Luận án Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC BẢN ĐỒ viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

6. Lịch sử nghiên cứu 10

7. Đóng góp mới của đề tài 18

8. Cấu trúc đề tài 18

PHẦN NỘI DUNG 19

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG LIÊN KẾT VÙNG 19

1.1. Cơ sở lí luận 19

1.2. Cơ sở thực tiễn 44

Tiểu kết chương 1 49

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN 51

2.1. Khái quát về tỉnh An Giang và vùng phụ cận 51

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang 55

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết du lịch giữa An Giang và vùng phụ cận 68

2.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận 77

Tiểu kết chương 2 78

 

doc237 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khoảng 400.000m3 từ dòng suối Bạc đổ xuống. Khu vực hồ Soài So có phong cảnh hữu tình với khí hậu mát mẻ, trong lành, là nơi thích hợp để du khách vừa thong thả nghỉ ngơi, thư giãn vừa thưởng ngoạn phong cảnh núi non. Vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 (thời điểm này có thể thay đổi theo từng năm), nước hồ dâng cao, trong xanh và mênh mông hơn, tạo nên cảnh tượng mênh mông của vùng sông nước. Hạn chế: Hoạt động DL còn tự phát, loại hình và dịch vụ DL còn đơn điệu. 3.3. Thực trạng liên kết du lịch giữa An Giang với vùng phụ cận Thực trạng liên kết DL giữa An Giang và VPC được phản ánh thông qua hoạt động liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL, hoạt động liên kết xây dựng tour, chương trình DL, trao đổi dịch vụ, hoạt động liên kết quảng bá, xúc tiến DL, hoạt động liên kết đào tạo nhân lực,... Trong giới hạn, luận án tập trung phân tích 2 nội dung liên kết chính ở An Giang và VPC là liên kết về khai thác tài nguyên, phát triển SPDL; và liên kết về xây dựng tuyến, chương trình DL. Bên cạnh các số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lí nhà nước về DL, luận án cũng thống kê các chương trình DL cũng như thực hiện phỏng vấn một số công ty cung ứng dịch vu, lữ hành, lưu trú đang hoạt động tại địa bàn An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp. 3.3.1. Liên kết về khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch a. Phương diện liên kết Liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL là nội dung quan trọng trong liên kết PTDL giữa An Giang và VPC. Liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL tạo ra sức hấp dẫn, giúp khách DL có thể trải nghiệm nhiều giá trị, đồng thời góp phần đa dạng hóa dịch vụ, hạn chế sự trùng lặp về phát triển DL giữa các địa phương. Thông qua liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL tiến tới thực hiện mục tiêu về xây dựng không gian và SPDL có tính đặc thù toàn vùng. Nhìn chung thực trạng liên kết về khai thác tài nguyên và SPDL giữa An Giang và các địa phương VPC tập trung ở một số khía cạnh sau: * Liên kết trong đánh giá các TNDL của An Giang và VPC tiến tới xây dựng SPDL đặc thù của không gian liên kết Nội dung liên kết này được thể hiện Chương trình hợp tác phát triển DL Cụm phía Tây khu vực ĐBSCL (gồm 7 tỉnh thành: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, do Hiệp hội DL ĐBSCL chủ trì). Trong đó, nội dung liên kết về khai thác TNDL được xem là trọng tâm. Trong không gian DL này, các TNDL có tính nổi trội gồm TNDL gắn với sông nước sinh thái, TNDL biển đảo, TNDL tâm linh lễ hội. Gắn liền với nó là các SPDL có tính đặc thù gắn với không gian các địa phương An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp: SPDL nghỉ dưỡng biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên; DL lễ hội: Vía Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi; DL sinh thái: VQG Phú Quốc, U Minh Thượng, VQG Tràm Chim, rừng tràm Trà Sư, KDL sinh thái Gáo Giồng. Đối với An Giang và địa phương VPC (Cần Thơ, Kiên Giang), hàng năm thông qua cụm liên kết phía Tây, các địa phương thực hiện đánh giá các điểm DL tiêu biểu vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó góp phần hình thành sản phẩm DL mang tính liên vùng “ĐBSCL – Một điểm đến, 4 địa phương +”. Trong đó, một số TNDL có tính đặc sắc, nổi bật của từng địa phương được đưa vào chương trình xây dựng SPDL này gồm: Miếu Bà và các điểm KDL Núi Sam; rừng tràm Trà Sư; KDL Núi Cấm. Ở VPC, các TNDL được kết hợp gồm Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, làng DL Mỹ Khánh (Cần Thơ); Đảo Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang); VQG Tràm Chim; Gáo Giồng (MTDA, 2018). * Liên kết hợp tác phát triển kinh doanh SPDL trực tuyến liên vùng Thông qua triển khai áp dụng hình thức thương mại điện tử B2B, B2C, B2G và C2C các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành hướng tới việc đa dạng hóa các hình thức mua bán và phân phối sản phẩm cho khách DL. An Giang và các tỉnh, thành lân cận đang tiếp cận xây dựng mô hình liên minh DL mở (Open Travel Alliance – OTA). Đây là hình thức thiết lập một vùng hợp tác có cùng một chuẩn quản lí và trao đổi thông tin với nhau tiến đến thiết lập các chuẩn lợi ích, khuyến mãi cho khách hàng khi tham gia sử dụng SPDL của vùng. b. Đối tượng tham gia liên kết Đối tượng tham gia liên kết gồm các cơ quan quản lí nhà nước về DL, các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, các đơn vị lữ hành (gắn với cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và dịch vụ bổ trợ) ở An Giang với VPC. - Cơ quan quản lí nhà nước về DL: Liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL có sự tham gia các cơ quan quản lí nhà nước về DL ở An Giang và VPC. Cụ thể, Sở VH – TT – DL An Giang và các cơ quan bộ phận như Hiệp hội DL An Giang, Trung tâm xúc tiến DL An Giang,.. đã tham gia liên kết trong xây dựng chiến lược và phát triển SPDL cụm liên kết phía Tây (gồm 7 địa phương trong đó có An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang). Bên cạnh đó, các hội nghị liên kết thường niên hàng được tổ chức giữa các đơn vị thành viên trong Hiệp hội DL cũng góp phần tăng cường tính liên kết giữa các cơ quan này, cũng như kết nối các cơ quan quản lí nhà nước về DL ở các địa phương trong cụm. - Công ty cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành: Mối liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ DL với các đơn vị lữ hành DL giữa An Giang với VPC đóng vai trò rất quan trọng trong khai thác và phát triển SPDL liên vùng. Theo số liệu thống kê của Sở VH – TT – DL An Giang, năm 2017, toàn tỉnh có 18 đơn vị cung cấp dịch vụ DL và lữ hành (6 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế), bao gồm cả các chi nhánh Saigontourist, Viettravel ở An Giang Các công ty này thường xuyên đánh giá, cập nhập các TNDL, điểm DL đặc sắc và đưa vào các tour của công ty. Đồng thời, tại các sự kiện quảng bá, các đơn vị này cũng tham gia vào việc kí kết hợp tác trong xây dựng tour, chia sẻ kinh nghiệm quản lí, hỗ trợ trao đổi hướng dẫn viên, c. Sản phẩm từ liên kết: - Ở cấp độ quản lí: Trên cơ sở liên kết giữa các cơ quan quản lí nhà nước về DL, bước đầu đã hình thành chuỗi SPDL có tính liên vùng dựa trên kết hợp giữa SPDL An Giang với TNDL của VPC. Điển hình chuỗi SPDL liên vùng “ĐBSCL - 4 địa phương, một điểm đến +” nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương, tạo sức hút với khách DL. Bảng 3.15. Liên kết TNDL và SPDL liên vùng giữa An Giang và VPC An Giang Giá trị TNDL khác biệt của VPC Chuỗi SPDL liên kết “4 địa phương, 1 điểm đến +” Cần Thơ Kiên Giang Đồng Tháp Giá trị TNDL đặc sắc Lễ hội, tâm linh (Lễ Vía bà, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam) Giá trị văn hóa cộng đồng Chăm, Khmer (Lễ Đua bò Bảy Núi, lễ Tết Chăm An Giang) Sông nước, đô thị (Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng,) Vườn cây ăn quả, sinh thái (Phong Điền, vườn cò Bằng lăng,) Biển đảo Hệ sinh thái đặc thù đất ngập nước nội địa (khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen VQG Tràm Chim) Chuỗi sản phẩm tâm linh, lễ hội kết hợp với tham quan sông nước, biển đảo. Chuỗi sản phẩm tâm linh, lễ hội với tham quan hệ sinh thái tại VQG, tại các điểm sinh thái sông nước. (Nguồn: Tổng hợp từ Bộ VH – TT – DL, 2017) Sự liên kết bước đầu tạo ra các chuỗi sản phẩm bao gồm các SPDL của An Giang kết hợp với các TNDL ở VPC. Cụ thể: - Chuỗi SPDL tâm linh, lễ hội kết hợp với tham quan sông nước, biển đảo: Kết nối hầu hết các điểm DL trọng điểm của An Giang (Miếu Bà và các chùa trong KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm), Cần Thơ (Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, cụm sinh thái ven sông), Kiên Giang (Đảo Phú Quốc và các đảo ven bờ; Hà Tiên). - Chuỗi SPDL tâm linh, lễ hội với tham quan hệ sinh thái tại VQG, tại các điểm sinh thái: cùng với KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, chuỗi sản phẩm này còn chứa đựng các giá trị TNDL lớn như VQG Tràm Chim, VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc Trên thực tế, các chuỗi SPDL này bước đầu được đưa vào khai thác ở một số tuyến, tour, chương trình DL của một số công ty lữ hành ở An Giang và các địa phương VPC (phụ lục 7.4). Tuy nhiên, hiệu quả liên kết TNDL và SPDL còn hạn chế, nhiều sản phẩm còn rất mờ nhạt do chưa đem lại hiệu quả, chủ yếu vẫn dừng lại ở việc kí kết. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do địa phương còn khai thác tài nguyên có sẵn hoặc sao chép, chậm đổi mới về SPDL. Vì vậy, tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm DL còn nghèo nàn, đơn điệu, liên kết chắp vá, trùng lặp, chưa có chiều sâu giữa các địa phương. - Ở cấp độ các đơn vị cung ứng dịch vụ DL và công ty lữ hành: Các sản phẩm liên kết thể hiện chủ yếu ở các tour, chương trình DL của đơn vị cung ứng dịch vụ DL và công ty lữ hành. Lấy ví dụ cụ thể, trong các chương trình của Viettravel Long Xuyên tuyến Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, SPDL hành hương tâm linh thường kết nối các điểm DL tâm linh nổi bật như Chùa Ông (Cần Thơ), Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Phật Lớn (An Giang). Nhìn chung, các sản phẩm được tạo ra từ việc liên kết nhìn chung còn đơn điệu, hạn chế, ít có sự đầu tư về chiều sâu, sáng tạo nên thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; đầu tư còn thiếu sự hợp tác giữa các địa phương nên dẫn đến sự trùng lặp về sản phẩm. 3.3.2. Liên kết về xây dựng tuyến, chương trình du lịch a. Phương diện liên kết Liên kết về xây dựng tuyến, chương trình DL (tour) thể hiện rõ sự tác động tương hỗ của nhiều đối tượng tham gia hoạt động DL ở An Giang và VPC. Các tuyến, chương trình DL liên kết sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy các lợi thế so sánh về TNDL của từng địa phương, qua đó giúp khách có nhiều trải nghiệm mới lạ, đặc sắc, đa dạng, trên cơ sở này thúc đẩy PTDL của các địa phương liên kết. Liên kết về xây dựng tuyến, chương trình DL tập trung ở một số nội dung cụ thể sau: - Liên kết trong quy hoạch tuyến DL liên vùng: Đây là nội dung ở tầm vĩ mô, thể hiện sự kết nối các điểm, KDL ở An Giang và VPC theo tuyến giao thông cố định. Việc xác định tuyến DL mang tính liên vùng phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của cơ quan quản lí nhà nước về DL (chính quyền địa phương, sở ban ngành), đồng thời có sự đồng hành tham gia của các đối tượng vĩ mô là công ty cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú,... Các nội dung này thể hiện qua các văn bản kí kết giữa các bên tại các hội nghị liên kết thường niên của các cụm ở ĐBSCL, hoặc hội nghị xúc tiến liên kết giữa An Giang với một số địa phương trong và ngoài vùng ĐBSCL, trong đó có Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp (phụ lục 8). - Liên kết về xây dựng chương trình, điểm đến, hệ thống dịch vụ và chính sách vận hành. Đối với các đơn vị trong cùng một hệ thống, có mạng lưới rộng khắp cả nước và vùng (điển hình như Saigontourist, Viettravel, khách sạn Victoria), các chương trình DL, điểm đến, hệ thống dịch vụ và chính sách vận hành có sự nhất quán và đồng bộ. Hầu hết các chương trình DL của các đơn vị lữ hành này đều được quản lí một cách có hệ thống. Đối với các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú độc lập ở An Giang và VPC, mức độ liên kết nhìn chung còn hạn chế do các đơn vị này ít chia sẻ lợi nhuận cho nhau trong quá trình hoạt động. - Bên cạnh đó, còn có hoạt động liên kết hỗ trợ trao đổi tour, hướng dẫn trao đổi nhân viên: Trong một số trường hợp, nhằm hỗ trợ nhau và tạo thuận tiện hoạt động, một số đơn vị lữ hành có liên kết trong việc hỗ trợ trao đổi tour, trao đổi nhân viên. Lấy ví dụ cụ thể, các công ty lữ hành ở An Giang cũng bước đầu liên kết với các công ty lữ hành ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp theo hướng trao đổi kinh nghiệm, kết hợp tour, hỗ trợ hướng dẫn viên,... b. Đối tượng tham gia liên kết Việc xây dựng tuyến, chương trình DL có sự tham gia của nhiều đối tác, ngoài cơ quan quản lí nhà nước, chủ thể tham gia một cách trực tiếp là các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, đơn vị lữ hành đi kèm với cơ sở phục vụ lưu trú, giải trí, ăn uống. Vai trò quan trọng của đối tượng này góp phần quy định mức độ liên kết về tuyến DL cũng như chương trình DL. Ở An Giang, sự liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú khá đa dạng. Tính liên kết không chỉ diễn ra giữa các đơn vị cùng hệ thống mà còn có liên kết với các đơn vị ngoài hệ thống. Nhìn chung, đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành, lưu trú có cùng hệ thống, có chi nhánh trên cả nước và vùng (Saigontourist, Viettravel, Victoria), mức độ tương tác giữa các chi nhánh mang tính hệ thống. Bên cạnh đó, một số đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành còn liên kết với nhau qua một số hoạt động như trao đổi, chia sẻ thông tin quản lí, Tuy nhiên, mối liên kết giữa công ty lữ hành còn rất lỏng lẻo, mang tính chất tự phát, còn tồn tại tình trạng không bắt tay hợp tác, thậm chí không công nhận năng lực của nhau, Bảng 3.16. Liên kết giữa một số đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn nhà hàng ở An Giang với VPC VPC An Giang Công ty lữ hành Khách sạn Nhà hàng Dịch vụ bổ trợ Cần Thơ Công ty lữ hành Saigon tourist 1.Saigontourist chi nhánh An Giang 2. Công ty CP PTDL An Giang 3.Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang 4. Công ty CP DL An Giang 1.Hòa Bình 2.Victoria Châu Đốc Hòa Bình, Hai Lúa sinh thái Xe Mai Linh, Xe Red Stars Công ty DL Cần Thơ 1.Viettravel chi nhánh Long Xuyên 2. Công ty CP PTDL An Giang 1.Hòa Bình 2.Victoria Châu Đốc Hai Lúa sinh thái Viettravel Cần Thơ Viettravel Long Xuyên Hòa Bình Mai Linh Khách sạn Sài Gòn Cần Thơ Hotel Công ty cổ phần PTDL An Giang Hòa Bình Vinpearl Hotel Cần Thơ Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang Victoria Cần Thơ Victoria Châu Đốc Mai Linh Kiên Giang Công ty lữ hành Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Kiên Giang Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang Saigontourist Rạch Giá, Phú Quốc Saigontourist Long Xuyên Hòa Bình Victoria Châu Đốc Công ty CP DL Kiên Giang Công ty cổ phần PTDL An Giang Hòa Bình Chi nhánh Vietravel Phú Quốc Viettravel Long Xuyên Hòa Bình, Victoria Khách sạn Sài Gòn – Rạch Giá Hotel Hải Yến Palace Hotel Đồng Tháp Công ty lữ hành Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp Công ty cổ phần PTDL An Giang Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Dầu khí Đồng Tháp Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang Khách sạn Hòa Bình Cao Lãnh Sông Trà Hòa Bình Long Xuyên (Nguồn: Khảo sát các công ty lữ hành, lưu trú An Giang, 2017) + Sản phẩm liên kết: (1) Hình thành các tuyến DL liên vùng trên cơ sở tuyến giao thông đường bộ. Hiện nay, hai tuyến DL liên vùng kết nối với An Giang và VPC có giá trị nổi bật là: Tuyến DL Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc qua QL 91: Kết nối các trung tâm DL của vùng và là một trong những tuyến DL quan trọng của vùng ĐBSCL và cả nước. Tuyến DL này kết nối gần như các điểm DL nổi bật của các địa phương như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, KDL Phù Sa, nhà cổ Bình Thủy, chùa Ông, vườn cò Bằng Lăng(Cần Thơ); An Giang (điểm DL trong quần thể KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư); Kiên Giang (đảo Phú Quốc; đảo Nam Du, Hà Tiên); Mức độ khai thác tuyến này cao hơn do sự đa dạng, đặc sắc về điểm DL trên tuyến cũng như thuận lợi về hệ thống giao thông thông suốt. Tuyến Đồng Tháp - An Giang qua QL 80: Tuyến DL kết nối trung tâm DL cả nước và các địa phương vùng tứ giác Long Xuyên. Tuyến DL này thường xuất phát từ TP Hồ Chí Minh, kết nối gần như các điểm DL sinh thái ở Đồng Tháp như VQG Tràm Chim, KDL Gáo Giồng với các điểm DL An Giang (KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm). Tuyến này còn khai thác hạn chế hơn do có sự tương đồng về TNDL và giao thông tiếp cận còn khó khăn. (2) Hình thành các chương trình DL, tour có tính liên vùng * Dựa trên kết quả thống kê một số chương trình DL của công ty lữ hành ở An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp (phụ lục 7.4 và phụ lục 7.5) cho thấy: - Trong tổng số 24 chương trình DL có kết nối An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, có 32 điểm DL ở An Giang xuất hiện trong chương trình DL; Các điểm DL có tần suất xuất hiện nhiều nhất tập trung chủ yếu ở KDL Quốc gia Núi Sam (Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu); KDL Núi Cấm (chùa Vạn Linh, Tượng Phật Adilac, chùa Phật Lớn); rừng tràm Trà Sư; KLN Bác Tôn (phần lớn đều nằm chủ yếu ở các điểm DL hạng I và hạng II). Trong đó, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam và rừng tràm Trà Sư là hai điểm DL có tần suất xuất hiện 24/24 chương trình DL khảo sát. Nhìn chung, số lượng điểm DL được xếp hạng còn chiếm tỉ lệ thấp trong các tour DL liên vùng. Ở hướng ngược lại, các điểm DL của VPC có tần suất xuất hiện cao vẫn là những điểm DL trọng tâm của VPC như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ); Đảo Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang); VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) tần suất xuất hiện gần như trong các chương trình DL. Như vậy, tính khác biệt và đặc sắc của TNDL đóng vai trò quan trọng, tạo sức hấp dẫn đối với liên kết An Giang và VPC. - Về thời gian, các tour ngắn ngày (5 ngày) và thường dưới dạng ghép tour. Phần lớn ở các chương trình này, các điểm DL nổi bật của An Giang và VPC thường được đưa vào với tư cách là các điểm tham quan chính. Tuy nhiên, thời gian tham quan ở An Giang chỉ dao động ><1,0 ngày và tập trung vào việc hành hương đến Vía Bà và một số điểm lân cận (rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm, Tân Châu). Mức độ liên kết chủ yếu vẫn diễn ra giữa Cần Thơ – An Giang; An Giang – Kiên Giang, trong khi còn hạn chế giữa Đồng Tháp và An Giang. - Một số tour liên vùng bước đầu đã kết hợp một số loại hình DL. Tuy nhiên, loại hình DL gắn với các điểm DL ở An Giang trong tour nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là DL tâm linh, lễ hội thuần túy. Điều này chỉ ra, các điểm DL làng nghề, nghiên cứu khảo cổ, ở An Giang chưa thực sự hấp dẫn đối với các công ty lữ hành trong việc đưa vào chương trình liên kết DL. * Dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú cho thấy: - Việc liên kết giữa các đối tác về lữ hành, khách sạn (gắn với cơ sở ăn uống và dịch vụ bổ trợ) tạo ra một số sản phẩm dịch vụ (combo, packages, các chương trình khuyến mãi, giảm giá,) (bảng 3.17). - Các sản phẩm dịch vụ được tạo ra từ việc liên kết nhìn chung khá đa dạng, trong đó tập trung vào mảng tour DL và các dịch vụ có ưu đãi. Điều này cho thấy, việc liên kết có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, có lợi ích cho khách DL. Khách DL có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ; được hưởng chính sách giá ưu đãi. Đối với doanh nghiệp, việc liên kết và hình thành các sản phẩm dịch vụ cũng góp phần mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ hội hợp tác, nâng cao vị thế dịch vụ của công ty, giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng. Bảng 3.17. Một số sản phẩm liên kết giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách sạn ở An Giang với đối tác ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp VPC An Giang Công ty lữ hành Khách sạn Nhà hàng Dịch vụ bổ trợ Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp Công ty lữ hành Tour DL trọn gói hoặc từng phần, Tour khuyến mại; Dịch vụ lưu trú có mức ưu đãi; Dịch vụ bổ sung có mức ưu đãi; Chương trình khuyến mãi (Package Promotion như ở một đêm tại khách sạn và tour trong ngày) Dịch vụ lưu trú ở mức ưu đãi; Dịch vụ ăn uống ở mức ưu đãi; Dịch vụ bổ sung ở mức ưu đãi; Dịch vụ ăn uống có mức ưu đãi Dịch vụ vận chuyển có mức ưu đãi Khách sạn Tour khuyến mãi trọn gói hoặc từng phần Dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung (tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo) ưu đãi. Dịch vụ ăn uống ở mức ưu đãi Dịch vụ bổ sung ở mức ưu đãi (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát các công ty lữ hành, lưu trú, 2017) - Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả hoạt động liên kết giữa các đơn vị lữ hành, lưu trú ở An Giang với các địa phương VPC trong việc xây dựng tuyến DL liên vùng còn thấp. Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia lữ hành (phụ lục 7), yếu tố về quản lí và tính gắn kết giữa công ty lữ hành, lưu trú liên kết còn hạn chế. Tính chất và mức độ liên kết ở các đơn vị lữ hành, lưu trú nhìn chung còn mang tính tự phát và manh mún. Điều này xuất phát từ việc các đơn vị này ít chia sẻ lợi ích dựa trên việc liên kết. Mặt khác, tuy đã có sự hỗ trợ của cơ quan ban ngành DL về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng những tour DL mới nhằm thu hút khách song việc hỗ trợ nhìn chung còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận một số điểm DL còn khó khăn, do đó việc liên kết đưa các điểm DL này vào tour, chương trình DL còn hạn chế. - Việc liên kết giữa các đối tác lữ hành, lưu trú ở An Giang về chương trình DL nhìn chung còn lỏng lẻo. Việc cạnh tranh không lành mạnh, cơ chế không đồng bộ, cục bộ địa phương hay chiến lược kinh doanh không đồng nhất sự liên kết chưa đồng bộ do gặp phải một số yếu tố khách quan như chính sách phát triển DL, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác. Trong quá trình liên kết về xây dựng các tour liên vùng, các đối tác liên kết còn đối mặt với nhiều khó khăn hạn chế như tính lệ thuộc vào đối tượng cung ứng dịch vụ, khoảng cách, tình trạng chèn ép vào mùa cao điểm, + Đánh giá mức độ liên kết DL giữa An Giang với VPC Trên cơ sở kết quả điều tra về liên kết khai thác TNDL và SPDL (mục 3.4.1) và liên kết xây dựng tuyến, chương trình DL (3.4.2) kết hợp với khảo sát ý kiến chuyên gia, mức độ liên kết giữa An Giang và các địa phương VPC được thể hiện như sau: Bảng 3.18. Mức độ liên kết PTDL giữa An Giang với VPC TT An Giang Điều tra thực tế Theo ý kiến chuyên gia (II) Tổng hợp (I +II) Liên kết về khai thác TNDL và SPDL Liên kết về xây dựng tuyến DL, chương trình DL Tổng hợp (I) 1 Liên kết với Cần Thơ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ 2 Liên kết với Kiên Giang ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ 3 Liên kết với Đồng Tháp ++ ++ ++ ++ ++ (Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả) Chú thích: Liên kết mạnh ++++ Liên kết trung bình +++ Liên kết yếu ++ Nhìn chung, An Giang có mối liên kết mạnh với Kiên Giang và Cần Thơ ở các lĩnh vực trên do có nhiều thuận lợi cho việc liên kết. Cần Thơ được xem là trung tâm DL của vùng ĐBSCL với nhiều tài nguyên và SPDL nổi bật. Các yếu tố về CSHT, CSVCKT cho ngành DL khá hoàn thiện và đa dạng. Trong liên kết DL với tỉnh An Giang, Cần Thơ được xem là một điểm trung chuyển quan trọng, kết nối khách DL từ Bắc, Trung và thậm chí cả Đông Nam Bộ đến với An Giang. Lược đồ liên kết sản phẩm, tuyến DL giữa tỉnh An Giang và VPC Khoảng cách địa lí các điểm DL của mỗi địa phương không quá xa (từ khoảng 60 km đến 80km); hệ thống giao thông kết nối giữa 2 địa phương thuận tiện với QL 91 được đầu tư mở rộng và thông suốt, không bị ngăn cách bởi các phà như các địa phương khác; SPDL chủ lực của 2 địa phương có sự khác biệt và có khả năng bổ trợ cho nhau; chính sách PTDL có sự đồng thuận cao về tính liên kết khi cả An Giang và Cần Thơ đều được xác định là các điểm liên kết quan trọng trong chiến lược PTDL của mỗi địa phương. Mặt khác, về mặt TCLTDL, đây là các đầu mối quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là các địa phương giữ vai trò chủ đạo trong cụm DL phía Tây ĐBSCL. Do đó, việc liên kết DL thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong VPC. Đối với Kiên Giang, đây là địa phương giáp ranh với An Giang ở phía Tây, với hệ thống TNDL điển hình là biển đảo. Trong đó, nổi bật và đặc biệt có giá trị là đảo Phú Quốc. TNDL biển đảo là sự bổ sung quan trọng hệ thống TNDL ở An Giang (về vị trí địa lí, An Giang không giáp biển và không có TNDL biển đảo). Các phương diện liên kết với 2 địa phương này vẫn chủ yếu tập trung ở việc liên kết sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương. Đối với Đồng Tháp, mức độ và lĩnh vực liên kết nhìn chung còn yếu do sự trùng lặp về TNDL cũng như sự tương đồng về các yếu tố hạ tầng, lưu trú, 3.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết với vùng phụ cận 3.4.1. Về thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang Kết quả phân tích ở mục 3.3.1 và 3.3.2 về thực trạng PTDL tỉnh An Giang giai đoạn 2007 - 2017 cho thấy: + Thành tựu: * Về thực trạng PTDL theo ngành - Tổng lượt khách, doanh thu ngành DL có xu hướng gia tăng nhanh và ổn định, trong đó tổng lượt khách DL đứng đầu toàn vùng ĐBSCL, đặc biệt là khách nội địa; - CSVCKT DL ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực DL nâng cao về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nhân lực được chú trọng; - Sản phẩm, loại hình DL khá đa dạng và ngày càng được phát triển, đặc biệt là DL tâm linh; nhiều mô hình phát triển như mô hình DL cộng đồng, DL nông nghiệp được khai thác và mở rộng và cho thấy hiệu quả bước đầu; - Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng và bước đầu đã giới thiệu hình ảnh của An Giang đến với khách trong nước và quốc tế. Chính sách đầu tư DL ngày càng được chú trọng, thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước vào KDL; - Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, nhiều chính sách quản lí xã hội đã hạn chế tình trạng chèo kéo, lừa đảo, tại điểm và KDL trên địa bàn tỉnh. Ý thức của người dân địa phương về việc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và TNDL ngày càng được nâng cao. * Về PTDL theo lãnh thổ - Có nhiều điểm DL và KDL có sức hấp dẫn khách DL như KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng Các điểm và KDL ngày càng được chú trọng đầu tư về CSVCKT theo hướng hiện đại. Các yếu tố về quản lí, liên kết, môi trường, sức chứa, ở các điểm và KDL đều được quan tâm và phát triển. - Một số tuyến DL nội tỉnh hấp dẫn và thu hút khách DL như tuyến Long Xuyên – Châu Đốc; tuyến Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn; các tuyến liên vùng bước đầu đã được đưa vào chương trình DL (tour) của các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh. + Hạn chế: * Về thực trạng PTDL theo ngành - Số lượt khách quố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_du_lich_tinh_an_giang_trong_lien_ket_vung.doc
Tài liệu liên quan