Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung học Cơ sở theo tiếp cận năng lực - Lưu Hồng Uyên

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC CÁC BẢNG . viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.x

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu . 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3

4. Giả thuyết khoa học . 3

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 3

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 4

7. Những luận điểm cần bảo vệ . 6

8. Đóng góp mới của luận án . 7

9. Cấu trúc luận án. 7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.8

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.8

1.1.1. Các nghiên cứu về giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông.8

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

trường phổ thông .12

1.1.3. Đánh giá chung.16

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI .18

1.2.1. Giáo viên chủ nhiệm. 18

1.2.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm . 20

1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 21

1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo tiếp cận năng lực. 21iii

1.3. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .25

1.3.1. Những khó khăn, thách thức đối với giáo viên chủ nhiệm ở

trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay.25

1.3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở.29

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở .32

1.3.4. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm.33

1.3.5. Khung năng lực của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học

cơ sở.37

1.4. VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC .45

1.4.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.45

1.4.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.47

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.48

1.4.4. Chủ thể phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.51

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.53

KẾT LUẬN CHưƠNG 1 .56

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC .57

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .57iv

2.1.1. Tình hình dân số.57

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .57

2.1.3. Tình hình giáo dục .58

2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.61

2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng .61

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng.61

2.2.3. Mẫu và đối tượng khảo sát.61

2.2.4. Phương pháp khảo sát.62

2.2.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá.63

2.2.6. Thời gian khảo sát.64

2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở

TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH.64

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở .64

2.3.2. Thực trạng số lượng, trình độ đào tạo, thâm niên công tác

của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở

ở địa bàn khảo sát .65

2.3.3. Thực trạng phẩm chất nhà giáo của giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở.67

2.3.4. Thực trạng năng lực của giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở.69

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.92

2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận

năng lực.92

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.93v

2.4.3. Thực trạng lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.95

2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.97

2.4.5. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.99

2.4.6. Thực trạng thiết lập môi trường thuận lợi để đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở phát huy

tốt vai trò của mình . 101

2.4.7. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở. 103

2.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾVỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.104

2.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.104

2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .106

2.5.3. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ .107

2.5.4. Kinh nghiệm của Australia.108

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG .110

2.6.1. Mặt mạnh .110

2.6.2. Mặt hạn chế .110

2.6.3. Nguyên nhân.111

KẾT LUẬN CHưƠNG 2 .112

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

CHỦ NHIỆM Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC .113

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .113

3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu .113

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn .113

3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống .113

3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả.113

3.1.5. Bảo đảm tính khả thi .113vi

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở

TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.114

3.2.1. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phù hợp

với quy mô của nhà trường và năng lực của giáo viên.114

3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cốt cán có sức lan

tỏa và hỗ trợ đồng nghiệp .118

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo khung

năng lực.123

3.2.4. Đánh giá đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo khung năng lực

và thực hiện sự điều chỉnh, cải tiến .130

3.2.5. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm phát huy, phát triển năng lực làm công tác

chủ nhiệm lớp .134

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .137

3.4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.139

3.4.1. Mục đích khảo sát .139

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát.139

3.4.3. Đối tượng khảo sát .139

3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các

giải pháp đã đề xuất.140

3.5. THỬ NGHIỆM .143

3.5.1. Tổ chức thử nghiệm .143

3.5.2. Phân tích kết quả thử nghiệm.147

KẾT LUẬN CHưƠNG 3 .156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.157

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .159

TÀI LIỆU THAM KHẢO .160

PHỤ LỤCvii

 

pdf210 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung học Cơ sở theo tiếp cận năng lực - Lưu Hồng Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y học của lớp học... 3,18 0,69 3 3,24 0,72 3 Từ số liệu của bảng 2.13 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Tổ chức thực hiện quy định của nhà trƣờng về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của lớp học là nội dung đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá cao. Thực tế cho thấy, ở các trƣờng THCS hiện nay, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của lớp học rất đơn giản; tuy nhiên nếu không đƣợc quản lý tốt sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động giảng dạy, học tập của GV và HS. Thứ hai: CBQL và GVCN đánh giá thấp nội dung Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của lớp học. Kết quả đánh giá này phản ánh một thực tế là hiện nay là nhiều CBQL và GV chƣa có khả năng trong việc huy động các nguồn lực để tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trƣờng/lớp học. Khi thực hiện chƣơng trình và sách 78 giáo khoa mới, yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học rất lớn nhƣng mức độ đáp ứng từ ngân sách nhà nƣớc hạn chế. Vì thế, huy động các nguồn lực để tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trƣờng/lớp học trở thành một năng lực mà bất kỳ GV nào cũng cần phải có, trƣớc hết là GVCN. 2.3.4.3. Thực trạng năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở i) Thực trạng năng lực xây dựng tập thể lớp của giáo viên chủ nhiệm Thực trạng NL xây dựng tập thể lớp của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.14. Bảng 2.14. Kết quả đánh giá năng lực xây dựng tập thể lớp của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Xác định sứ mệnh, mục tiêu và kế hoạch phát triển của tập thể 3,36 0,67 3 3,41 0,67 3 2 Xây dựng văn hóa và truyền thống của lớp học 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Lôi cuốn sự tham gia của HS trong xây dựng nội quy lớp học 3,20 0,72 3 3,35 0,69 3 4 Khích lệ mọi thành viên trong lớp suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân và hành động vì sự tiến bộ của tập thể lớp 3,24 0,70 3 3,38 0,72 3 5 Xây dựng dƣ luận tập thể lành mạnh và các mối quan hệ nhân văn 3,19 0,69 3 3,33 0,71 3 Từ số liệu của bảng 2.14 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Các đối tƣợng khảo sát đều đánh giá không cao về NL xây dựng tập thể lớp của đội ngũ GVCN trƣờng THCS. Điều đó thể hiện ở tất cả các nội dung đặc trƣng cho NL này đƣợc đƣa ra đánh giá, không có nội dung nào đƣợc CBQL và GVCN đánh giá ở mức khá trở lên. 79 Thứ hai: Nội dung đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá cao (có điểm trung bình xếp thứ nhất) là: Xác định sứ mệnh, mục tiêu và kế hoạch phát triển của tập thể; tiếp theo là Xây dựng văn hóa và truyền thống của lớp học. Còn nội dung đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá thấp (có điểm trung bình xếp cuối cùng) là: Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh và các mối quan hệ nhân văn. Nhƣ vậy, có thể nói GVCN ở địa bàn khảo sát còn có những hạn chế về NL xây dựng tập thể lớp. Khi NL này còn hạn chế, GVCN không thể phát huy đƣợc vai trò tập thể nhƣ một phƣơng tiện quan trọng trong giáo dục HS lớp chủ nhiệm. ii) Thực trạng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực trạng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.15. Bảng 2.15. Kết quả đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Biết lập kế hoạch hoạt động giáo dục 3,42 0,67 4 3,44 0,67 4 2 Tổ chức hoạt động giáo dục 3,39 0,72 3 3,42 0,69 4 3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 4 Rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục 3,24 0,70 3 3,40 0,68 3 5 Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp và hình thức giáo dục phù hợp với từng nội dung, từng tình huống giáo dục. 3,20 0,72 3 3,38 0,72 3 80 Số liệu từ bảng 2.15, cho thấy: Thứ nhất: Các đối tƣợng khảo sát đều đánh giá cao (xếp ở mức khá) ở nội dung Biết lập kế hoạch hoạt động giáo dục. Ở trƣờng sƣ phạm, đây là nội dung, GV đã đƣợc tìm hiểu và thực hành qua học phần Giáo dục học. Vì thế, nội dung này đƣợc đánh giá cao là có tính khách quan. Thứ hai: Giữa CBQL và GVCN có sự thống nhất ở hầu hết các nội dung đánh giá về NL tổ chức các hoạt động giáo dục nhƣ: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục; Rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục; Sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với từng nội dung, từng tình huống giáo dục. Thứ ba: Sự khác biệt giữa CBQL và GVCN về đánh giá NL tổ chức các hoạt động giáo dục nằm ở nội dung Tổ chức hoạt động giáo dục. Ở nội dung này, nếu CBQL đánh giá ở mức trung bình (mức 3) thì GVCN đánh giá ở mức khá (mức 4). Theo bà H.T.K.L, hiệu trƣởng trƣờng THCS CT, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, sở dĩ có sự khác biệt nói trên, vì GVCN là những ngƣời trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục nên đánh giá của họ có thể phù hợp hơn CBQL. iii) Thực trạng năng lực giáo dục cá biệt của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở Thực trạng NL giáo dục cá biệt của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.16. Bảng 2.16. Kết quả đánh giá năng lực giáo dục cá biệt của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Nắm bắt đƣợc hoàn cảnh gia đình, cá tính, kiểu nhân cách, năng lực học tập, năng khiếu, sở trƣờng của từng HS 3,42 0,67 4 3,45 0,68 4 81 TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 2 Biết cách tiếp cận cá nhân dựa trên đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của HS 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Biết làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực 3,20 0,72 3 3,42 0,69 4 4 Biết khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị của HS để các em tự hoàn thiện bản thân 3,19 0,69 3 3,33 0,59 3 5 Biết cách làm cho HS trong lớp ứng xử thiện chí và tôn trọng lẫn nhau 3,24 0,70 3 3,38 0,72 3 Từ số liệu của bảng 2.16 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Trong các nội dung đánh giá NL giáo dục cá biệt, nội dung Nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, cá tính, kiểu nhân cách, năng lực học tập, năng khiếu, sở trường của từng HS đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá cao. Đây là công việc mà bất cứ GVCN nào cũng cần phải làm khi bắt đầu công tác CNL của mình. Vì thế, việc CBQL và GVCN đánh giá cao nội dung này cũng là điều có thể chấp nhận đƣợc. Thứ hai: CBQL và GVCN đánh giá thấp (có điểm trung bình thấp nhất) nội dung Biết khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị của HS để các em tự hoàn thiện bản thân. Đây chính là điểm yếu trong NL giáo dục cá biệt của GVCN trên địa bàn khảo sát. Nếu nhƣ trong giáo dục cá biệt, GV không biết khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị của HS để các em tự hoàn thiện bản thân thì hiệu quả giáo dục cá biệt sẽ rất hạn chế. 82 Thứ ba: Về cơ bản các đối tƣợng khảo sát đều có sự thống nhất cao trong đánh giá các nội dung của NL giáo dục cá biệt. Chỉ có một nội dung Biết làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực là có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GVCN. iv) Thực trạng năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở Thực trạng năng lực tổ chức, phối hợp các lực lƣợng giáo dục của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.17. Bảng 2.17. Kết quả đánh giá năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Biết lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ HS, GV bộ môn, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục 3,44 0,67 4 3,45 0,68 4 2 Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng trong giáo dục HS 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh 3,24 0,70 3 3,38 0,72 3 4 Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lƣợng giáo dục 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 5 Biết cách đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lƣợng giáo dục 3,19 0,69 3 3,33 0,71 3 83 Từ số liệu của bảng 2.17 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: NL tổ chức, phối hợp các lực lƣợng giáo dục của đội ngũ GVCN ở trƣờng THCS đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá không cao. Trong 5 nội dung đƣa ra để đánh giá, chỉ có một nội dung đƣợc đánh giá ở mức khá (mức 4). Phối hợp các lực lƣợng giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN. Khi GVCN hạn chế về năng lực này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác CNL. Thứ hai: Trong các nội dung đƣa ra để đánh giá, nội dung đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá thấp nhất là Biết cách đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục. Vì thế, trong bồi dƣỡng GVCN, cần chú ý bồi dƣỡng khả năng đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lƣợng giáo dục. v) Thực trạng năng lực xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở Thực trạng năng lực xây dựng môi trƣờng giáo dục của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.18. Bảng 2.18. Kết quả đánh giá năng lực xây dựng môi trường giáo dục của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Tổ chức thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trƣờng 3,42 0,67 4 3,45 0,68 4 2 Xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp chủ nhiệm 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Tổ chức HS lớp chủ nhiệm thực hiện quyền dân chủ trong nhà trƣờng 3,24 0,70 3 3,38 0,72 3 84 TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 4 Xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm quy chế dân chủ của HS 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 5 Tổ chức xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng 3,39 0,72 3 3,38 0,72 3 6 Phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trƣờng hợp vi phạm quy định về trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng 3,19 0,69 3 3,33 0,71 3 Từ số liệu của bảng 2.18 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Các đối tƣợng khảo sát đánh giá không cao NL xây dựng môi trƣờng giáo dục của GVCN. Trong 6 nội dung đƣa ra để đánh giá, chỉ có một nội dung đƣợc đánh giá ở mức khá (mức 4). Xây dựng môi trƣờng giáo dục hiện đang là một nhiệm vụ quan trọng của GVCN. Công tác CNL sẽ bị ảnh hƣởng lớn nếu GVCN hạn chế về năng lực này. Thứ hai: Các nội dung: Xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp chủ nhiệm; Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của HS; Phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá thấp. Lý giải cho sự đánh giá này, ông T.V.H, hiệu trƣởng trƣờng THCS QT, quận 4, TP. Hồ Chí Minh cho biết: Hạn chế của nhiều GVCN hiện nay chính là khả năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trƣờng hợp HS vi phạm quy tắc văn hóa ứng xử; quy chế dân chủ; quy định về trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng. Không ít trƣờng hợp, nếu GVCN có khả năng phát hiện, ngăn chặn, 85 xử lý kịp thời các trƣờng hợp HS vi phạm thì sẽ không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hƣởng đến uy tín của nhà trƣờng. Vì thế, trong bồi dƣỡng GVCN, cần chú ý bồi dƣỡng khả năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trƣờng hợp HS vi phạm. vi) Thực trạng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở Thực trạng năng lực tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho học sinh của GVCN ở trƣờng THCS đƣợc thể hiện ở bảng 2.19. Bảng 2.19. Kết quả đánh giá năng lực tư vấn tâm lý học đường cho học sinh của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Nắm bắt đặc điểm tâm lý của HS cả lớp cũng nhƣ của từng HS 3,39 0,72 3 3,42 0,69 4 2 Hiểu rõ những vấn đề mà HS đang quan tâm, những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt của các em 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Biết xây dựng kế hoạch tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho HS 3,24 0,70 3 3,40 0,68 3 3 Sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp và hình thức tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho HS 3,20 0,72 3 3,38 0,72 3 5 Đánh giá đƣợc kết quả tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho HS 3,19 0,69 3 3,25 0,72 3 86 Từ số liệu của bảng 2.19, có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Trong các nội dung đƣa ra để đánh giá, nội dung đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá cao là Nắm bắt đặc điểm tâm lý của HS cả lớp cũng như của từng HS (có điểm trung bình cao nhất). Kết quả đánh giá này phản ánh khách quan một thực tế là, đa số GVCN ở trƣờng THCS trên địa bàn đều nắm vững đặc điểm tâm lý của HS lớp chủ nhiệm. Thứ hai: Giữa các đối tƣợng khảo sát có sự thống nhất cao trong đánh giá NL tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho học sinh của GVCN. Ở từng nội dung, thứ tự điểm trung bình của các đối tƣợng khảo sát đều tƣơng đƣơng nhau.Ví dụ, ở nội dung: Hiểu rõ những vấn đề mà HS đang quan tâm, những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt của các em, thứ tự điểm trung bình của CBQL là 2 thì ở GVCN cũng là 2 Thứ ba: Các nội dung: Biết xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý học đường cho HS; Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tư vấn tâm lý học đường cho HS; Đánh giá được kết quả tư vấn tâm lý học đường cho HS đƣợc cả CBQL và GVCN đánh giá thấp. Theo bà P.T.P.H, hiệu trƣởng trƣờng THCS BT, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, đây là những vấn đề còn rất mới mẻ đối với GVCN không chỉ trên địa bàn quận 6 mà cả TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, GV mới đƣợc tập huấn chuyên đề Tư vấn tâm lý học đường cho HS. Khi đƣợc tập huấn chuyên đề này GVCN sẽ đƣợc trang bị những kiến thức cần thiết, tạo cơ sở để phát triển ở họ năng lực tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho HS. 2.3.4.4. Thực trạng năng lực bổ trợ của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở i) Thực trạng năng lực hiểu học sinh của giáo viên chủ nhiệm Thực trạng năng lực hiểu HS của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.20. 87 Bảng 2.20. Kết quả đánh giá năng lực hiểu HS của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Nắm vững hệ thống tri thức về tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS THCS 3,42 0,67 4 3,45 0,68 4 2 Nắm vững những vấn đề văn hóa - xã hội liên quan đến HS THCS 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Nắm vững những đặc điểm chung của lớp chủ nhiệm và đặc điểm riêng của từng HS 3,24 0,70 3 3,34 0,73 3 4 Biết thu thập, xử lý, phân tích thông tin để rút ra nhận xét về từng HS và tập thể lớp chủ nhiệm 3,19 0,69 3 3,38 0,72 3 5 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa GVCN với gia đình, GV bộ môn, Đoàn thanh niên và các lực lƣợng giáo dục khác 3,20 0,72 3 3,42 0,69 4 Số liệu từ bảng 2.20, cho thấy: Thứ nhất: Các đối tƣợng khảo sát đều đánh giá cao ở nội dung Nắm vững hệ thống tri thức về tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS THCS của GVCN. Đây chính là nội dung mà ở trƣờng sƣ phạm, GV đã đƣợc tìm hiểu qua các học phần Sinh lý học lứa tuổi HS THCS và Tâm lý học lứa tuổi HS THCS. Vì thế, nội dung này đƣợc đánh giá cao là một điều có thể lý giải đƣợc. Thứ hai: Giữa CBQL và GVCN có sự thống nhất ở hầu hết các nội dung đánh giá về NL hiểu HS nhƣ: Nắm vững hệ thống tri thức về tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS THCS; Nắm vững những vấn đề văn hóa - xã hội liên quan đến 88 HS THCS; Nắm vững những đặc điểm chung của lớp chủ nhiệm và đặc điểm riêng của từng HS; Biết thu thập, xử lý, phân tích thông tin để rút ra nhận xét về từng HS và tập thể lớp chủ nhiệm. Thứ ba: Sự khác biệt giữa CBQL và GVCN về đánh giá NL hiểu HS nằm ở nội dung Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa GVCN với gia đình, GV bộ môn, Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục khác. Ở nội dung này, nếu CBQL đánh giá ở mức trung bình (mức 3) thì GVCN đánh giá ở mức khá (mức 4). Lý giải cho sự khác biệt nói trên, ông T.V.H, hiệu trƣởng trƣờng THCS LH, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh cho biết, GVCN là những ngƣời trực tiếp thiết lập mối quan hệ với gia đình, GV bộ môn, Đoàn thanh niên và các lực lƣợng giáo dục khác nên đánh giá ở mức nào, bản thân họ biết rất rõ. ii) Thực trạng năng lực tin học và ngoại ngữ của giáo viên chủ nhiệm Thực trạng năng lực tin học và ngoại ngữ của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.21. Bảng 2.21. Kết quả đánh giá năng lực tin học và ngoại ngữ của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Biết lập kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng về tin học và ngoại ngữ 3,20 0,72 3 3,35 0,69 3 2 Biết sử dụng tin học vào đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và quản lý lớp học 3,30 0,73 3 3,40 0,68 3 3 Biết giúp đỡ HS lớp chủ nhiệm học ngoại ngữ 3,24 0,70 3 3,38 0,72 3 Từ số liệu của bảng 2.21, có thể thấy: Thứ nhất: NL tin học và ngoại ngữ của GVCN ở trƣờng THCS trên địa 89 bàn khảo sát còn hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ, các nội dung đƣa ra để đánh giá NL này đều nằm ở mức trung bình (mức 3). Thứ hai: Phần lớn GVCN, theo ý kiến của ông H.Đ.N, hiệu trƣởng trƣờng THCS HLK, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, chƣa có ý thức trong việc sử dụng tin học, ngoại ngữ để đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, quản lý lớp học và giúp đỡ HS lớp chủ nhiệm học ngoại ngữ. Nguyên nhân chính của hạn chế này là NL tin học và ngoại ngữ của GVCN rất bất cập. Vì thế, trong bồi dƣỡng, nâng cao NL cho GVCN cần chú ý bồi dƣỡng NL tin học và ngoại ngữ. iii) Thực trạng năng lực tự hoàn thiện bản thân của giáo viên chủ nhiệm Thực trạng năng lực tự hoàn thiện bản thân của GVCN trƣờng trung học cơ sở đƣợc thể hiện ra ở bảng 2.22. Bảng 2.22. Kết quả đánh giá năng lực tự hoàn thiện bản thân của GVCN TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Biết lập kế hoạch tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ làm công tác CNL 3,36 0,67 3 3,47 0,67 4 2 Biết vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm thành công của đồng nghiệp trong công tác CNL 3,30 0,73 3 3,42 0,67 4 3 Biết phát huy ƣu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của đổi mới GDPT 3,19 0,69 3 3,45 0,68 4 90 Từ kết quả của bảng 2.22. có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Ở NL tự hoàn thiện bản thân, giữa CBQL và GVCN có sự khác biệt nhất định. Trong khi tất cả các nội dung đƣa ra đối với NL này, CBQL đánh giá ở mức trung bình (mức 3), thì GVCN lại đánh giá ở mức khá (mức 4). Trong trƣờng hợp này, theo bà L.T.T, hiệu trƣởng trƣờng THCS KB, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, ý kiến đánh giá của CBQL khách quan hơn; NL tự hoàn thiện bản thân là NL mà phần lớn GVCN trên địa bàn còn hạn chế. Thứ hai: Bồi dƣỡng NL tự hoàn thiện bản thân cho GVCN cần phải đƣợc đặt ra một cách cấp thiết trong bối cảnh đổi mới chƣơng trình GDPT hiện nay. 2.3.4.5. Tổng hợp đánh giá năng lực của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở Tổng hợp đánh giá năng lực của GVCN đƣợc thể hiện ở bảng 2.23. Bảng 2.23. Đánh giá chung về năng lực của GVCN TT Các năng lực CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 1.1 NL chuyên môn 3,25 0,71 3 3,38 0,70 3 1.2 NL nghiệp vụ 3,21 0,69 3 3,32 0,72 3 2 Năng lực quản lý lớp học 2.1 NL xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 3,30 0,69 3 3,36 0,69 3 2.2 NL quản lý hoạt động học tập của học sinh 3,27 0,70 3 3,39 0,70 3 2.3 NL quản lý học sinh 3,26 0,71 3 3,37 0,69 3 2.4 NL quản lý tổ chức, hành chính lớp học 3,31 0,70 3 3,42 0,68 4 2.5 NL quản lý CSVC, TBDH của lớp học 3,25 0,70 3 3,37 0,69 3 91 TT Các năng lực CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 3 Năng lực giáo dục học sinh 3.1 NL xây dựng tập thể lớp 3,29 0,70 3 3,39 0,69 3 3.2 NL tổ chức các hoạt động giáo dục 3,28 0,69 3 3,44 0,67 4 3.3 NL giáo dục cá biệt 3,27 0,70 3 3,39 0,67 3 3.4 NL tổ chức, phối hợp các lực lƣợng giáo dục 3,24 0,73 3 3,37 0,69 3 3.5 NL xây dựng môi trƣờng giáo dục 3,30 0,70 3 3,39 0,69 3 3.6 NL tƣ vấn tâm lý học đƣờng cho học sinh 3,26 0,71 3 3,37 0,69 3 4 Năng lực bổ trợ 4.1 NL hiểu học sinh 3,27 0,70 3 3,39 0,70 3 4.2 NL tin học và ngoại ngữ 3,24 0,73 3 3,37 0,69 3 4.3 NL tự hoàn thiện bản thân 3,28 0,69 3 3,44 0,67 4 Từ kết quả của bảng 2.23. có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về NL của GVCN có những khác biệt nhất định. Ngoài sự khác nhau về mức đánh giá trong một số NL; ngay trong từng NL, điểm trung bình của CBQL và GVCN cũng có sự khác nhau. Thứ hai: Giữa CBQL và GVCN, CBQL có xu hƣớng đánh giá thấp hơn NL của GVCN. Trong 16 NL của GVCN ở trƣờng THCS đƣợc đƣa ra để khảo sát thì cả 16 NL đều đƣợc CBQL đánh giá ở mức 3 (mức trung bình). Trong khi đó, ở GVCN có 03 NL đƣợc đánh giá ở mức 4 (mức khá): NL quản lý tổ chức, hành chính lớp học; NL tổ chức các hoạt động giáo dục; NL tự hoàn thiện bản thân. Thứ ba: NL của GVCN trên địa bàn khảo sát không cao. Số NL đƣợc đánh giá ở mức khá không nhiều. 92 Vì thế, để phát triển hiệu quả đội ngũ GVCN cần tăng cƣờng bồi dƣỡng một cách đồng bộ các nhóm NL cho họ, trong đó đặc biệt chú trọng đến các NL qua khảo sát còn đƣợc đánh giá thấp, nhƣ: NL chuyên môn, nghiệp vụ; NL quản lý hoạt động học tập của học sinh; NL tổ chức, phối hợp các lực lƣợng giáo dục; NL tƣ vấn tâm lý cho học sinh; NL tin học và ngoại ngữ... 2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trƣờng trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN ở trƣờng THCS theo tiếp cận năng lực đƣợc thể hiện ở bảng 2.24. Bảng 2.24. Nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực TT Nội dung CBQL (163) GVCN (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học cơ sở hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và xã hội 3,45 0,66 4 3,36 0,71 3 2 Sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm công tác CNL của nhiều giáo viên 3,39 0,72 3 3,42 0,68 4 3 Hiện tƣợng vi phạm kỷ luật của học sinh THCS có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn 3,28 0,73 3 3,33 0,73 3 4 Một bộ phận giáo viên chƣa sẵn sàng với công tác chủ nhiệm lớp 3,30 0,69 3 3,36 0,69 3 93 Từ kết quả của bảng 2.24, có thể rút ra những nhận xét sau đây: Thứ nhất: Nhận thức của các đối tƣợng khảo sát về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN ở trƣờng THCS theo tiếp cận năng lực chƣa cao. Trong các lý do đƣa ra, chỉ có 01 lý do đƣợc CBQL và GVCN cho là khá phù hợp (mức 4); các lý do còn lại đƣợc CBQL và GVCN cho là tƣơng đối phù hợp (mức 3). Thứ hai: Ngay ở lý do đƣợc cho là khá phù hợp (mức 4), giữa CBQL và GVCN cũng không thống nhất. Nếu ở CBQL, đó là Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và xã hội thì ở GVCN, lại là Sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm công tác CNL của nhiều GV. Qua trao đổi với ông Đ.P.C, Hiệu trƣởng trƣờng THCS NVL, quận 6, TP. Hồ Chí Minh có thể thấy, hạn chế lớn nhất của GVCN trƣờng THCS vẫn là sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm công tác CNL. Vì thế, GVCN cho đây là lý do số 1 để cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN trƣờng THCS theo tiếp cận năng lực cũng là điều hợp lý. 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trƣờng trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực đƣợc thể hiện ở bảng 2.25. Bảng 2.25. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVCN dựa trên quy mô phát triển giáo dục THCS của từng quận/ huyện 3,25 0,73 3 3,21 0,70 3 94 TT Nội dung CBQL (163) GV (248) ___ X Độ lệch chuẩn Mức ___ X Độ lệch chuẩn Mức 2 Đảm bảo những đặc trƣng của đội ngũ GVCN về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng. 3,26 0,73 3 3,26 0,69 3 3 Mỗi lớp HS phải có 01 GVCN và có một số GVCN dự bị để thay thế khi cần thiết 3,32 0,75 3 3,33 0,73 3 4 Đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kinh nghiệm trong công tác CNL 3,30 0,76 3 3,29 0,72 3 5 Đảm bảo về chất lƣợng 3.28 0,74 3 3,24 0,70 3 Từ số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_chu_nhiem_o_truong_trun.pdf
Tài liệu liên quan