Luận án Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Nguyễn Thị Ngọc Anh

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC BẢN ĐỒ ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ x

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của luận án 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Những đóng góp mới của luận án 4

5. Khung lý thuyết, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 5

6. Cấu trúc của luận án 11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ 12

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hành lang kinh tế 12

1.1.1. Các công trình ngoài nước 12

1.1.2. Các công trình trong nước 17

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứuvề phát triển du lịch, phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế 21

1.2.1.Các công trình ngoài nước 21

1.2.2. Các công trình trong nước 23

Tiểu kết chương 1: 30

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ 32

2.1. Cơ sở lý luận 32

2.1.1. Hành lang kinh tế trong mối quan hệ với phát triển du lịch 32

2.1.1.1. Hành lang kinh tế và ý nghĩa của nó đối với phát triển du lịch 32

2.1.1.2. Đặc điểm của tuyến hành lang kinh tế trong quan hệ với phát triển du lịch 34

2.1.1.3. Vai trò của tuyến hành lang kinh tế đối với phát triển du lịch 36

2.1.2. Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế 36

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo tuyến HLKT 40

2.1.3.1. Lợi ích kinh tế (lợi nhuận) 40

2.1.3.2. Chính sách phát triển du lịch và quyết tâm chính trị của các cơ quan quản lý 42

2.1.3.3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 43

2.1.4. Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế 47

2.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT. 50

2.1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của kết qủa và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT. 52

2.2. Cơ sở thực tiễn 53

2.2.1. Từ thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới 53

2.2.2. Từ thực tiễn Việt Nam 55

2.2.2.1. Tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh 57

2.2.2.2. Tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) 59

2.2.2.3. Tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Nam 60

2.2.2.4. Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 61

2.2.2.5. Tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài 64

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 66

Tiểu kết chương 2 67

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 68

3.1. Đánh giá tiềm năng, thế mạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội 68

3.1.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 68

3.1.1.1. Khái quát về HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 68

3.1.1.2. Khái quát lợi thế so sánh và hạn chế giữa tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội với các tuyến HLKT khác ở phía Bắc 70

3.1.2. Những lợi thế để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 70

3.1.2.1. Đặc điểm để phát triển du lịch 70

3.1.2.2. Hạ tầng kinh tế xã hội 75

3.1.2.3. Khả năng liên kết ngoài 79

3.1.2.4. Nhu cầu của thị trường 79

3.1.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 80

3.1.3.1. Lợi nhuận thấp vì thiếu sự liên kết 80

3.1.3.2. Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách chưa đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT 84

3.1.3.3. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chưa xây dựng được các tour du lịch hấp dẫn, độc đáo 90

3.2. Thực trạng phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 92

3.2.1. Khách du lịch 92

3.2.2. Doanh thu du lịch 99

3.2.3. Lao động du lịch 101

3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 103

3.2.4.1. Cơ sở lưu trú 103

3.2.4.2. Nhà hàng 105

3.2.5. Đầu tư phát triển du lịch 105

3.2.6. Phân tích lợi thế và hạn chế khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội 106

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch theo tuyến HLKT của lãnh thổ nghiên cứu 108

3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 108

3.3.2. Nguyên nhân khách quan 110

Tiểu kết chương 3: 112

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HLKT LẠNG SƠN – HÀ NỘI 113

4.1. Bối cảnh phát triển du lịch của tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội 113

4.1.1. Bối cảnh quốc tế 113

4.1.2. Bối cảnh trong nước 114

4.2. Quan điểm phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 116

4.3. Dự báo một số chỉ tiêu về phát triển của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua 117

4.3.1. Dân số và khả năng phát triển kinh tế của lãnh thổ nghiên cứu 117

4.3.1.1. Dự báo dân số 117

4.3.1.2. Dự báo phát triển kinh tế của 4 địa phương thuộc lãnh thổ nghiên cứu 118

4.3.2. Dự báo khách du lịch và doanh thu du lịch 119

4.3.3. Lựa chọn các phương án phát triển du lịch 121

4.4. Định hướng phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội 122

4.4.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 123

4.4.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch 126

4.4.3. Định hướng kết nối du lịch giữa các địa phương 130

4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội 134

4.5.1. Đầu tư cho phát triển du lịch 136

4.5.2. Hợp tác, liên kết phát triển du lịch 138

4.5.2.1. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch 138

4.5.2.2. Đối với các địa phương 139

4.5.3. Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương 142

4.5.4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch 143

4.5.5. Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao 145

4.5.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển du lịch của nhà nước 147

4.5.6.1. Hoàn thiện chủ trương phát triển du lịch theo tuyến HLKT 147

4.5.6.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch theo tuyến HLKT 148

4.5.7. Xác định danh mục dự án ưu tiên phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững. 150

4.6. Đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội đến năm 2025 152

4.6.1. Đánh giá khái quát 152

4.6.2. Đánh giá theo chỉ tiêu 153

Tiểu kết chương 4 154

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

 

docx202 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Nguyễn Thị Ngọc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau nhưng chưa thực sự phát huy hết các tiềm năng du lịch của mình. Sự liên kết, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng sẽ tạo nên sự phát triển vững chắc cho du lịch của cả 4 địa phương. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách phát triển, liên kết hợp lí, đúng đắn để khai thác tối đa lợi thế, ưu thế nổi trội của Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trong phát triển du lịch theo tuyến HLKT. 3.1.2.3. Khả năng liên kết ngoài - Từ Lạng Sơn có thể kết nối dễ dàng với TP. Nam Ninh của Trung Quốc và đi tiếp tới Quảng Châu và tới Quế Châu. Quảng Tây có số dân khoảng 46 triệu người, có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch. Khi đến Quảng Châu du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp, ẩm thực nổi tiếng. - Từ Hà Nội tỏa đi nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, độc đáo, có khả năng bổ sung sự phong phú và đa dạng về sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời, Hà Nội là đầu mối giao thông, cửa khẩu hàng không, thuận lợi để thu hút khách du lịch từ các thị trường khác đến: + Từ Hà Nội đi Hạ Long và Móng Cái để tham quan di sản thiên nhiên, vănhóa Hạ Long và nghỉ mát, nghỉ dưỡng biển. + Từ Hà Nội đi Hải Phòng để nghỉ biển tại Cát Bà và tham quan nhiều di tích về bà Lê Chân, Thành Nhà Mạc và rừng quốc gia. + Từ Hà Nội tới Ninh Bình để tham quan di tích nhà Đinh – Lê, Tam Cốc Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch Trường Yên, khu chùa Bái Đính và rừng quốc gia Cúc Phương. + Từ Hà Nội đi Thanh Hóa để tham quan các di tích Thành Nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh, rừng quốc gia Pu hen, Suối Ngọc cá thần Cẩm Lương, nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn... 3.1.2.4. Nhu cầu của thị trường Miền Bắc Việt Nam (tính từ Thanh Hóa trở ra) hiện có khoảng 35 triệu người. Nếu chỉ tính 10% số người tham gia du lịch thì đã có khoảng 3,5 - 4 triệu người đi du lịch. Hàng năm Hà Nội đón khoảng 3 triệu khách quốc tế. Nếu 30% số này tham gia du lịch tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội thì cũng đã có 1 triệu khách quốc tế du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Nếu tính trên phạm vi cả nước, hàng năm khách du lịch nội địa về Hà Nội tham quan, viếng Lăng Bác, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu, hội thảo, hội nghị tương đối lớn. Lạng Sơn là tỉnh biên giới, với khu kinh tế cửa khẩu sầm uất Đồng Đăng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều tài nguyên nhân văn, tâm linh độc đáo hàng năm cũng thu hút một lượng khách tương đối lớn tới du lịch mua sắm, du lịch vùng biên, du lịch tâm linh (Đền Bắc Lệ, chùa Tam Thanh, Nhị Thanh). Giáp Lạng Sơn là tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có số dân khoảng 46 triệu người. Nếu 10% số này tham gia du lịch theo tuyến HLKT này thì đã có khoảng 4 triệu du khách quốc tế qua cửa khẩu Lạng Sơn đến nước ta nói chung và HLKT Lạng Sơn - Hà Nội nói riêng. Theo dự báo của các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự án phát triển tuyến HLKT Lạng Sơn - Hồ Chí Minh - Mộc Bài thì giá trị giao thương qua cửa khẩu Lạng Sơn sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD vào năm 2020. 3.1.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 3.1.3.1. Lợi nhuận thấp vì thiếu sự liên kết Trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đang thiếu sự liên kết nên nhìn chung sự phát triển du lịch có hiệu quả thấp; chưa phát huy được sức mạnh của các trung tâm đô thị - du lịch và do đó mức doanh thu không có được do thiếu liên kết là rất đáng kể (nếu tính toán theo mức gia tăng phát triển do liên kết của tuyến hành lang kinh tế đường 18 vào khoảng 1,66 lần và của tuyến hành lang TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài mà tác giả luận án đã nhắc tới ở phần tổng quan thì doanh thu và số lượng khách du lịch đã kém khoảng 1,6 - 1,7 lần do thiếu liên kết theo tuyến HLKT). Có thể nói đây là khoản thất thoát đáng kể. Sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực hơn trước, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; thiếu sự liên kết giữa các trung tâm đô thị - du lịch (mà cụ thể là giữa các thành phố Lạng Sơn, TP. Bắc Gang, TP. Bắc Ninh và TP. Hà Nội), sự phát triển của các địa phương thuộc lãnh thổ nghiên cứu đang trong tình trạng “tự phát và cục bộ” nên vừa mất đi sự hài hòa vừa gây lãng phí đối với nhiều khâu dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí. Vấn đề liên kết các chương trình du lịch của các địa phương thành chương trình chung của tuyến HLKT còn đơn điệu, chưa đa dạng; Chưa xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp, chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT; Kết cấu hạ tầng phát triển du lịch còn nhiều bất cập, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của điểm đến du lịch trên tuyến HLKT chưa tốt Qua tính toán theo các chỉ tiêu và công thức tính đã trình bày ở chương 2 và qua phân tích số liệu cho thấy, do thiếu sự liên kết nên nhìn chung phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội còn rất hạn chế và hiệu quả đem lại chưa lớn như tiềm năng của tuyến, chưa phát huy được sức mạnh của các trung tâm đô thị - du lịch. Nhìn chung, hoạt động du lịch theo tuyến HLKT mới đóng góp khoảng 33 - 35% cho kết quả hoạt động du lịch của bốn địa phương có tuyến HLKT chạy qua. Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển du lịch đối với tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội Đơn vị: % Chỉ tiêu 2010 2015 2016 1. Tốc độ tăng doanh thu du lịch. (Theo giá 2010) 4,9 6,7 6,9 Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT 26,2 31,8 30,9 2. Năng suất lao động du lịch, tính theo doanh thu. (Theo giá 2010) 41,2 52,1 56,6 Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT 27,5 32,4 31,8 3. Tỷ trọng GTGT trong doanh thu (Theo giá hiện hành) 31,6 34,5 35,7 Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT 34,2 36,9 36,1 4. Tỷ trọng GTGT du lịch trong tổng GRDP của các địa phương trong lãnh thổ nghiên cứu (Theo giá 2010) 2,8 3,7 4,2 5. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động xã hội của các địa phương 1,9 2,3 2,8 Nguồn: Tác giả xử lý theo [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50] Nhìn chung, tốc độ tăng doanh thu du lịch của lãnh thổ nghiên cứu còn thấp, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu du lịch của cả nước, trung bình trong giai đoạn 2010 – 2016 tăng 6,2%, trong khi cả nước là gần 20%. Năng suất lao động chưa cao, giai đoạn 2010 – 2016 đạt 49,9%. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động xã hội của các địa phương thấp, năm 2010 là 1,9%, đến 2016 đạt 2,8%, như vậy số lao động làm trong ngành du lịch quá ít, chưa mang lại năng suất lao động cao. Tốc độ tăng đối với khách du lịch và doanh thu du lịch của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, so với cả nước nhiều chỉ tiêu tăng thấp hơn (xem Bảng 3.4) Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về du lịch của lãnh thổ nghiên cứu và của cả nước Chỉ tiêu 2010 2015 2016 Tốc độ tăng BQ/năm (%) 1. Cả nước Dân số (nghìn người) 86.947 92.942 95.449 1,34 Khách du lịch (nghìn lượt người) 66.535 109.480 118.239 10,8 + Khách nội địa 57.897 99.415 106.369 10,7 + Khách quốc tế 8.638 10.065 11.870 5,4 Doanh thu du lịch, giá hiện hành(tỷ VNĐ) 96.000 337.300 400.000 26,9 Bình quân chi tiêu/1 lượt khách (VNĐ/1 lượt người) 1.442.850 3.080.928 3.382.979 15,3 2. Lãnh thổ nghiên cứu Dân số (nghìn người) 9.953 10.943 11.282 1,8 % so cả nước 11,4 11,8 12,1 - Khách du lịch (nghìn lượt người) 14.556 20.222 21.905 7,0 % so cả nước 21,8 28,1 29,4 - + Khách nội địa 12.595 3.605 17.895 6,0 + Khách quốc tế 1.961 16.617 4.010 12,7 Doanh thu, giá hiện hành (tỷ VNĐ) 9.244 56.414 59.057 26,2 % so cả nước 9,6 16,7 14,7 - Bình quân chi tiêu/1 lượt khách (VNĐ/1 lượt người) 928.765 2.789.733 2.896.051 20,9 Nguồn: Tác giả xử lý theo [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50] Năm 2016 Biểu đồ 3.1. Khách du lịch lãnh thổ nghiên cứu so với khách du lịch của cả nước Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu bảng 3.4 Từ biểu trên cho thấy du lịch của lãnh thổ nghiên cứu phát triển hơn so với mức phát triển du lịch chung của cả nước. Năm 2016, trong khi bình quân 1 người dân ở lãnh thổ nghiên cứu có 1,94 khách du lịch thì của cả nước chỉ đạt khoảng 0,77 khách du lịch. Mức chi tiêu của 1 khách du lịch di chuyển trên tuyến Lạng Sơn – Hà Nội chỉ bằng khoảng 69% mức trung bình của cả nước. Năm 2016, lượng khách và tổng thu từ khách du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh, du lịch Việt Nam đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26,0 % so với 2015, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 400.000 tỷ đồng (Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam). Đối với lãnh thổ nghiên cứu: Năm 2016 mặc dù dân số của vùng nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 11,5-12% dân số chung của cả nước nhưng, chiếm tới 21- 29% khách du lịch và doanh thu du lịch chiếm khoảng 20 -14% doanh thu du lịch của cả nước. Điều đáng nói là so với cả nước năm 2016 tỷ trọng doanh thu của lãnh thổ nghiên cứu có giảm đi. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch là 7,0%, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch là 26,2%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch của cả nước. Điều đó cho thấy doanh thu trên mỗi khách du lịch của lãnh thổ nghiên cứu giảm sút và cũng cho thấy hiệu quả du lịch của lãnh thổ nghiên cứu thấp hơn mức trung bình chung của cả nước. Bình quân chi tiêu trên 1 lượt khách còn thấp, thấp hơn mức trung bình của cả nước, điều này cho thấy hiệu quả phát triển du lịch của 4 địa phương còn thấp, một phần do chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hành, lữ hành còn thấp, thể hiện ở bảng 3.5: Bảng 3.5: Lợi nhuận chia theo các dịch vụ kinh doanh du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội năm 2016 STT Dịch vụ kinh doanh (Tính theo1 lượt khách/năm) Doanh thu (1000đ) Chi phí (1000đ) Lợi nhuận Số tuyệt đối (1000đ) Tỉ lệ (%) 1 Nhà nghỉ 2.500 2.275 225 9 2 Nhà hàng 370 331,5 38,5 10,5 3 Kinh doanh lữ hành 1.750 1601,5 148,5 8,5 Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016 3.1.3.2. Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách chưa đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước hoạt động du lịch của các địa phương trong HLKT Lạng Sơn – Hà Nội bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến các địa phương trong HLKT. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch của các địa phương trong HLKT nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung. Sự gia tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu từ du lịch của cả nước tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mối quan hệ Việt -Trung, đã làm ảnh hưởng đến kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Nhu cầu khách thay đổi, dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và được cải thiện về chất lượng, đã dẫn đến sự thay đổi mạnh trong cơ cấu thu nhập du lịch của khu vực. Thu nhập từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, các văn bản luật pháp và các chính sách của Đảng và Nhà nước đều chưa đề cập nhiều và chưa có những chính sách cụ thể cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT, tác giả đã thống kê và phân tích tại bảng 3.6. Bảng 3.6: Các văn bản của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Tên văn bản Nội dung đề cập Hạn chế, thiếu sót đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT 1. Luật Du lịch, ban hành ngày 19/06/2017(Số hiệu09/2017/QH14), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Quản lý chung ngành Du lịch: Quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch Luật có quy định về khu du lịch, điểm du lịch, chính sách phát triển du lịch, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng, nhưng chưa nói đến du lịch theo tuyến HLKT. 2. Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Trong chiến lược có nhấn mạnh đến việc liên kết vùng để phát triển du lịch nhưng chưa nói đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT 3. Chỉ thị 18/CT-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” - Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch. - Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực - Triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch Chiến lược có đề cập đến liên kết để phát triển du lịch, nhưng chưa đề cập nhiều và chưa có giải pháp cụ thể để phát triển du lịch theo tuyến HLKT. 4. Quyết định số 201/QĐ - TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” - Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. - Mục tiêu cụ thể: Về tổ chức lãnh thổ (Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Kèm theo quyết định này danh mục các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch); Các chỉ tiêu về phát triển ngành: số khách du lịch, doanh thu, cơ sở lưu trú, lao động nhưng trong Quy hoạch cũng chưa đề cập đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT 5. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “ Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” - Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. - Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong Nghị quyết cũng thể hiện rõ quan điểm về tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch, nhưng cũng chưa nhắc đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT 6. Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Đánh giá tổng thể và có hệ thống về nguồn lực; hiện trạng phát triển du lịch Hà Nội và xác định rõ những nguyên nhân của hiện trạng. - Xác định bối cảnh phát triển, những khó khăn, thuận lợi và cơ hội, thách thức; vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Dự báo các phương án phát triển của du lịch Hà Nội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Xác định rõ hệ thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và các thị trường du lịch chủ yếu của du lịch Hà Nội - Xác định tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Thủ đô và đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch ở Hà Nội Đưa ra được những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để thực hiện các định hướng phát triển, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của Thủ đô Đã đề cập đến vấn đề liên kết để phát triển du lịch, tuy nhiên chưa sâu và cụ thể, chưa xây dựng được nhiều các sản phẩm du lịch liên kết. Một số chương trình liên kết đã được xây dựng và tiến hành khảo sát tại các địa phương Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang và đang được xây dựng thành các tour du lịch kết nối. Nhưng các chương trình phát triển du lịch theo tuyến HLKT chưa được đề cập sâu. 7. Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Đánh giá hiện trạng phát triển của 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Xây dựng các định hướng, chỉ tiêu phát triển cho mỗi lĩnh vực cũng như chung cho cả ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho đến năm 2020; Đề ra các giải pháp phát triển cho ngành từ đây cho đến năm 2020. 8. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 Xây dựng được hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường; + Đề xuất được các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn với tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở lập các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư, quản lý phát triển du lịch Lạng Sơn trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch các tỉnh vùng núi Đông Bắc, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh 9. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 - Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. - Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án 3.1.3.3. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chưa xây dựng được các tour du lịch hấp dẫn, độc đáo Theo kết quả điều tra, chỉ có 37,4 % các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã xây dựng và tổ chức chương trình du lịch liên kết dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội nhiều lần, 65,9 % chưa xây dựng và tổ chức (Bảng 3.9). Đánh giá về điều kiện để liên kết phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh với các địa phương lân cận của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội thì có tới 84% công ty lữ hành được hỏi đánh giá có điều kiện nhưng chưa đủ (Bảng 3.10); Có 87,9% du khách được hỏi không chọn các tour du lịch kết nối dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội vì sản phẩm du lịch còn đơn điệu, 80,2 % du khách cho rằng vì công tác truyền thông quảng bá còn hạn chế (Bảng 3.11). Cơ cấu doanh thu du lịch chưa tướng xứng với tiềm năng, thế mạnh du lịch của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội và chưa phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của các nước phát triển mạnh du lịch trong khu vực như Thái Lan, Singapo Dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm chưa được phát triển mạnh do thiếu liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ và giữa các địa phương, do chưa xây dựng được các tour du lịch hấp dẫn, độc đáo mang tính đặc thù trên tuyến. Điều này đã làm giảm mức chi tiêu của khách du lịch, đồng thời đã làm thất thu một khoản đáng kể (Bảng 3.7). Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu du lịch theo chuỗi cung ứng dịch vụ, 2010 – 2016 Đơn vị: % Lĩnh vực dịch vụ 2010 2016 Tổng doanh thu du lịch 100 100 + Kinh doanh lữ hành 20,6 21,3 + Khách sạn, nhà nghỉ 26,7 26,2 + Dịch vụ ăn uống 23,8 24,2 + Dịch vụ mua sắm 20,8 20,1 + Dịch vụ vui chơi, giải trí 2,7 2,4 + Dịch vụ khác 5,4 5,6 Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016 Bảng 3.8: Ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về việc xây dựng và tổ chức chương trình du lịch liên kết dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Nội dung Tổng số phiếu thu về Tổng số ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % Chưa xây dựng và tổ chức 91 60 65,9 Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức 91 30 32,9 Đã xây dựng và tổ chức một lần 91 42 46,2 Đã xây dựng và tổ chức nhiều lần 91 34 37,4 Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016 Bảng 3.9: Ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về điều kiện để liên kết phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh với các địa phương lân cận của tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Nội dung Tổng số phiếu thu về Tổng số ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % Có đủ điều kiện 91 12 13,2 Có điều kiện nhưng chưa đủ 91 84 92,3 Không có điều kiện 91 0 0 Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016 Bảng 3.10: Ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về việc các tour du lịch kết nối dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội ít được du khách lựa chọn Nội dung Tổng số phiếu thu về Tổng số ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % Sản phẩm du lịch còn đơn điệu 91 80 87,9 Công tác truyền thông quảng bá còn hạn chế 91 73 80,2 Chất lượng các dịch vụ không đảm bảo 91 40 43,9 Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên chưa tốt 91 62 68,1 Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016 Khả năng chi trả của khách du lịch thấp vì lượng du khách chủ yếu là khách Việt và khách Trung Quốc (khách từ châu Âu, Mỹ, các nước Đông Nam Á... chủ yếu đến Hà Nội và ít di chuyển trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội). Khả năng chi trả của cư dân địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đang thấp so với Hà Nội và cả nước. 3.2. Thực trạng phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Ngành kinh tế du lịch của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đã có những bước phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. 3.2.1. Khách du lịch Tổng số khách du lịch trên địa bàn nghiên cứu tăng đáng kể từ 2010 đến 2016 (tăng 7.349 nghìn lượt khách), tốc độ tăng bình quân 1 năm là 7,0% (thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước). Thống kê trên tuyến HLKT, lượng khách du lịch tăng mạnh hơn trên toàn địa bàn nghiên cứu, từ năm 2010 đến 2016 (tăng 3.731 nghìn lượt khách). Năm 2016, trong khi cả nước đón 10 triệu khách quốc tế, thì Hà Nội đón được 3,4 triệu khách (bằng khoảng 30% cả nước), nhưng Lạng Sơn chỉ đón được 28 vạn khách (tương ứng khoảng 8,5%). Sau khi làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch) và từ kết quả điều tra, phân tích số liệu thực tế, tác giả luận án xác định số du khách thực hiện du lịch theo tuyến HLKT vào năm 2010 đạt khoảng 15%, năm 2015 khoảng 21%, năm 2016 khoảng 27% so với tổng khách du lịch của địa bàn nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ sau khi có quyết định thành lập và phát triển HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, số lượng khách di chuyển theo tuyến hành lang có tăng lên, tuy nhiên số lượng tăng chưa nhiều, khách du lịch chủ yếu đến Hà Nội và di chuyển đến các điểm du lịch hấp dẫn khác trong cả nước (Hạ Long, Tràng An – Bái Đính, ...) (Bảng 3.11). Bảng 3.11: Tổng hợp khách du lịch của địa bàn nghiên cứu và dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Đơn vị: 1000 lượt người Địa phương 2010 2015 2016 Tốc độ tăng BQ năm(%) Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT Toàn lãnh thổ 14.556 2.183 20.222 4.247 21.905 5.914 7,0 Lạng Sơn 1.900 323 2.350 493 2.600 707 5,4 % so tổng số 13,1 13,5 11,6 11,6 11,9 11,9 - Bắc Giang 160 22 408 86 485 126 20,3 % so tổng số 1,1 1,1 2,0 2,0 2,2 2,2 - Bắc Ninh 196 27 500 106 620 161 21,2 % so tổng số 1,4 1,3 2,5 2,5 2,8 2,8 - Hà Nội 12.300 1.811 16.964 3.562 18.200 4.914 6,7 % so tổng số 84,4 84,5 83,9 83,9 83,1 83,1 - Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu trong [40, 41, 42, 43,47, 48, 49, 50] Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. Do khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chính trị tại một số nước trên thế giới, gồm có các thị trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam, tốc độ tăng lượng khách du lịch tại mỗi trung tâm đô thị - du lịch đều bị ảnh hưởng. Tuy vậy. mỗi trung tâm đô thị - du lịch đều có sức hút và có sức lan tỏa ra vùng lân cận, trong đó trung tâm đô thị - du lịch Hà Nội có số lượng khách du lịch lớn nhất, sau đó đến Lạng Sơn. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Hà Nội bình quân gần 7%/năm (trong đó khách quốc tế tăng 12,6%/năm, khách nội địa tăng 5,6%/năm); Năm 2016 đón 18,2 triệu lượt khách, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010, gấp 7,5 lần số lượng khách đến Lạng Sơn, 40 lần số lượng khách đến Bắc Giang, gấp 31,6 lần số lượng khách đến Bắc Ninh (Bảng 3.12) Bảng 3.12: Tổng hợp khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa của địa bàn nghiên cứu và dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Đơn vị: 1000 lượt người 2010 2015 2016 Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_du_lich_theo_tuyen_hanh_lang_kinh_te_lang.docx
Tài liệu liên quan