĩnh vực này trên địa bàn Thành phố, thay vào đó sẽ phát triển các lĩnh vực áp dụng công nghệ cao (sản xuất các loại vải, sợi trong nước chưa sản xuất được, phục vụ xuất khẩu hướng các DN tham gia hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu), các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế, tạo mẫu thời trang, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã khá hạn chế trên địa bàn. Bảng 3.12. Quy mô của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: DN Chỉ tiêu 2011 2017 DN nhỏ DN vừa DN nhỏ DN vừa Tổng số 308 115 432 297 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 248 100 322 246 -        Ngành linh kiện cơ khí 143 49 194 104 -        Linh kiện điện tử 68 30 79 93 -        Linh kiện nhựa – cao su 37 21 49 49 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 58 15 107 50 -        Sản xuất sợi 23 6 42 19 -        Sản xuất vải dệt thoi 11 4 19 12 -        Hoàn thiện sản phẩm dệt 13 3 27 10 -        Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 11 2 19 9 3. Ngành da - giày 2 0 4 0 Nguồn: [14], [87] Các DN CNHT cho các ngành công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố mới đang trong quá trình hình thành và phát triển ở các lĩnh vực như linh kiện phụ tùng đã phát triển sản xuất một số linh kiện, chi tiết có độ chính xác và chất lượng cao phục vụ các ngành điện tử, thông tin, tự động hóa, khuôn gá có độ chính xác cao. Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ, phần mềm, dịch vụ công nghiệp phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao thông tin và sản xuất thiết bị tự động hóa, chủ yếu là một số linh kiện chính xác trên dây chuyền tự động hóa, phần mềm và dịch vụ hỗ trợ. Nhìn chung, các ngành CNHT cho ngành công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội mới bắt đầu phát triển, chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư; năng lực của CNHT cho các ngành công nghiệp cao ở Hà Nội mới ở dạng tiềm năng, hầu như chưa có DN chuyên sản xuất sản phẩm CNHT ngành công nghiệp công nghệ cao. Các DN CNHT đã có sự chuyển đổi khá nhanh về quy mô hoạt động. Hiện nay các DN CNHT có quy mô lớn, rất lớn trên địa bàn Thành phố hầu như chưa có. Các DN CNHT đang gặp khó khăn khi tiếp cận được với các công nghệ sản xuất mới, nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, sản phẩm với các công ty lớn, vì đối với các DN CNHT còn hạn chế khá nhiều về năng lực vốn, tài chính, nhân lực, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, Bảng 3.13. Cấp độ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 ĐVT: % DN Diễn giải Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 43,23 32,26 16,77 5,16 2,58 - Ngành linh kiện cơ khí 42,86 28,57 17,14 7,14 4,29 - Linh kiện điện tử 44,00 36,00 16,00 4,00 0,00 - Linh kiện nhựa – cao su 42,86 34,29 17,14 2,86 2,86 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 43,16 21,05 20,00 8,42 7,37 - Sản xuất sợi 57,14 25,71 11,43 5,71 0,00 - Sản xuất vải dệt thoi 60,00 20,00 10,00 5,00 5,00 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 8,00 16,00 44,00 20,00 12,00 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 46,67 20,00 13,33 0,00 20,00 3. Ngành da - giày 0,00 33,33 33,33 33,33 0,00 Tổng 42,69 28,06 18,18 6,72 4,35 Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra, 2017 Qua khảo sát, số lượng DN CNHT ngành dệt may – da - giày là các DN ít, chủ yếu những DN ngành này là DN nhỏ (khoảng 68%). Các DN sản xuất linh kiện phụ tùng số lượng DN nhỏ chiếm khoảng 57%, nhưng ngành này lại có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất linh kiện phụ tùng đã từng bước được nâng cao và dần dần phát triển để có thể cạnh tranh với các DN của tỉnh khác cũng như các DN quốc tế. Trong ngành CNHT hiện này mức độ hoàn thiện của từng ngành, từng DN được chia làm 5 cấp độ khác nhau theo mức độ hoàn thiện tăng dần, ở cấp độ 1 là cấp độ mức độ DN đang sản suất sản phẩm đơn giản nhất, đến cấp độ 5 là cấp độ mà DN đã sản xuất được sản phẩm hoàn thiện tốt nhất, có thể cung cấp ngày sản phẩm cho ngành công nghiệp hạ tầng để hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, các DN CNHT của Hà Nội chủ yếu mới ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, tỷ lệ các DN CNHT ở cấp 4, cấp 5 là rất ít. Điều này càng thêm khẳng định các DN CNHT của Hà Nội mới ở cấp độ sơ khai, công nghệ sản xuất còn lạc hậu chưa tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm nói chung, cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là điểm yếu chung của các DN CNHT không chỉ của Hà Nội mà của cả Việt Nam. Đa số các DN CNHT mới chỉ sản xuất các nguyên vật liệu hỗ trợ thô, chứ chưa thực sự là các sản xuất CNHT tinh, có hàm lượng chất xám cao hoặc tiệm cận với các sản phẩm cuối cùng. 3.2.1.2. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp hỗ trợ Trong giai đoạn 2011 – 2016 số lượng lao động làm việc tại các DN CNHT không ngừng tăng lên từ gần 36 nghìn lao động năm 2011 lên hơn 46 nghìn lao động năm 2016. Số lượng lao động làm việc tại các DN CNHT chiếm hơn 6% trong tổng số lao động làm việc trong toàn ngành công nghiệp. Như vậy, ngành CNHT của Hà Nội có chất lượng lao động đã khá tốt hơn so với mặt bằng chung của các DN công nghiệp. Số lao động của DN CNHT chiếm tỷ lệ chiếm hơn 6% tổng số lao động toàn ngành nhưng giá trị sản xuất tạo ra chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Số lượng DN CNHT ngành dệt may và da - giày tuy cũng khá lớn, nhưng việc thu hút lao động làm việc còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất tạo ra chưa lớn; đối với các ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng tuy số lượng lao động chiếm khoảng 88% nhưng giá trị sản xuất mà ngành này tạo ra chiếm hơn 92% tổng giá trị sản xuất. Điều này cho thấy ngành dệt may và da - giày không phải là thế mạnh của Hà Nội, với lợi thế của Thành phố, ngành linh kiện phụ tùng mới là thế mạnh để phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bảng 3.14. Phát triển số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) Tổng số 35895 36857 37619 38765 42039 46603 105,36 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 30895 31699 32303 33364 36573 41000 105,82 - Ngành linh kiện cơ khí 11053 11422 11749 12164 13475 15000 106,30 - Linh kiện điện tử 17103 17403 17649 18193 19985 22700 105,83 - Linh kiện nhựa – cao su 2739 2874 2905 3007 3113 3300 103,80 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 7842 8121 8382 8560 8713 8928 102,63 - Sản xuất sợi 4983 5139 5293 5372 5435 5568 102,24 - Sản xuất vải dệt thoi 2036 2103 2143 2198 2264 2298 102,45 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 589 618 657 689 702 735 104,53 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 234 261 289 301 312 327 106,92 3. Ngành da - giày 17 19 23 29 31 35 115,54 Nguồn: [14] Bảng 3.15. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phân theo quy mô lao động năm 2016 Chỉ tiêu < 100 lao động (DN) Từ 100 – 200 lao động (DN) Trên 200 lao động (DN) Số lao động bình quân (Lao động) Tổng số 448 179 101 64 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 335 147 86 72 - Ngành linh kiện cơ khí 190 76 32 50 - Linh kiện điện tử 74 47 51 132 - Linh kiện nhựa – cao su 71 24 3 34 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 110 32 15 57 - Sản xuất sợi 30 19 12 91 - Sản xuất vải dệt thoi 23 6 2 74 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 32 4 1 20 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 25 3 0 12 3. Ngành da - giày 3 0 0 9 Nguồn: [14] Phần lớn các DN đều có quy mô lao động dưới 100 người; quy mô trên 200 lao động chiếm tỷ lệ rất thấp, tập trung chủ yếu vào các DN lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng. Tuy giá trị sản xuất tăng cao nhưng các DN này còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, đổi mới công nghệ sản xuất nên chế độ đãi ngộ, lương thưởng với người lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao còn nhiều hạn chế nên việc giữ chân các lao động có kinh nghiệm, có trình độ gặp khó khăn. Mặt khác khó cạnh tranh sức thu hút lao động giỏi với các DN lớn, các tập đoàn lớn, các DN FDI. 3.2.1.3. Phát triển về giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành CNHT được xem là nền tảng cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Trong những năm qua, Việt Nam đón nhận những bước nhảy vọt về hội nhập khi hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương lớn được ký kết. Đứng trước cơ hội ấy, song các doanh nghiệp  CNHT của Việt Nam mặc dù được sự trợ giúp từ các cơ chế, chính sách nhưng vẫn vướng nhiều khó khăn. Làm sao để chen chân được vào thị trường CNHT của các tập đoàn lớn, ở vị trí có giá trị gia tăng cao hơn đang là thách thức không hề nhỏ với các DN CNHT Việt Nam. Giá trị sản xuất của các ngành CNHT của Hà Nội đã không ngừng tăng qua từng năm. Giá trị sản xuất của toàn ngành CNHT Hà Nội đã tăng từ gần 29 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên nghìn 46 nghìn tỷ đồng năm 2016 (Bảng 3.16). Tuy giá trị sản xuất của ngành CNHT Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016 đạt được khá nhiều kết quả khả quan nhưng giá trị sản xuất của ngành CNHT Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Hà Nội (chiếm khoảng 10%). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các DN CNHT của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016 đạt hơn 9%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (hơn 7%/năm). Ngành sản xuất linh kiện phụ tùng là lĩnh vực phát triển nhất trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Năm 2016, ước tính lĩnh vực này có giá trị sản xuất đạt khoảng 42,9 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010, chiếm khoảng 12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của cả nước. Trong lĩnh vực linh kiện, phụ tùng, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí là lĩnh vực phát triển nhất với giá trị sản xuất đạt khoảng 19,5 nghìn tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất linh kiện điện – điện tử cũng khá phát triển với giá trị sản xuất đạt trên 18,5 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn gần đây, việc các tập đoàn công nghiệp điện tử Hàn Quốc như Samsung, LG đầu tư sản xuất tại các tỉnh lân cận Hà Nội cũng mở ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này tại Hà Nội, với lợi thế về nhân lực chất lượng cao, tập trung các viện, trường đại học, giao thông thuận tiện, các loại hình dịch vụ hỗ trợ khá phong phú. Lĩnh vực linh kiện nhựa – cao su chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thể CNHT Hà Nội với tổng giá trị sản xuất đạt trên 4,9 nghìn tỷ đồng; tuy nhiên ngành này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của các nhà lắp ráp. Bảng 3.16. Giá trị sản xuất doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: nghìn tỷ đồng (tính theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TĐ tăng BQ (%) Tổng số 28,84 30,92 34,11 37,25 40,97 46,41 9,98 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 26,62 28,6 31,73 34,76 37,94 42,9 10,01 - Ngành linh kiện cơ khí 12,39 13,56 15,12 16,43 17,55 19,5 9,49 - Linh kiện điện tử 10,45 11,03 12,49 14,01 15,8 18,5 12,10 - Linh kiện nhựa – cao su 3,78 4,01 4,12 4,32 4,59 4,9 5,33 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 4,35 4,71 4,89 5,19 6,37 7,25 10,76 - Sản xuất sợi 2,19 2,29 2,35 2,45 2,98 3,45 9,52 - Sản xuất vải dệt thoi 1,78 1,98 2,02 2,17 2,68 2,95 10,63 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 0,24 0,27 0,33 0,37 0,48 0,56 18,47 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 0,14 0,17 0,19 0,2 0,23 0,29 15,68 3. Ngành da - giày 0,03 0,03 0,03 0,04 0,05 0,06 14,87 Nguồn: [14] Nhìn chung lĩnh vực CNHT dệt may – da - giày Hà Nội kém phát triển so với các ngành khác. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành này ước đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng hơn 3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp lĩnh vực CNHT cả nước). Ngành da - giày tại Hà Nội nhìn chung ít phát triển với giá trị sản xuất chỉ đạt khoảng 60 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu là CNHT cho ngành dệt may – da - giày còn kém cả về chất lượng và chủng loại sản phẩm. Công nghệ, máy móc lĩnh vực dệt – nhuộm – hoàn tất thiếu đồng bộ, lạc hậu nên năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản phẩm may xuất khẩu. Gần 7 năm tham gia công nghiệp phụ trợ, công ty đã xác định chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành này. Ở những ngày đầu đi vào hoạt động, Bắc Việt không kiếm nổi khách hàng. Chúng tôi mất đến 9 tháng chỉ để các anh chị em hàng ngày đến lau chùi máy móc, thiết bị để đón tiếp đại diện các đối tác. Canon là khách hàng đầu tiên của chúng tôi năm 2012. Khi có được khách hàng DN vẫn chưa ra khỏi giai đoạn gian khó. Tổng số vốn công ty đổ vào nhà máy ở thời điểm năm 2012 là khoảng 120 tỷ đồng. Sau đó, DN vừa chạy đơn hàng của Canon và một số khách hàng khác vừa chịu lỗ liên tục trong 5 năm sau. Chúng tôi lỗ đau đớn nhưng vẫn kiên trì với ngành này bởi chúng tôi nhìn thấy tương lai phát triển bền vững từ CNHT. Sau giai đoạn khó khăn chúng tôi ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho Samsung. Hiện nay doanh thu của công ty đến từ việc cung sản phẩm cho Samsung chiếm từ 40-45% tổng doanh thu của Bắc Việt; con số này từ Canon là 35% và khoảng hơn 20% còn lại cho các DN khác. DN đã hết lỗ và hoạt động dần ổn định, chúng tôi tin mình đã đi đúng hướng. Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Trần Anh Vương, chủ tịch công ty Bắc Việt Group Hộp 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp về khó khăn bước đầu gia nhập chuỗi cung ứng của DN CNHT Hà Nội Sản xuất các sản phẩm CNHT lại đòi hỏi công nghệ cao, có mức đầu tư lớn, trong khi sản phẩm sản xuất giá tuy giá trị sản xuất cũng tăng đáng kể nhưng lợi nhuận còn thấp làm cho ít DN dám đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại. Đồ thị 3.3. Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội Nguồn: [14] Qua khảo sát, giá trị sản xuất bình quân 1 lao động làm việc trong ngành công nghiệp hỗ trợ đã tăng từ hơn 800 triệu đồng năm 2011 lên gần 1 tỷ đồng năm 2016. Với đà tăng trưởng trên, ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của thành phố và từ các địa phương khác, cùng với đó là tăng thu nhập và sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa về giá trị sản xuất, góp phần lớn vào sự tăng trưởng nền kinh tế chung của thành phố. 3.2.2. Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 3.2.2.1. Chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành CNHT Hà Nội đã chứng tỏ vị thế độc lập của mình khi tạo ra hiệu quả kinh tế, mức nộp ngân sách, đổi mới công nghệ cao hơn mặt bằng chung của ngành công nghiệp. Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội như linh phụ kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, phụ tùng cơ khí xi măng, cơ khí mỏ, nhiệt điện, thủy điện đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước. Để có nhiều sản phẩm thay thế được sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập nguyên phụ liệu thì vấn đề phát triển CNHT là cần thiết. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện xe máy đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu. Ngành CNHT của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang phát triển nhưng vẫn còn mang tính tự phát, sản phẩm chồng chéo chất lượng chưa đồng đều, năng lực sản xuất tại các DN còn hạn chế và đặc biệt là các DN chưa tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN nói riêng và phát triển CNHT trên địa bàn. Một số DN Hà Nội đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT. Nhờ đó, trình độ công nghệ được cải thiện. Một số sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (như sản phẩm của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Công ty cổ phần nhựa Hà Nội, Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần xích líp Đông Anh). Các sản phẩm CNHT bắt đầu được hình thành, mặc dù quy mô chưa đáng kể. Hiện, đã có một số ít DN của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao quy mô. Các DN, đặc biệt là các DN nước ngoài đã chú ý đến việc tìm kiếm nhà cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_tren_dia_ban_thanh_pho.docx
Tài liệu liên quan