Luận án Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Ngô Thị Ngọc Hà

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIÁ 7

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 15

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, vấn đề đặt ra

và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29

2.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sự cần

thiết phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 29

2.2. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong hội nhập

kinh tế quốc tế

46

2.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của

một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN

QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ 79

3.1. Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam giai đoạn 2007-2016 79

3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 109

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ

THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 119

4.1. Phương hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến

năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 119

4.2. Giải pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 126

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC

pdf181 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Ngô Thị Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người sẽ thực hiện hoạt động TCH trong tương lai bằng cách khởi động các chương trình giáo dục đối với công chúng. Ví dụ như Hàn Quốc đã tổ chức cuộc thi "Luận văn TCH" với hy vọng sẽ tăng cường sự thông hiểu về tiêu chuẩn và tạo lập nền tảng học thuật cho việc xây dựng tiêu chuẩn cho các sinh viên đã tốt nghiệp. Đồng thời, mở rộng phạm vi cuộc thi này tới các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư nhân. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về TCH trong công chúng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã có kế hoạch về chương trình giảng dạy về TCH cho các trường đại học, cao đẳng khoa học công nghệ với nội dung TCH sẽ được giảng dạy với những ví dụ cụ thể. - Bài học về sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Để tiêu chuẩn quốc gia khi được công bố có tính hiệu quả, vai trò của người tiêu dùng và các bên liên quan ngày càng quan trọng. Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy những quyền cụ thể của các bên liên quan đã được pháp luật quy định như tham gia trực tiếp vào Ban soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mời tham gia góp ý kiến các dự thảo tiêu chuẩn có tác động, ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế, có quyền thành lập Hiệp hội, tổ chức xã hội để có một cơ cấu ổn định, có tiếng nói thống nhất, đủ mạnh để tác động đến các chính sách lớn của nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn hóa. Thực tế việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Hoa Kỳ cũng được triển khai dựa trên những nguyên tắc minh bạch, công khai, đồng thuận 78 với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, và theo cách tiếp cận “từ dưới lên”, tức có sự tham gia rộng rãi, sâu rộng và thực sự của tư nhân và người tiêu dùng, nên tính khả thi, hiệu quả và hiệu lực của chúng rất cao. Kinh nghiệm phát triển và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới cũng cho thấy sự cần thiết của định chế xã hội hóa dựa trên sự hợp tác Công - Tư (Public-Private Partnership). Về bản chất, quá trình tiêu chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế là quá trình có độ mở cao đối với sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan nhằm đạt được mục tiêu chung của xã hội cũng như mục đích của bản thân các tổ chức, cá nhân tham gia. - Bài học về sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia. Qua kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, tiêu chuẩn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc làm tiền đề cho tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể các doanh nghiệp tự áp dụng các công cụ quản lý hoặc thực hiện theo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thật cũng như quy định về chất lượng của các hiệp hội mà họ là thành viên. Các tiêu chuẩn được xây dựng từ các doanh nghiệp và thông qua cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ) để ban hành trở thành tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tiêu chuẩn cơ sở thường là văn bản kỹ thuật “lấp chỗ trống” cho thị trường trong trường hợp không có Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và Tiêu chuẩn Địa phương. 79 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2016 3.1.1. Thực trạng mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, được thể hiện qua việc mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể như sau: 3.1.1.1. Thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được thể hiện qua việc thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành trong giai đoạn 2007-2016. Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong giai đoạn này, số lượng tiêu chuẩn quốc gia có xu hướng tăng đến năm 2008 (đạt 7049 TCVN), tuy nhiên sau đó giảm sâu năm 2009 (đạt 5775 TCVN), lý do là có sự rà soát, hủy bỏ các tiêu chuẩn quốc gia theo Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại để bảo đảm hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các quy trình đánh giá phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT, bao gồm cả các nguyên tắc không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại và minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi. Các năm tiếp theo sự gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia tương đối ổn định theo xu hướng tăng dần phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, qua định hướng lĩnh vực ưu tiên của các chương trình quốc gia, như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ- TTg; Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 712/QĐ-TTg. 80 Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016 Chi tiết hơn, thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn được thể hiện qua việc thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia (tăng/giảm) trong từng lĩnh vực của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia, trong giai đoạn 2007-2016, như nêu trong bảng dưới đây. Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực) giai đoạn 2007-2016 Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu 478 524 429 421 464 445 450 500 611 560 03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải 65 78 88 89 95 94 129 136 207 178 07. Khoa học tự nhiên 56 67 73 79 94 81 98 101 123 138 11. Chăm sóc sức khỏe 128 139 299 218 227 217 224 221 256 276 13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn 731 768 702 725 797 805 876 882 906 971 17.Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý 245 257 155 166 412 399 437 471 485 581 19. Thử nghiệm 31 36 55 56 58 77 87 106 126 110 21.Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung 486 504 343 343 248 348 371 366 383 388 23.Hệ thống và kết cấu 249 255 251 248 245 275 321 399 431 417 81 Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 truyền dẫn chất lỏng công dụng chung 25. Chế tạo 369 381 254 262 288 285 316 359 466 424 27.Năng lượng và truyền nhiệt 60 63 77 77 85 84 95 103 124 128 29. Điện 355 397 303 308 337 341 423 419 409 460 31. Điện tử 78 78 13 13 15 15 26 51 59 58 33. Viễn thông 74 79 80 91 122 107 131 142 133 156 35.Thông tin. Thiết bị văn pḥòng 52 58 92 106 128 127 170 221 298 274 37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In 8 8 2 2 8 8 15 16 16 19 39.Cơ khí chính xác. Kim hoàn 1 1 1 1 1 1 4 14 14 14 43. Đường bộ 248 270 181 184 207 208 212 240 244 257 45. Đường sắt 17 17 2 2 13 13 13 13 14 19 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển 292 293 240 240 245 244 232 244 245 252 49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 53. Thiết bị vận chuyển vật liệu 37 46 37 37 58 58 69 74 87 89 55.Bao gói và phân phối hàng hoá 38 43 48 48 54 54 56 77 83 75 59. Dệt và Da 180 191 218 230 196 235 293 327 336 338 61. May mặc 24 24 24 23 23 23 49 62 78 80 65. Nông nghiệp 321 336 297 316 433 351 475 522 564 526 67. Thực phẩm 685 785 705 807 952 822 1152 1028 1336 1447 71. Hoá chất 155 170 154 188 213 191 237 280 304 344 73. Khai thác mỏ và Khoáng sản 182 183 153 166 182 161 196 206 206 222 75. Dầu mỏ 260 300 241 243 265 252 303 302 309 326 77. Luyện kim 277 304 342 292 385 371 398 440 421 468 79. Gỗ 91 95 81 85 91 85 98 98 99 112 81. Thuỷ tinh và Gốm 102 109 125 125 159 142 174 157 157 170 83. Cao su và Chất dẻo 99 128 109 115 117 112 160 193 187 198 85. Giấy 68 78 68 77 89 83 113 105 113 130 87. Sơn và màu 31 36 24 24 55 58 65 99 98 101 91. Vật liệu xây dựng và nhà 322 333 416 436 497 473 569 666 658 691 93. Xây dựng dân dụng 11 20 33 52 160 161 184 208 241 259 95. Quân sự − − − − − − − 10 10 10 97.Nội trợ. Giải trí. Thể thao 87 91 108 112 114 115 139 169 177 182 Chú thích: các số 01; 03; 05.... là các mã hiệu lĩnh vực của Khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia. Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017 82 Theo Bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 2007-2016, số lượng tiêu chuẩn quốc gia đã có sự gia tăng theo đa số các lĩnh vực. Cụ thể là trừ các lĩnh vực 49. Máy bay và tàu vũ trụ , lĩnh vực 95. Quân sự là các lĩnh vực đặc thù, trong số 38 lĩnh vực còn lại đã có 35/38 lĩnh vực có số tăng dương, chỉ có 3/38 lĩnh vực có số tăng âm (lĩnh vực 21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung giảm 98 TCVN, lĩnh vực 31. Điện tử giảm 20 TCVN, lĩnh vực 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển giảm 40 TCVN). Như vậy có thể nói, sự gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực đã cho thấy sự cần thiết của tiêu chuẩn quốc gia trong mọi khía cạnh của nền kinh tế. Điều này cho thấy quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế, thể hiện rất rõ qua định hướng lĩnh vực ưu tiên của các chương trình quốc gia, cụ thể như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg a) Những ngành công nghiệp then chốt: tập trung vào các sản phẩm mới trong lĩnh vực điện tử, cơ khí - chế tạo máy, hóa chất, năng lượng, luyện kim - vật liệu, công nghiệp hạ tầng; b) Những ngành công nghiệp mới tạo ra giá trị gia tăng cao tập trung vào những sản phẩm mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, sinh học, cơ điện tử, vật liệu mới, năng lượng mới d) Những ngành công nghiệp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng [28]. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu kinh tế quốc tế, sự định hướng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước như nêu trên đã góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu xét về độ ổn định, Bảng 3.1 cũng cho thấy theo từng lĩnh vực, sự gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia tương đối ổn định theo xu hướng tăng dần, ít có biến 83 động qua các năm. Cụ thể hơn nữa, lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2007-2015 là lĩnh vực 67. Thực phẩm tăng 762 TCVN; lĩnh vực 91. Vật liệu xây dựng và nhà tăng 369 TCVN; lĩnh vực 17. Đo lường và phép đo tăng 336 TCVN; lĩnh vực 93. Xây dựng dân dụng tăng 248 TCVN; lĩnh vực 13. Bảo vệ môi trường và sức khỏe. An toàn tăng 240 TCVN; lĩnh vực 65. Nông nghiệp tăng 205 TCVN... (xem Biểu đồ 3.2). Đây cũng là các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề kinh tế xã hội “nóng bỏng” trong khoảng mười năm vừa qua. Ví dụ: lĩnh vực 67. Thực phẩm liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của ba bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương, lĩnh vực này liên quan mật thiết đến vấn đề an toàn sức khỏe của con người do đó yêu cầu có tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng trong công tác quản lý nhà nước là điều đặc biệt được quan tâm. Hoặc ví dụ như lĩnh vực 17. Đo lường và phép đo cũng có số lượng tăng đáng kể, lý do vì các phương pháp thử ngày càng phát triển về số lượng và độ chính xác, nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích, kiểm nghiệm của cơ quan chức năng và của doanh nghiệp... Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016 84 Bên cạnh các lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng nhiều, thì có các lĩnh vực gần như không có sự thay đổi hoặc tăng ít về số lượng tiêu chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2007-2016, như lĩnh vực 45. Đường sắt tăng 2 TCVN; lĩnh vực 43. Đường bộ tăng 9 TCVN; lĩnh vực 37 Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In tăng 11 TCVN; lĩnh vực 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn: tăng 13 TCVN (xem biểu đồ 3.3). Điều này cho thấy, trong giai đoạn này, đối tượng tiêu chuẩn trong các lĩnh vực này không được ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, hay có thể hiểu số lượng tiêu chuẩn hiện hành đã được coi là đủ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét về độ ổn định, 3/4 lĩnh vực nêu trên có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng ít và không có sự đột biến, nhưng lĩnh vực 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn xét về số lượng tăng 13 TCVN nhưng chỉ tăng từ năm 2013 và tăng đặc biệt là năm 2014, lý do là để phục vụ Thông tư số 22/2013-BKHCN quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Điều này chứng tỏ các tiêu chuẩn quốc gia là công cụ phục vụ đắc lực cho nhu cầu quản lý của Nhà nước. Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng ít giai đoạn 2007-2016 85 3.1.1.2. Thực trạng mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở đây là động thái thay đổi về đối tượng TCH hay sự gia tăng số lượng nhóm và phân nhóm theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trước năm 2007, chỉ có Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Các bộ ngành xây dựng tiêu chuẩn ngành cho các đối tượng TCH có đặc trưng riêng của từng ngành hoặc cụ thể hóa tiêu chuẩn quốc gia, có giá trị áp dụng cho ngành. Trong giai đoạn này có hai điểm không phù hợp cho việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: (i) Năng lực của Bộ Khoa học Công nghệ không thể đáp ứng được hết nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của các bộ, ngành; (ii) Tiêu chuẩn ngành chỉ có giá trị áp dụng trong ngành dẫn đến việc không phát huy hết được hiệu lực, hiệu quả của tiêu chuẩn. Chính vì vậy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) đã sửa đổi bất cập nêu trên bằng quy định tại Điều 11 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. 2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, công bố tiêu chuẩn quốc gia...[24] Như vậy, từ năm 2007, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành trực tiếp biên soạn theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt. Hình thức này có hiệu quả là: (i) các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng đã đáp ứng được các yêu cầu quản lý cụ thể của từng Bộ, ngành; (ii) số lượng tiêu chuẩn quốc gia xây dựng hàng năm tăng. Bên cạnh đó, các đối tượng tiêu chuẩn mới, đặc trưng riêng của từng ngành đã được các bộ, ngành đề nghị xây dựng theo kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm, vì vậy, đã có sự thay đổi về số lượng nhóm, phân 86 nhóm trong giai đoạn 2007-2016. Cụ thể là, ngoài các đối tượng được coi là truyền thống, xuất hiện trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trước đây, trong kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm từ 2007-2016 đã mở rộng rất nhiều đối tượng mới theo lĩnh vực của các bộ chuyên ngành để phục vụ những yêu cầu quản lý cấp bách cũng như những định hướng phát triển của các bộ, ngành. Có rất nhiều đối tượng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trước đó chưa có trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như Ban cơ yếu Chính phủ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho đối tượng “Kỹ thuật mật mã: chữ ký số” để phục vụ cho các hoạt động của chính phủ điện tử, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho đối tượng “Vật liệu tự phân hủy: khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo dưới các điều kiện ủ được kiểm soát” là các tiêu chuẩn về túi nilông tự phân hủy sinh học để phục vụ cho yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ môi trường; hoặc tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng về nồi cơm điện và thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ cho chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng Bảng 3.2 cho thấy sự mở rộng đối tượng TCH thể hiện qua việc thay đổi số nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016 như sau. Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Mức độ tăng 2016/2007 (Lần) Số nhóm 254 255 259 265 268 291 297 301 306 306 1,20 Số phân nhóm 374 376 431 448 473 491 525 558 575 578 1,54 Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017 Nếu xét về số lượng tổng thể, số nhóm TCH đã tăng từ 254 nhóm năm 2007 lên 306 nhóm năm 2016 (tương ứng với mức tăng 1,20 lần), số phân nhóm tăng từ 374 phân nhóm năm 2007 lên 578 phân nhóm năm 2016 (tương ứng với mức tăng 1,54 lần). Điều này cho thấy hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đang dần mở rộng độ bao quát, tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng 87 cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác của nền kinh tế - xã hội, phù hợp với hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội của nền kinh tế Việt Nam, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016 Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu 7 7 10 10 9 9 10 8 8 8 03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải 3 3 4 4 4 5 6 5 5 6 07. Khoa học tự nhiên 3 4 4 2 3 4 4 4 4 4 11. Chăm sóc sức khỏe 9 9 9 9 9 10 10 8 8 8 13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn 19 19 19 19 18 19 20 19 20 20 17. Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý 9 10 11 10 11 12 12 12 11 12 19. Thử nghiệm 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung 12 12 10 10 10 10 10 9 10 10 23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng công dụng chung 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 25. Chế tạo 11 10 10 10 10 10 10 10 11 11 27. Năng lượng và truyền nhiệt 6 6 6 6 6 7 7 10 10 10 29. Điện 13 12 13 16 15 16 17 16 15 15 31. Điện tử 3 5 6 6 6 6 6 8 10 10 33. Viễn thông 6 6 6 9 10 12 12 13 13 13 35. Thông tin. Thiết bị văn pḥòng 7 7 7 7 8 10 10 9 11 10 37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In 3 3 1 1 2 3 3 3 3 3 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 43. Đường bộ 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 45. Đường sắt 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 0 1 1 2 1 2 1 1 53. Thiết bị vận chuyển vật liệu 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 55. Bao gói và phân phối hàng hoá 8 8 7 7 7 7 8 10 8 8 88 Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 59. Dệt và Da 4 4 4 5 5 6 5 5 5 5 61. May mặc 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 65. Nông nghiệp 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 67. Thực phẩm 14 14 15 15 15 16 16 16 17 17 71. Hoá chất 5 4 4 4 4 4 5 5 5 4 73. Khai thác mỏ và Khoáng sản 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 75. Dầu mỏ 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 77. Luyện kim 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 79. Gỗ 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 81. Thuỷ tinh và Gốm 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 83. Cao su và Chất dẻo 6 5 6 7 7 7 7 7 7 7 85. Giấy 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 87. Sơn và màu 2 2 3 3 4 4 4 4 4 4 91. Vật liệu xây dựng và nhà 12 12 12 12 12 13 13 13 13 13 93. Xây dựng dân dụng 5 5 5 6 6 10 11 11 11 11 195. Quân sự 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao 12 12 12 11 11 12 12 13 14 14 Tổng 249 255 259 265 268 291 297 301 306 306 Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017 Nếu xét chi tiết theo từng lĩnh vực, tại Bảng 3.3 cho thấy số nhóm của từng lĩnh vực có tăng nhưng đa phần tăng không nhiều. Một số lĩnh vực có số nhóm tăng nhiều như lĩnh vực 33. Viễn thông (tăng từ 6 nhóm lên 13 nhóm), lĩnh vực 93. Xây dựng dân dụng (tăng từ 5 nhóm lên 11 nhóm), lĩnh vực 67. Thực phẩm (tăng từ 14 nhóm lên 17 nhóm); lĩnh vực 17. Đo lường và phép đo (tăng từ 9 nhóm lên 12 nhóm) Các lĩnh vực này đều có mức tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia tương ứng khá cao. Phân tích cụ thể cho thấy lĩnh vực 33. Viễn thông đã tăng từ 6 nhóm năm 2007 lên 13 nhóm năm 2016, các nhóm được bổ sung bao gồm 33.020 Viễn thông nói chung, 33.030 Dịch vụ viễn thông và các ứng dụng, 33.050 Thiết bị viễn thông đầu cuối, 33.060 Vô tuyến, 33.070 Dịch vụ di động, 33.080 Mạng kỹ thuật số dịch vụ tích hợp, 33.140 Thiết bị đo chuyên biệt trong viễn thông, 33.170 Phát thanh và truyền hình, 33.180 Kết nối sợi quang. Bên cạnh đó, nhóm 33.200 Điều khiển từ xa. Đo từ xa đã được rút ra khỏi Khung phân loại 89 tiêu chuẩn quốc gia. Nhóm 33.040 Liên lạc điện thoại và điện báo đã được đổi thành 33.040 Hệ thống viễn thông, nhóm 33.100 Giao thoa vô tuyến được đổi thành 33.100 Tương thích điện từ, nhóm 33.160 Thiết bị và hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nghe nhìn thành 33.160 Kỹ thuật âm thanh, hình ảnh và nghe-nhìn, nhóm 33.180 Thông tin sợi quang đổi thành 33.180 Kết nối sợi quang. Bản thân tên của lĩnh vực này đến năm 2016 cũng được đổi từ 33. Viễn thông thành 33.Viễn thông. Kỹ thuật hình ảnh và âm thanh. Mức tăng về số nhóm của lĩnh vực 33. Viễn thông cũng tương ứng với mức tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia của lĩnh vực này, từ 74 TCVN năm 2007 lên 156 TCVN năm 2016. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển của ngành thông tin-truyền thông trong những năm gần đây đòi hỏi sự phát triển về hạ tầng kỹ thuật mà các tiêu chuẩn quốc gia là bộ phận không thể tách rời. Như vậy, lĩnh vực 33. Viễn thông không những tăng số lượng các nhóm cũng như số lượng các tiêu chuẩn quốc gia trong nhóm mà còn thay đổi cả về chất lượng, cụ thể những nhóm không phù hợp giai đoạn hiện tại sẽ bị thay thế, sửa đổi. Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016 Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu 40 40 43 43 44 44 44 45 46 46 03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải 7 6 6 7 7 8 8 7 10 11 07. Khoa học tự nhiên 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 11.Chăm sóc sức khỏe 13 13 18 17 17 19 19 21 22 22 13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn 29 29 38 40 41 44 45 43 43 44 17. Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý 8 8 14 15 17 16 17 16 16 15 19. Thử nghiệm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung 15 16 15 15 16 16 16 22 21 21 23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng công dụng chung 10 10 14 13 13 13 20 20 23 23 25. Chế tạo 26 27 29 29 29 28 30 34 39 39 27. Năng lượng và truyền nhiệt 1 1 3 3 4 4 4 4 4 4 29. Điện 24 24 32 34 37 37 39 35 37 37 31. Điện tử 11 9 7 6 8 9 10 12 11 11 33. Viễn thông 13 13 17 22 25 27 27 28 28 28 35. Thông tin. Thiết bị văn phọ̀ng 6 6 5 7 7 5 9 11 10 10 37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In 2 2 4 1 3 3 5 5 5 5 90 Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 43. Đường bộ 15 15 13 13 13 13 13 15 16 17 45. Đường sắt 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 53. Thiết bị vận chuyển vật liệu 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 55. Bao gói và phân phối hàng hoá 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3 59. Dệt và Da 10 10 10 10 10 10 10 13 13 14 61. May mặc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 65. Nông nghiệp 16 16 15 17 18 17 17 21 21 21 67. Thực phẩm 23 23 24 25 25 25 25 25 25 25 71. Hoá chất 14 15 18 19 19 20 24 26 26 27 73. Khai thác mỏ và Khoáng sản 1 1 1 1 1 3 3 5 5 5 75. Dầu mỏ 5 5 6 7 9 8 8 9 9 9 77. Luyện kim 18 18 24 24 23 24 26 28 28 28 79. Gỗ 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 81. Thuỷ tinh và Gốm 5 5 5 5 7 7 8 8 8 8 83.Cao su và Chất dẻo 6 7 8 9 9 9 10 10 10 10 85. Giấy 0 0 0 0 0 1 2 2 2 2 87. Sơn và màu 0 0 1 1 1 1 1 3 4 4 91. Vật liệu xây dựng và nhà 24 25 28 29 31 39 41 45 47 46 93.Xây dựng dân dụng 1 1 1 2 2 4 4 4 4 4 95. Quân sự 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao 9 9 9 9 9 9 11 11 12 12 Tổng 374 376 428 448 473 491 525 558 577 578 Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017 Tương tự như vậy, số phân nhóm của từng lĩnh vực cũng có xu hướng tăng, nhưng khác nhau giữa các lĩnh vực. Bảng 3.4 cho thấy các lĩnh vực có mức tăng số lượng phân nhóm cao như lĩnh vực 11. Chăm sóc sức khỏe tăng 9 phân nhóm, lĩnh vực 13. Bảo vệ môi trường và sức khỏe. An toàn tăng 15 phân nhóm; lĩnh vực 23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng tăng 13 phân nhóm, lĩnh vực 29. Điện tăng 13 phân nhóm, lĩnh vực 33. Viễn thông tăng 15 phân nhóm; lĩnh vực 71. Hóa chất tăng 13 phân nhóm; lĩnh vực 91. Vật liệu xây dựng và nhà tăng 22 phân nhóm. Mức độ thay đổi phân nhóm 91 khá lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_he_thong_tieu_chuan_quoc_gia_o_viet_nam_t.pdf
Tài liệu liên quan