MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu .3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học .3
5. Phạm vi nghiên cứu .4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.4
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.5
8. Luận điểm bảo vệ.8
9. Đóng góp mới của luận án.8
10. Dự kiến cấu trúc của luận án .9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
DẠY TIẾNG KHMER THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực.10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên.13
1.1.3. Về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông .17
1.1.4. Những công trình nghiên cứu các hoạt động giáo dục và giảng dạy trong
các trường phổ thông dân tộc nội trú .19
1.2. Một số khái niệm cơ bản .21
1.2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông .21
1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer
theo chuẩn nghề nghiệp.22
1.2.3. Phát triển văn hóa nhà trường.28
1.3. Đặc điểm và vai trò của giáo viên dạy tiếng Khmer trường phổ thông
dân tộc nội trú .30
1.3.1. Đặc điểm của giáo viên dạy tiếng Khmer trường phổ thông dân tộc nội trú
.30
1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer trường
phổ thông dân tộc nội trú .35
1.3.3. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục với vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Khmer .371.4. Phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer theo tiếp cận quản lý nguồn nhân
lực và quản lý dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay.40
1.4.1. Vai trò chủ thể quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở
các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.40
1.4.2. Nội dung của phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo tiếp cận quản
lý nguồn nhân lực và quản lý dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.43
1.5. Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer.55
1.5.1. Yếu tố khách quan.55
1.5.2. Yếu tố chủ quan .56
Tiểu kết chương 1 .58
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY
TIẾNG KHMER THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
.60
2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long .60
2.1.1. Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội .60
2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long .61
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát .68
2.2.1. Mục đích khảo sát.68
2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn mẫu khảo sát .69
2.2.3. Nội dung điều tra, khảo sát .69
2.2.4. Đối tượng điều tra, khảo sát .70
2.2.5. Phương pháp và công cụ điều tra, khảo sát .70
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.71
2.3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.71
2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .75
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long .82
2.4.1. Phân cấp quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.822.4.2. Quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc .84
2.4.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long .85
2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề
nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
.90
2.4.5. Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông người dân tộc thiểu số .94
2.5. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long .97
2.5.1. Thành tựu, ưu điểm .97
2.5.2. Hạn chế, bất cập .98
2.5.3. Thuận lợi, cơ hội .100
2.5.4. Khó khăn, thách thức.101
2.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên .102
2.6.1. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của một số quốc gia.102
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.106
Tiểu kết Chương 2 .108
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY
TIẾNG KHMER THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
.110
3.1. Định hướng phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .110
3.1.1. Định hướng của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.110
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông và phát triển đội ngũ
giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long .112
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở
các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .113
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.113
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.113
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện khu vực ĐBSCL .1143.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .114
3.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long .115
3.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường phân cấp việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy
tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long .115
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
.117
3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.121
3.3.4. Giải pháp 4: Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.123
3.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường
phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.126
3.3.7. Giải pháp 7: Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.135
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử
nghiệm giải pháp .141
3.5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp.141
3.5.2. Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất.148
Tiểu kết Chương 3 .156
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .162
PHỤ LỤC.174DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
211 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường Phổ thông dân tộc Nội trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Lê Hoàng Dự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường PTDTNT, trường PTDTBT,
trường chuyên mỗi lớp được bố trí không quá 2,4 biên chế giáo viên; trường phổ thông
nhiều cấp học biên chế giáo viên được quy định theo cấp: TH, THCS hoặc THPT).
Thực tế hệ số GV/lớp và học sinh/GV ở khu vực ĐBSCL 2 năm gần đây được tổng
hợp ở Bảng 2.14.
88
Bảng 2.14: Tỉ lệ GV/Lớp và HS/GV các trường THPT khu vực ĐBSCL
TT Khu vực/ Tỉnh 2014-2015 2015-2016
GV/ Lớp HS/ GV GV/ Lớp HS/ GV
CẢ NƯỚC
2,38 16,05 2,35 16,07
Đồng bằng sông Cửu Long 2,45 14,74 2,40 15,03
1 Long An 2,50 14,67 2,53 14,93
2 Tiền Giang 2,19 17,81 2,11 17,64
3 Bến Tre 2,38 16,25 2,38 16,29
4 Trà Vinh 2,79 10,63 2,69 11,18
5 Vĩnh Long 2,59 13,35 2,50 13,70
6 Đồng Tháp 2,35 15,41 2,36 15,63
7 An Giang 2,48 14,33 2,45 14,39
8 Kiên Giang 2,33 15,73 2,24 16,58
9 Cần Thơ 2,49 14,53 2,55 14,08
10 Hậu Giang 2,44 14,93 2,38 15,83
11 Sóc Trăng 2,56 13,49 2,48 13,86
12 Bạc Liêu 2,32 17,33 2,23 17,77
13 Cà Mau 2,57 13,87 2,38 14,78
(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2014-2015 và 2015-2016)
Tóm lại, biên chế GV ở các trường trung học phổ thông khu vực ĐBSCL không
ổn định, năm trước thấp, năm sau tăng; hoặc năm trước cao, năm sau thấp. Nguyên
nhân là do sự biến động về số lượng học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT, sự biến
động này thường diễn ra ở các huyện nghèo, huyện vùng sâu, vùng xa. Mặc dù định
biên GV ở khu vực ĐBSCL cao hơn mặt bằng chung của cả nước, song tình trạng thừa,
thiếu cục bộ GV vẫn hiện hữu ở nhiều trường.
b) Tuyển chọn đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề nghiệp ở
các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Thực tế công tác tuyển chọn GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu
vực ĐBSCL đang được thực hiện theo quy định chung, áp dụng cho tất cả các đối tượng
theo tiêu chuẩn quy định chung. Công tác tuyển dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường
PTDTNT khu vực ĐBSCL đang được thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển hoặc thi
tuyển. Quy trình tuyển chọn GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL được thực hiện như sau:
(i) Xét kết quả học tập bao gồm: Điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự
tuyển;
(ii) Kiểm tra, sát hạch thông qua thi trắc nghiệm, hoặc thi viết về năng lực
89
chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí cần tuyển. Thí sinh phải qua kỳ sát hạch
về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bằng 01 bài thi trắc nghiệm (thời gian 45 phút)
hoặc 01 bài thi viết (thời gian 120 phút).
Khi có nhu cầu tuyển dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT, Sở
GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thực hiện tuyển dụng sau khi được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng. Nghiên cứu nội dung thông báo tuyển
dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực cho thấy trong tuyển dụng
GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL cũng phải tham gia thi
tuyển hoặc xét tuyển như những GV THPT.
Như vậy, công tác tuyển chọn giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện theo quy định
chung về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, chưa tỉnh nào có quy định về tuyển
dụng giáo viên dạy tiếng Khmer theo hướng phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn nghề
nghiệp GV.
c) Sử dụng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề nghiệp ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Trong quản lý sử dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT và của Sở GD&ĐT. Đối với GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT:
- Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà trường, các ý kiến đều cho rằng: việc phân
công nhiệm vụ cho GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT thực hiện theo quy
định chung, những nhiệm vụ được giao như: giảng dạy theo môn học; chủ nhiệm lớp;
công tác khác (do Hiệu trưởng hay đoàn thể phân công). Nguyên tắc phân công nhiệm
vụ cho GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT dựa trên năng lực của GV, không
có sự phân biệt GV người Kinh hay GV dạy tiếng Khmer. Những GV có năng lực
chuyên môn được bố trí dạy các lớp cuối cấp; giáo viên có năng lực quản lý được bố
trí làm công tác chủ nhiệm hay quản lý học sinh nội trú (trường PTDTNT). Như vậy,
việc phân công nhiệm vụ cho GV không có sự phân biệt GVdạy tiếng Khmer hay GV
người Kinh, tất cả đều bình đẳng như nhau.
- Quản lý GV dạy tiếng Khmer, các ý kiến của các hiệu trưởng đều cho rằng hiện
tại việc quản lý GV dạy tiếng Khmer không có sự khác biệt gì kể cả về mặt hành chính
và chuyên môn. Công tác quản lý GV được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường
90
Trung học, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT với nhiều hình
thức khác nhau như: Quản lý trực tiếp; quản lý thông qua tổ chuyên môn; quản lý thông
qua hội đồng sư phạm; quản lý thông qua các phương tiện thông tin; quản lý thông qua
kiểm tra hồ sơ công việc; quản lý thông qua hồ sơ cán bộ. Với những GV dạy tiếng
Khmer còn hạn chế về năng lực chuyên môn nhà trường giao cho tổ chuyên môn, GV
giỏi kèm cặp và giúp đỡ thêm; tăng cường hoạt động dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm
giúp GV dạy tiếng Khmer nâng cao năng lực chuyên môn.
Tóm lại, việc sử dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL đang được các trường PTDTNT thực hiện theo quy định chung của Điều lệ
trường trung học, chưa có sự khác biệt. Việc sử dụng GV dạy tiếng Khmer ở các
trường PTDTNT khu vực ĐBSCL chưa được thực hiện theo nội dung của phát triển
nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số và Chuẩn nghề nghiệp GV.
2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề
nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.4.4.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Qua trao đổi với CBQL, GV, việc bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức được tổ chức bằng các hình thức như bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè; tổ chức
quán triệt, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các quy định về phẩm
chất đạo đức nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, những gương điển hình trong
ngành, Công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp
như: Bồi dưỡng về lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các cuộc vận
động lớn trong ngành; đặc biệt, là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”; quán triệt các đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính
sách, pháp luật của Nhà nước; Những vấn đề cơ bản về đường lối, chính sách phát triển
KT-XH, GD&ĐT và các lĩnh vực khác trong thời kỳ đổi mới của Đảng, Nhà nước và
của khu vực; Những quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, những quy định đối với
công chức, viên chức; nêu gương, nhân tố điển hình trong phong trào giảng dạy của
ĐNGV.
Qua kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng này hằng năm và qua trao đổi với
CBQL, GV cho thấy, những nội dung bồi dưỡng tương đối phù hợp, tất cả CBQL, GV
đều tham gia bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá, hình
91
thức tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp GV chưa hiệu quả, số lượng GV tham
dự trên từng lớp bồi dưỡng khá cao; công tác quản lý, điều kiện phục vụ, báo cáo viên
chưa tốt, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng không cao. Đồng thời, các trường học cũng ít
quan tâm đến công tác này, chủ yếu tập trung vào công tác bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ.
2.4.4.2. Về chuyên môn, nghiệp vụ theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Đào tạo, đào tạo lại về trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Khmer chiếm vị trí quan trọng trí quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hằng
năm, các Sở GD&ĐT và các trường đều phối hợp với các trường ĐHSP và các đơn vị
khác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Khmer. Nội dung bồi dưỡng
thường tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng
Khmer như bồi dưỡng chuyên đề chuyên môn, phương pháp dạy học, điều chỉnh nội
dung chương trình, sách giáo khoa, tư vấn học đường, công tác chủ nhiệm
Theo kết quả khảo sát, các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn như sinh
hoạt chuyên môn của tổ, nhóm; tọa đàm, trao đổi về những vấn đề chuyên môn mới; tổ
chức các cuộc thi trong trường được các nhà trường triển khai. Công tác bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên dạy tiếng Khmer được các trường triển khai theo kế hoạch
của Bộ GD&ĐT và giáo viên dạy tiếng Khmer có thể chọn các mô - đun phù hợp để
học theo nhu cầu chuyên môn.
Hiện nay, ở một số trường PTDTNT, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường
chỉ là xây dựng kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, kiểm tra giáo án, lịch báo giảng, tổ
chức dự giờ, thao giảng, tiến hành các hoạt động kiểm tra vào cuối học kỳ, cuối năm
học Nội dung sinh hoạt chuyên đề giảng dạy tiếng Khmer chiếm tỉ lệ thấp trong nội
dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa
thật sát với những vấn đề GV còn khó khăn trong thực tế giảng dạy; hình thức sinh hoạt
còn đơn điệu, chưa thực hiện các hoạt động chia sẻ với đồng nghiệp về vấn đề chuyên
môn, chưa tạo nên môi trường tốt nhất cho những GV dạy tiếng Khmer còn hạn chế về
năng lực, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là GV mới được tuyển chọn có
điều kiện để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề.
Công tác tư vấn học đường là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm thực
hiện việc tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lý, tư vấn học tập cho học sinh dân tộc
Khmer Qua trao đổi và kết quả khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng, nhiệm vụ này chủ
92
yếu là do GV chủ nhiệm, GV dạy các môn giáo dục công dân thực hiện nhưng họ không
được đào tạo hoặc bồi dưỡng một cách bài bản. Việc định hướng, tư vấn cho học sinh
về nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện, hoàn cảnh của
bản thân cũng như nhu cầu lao động, nguồn nhân lực của xã hội chưa hiệu quả.
2.4.4.3. Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Công tác bồi dưỡng thường xuyên theo định hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp cho ĐNGV dạy tiếng Khmer theo chương trình do Bộ GD&Đ quy định. Chính
vì vậy, việc bồi dưỡng ĐNGV dạy tiếng Khmer phải được thực hiện đảm bảo được mục
tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian, cách thức tổ chức bồi dưỡng và điều
kiện thực hiện chương trình. Hiện nay có nhiều nội dung bồi dưỡng ĐNGV dạy tiếng
Khmer lựa chọn, như: Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, bồi dưỡng đổi mới về
phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng chuẩn hoá GV, bồi dưỡng thường xuyên theo chu
kỳ, bồi dưỡng đổi mới về kiểm tra đánh giá... Bồi dưỡng định kỳ: Giáo viên dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL được tham gia bồi dưỡng định kỳ hằng
năm theo quy định của Bộ GD&ĐT; Bồi dưỡng giáo dục đặc thù: Giáo viên dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL được tham gia các lớp bồi dưỡng tiếng
Khmer do tỉnh, khu vực tổ chức.
Tác giả Luận án đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá về mức độ tham gia và
đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của 46 GV dạy tiếng Khmer ở các trường
PTDTNT khu vực ĐBSCL với các nội dung sau: (1) Đào tạo nâng cao trình độ cho GV;
(2) Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển các năng lực cho
GV; (3) Quản lý đánh giá điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
(4) Tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực; (5) Thực hiện chế độ chính sách đào tạo, bồi
dưỡng. Qua kết quả Bảng 2.15 dưới đây cho thấy: Mức độ tham gia công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho GV dạy tiếng Khmer, thể hiện ở các tiêu
chí đều được đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, với điểm trung bình
từ 3,0 điểm đến 3,7 điểm. Điều này cho thấy giá trị của việc đào tạo, bồi dưỡng và mặt
khác thể hiện nhu cầu của ĐNGV dạy tiếng Khmer cần bổ sung các hình thức, nội
dung, phương pháp tổ chức cho việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực.
93
Bảng 2.15: Thực trạng giáo viên dạy tiếng Khmer tham gia vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
TT Nội dung
Mức độ tham gia (%)
Điểm
TB (M)
Thứ
bậc
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít
Không
tham gia
1 Đào tạo nâng cao trình độ cho GV 78.3 17.4 0.0 4.3 3.7 1
2
Xây dựng kế hoạch ND chương
trình bồi dưỡng nhằm phát triển
các năng lực cho GV
+ Năng lực chuyên môn 60.9 39.1 0.0 0.0 3.6 3
+ Năng lực dạy học 65.2 34.8 0.0 0.0 3.7 1
+ Năng lực NCKH 56.5 34.8 4.3 4.3 3.4 4
+ Năng lực phát triển và thực hiện
chương trình đào tạo 30.4 60.9 8.7 0.0 3.2 8
+ Năng lực phát triển nghề nghiệp 34.8 56.5 8.7 0.0 3.3 6
+ Năng lực xây dựng các mối
quan hệ với tổ chức, đoàn thể,
doanh nghiệp
21.7 56.5 17.4 4.3 3.0 10
3
Quản lý đánh giá điều chỉnh kế
hoạch nội dung, chuơng trình đào
tạo bồi dưỡng
34.8 47.8 8.7 8.7 3.1 9
4
Tự học, tự nghiên cứu nâng cao
năng lực 43.5 56.5 0.0 0.0 3.4 4
5 Thực hiện chế độ chính sách đào tạo 39.1 56.5 0.0 4.3 3.3 6
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV dạy tiếng Khmer
TT Nội dung
Đánh giá chất lượng (%) Điểm
TB (M)
Thứ
bậc Rất
hiệu quả
Hiệu
quả
Bình
thường
Ít hiệu
quả
Không
hiệu quả
1 Đào tạo nâng cao trình độ cho GV 26.1 69.6 0.0 4.3 3.2 1
2
Xây dựng KH, ND, CT bồi dưỡng
phát triển các NL cho GV
+ Năng lực chuyên môn 21.7 69.6 4.3 4.3 3.1 2
+ Năng lực dạy học 21.7 65.2 4.3 8.7 3.0 3
+ Năng lực NCKH 13.0 47.8 0.0 39.1 2.3 9
+ Năng lực phát triển và thực hiện
chương trình đào tạo 26.1 47.8 8.7 17.4 2.8 5
+ Năng lực phát triển nghề nghiệp 13.0 43.5 0.0 43.5 2.3 9
+ Năng lực xây dựng các mối
quan hệ với tổ chức, đoàn thể,
doanh nghiệp
21.7 47.8 8.7 21.7 2.7 6
3
Quản lí đánh giá điều chỉnh kế
hoạch, nội dung, chương trình đào
tạo bồi dưỡng
8.7 65.2 0.0 26.1 2.6 7
4
Tự học, tự nghiên cứu nâng cao
năng lực 8.7 65.2 0.0 26.1 2.6 7
5 Thực hiện chế độ chính sách đào tạo 17.4 65.2 4.3 13.0 2.9 4
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
94
Qua kết quả Bảng 2.16 trên đây cho thấy: Mức độ thực hiện nội dung đào tạo,
bồi dưỡng ĐNGV dạy tiếng Khmer được đánh giá rất hiệu quả và hiệu quả, với nội
dung “Đào tạo nâng cao trình độ cho GV dạy tiếng Khmer” được đánh giá ở mức rất
hiệu quả với điểm trung bình 3,2 điểm. Kết quả phỏng vấn cho thấy: Lãnh đạo các
trường PTDTNT luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để triển khai thực hiện đào tạo
bồi dưỡng cho đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, lối sống tác phong.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Bồi dưỡng chuẩn hóa đối với GV dạy tiếng
Khmer: Kiến thức kỹ năng; nghiệp vụ sư phạm; ngoại ngữ; tin học... để đạt chuẩn theo
quy định; bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng kiến thức công nghệ mới; kỹ năng
nghề; NVSP và NVSP dạy nghề; PPDH mới, xây dựng chương trình, giáo trình đề
cương bài giảng; sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại; kiến thức bổ
trợ: Ngoại ngữ, tin học.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo mở lớp bồi dưỡng cho GV dạy tiếng Khmer
năng lực thiết kế bài giảng; kỹ năng dạy học cơ bản, bồi dưỡng NVSP. Đào tạo, bồi
dưỡng có vai trò to lớn trong việc nâng cao năng lực cho ĐNGV dạy tiếng Khmer. Do
vậy, các trường PTDTNT chỉ đạo, tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV dạy
tiếng Khmer theo đúng kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo
định kỳ để khắc phục những hạn chế thiếu sót trong chỉ đạo điều hành. Tuy nhiên, bên
cạnh những điểm tích cực trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV dạy tiếng Khmer
vẫn còn một số bất cập, hạn chế: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự tập trung
phát triển năng lực của ĐNGV dạy tiếng Khmer. Do chế độ chính sách chưa rõ ràng,
phù hợp, nguồn kinh phí hạn chế, nên việc tạo điều kiện cho GV đi học tập và nghiên
cứu phụ thuộc vào cơ chế của từng đơn vị và chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của cá
nhân. Phần lớn các trường chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn và thiếu chủ động.
Tóm lại, công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú khu vực ĐBSCL đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên hằng năm của các Sở GD&ĐT và áp dụng cho tất cả giáo viên,
nhưng chưa thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên.
2.4.5. Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông người dân tộc thiểu số
95
2.4.5.1. Chính sách đối với giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Dân tộc và công tác dân tộc là cơ sở để ban hành các chính sách dân tộc. Chính
sách dân tộc nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số phát huy
nội lực phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước. Chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL thực chất là
những chính sách ưu tiên để phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số.
Chính sách đối với GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL
bao gồm tiền lương, tiền thưởng, chính sách hỗ trợ và những phúc lợi xã hội khác:
- Về tiền lương, thưởng: giáo viên dạy tiếng Khmer được hưởng chế độ tiền
lương, thưởng như đối với giáo viên THPT theo quy định của Nhà nước, không có
chế độ lương riêng cho giáo viên dạy tiếng Khmer.
- Về chính sách ưu đãi: Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực
tiếp giảng dạy THPT ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa theo quy định ở Quyết
định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ
cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập.
- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang
công tác tại trường PTDTNT, trường trung học phổ thông chuyên và nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều
kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày
20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường
chuyên biệt, ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn.
- Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định ở Nghị định số
54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số
68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
- Về những phúc lợi xã hội đối với giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường
PTDTNT khu vực ĐBSCL được các địa phương thực hiện đầy đủ theo quy định của
Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng,... Các địa phương (chính
quyền và cộng đồng) chăm lo động viên tinh thần và vật chất theo điều kiện của địa
phương đối với giáo viên nói chung.
96
Tóm lại, hiện tại giáo viên dạy tiếng Khmer được hưởng các chế độ chính sách
như những giáo viên THPT khác công tác ở các trường vùng dân tộc thiểu số, vùng
KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Như vậy, chưa có chính sách ưu
đãi riêng đối với giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL.
2.4.5.2. Môi trường làm việc của giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường nhà trường: Nhìn chung, trường, lớp học, phòng chức năng, phòng
hiệu bộ, khu nội trú, bàn, ghế, bảng, ánh sáng, đồ dùng dạy học được đầu tư, trang bị
khá đầy đủ thiết bị, máy móc như: máy chiếu, máy tính, máy in, kết nối Internet của
tất cả các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL cơ bản đều được đầu tư xây dựng cơ bản,
đầy đủ, khang trang, đẹp và chắc chắn, từ đó đảm bảo các điều kiện dạy và học. Khảo
sát thực tế cho thấy các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL chăm lo xây dựng môi
trường làm việc thân thiện, công bằng, không phân biệt, đối xử, kì thị dân tộc. Ban
giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường đều thực hiện tốt vấn đề dân tộc và công tác
dân tộc. Các trường PTDTNT quan tâm xây dựng môi trường đa văn hóa: trường có
phòng truyền thống trưng bày sản phẩm các dân tộc (trang phục, dụng cụ lao động, khí
cụ,), học sinh mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 đầu tuần; sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, lễ hội, mang đậm nét dân tộc; giáo viên và học sinh giao tiếp
với nhau bằng cả tiếng Việt hay tiếng dân tộc Khmer. Tinh thần đoàn kết nội bộ ngày
càng thắt chặt, chia sẽ, động viên, tương thân, tương ái, khuyến khích lẫn nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Môi trường gia đình: Trong các gia đình dân tộc Khmer, giáo viên giữ vai trò trụ
cột cả về kinh tế và văn hóa. Ngoài giờ làm việc ở trường giáo viên phải tham gia thực
hiện các hoạt động lao động sản xuất (chăn nuôi, làm ruộng, nuôi tôm, nuôi cá, làm
rẫy, tham gia kinh doanh dịch vụ,). Những khó khăn về kinh tế, những phong tục tập
quán ít nhiều cũng tác động đến giáo viên, tạo ra mâu thuẫn ngay trong bản thân giáo
viên và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả dạy học của giáo viên.
Môi trường xã hội: GV người dân tộc Khmer phải chấp hành những quy định
của pháp luật và quy định quản lý xã hội của chính quyền địa phương, đồng thời còn
thực hiện những quy định mang nặng tính truyền thống, phong tục, tập quán của cộng
đồng dân tộc người Khmer. Với vị trí, vai trò vừa là GV vừa là thành viên của tộc
người, những phong tục, tập quán, truyền thống tác động đến tâm lý, tình cảm của GV
97
trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Trong giao tiếp giữa GV và HS dân tộc
Khmer, việc sử dụng tiếng Khmer vừa có mặt tích cực, vừa hạn chế. Bởi lẽ khi dùng
tiếng dân tộc Khmer để giúp HS hiểu rõ, hiểu sâu những nội dung kiến thức; bảo tồn
bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nếu GV lạm dụng tiếng dân tộc Khmer, sử dụng
quá nhiều, mọi lúc, mọi nơi thì hạn chế năng lực sử dụng và phát triển tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Khmer.
Tóm lại, môi trường làm việc của GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT
khu vực ĐBSCL được thực hiện theo quy định chung đối với tất cả GV. Tuy nhiên,
những vấn đề tồn tại, bất cập của GV dạy tiếng Khmer thì chưa có trường PTDTNT
nào có sự quan tâm đặc biệt, chưa có những biện pháp hiệu quả để từng bước khắc
phục những tồn tại, đặc biệt là hạn chế về năng lực. Thêm vào đó, nhiều khi còn có sự
phân biệt, chẳng hạn những lớp cuối cấp, lớp “chọn” của nhà trường thì những giáo
viên dạy tiếng Khmer chưa được bố trí chủ nhiệm cũng như việc tư vấn, hướng nghiệp
cho học sinh. Như vậy, môi trường giáo dục đa văn hóa bước đầu đã được hình thành ở
các trường PTDTNT và đã khẳng định sự ưu việt của nó trong giáo dục học sinh và
động viên, khích lệ giáo viên dạy tiếng Khmer trong dạy học và công tác, từ đó góp
phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2.5. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
2.5.1. Thành tựu, ưu điểm
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực GV dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL bước đầu đã đề cập đến
vấn đề phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer. Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer từng bước
khẳng định vị trí và vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường
PTDTNT.
- Công tác tuyển chọn, sử dụng giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề
nghiệp ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL đã chú ý đến phát triển giáo viên dạy
tiếng Khmer, là đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng biên chế ở các trường. Các
trường PTDTNT đã tạo điều kiện, cơ hội để GV dạy tiếng Khmer được đào tạo, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các trường PTDTNT tạo môi trường làm việc thuận lợi để GV dạy tiếng
98
Khmer nâng cao phẩm chất, chính trị và năng lực chuyên môn; một số trường thực
hiện tốt công tác hướng nghiệp và có một bộ phận học sinh dân tộc Khmer chọn nghề
sư phạm sau khi hoàn thành chương trình THPT. Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer là
người dân tộc Khmer nên hiểu biết về tâm, sinh lý học sinh dân tộc; hiểu biết và sử
dụng ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Khmer là lợi thế trong giáo dục học sinh dân tộc
Khmer. Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer là người địa phương nên về tư tưởng yên tâm
công tác, góp sức cho phát triển giáo dục trên quê hương. Các trường PTDTNT là
những mô hình về môi trường giáo dục đa văn hóa, đa ngôn ngữ đã có kết quả, chất
lượng giáo dục cao.
- Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL cơ
bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đa số GV dạy tiếng Khmer có
phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực nghề nghiệp cơ bản đáp ứng được công tác
giảng dạy; công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, các chính sách đãi ngộ
và việc giám sát, thanh tra, kiểm tra GV dạy tiếng Khmer đã được các Sở GD&ĐT,
các trường quan tâm. Việc thực hiện phân cấp quản lý cũng đã tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_day_tieng_khmer_theo_ch.pdf