LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN. 6
MỞ ĐẦU. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài.8
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.9
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.9
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .10
5. Quan điểm nghiên cứu .12
6. Phương pháp nghiên cứu .13
7. Những đóng góp chính của đề tài.15
8. Cấu trúc của luận văn .15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI. 16
1.1. Một số vấn đề về du lịch sinh thái .16
1.1.1. Khái niệm DLST .16
1.1.2. Vai trò DLST.19
1.1.3. Các đặc trưng của DLST.21
1.1.4. Các nguyên tắc của DLST.22
1.1.5. Những yêu cầu của DLST.24
1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái.26
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái (TNDLST).26
1.2.2. Đặc điểm TNDLST .28
1.2.3. Phân loại TNDLST.29
1.3. Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái trên thế giới .30
1.3.1. Du lịch sinh thái ở Nhật Bản.30
1.3.2. Du lịch sinh thái ở Lào .33
1.3.3. Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos (Ecuador) .34
1.4. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.36
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI PHÚ QUỐC . 39
2.1. Khái quát về huyện đảo Phú Quốc .39
132 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú quốc tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề cuộc sống của người dân nơi đây. Tóm lại, Phú Quốc
có ít trung tâm mua sắm vì vậy hạn chế rất nhiều đến chi tiêu của khách. Kết thúc giai
đoạn phát triển kinh tế 2005 – 2010, Phú Quốc đã đầu tư vào nhiều dự án về thương
mại và đã cơ bản hoàn thành như khôi phục, nâng cấp lại các chợ Cầu Sấu, chợ Gành
Dầu, chợ Hàm Ninh, Trung tâm thương mại Dương Đông, Trung tâm thương mại An
Thới, Trung tâm thương mại Dương Tơ...
2.2.2.2. Cơ sở vật chất –kỹ thuật
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu du lịch trong và ngoài nước, khai thác tốt
hệ thống TNDLST, công tác xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho du khách.
* Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2000 - 2012, cùng với gia tăng về số lượng khách du lịch,
CSVCKT phục vụ du lịch đã có những bước chuyển biến căn bản cả về số lượng và
chất lượng. Năm 2012, toàn huyện có 100 CSLT, với khoảng 2.000 phòng, có khả
năng tiếp khoảng 2.500 khách lưu trú mỗi ngày, trong đó có 16 khách sạn đạt tiêu
chuẩn từ 1 – 4 sao.
10 14
24 28
30 32
40
15
22
28
40 42 42
60
25
36
52
68 72
74
100
0
20
40
60
80
100
120
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
Khách
sạn
Nhà
nghỉ,
nhà trọ
Tổng số
cơ sở
lưu trú
57
Hình 2.1. Biểu đồ cơ sở lưu trú hoạt động Phú Quốc (Đơn vị: Cơ sở)
Nguồn: Chi cục thống kê Phú Quốc năm 2013
Hệ thống khách sạn; nhà nghỉ; nhà trọ ngày càng tăng nhanh, nhất là khi được
chính phủ ban hành quyết định 178/2004/QĐ-TTG. Giai đoạn 2010-2012 tăng nhanh
nhất, tăng đến 26 CSLT.
Bên cạnh đó, số phòng và số giường nghỉ cũng không ngừng tăng nhanh cả
quy mô và chất lượng để phục vụ du khách. Khả năng phục vụ cũng khá đa dạng cho
du khách, khách quốc tế, nội địa hạng sang đến Phú Quốc được phục vụ trong các
resort 3-4 sao đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, hạng khách thường cũng được phục vụ
bởi hệ thống nhà nghỉ bình dân, đáp ứng cho mọi đối tượng du khách.
Bảng 2.3. Số phòng và số giường du lịch Phú Quốc
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Phòng đặc biệt 100 105 130 175 182
Loại I 350 365 439 520 625
Loại khác 819 842 929 1.120 1.168
Tổng số phòng 1.269 1.312 1.498 1.815 1.975
Tổng số giường 2.095 2.182 2.461 3.098 3.366
Nguồn: Chi cục Thống kê Phú Quốc năm 2013
Tuy nhiên, do mức độ đầu tư và phát triển còn chậm, nhất là CSLT gắn với các
địa bàn DLST chưa có. Phần lớn khách du lịch đến Phú quốc có thời gian lưu trú thấp
(từ 1 – 2 đêm), một trong những nguyên nhân là do giá thuê các CSLT còn cao; thiếu
đồng bộ và chưa hội đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Các CSLT quá
tải vào mùa du lịch, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho khách. Đặc biệt vào các ngày nghỉ
lễ 30/4 – 1/5 hay 24/12 (Noel) và Tết dương lịch. Nếu như trên thế giới chọn CSLT
với nhiều loại như khách sạn, motel, camping, bugalow, hay làng du lịch, thì Phú
Quốc phổ biến là khách sạn, resort, các nhà nghỉ, nhà trọ... với chất lượng từ cao cấp
5 sao đến loại bình dân. Trong những năm gần đây, hệ thống CSLT ở Phú Quốc phát
triển với tốc độ nhanh theo hướng nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng các cơ sở
58
kinh doanh mới bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Hầu hết, các thành phần kinh
tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhìn chung các phòng ở khách sạn đảm
bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đã
thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hóa các dịch vụ, giảm giá
phòng theo các tour, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường công tác quảng cáo
tiếp thị. Tuy nhiên, mật độ phân bố các khách sạn, các resort đạt chuẩn chủ yếu tập
trung ở các trung tâm như thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới đã hạn chế rất nhiều
đến việc phát triển du lịch trên quy mô toàn huyện đảo.
* Cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống ở huyện đảo khá phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm
nhà hàng, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn, quán ăn nhanh...Có các cơ sở ăn
uống nằm ngay trong các cơ sở lưu trú khách sạn và có các cơ sở ăn uống nằm độc
lập bên ngoài cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trên bãi biển, trong các cơ
sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau cũng như
cộng đồng dân cư.
Hiện nay, trên huyện đảo có 1.491 cơ sở ăn uống phục vụ cho du khách và
người dân trên huyện đảo. Các nhà hàng nằm ngay trong các khu khách sạn, Resort
3-4 sao có thể đáp ứng phục vụ các món ăn Âu, Á cho du khách quốc tế. Ngay trên
địa bàn cũng có các cơ sở ăn uống do người nước ngoài làm chủ nên món ăn phương
tây cũng hết sức đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách quốc tế.
Bên cạnh đó, các cơ sở ăn uống nằm ngoài cơ sở lưu trú phục vụ các món ăn
truyền thống, đặc sản địa phương đáp ứng được nhu cầu du lịch hiện tại. Nhiều cơ sở
được đánh giá cao về chất lượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như:
nhà hàng Trùng Dương, nhà hàng Zen, nhà hàng Sông Xanh, nhà hàng Long Beach,
nhà hàng Song Lê...
Tuy nhiên, thời gian tới cần đầu tư mở rộng thêm cơ sở ăn uống, chất lượng
phục vụ cho du khách vì số lượng khách ngày càng tăng, cơ sở như hiện tại sẽ không
đáp ứng được cho du khách.
* Các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm
59
So với nhu cầu du lịch và số lượng khách du lịch Phú Quốc tăng nhanh như
hiện nay thì các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm của huyện đảo cũng chưa đáp ứng
được nhu cầu cho khách nhất là dịp lễ, tết. Mặc dù, các cơ sở kinh doanh, mua sắm
không ngừng tăng lên các shop đồ lưu niệm, các dịch vụ mua sắm...
Tuy số lượng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ du lịch còn ít nhưng
khẳng định được chất lượng và thương hiệu của mình. Qua khảo sát và kiểm tra của
Sở văn hóa, thể thao du lịch Kiên Giang đã kết luận nhiều cơ sở kinh doanh, mua sắm
của Phú Quốc đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch: các nhà thùng nước mắm Khải Hoàn,
nước mắm Hưng Thịnh, nước mắm Hưng Thành; cơ sở sản xuất rượu sim Bảy Gáo,
Sim Sơn; và một số điểm tham quan vườn tiêu, vườn sinh thái...
Các dịch vụ bar, spa, massage, karaoke có chất lượng cũng ngày một được
tăng lên để phục vụ nhu cầu cho du khách, nhất là khách quốc tế. Hệ thống các dịch
vụ này phần lớn được bố trí ngay trong hệ thống các khách sạn, resort lớn của huyện
đảo: Sài Gòn-Phú Quốc, Thiên Hải Sơn, Bluelagoon, Thiên Thanh, Famiana...
Hiện nay, các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ DLST cũng chưa được chú ý đầu
tư riêng. Để tạo nên sự đa dạng trong hoạt động du lịch, góp phần giữ chân du khách
dài ngày hơn, bên cạnh đầu tư mở rộng các điểm DLST, cần đa dạng các loại hình
DLST. Có như vậy, du khách đến với Phú Quốc mới có điểm tham quan, điểm mua
sắm, điểm nghiên cứu và điểm để chơi, du khách mới có mục đích để chi tiêu, địa
phương sở tại mới tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngành du lịch.
2.2.3. Đánh giá chung tiềm năng du lịch sinh thái Phú Quốc
Nhìn chung, Phú Quốc có nhiều tiềm năng phát triển DLST, đặc biệt tiềm năng
về HST rừng, HST biển đảo, HST San Hô, thảm cỏ biển có giá trị lớn nhất cho
DLST. Ngoài ra còn các HST nông nghiệp hồ tiêu, giá trị văn hóa gắn liền với cộng
đồng địa phương. Với nguồn tài nguyên đặc trưng cùng CSHT, CSVCKT đã tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST.
Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên cho phát triển DLST ở huyện đảo còn
nhiều hạn chế. Một số điểm tài nguyên hấp dẫn được đưa vào khai thác nhưng quy
60
mô nhỏ, tự phát, chưa chú ý đến tôn tạo, bảo vệ, khai thác hướng đến lâu dài, hiệu
quả kinh tế chưa cao.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng,
thiếu CSVCKT và nguồn lao động DLST chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm này,
nhiều điểm tài nguyên DLST hấp dẫn chưa có hệ thống đường ô tô hoàn chỉnh, nhất
là tuyến đường ô tô nối các bãi biển. Vì vậy, việc khai thác các điểm phục vụ còn
nhiều khó khăn, chất lượng phục vụ chưa cao.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân nói chung về bảo vệ thiên nhiên môi trường
chưa cao và chưa đồng bộ. Nhiều tài nguyên còn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm,
làm tăng thêm sức ép trong vấn đề bảo vệ rừng và phát triển DLST. Các lễ hội có quy
mô chưa lớn, chưa tập trung, nên việc tổ chức thành điểm, tuyến DLST gặp nhiều
khó khăn.
Những điều này làm hạn chế lượng du khách đến với điểm DLST, các nhà đầu
tư cũng nản lòng, hiện tại chỉ tạo ra SPDL còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm
năng mà thiên nhiên ban tặng.
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
2.3.1. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch Phú Quốc
Phú Quốc với tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú. Xác định được
vai trò, vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế và tiềm năng du lịch
của mình, trong những năm qua ngành du lịch Phú Quốc đã có những bước phát triển
đáng kể, đóng góp lớn cho kinh tế tỉnh nói chung và Phú Quốc nói riêng.
2.3.1.1. Về Khách du lịch
Khách du lịch đến Phú Quốc không ngừng tăng nhanh. Năm 2000 mới chỉ đạt
con số 25.056 lượt khách, năm 2005 tăng lên 148.598 lượt khách, năm 2010 là
230.000 lược khách, năm 2012 là 318.581 lượt khách tăng 1,14 lần so với năm 2011.
Trong đó khách quốc tế 95.233 lượt, tăng 1,06 lần so với năm 2011.
Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Phú Quốc (Đơn vị: Lượt khách)
Năm 2000 2005 2010 2012
61
Khách du
lịch
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Khách
quốc tế
2.225 9 29.422 19.8 66.930 29.1 95.233 29.9
Khách nội
địa
22.801 91 119.176 80.2 163.070 70.9 223.348 70.1
Tổng lượt
khách
25.056 100 148.598 100 230.000 100 318.581 100
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2013
Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Quốc tăng nhanh trong thời
gian qua do công tác quảng bá và đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc được đẩy mạnh
sau khi Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng nơi đây trở thành trung tâm DLST chất
lượng cao của quốc gia.
* Khách nội địa: Du khách đến Phú Quốc chủ yếu là khách nội địa (2005:
80.2%; 2010: 70.9%; 2012: 70.1%). Nguồn khách chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh,
ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc. Đi với mục đích tham quan thắng cảnh sinh thái, nghỉ
dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%), tập trung đông nhất vào mùa hè (từ tháng 4
đến tháng 9) và các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là trong các ngày lễ 30/4, 2/9, các ngày nghỉ
cuối tuần, thời gian lưu trú còn thấp trung bình là 1,9 ngày/lượt khách. Ngoài ra, còn
có khách đi dưới dạng hình thức công vụ như cán bộ, công nhân viên, doanh nhân...
thường kết hợp công tác với du lịch. Loại hình du lịch này diễn ra quanh năm. Đối
với loại khách đi với mục đích du lịch lễ hội –tín ngưỡng thường tập trung vào các
dịp lễ hội, tết Dương lịch, tết Nguyên Đán, đối tượng chính là người lớn tuổi, người
buôn bán kinh doanh.
Tỷ lệ khách du lịch đến từ khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm từ 65.1% (2005)
xuống 49.2% (2010). Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch đến từ miền ĐNB tăng lên từ
27.5% (2005) lên 36.1% (2010) do các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và
Phú Quốc trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả với các chương trình giảm giá
hấp dẫn. Tỷ lệ khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng nhanh nhờ các
62
chương trình quảng bá về Phú Quốc, nhất là từ khi tuyến bay thẳng Phú Quốc – Nội
Bài đi vào hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của du khách.
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu khách du lịch nội địa đến Phú Quốc (Đơn vị: %)
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện Phú Quốc năm 2011
* Khách quốc tế: Nhìn chung, khách quốc tế đến Phú Quốc còn ít nhưng tăng
nhanh trong giai đoạn 2000-2012. Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc với mục đích
chủ yếu là nghỉ dưỡng kết hợp tham quan danh thắng và tìm hiểu VHBĐ. Khách
quốc tế đến Phú Quốc tập trung đông nhất vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến
tháng 12, đặc biệt là trong dịp lễ Noel, Tết Dương lịch. Ngoài ra, còn có nhóm khách
đến với mục đích thương mại có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ
tốt, đặc biệt là coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ,
thời gian lưu trú không dài, đối với họ thời gian là “vàng” nên khi đến một nơi nào đó
họ đều tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở
các khách sạn thương mại cao cấp.
Khách du lịch có mục đích thăm thân nhân, chủ yếu là Việt Kiều về thăm gia
đình, họ hàng, quê hương. Mặc dù có thời gian lưu trú dài nhưng ít sử dụng dịch vụ
lưu trú, thường sử dụng dịch vụ chất lượng trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu
không cao. Nhóm du khách này gia tăng nhanh và nhiều người có nhu cầu quay trở
lại du lịch lần thứ 2, thứ 3... Về số lượng, khách Việt Kiều thăm thân nhân phát triển
tương đối ổn định trong tổng số khách quốc tế đến Phú Quốc. Ngoài ra, khách du lịch
49,2
36,1
14,7
Năm 2010 Năm 2005
8,8
7,7
Tây Âu-Bắc mỹ
7
5
63
đến với Phú Quốc với các mục đích như du lịch công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội
chợ, khách đi theo đoàn ngoại giao, đoàn thể thaokhông đáng kể và không ổn định.
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc (Đơn vị: %) Nguồn:
Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong thời gian qua thị trường khách du lịch
thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định do nhiều nguyên nhân
như CSHT còn yếu kém, thời gian đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế
khách như thành phố Hồ Chì Minh, Cần Thơ, Rạch Gía mất không nhiều nên khách ít
lưu trú qua đêm tại Phú Quốc (trung bình 2,5 ngày/ lượt khách).
Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức,
Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc) chiếm 18.2 %; khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia,
Campuchia) chiếm 6.8%.
Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều... là thị trường đầy tiềm năng,
chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp,
không khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên
hàng hóa mua sắm, đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm
chưa có nét đặc trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong
khu vực và các ĐDL khác trong nước.
Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Ôxtrâylia... có khả năng chi trả rất cao,
đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong
Năm 2005 Năm 2010
64
chi tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hóa phương Đông. Do đã quá
quen với cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỷ thuật cao cho nên họ ưu thích gần gũi
với thiên nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hóa
địa phương qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các
đặc điểm quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những
kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và người Khmer... tìm hiểu những nét đặc sắc
của các tôn giáo. Tuy nhiên, nhóm khách này đòi hỏi phải có tiện nghi sinh hoạt và
lưu trú đạt chuẩn, đặc biệt về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi
lại, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Du khách rất quan tâm đến
hàng hóa, đồ lưu niệm trong đó đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống; đồ giả
cổ, tranh ảnh mỹ thuật, nghệ thuật... Phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó,
đòi hỏi phải có chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào
tạo nhân lực.
Nhìn chung, số lượng khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm tốn so với tiềm
năng, tỷ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi
tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao.
2.3.1.2. Về lực lượng lao động du lịch
Trong những năm qua, ngành du lịch Phú Quốc đã thu hút nhiều lao động
trong và ngoài tỉnh. Các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động rất quan tâm tới
tuyển dụng, đào tạo trước đội ngũ lao động. Thu hút về huyện các quản lý nước ngoài
có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm cỡ quốc tế, lao động
chuyên môn tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp.
Bảng 2.5. Lao động trong ngành du lịch huyện Phú Quốc
(Đơn vị: người)
Năm
Số lao động
2000 2002 2004 2005 2008 2010 2012
Lao động trong các
khách sạn, nhà hàng
1.721 1.896 2.090 2.391 2.409 3.842 4.658
Lao động trong các 96 101 107 287 595 1.375 1.912
65
Cty lữ hành
Tổng lao động 1.817 1.997 2.197 2.678 3.004 5.217 6.570
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc 2013
Số lao động trong ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chỗ
của địa phương và nguồn lao động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét
về tổng thể, lực lượng lao động trong ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực:
chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và thương
mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, đặc biệt lao động trong
các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nước ngoài.
Số lượng lao động phục vụ du lịch của huyện ngày càng tăng góp phần tích cực
giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần thay
đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây, thị trường khách quốc tế đến huyện
tăng nhanh, nhưng thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo tiếng
nước ngoài trong hoạt động phục vụ khách.
Bảng 2.6. Lao động du lịch Phú Quốc phân theo trình độ
Năm
Tổng
lao
động
(người)
Trình độ ĐH,
CĐ
Trình độ trung
cấp
Chưa qua đào tạo
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
2005 2.678 42 1.6 587 21.9 2.049 76.5
2010 5.217 100 2.1 1.330 25.4 3.787 72.5
Nguồn: Phòng LĐ & TBXH huyện Phú Quốc năm 2011
Hiện tại, số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao
động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn (27,5%) [23]. Số lao
động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động chưa qua đào
tạo, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao; chất lượng, khả năng quản lý của đội ngụ
cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là những
66
khách DLST thực thụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành du lịch nói
chung mà nhất là loại hình DLST.
HDV hoạt động chuyên trách về lĩnh vực DLST được đào tạo bài bản hầu như
là không có. Một số cán bộ lâm nghiệp được sử dụng để thuyết minh về sự ĐDSH
hoặc HST tự nhiên thì lại thiếu các nghiệp vụ cần thiết của một HDV du lịch; còn các
HDV du lịch bình thường lại không có kiến thức về sinh thái. Hiện nay, hầu như các
ĐDL đều sử dụng cùng HDV chung cho cả loại hình DLST và du lịch khác. Đây là
một trong những tồn tại của ngành, trong thời gian tới hoạt động DLST phải chú
trọng tới tuyển dụng và đào tạo đội ngũ này.
2.3.1.3. Về doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch Phú Quốc tăng ngày càng nhanh. Trong giai đoạn 2000-
2012, doanh thu du lịch tăng rất nhanh (năm 2000: 6,5 tỉ đồng; 2010: 500 tỉ đồng tăng
gấp 76,9 lần năm 2000; 2012: 910 tỉ đồng tăng gấp 1,82 lần năm 2010).
Hình 2.4. Biểu đồ doanh thu du lịch Phú Quốc (Đơn vị: tỉ đồng)
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2013
Mặc dù số lượng khách quốc tế chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với khách nội địa
nhưng doanh thu từ khách quốc tế lại khá cao và tăng nhanh. Điều này cho thấy, chi
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2000 2005 2010 2012
6,5
136,518
500
910
Doanh
thu từ
khách
quốc tế
Doanh
thu từ
khách
nội địa
Tổng
doanh
thu
67
tiêu từ khách du lịch nội địa là rất thấp và tỉ lệ lưu trú của khách nội địa cũng thấp
hơn khách quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho du lịch Phú Quốc phải có sự đầu tư:
cơ sở vui chơi, giải trí, nhiều dịch vụ khác...để lôi kéo khách chi tiêu du lịch và tăng
số ngày lưu trú nhằm mang lại hiệu quả tăng nhanh doanh thu du lịch.
Tuy du lịch Phú Quốc có bước phát triển nhanh, nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế của "đảo ngọc" này. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư,
chương trình, dự án du lịch triễn khai chậm. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông,
điện, nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ - du lịch chưa cao, khách lưu trú còn rất ít. SPDL
đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp
2.3.2. Hiện trạng phát triển DLST Phú Quốc
Những năm gần đây, cùng với hoạt động du lịch nói chung, DLST huyện được
hình thành và phát triển khá nhanh, số lượng khách DLST trong và ngoài nước đến
Phú Quốc không ngừng tăng, tham gia vào các tour DLST trên đảo chiếm hơn 80%
lượng khách, mang lại doanh thu cao cho ngành du lịch của huyện đảo.
Về khách nội địa, chiếm phần lớn trong tổng lượng khách đến. Họ tham gia
vào các tour tham quan, ngắm cảnh sinh thái là chủ yếu, gắn với tài nguyên biển, đảo,
văn hóa bản địa nơi cư dân trên đảo sinh sống; với các loại hình du lịch chủ yếu như
tham quan các HST, khám phá các đảo, câu cá, lặn ngắm san hô, tìm hiểu văn hóa địa
phương. Ngoài ra, khách cũng kết hợp với nghĩ dưỡng, hội nghị, hội thảo, hành
hương....
Khách DLST quốc tế tăng nhanh, đáng kể nhất là khách từ thị trường Tây Âu,
Bắc Mỹ chiếm phần lớn. Lượng khách này thường tham gia các tour do các công ty
du lịch trên đảo tổ chức, hoặc tự tổ chức tour khám phá riêng biệt thông qua hướng
dẫn địa phương: câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô, leo núi, đi xuyên Vườn Quốc
gia...
Có thể nói, nhờ vào HST đa dạng trên đảo đã làm cho DLST Phú Quốc khởi
sắc. Tuy chỉ là bước đầu phát triển nhưng với tiềm năng sẵn có Phú Quốc đã tận dụng
các điều kiện để khai thác phục vụ du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước
68
ngày càng nhiều, khai thác được nguồn TNDLST đa dạng về loại hình, có nhiều
SPDL đặc trưng phục vụ du khách.
2.3.2.1. Hiện trạng phát triển các loại hình DLST
Cùng với xu thế phát triển DLST của cả nước, DLST ở Phú Quốc đã và đang
phát triển với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của đảo. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm DLST đích thực ở huyện đảo chưa
được đầu tư phát triển, chủ yếu là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc
của DLST, bao gồm:
* Dã ngoại, tham quan thắng cảnh sinh thái: là loại hình phổ biến trên đảo,
được tổ chức cho du khách chủ yếu tham quan các thắng cảnh như: Dinh Cậu, Mũi
Gành Dầu, các bãi biển,..Loại hình được các công ty lữ hành trên đảo tổ chức theo
tour tham quan kết hợp với các tài nguyên khác. Tour được tổ chức theo hai hướng
chính:
Hướng Bắc đảo: Từ thị trấn Dương Đông, sau khi được ăn sáng, 8 giờ du
khách được xe, HDV đưa đi xuyên qua VQG ghé thăm các điểm mũi Gành Dầu, bãi
Dài, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa Cạn rồi về lại thị trấn Dương Đông, thời gian trong nửa
ngày.
Hướng Nam Đảo: Từ thị trấn Dương Đông, ăn sáng, sau đó xe đưa du khách
theo hướng Tây dọc bờ biển ngắm bãi Trường, bãi Vườn Dừa, kết hợp tham quan nhà
thùng nước mắm, di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, ghé bãi Sao dùng cơm trưa, tham
quan, tắm biển, sau đó về lại Dương Đông, thời gian trong một ngày.
Tất cả khách đoàn đặt các công ty lữ hành sẽ được tham gia tour này. Hoạt
động chính của tour là tham quan, ngắm cảnh hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng
không khí trong lành, kết hợp với tắm biển...Những du khách lần đầu tiên đến Phú
Quốc cảm thấy thích thú bởi những điểm, bãi biển mới lạ đẹp mắt rất thích thú, hấp
dẫn. Tuy nhiên, những khách đến nhiều lần thì không còn hấp dẫn bởi SPDL khá đơn
điệu, thậm chí nghèo nàn chưa có hoạt động nổi bật, hấp dẫn, chưa thật sự thu hút sự
quan tâm của nhiều du khách, một phần là do hạ tầng giao thông chưa tốt, đi lại còn
khó khăn, các thắng cảnh nằm cách xa nhau nên khai thác còn hạn chế, chưa có các
69
hoạt động, khu vui chơi giải trí phục vụ du khách, cơ sở lưu trú chưa được đầu tư
nhiều...Tất cả những điều đó làm cho du khách chỉ đến một lần và ít quay lại. Trên cơ
sở đó, muốn phát triển cần phải có những định hướng cụ thể tạo nên SPDL thật sự lôi
cuốn du khách.
* Tham quan, nghiên cứu ĐDSH ở VQG: Hiện nay, DLST ở VQG được coi là
đang phát huy thế mạnh của đất nước. Trên đảo, VQG Phú Quốc hiện cũng đang
được khai thác tham quan, nghiên cứu ĐDSH của vườn, nhưng ở mức độ nhỏ chưa
tương xứng với tiềm năng. Hoạt động chính chủ yếu đưa khách tham quan, ngắm
cảnh, đi xuyên VQG nhờ hệ thống đường mòn. Khởi hành vào lúc 8 giờ sáng tại trạm
kiểm lâm, theo lối mòn của thợ săn và hướng dẫn của nhân viên kiểm lâm, du khách
bắt đầu chuyến du hành khám phá thảm thực vật phong phú ngay chân đồi, tiếp tục
thử thách theo con đường ngoạn mục kết hợp chinh phục đỉnh núi chúa (603 m) bằng
nhiều cách như đi vòng hoặc leo thẳng lên đỉnh bằng dây rừng bám cheo leo, xuyên
dưới tán cây cổ thụ hàng trăm tuổi, tận hưởng làn gió mát rượi, rì rào hòa lẫn tiếng
c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_26_1578679102_6672_1872361.pdf