Luận án Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục. iii

Danh mục chữ viết tắt . vii

Danh mục thuật ngữ sử dụng trong đề tài.ix

Danh mục các bảng .x

Danh mục các biểu đồ.xi

Danh mục các hình vẽ. xii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .9

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN.9

1.1.1. Nghiên cứu về quy mô cung ứng dịch vụ và tính bền vững các của

các tổ chức TCVM .9

1.1.2. Nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM của khách hàng .17

1.1.3. Nghiên cứu về tác động của TCVM đến giảm nghèo.22

1.2. KHOẢNG TRỐNG VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .27

1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu.27

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.28

Kết luận chương 1.29

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH VI MÔ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA QUỐC GIA.30

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ.30

2.1.1. Sự ra đời Tài chính vi mô.30

2.1.2. Khái niệm tài chính vi mô.31

2.1.3. Các tổ chức tài chính vi mô.32

2.1.4. Các dịch vụ tài chính vi mô.34

2.1.5. Mối quan hệ giữa tài chính vi mô, tài chính toàn diện và tín dụng

chính sách.39

pdf206 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống TCVM an toàn và tự vững, phục vụ việc đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 2195/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/12/2011. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, đã được Nhà nước thừa nhận về vai trò và vị trí của hoạt động TCVM trong hệ thống tài chính của quốc gia. 78 Ở góc độ pháp lý, năm 2019 là năm mà các kênh TCVM được kỳ vọng mở ra nhiều mô hình sản phẩm và dịch vụ mới như tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM đến năm 2020, NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư về cấp giấy phép tổ chức hoạt động của các Quỹ TDND. Cùng với việc triển khai Đề án cơ chế thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN khuyến khích phát triển mạnh mô hình đại lý ngân hàng để mở rộng phạm vi đến gần với người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Năm 2020, Thủ tưởng Chính phủ ký Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 Về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đối tượng của Chiến lược đặc biệt chú trọng đến nhóm người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đây là nhóm đối tượng khách hàng TCVM được hướng đến [40] (Phụ lục 3.2) 3.2.2. Mạng lưới tổ chức TCVM hoạt động tại Việt Nam Từ khái niệm về tổ chức TCVM theo Luật số 47/2010/QH12 [37], khái niệm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam theo Nghị định 28/2005/NĐ-CP [5]. Thì tổ chức TCVM trong nội dung nghiên cứu của luận án được tiếp cận theo hướng các tổ chức có cung cấp dịch vụ TCVM nên không chỉ giới hạn trong các tổ chức TCVM được cấp phép hoạt động TCVM. Bởi đặc thù lịch sử phát triển TCVM tại Việt Nam chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự ra đời và phát triển đến nay mới chỉ có 4 tổ chức được cấp phép hoạt động TCVM. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có số hộ nghèo vẫn còn cao, chính phủ đã có những chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua. Đã xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh để tăng khả năng tiếp cận cho các khách hàng TCVM. Bên cạnh đó, còn tập hợp cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể bám sát mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững. Với mục tiêu nghiên cứu về phát triển hoạt động TCVM nhằm tác động đến khách hàng TCVM là đối 79 tượng thụ hưởng. Nên các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM được hệ thống hóa qua hình sau: Hình 3.1: Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [32][64] Hiện nay, mạng lưới cung ứng dịch vụ TCVM tại Việt Nam chia thành 3 khu vực: Khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Trong đó, các TCTD cung cấp dịch vụ TCVM được xếp vào khu vực chính thức. Theo thống kê của nhóm công tác TCVM Việt Nam qua Danh bạ TCVM thì số lượng các tổ chức TCVM hoạt động theo loại hình tổ chức thể hiện qua biểu đồ sau: 80 ĐTV: Tổ chức Biểu đồ 3.7: Số lượng các tổ chức hoạt động TCVM theo loại hình tổ chức Nguồn: Danh bạ TCVM và tính toán của tác giả [30] [31] [32] [33] Theo bảng tổng hợp trên, các tổ chức TCVM qua các năm đều tăng lên về số lượng. Tính đến cuối năm 2019 tại Việt Nam 3 TCTD tham gia cung cấp dịch vụ TCVM chủ yếu cho khách hàng vi mô là NHCSXH, NHHTX, NHNN&PTNT, còn các NHTM khác tham gia nhưng mức độ đóng góp rất nhỏ. Có 04 tổ chức TCVM được NHNN cấp phép hoạt động theo Luật Các TCTD bao gồm: Tổ chức TCVM TNHH MTV Tình Thương, Tổ chức TCVM TNHH hai thành viên trở lên M7, Tổ chức TCVM TNHH hai thành viên trở lên Thanh Hóa và Tổ chức TCVM TNHH MTV cho người lao động tự tạo việc làm. Các tổ chức này có đặc điểm chung là chuyển đổi từ các tổ chức TCVM bán chính thức, trước đó hoạt động với tư cách là các tổ chức CT-XH và Quỹ xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước. Bốn tổ chức này đã đóng góp rất lớn vào việc cung ứng các dịch vụ TCVM cho khách hàng với tỷ lệ tương ứng gấp 7 lần các CT/DA TCVM thực hiện trong kỳ, hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức mang lại lợi ích kinh tế cho các tổ chức và cả các lợi ích cho xã hội trên phương diện giảm nghèo và phát triển bền vững cho đất nước. 81 Tuy nhiên, từ các tổ chức phi chính thức được cấp phép và chuyển thành các tổ chức chính thức thời gian qua rất khiêm tốn, chủ yếu là các CT/DA TCVM. Để có một mạng lưới các tổ chức TCVM chính thức mạnh tạo ra sự bền vững về thể chế hoạt động. Việc ban hành Thông tư 03/2018/TT-NHNN, NHNN đã tạo khuôn khổ khá chặt chẽ những quy định pháp lý về nguồn vốn, về cách thức tổ chức, hoạt động và những chế tài chính phù hợp đối với các tổ chức TCVM [18] để tạo hành lang pháp lý cho công tác chuyển đổi từ các CT/DA lên thành các tổ chức TCVM chính thức hoạt động đủ mạnh trên thị trường. ĐVT: Tổ chức Biểu đồ 3.8: Số lượng các tổ chức TCVM phân theo địa bàn hoạt động Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM và tính toán của tác giả [30] [31] [32] [33] Phân chia theo địa bàn hoạt động thì các tổ chức TCVM hoạt động tại miền Bắc là luôn chiếm số lượng lớn, tiếp đến là ở khu vực miền Trung, còn miền Nam là khu vực có số lượng tổ chức TCVM thấp nhất. Khu vực phía Bắc có tốc độ phát triển hoạt động TCVM rất tốt. Tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm cung ứng đa dạng và thu hút số lượng khách hàng lớn. Đã đóng góp đáng kể cho công tác giảm nghèo ở các địa phương và tạo điều kiện ổn định đời sống và phát triển cho khách hàng. 82 3.2.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam thời gian qua Khách hàng TCVM là các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, DN siêu nhỏ. Với đối tượng khách hàng trên, đã cho thấy TCVM có thị phần hoạt động rộng lớn và phát triển đa dạng về sản phẩm dịch vụ, bao gồm cả sản phẩm tài chính và phi tài chính. Theo thống kê trên danh bạ TCVM năm 2019, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức TCVM tăng giai đoạn 2015-2019 từ 4.238 tỷ đồng vào năm 2015 tăng lên 7.418 tỷ đồng năm 2019; trong đó, dư nợ các tổ chức TCVM chính thức đạt 5.567 tỷ đồng. ĐVT: Tỷ đồng Biểu đồ 3.9: Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức TCVM VN giai đoạn 2015-2019 Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM và tính toán của tác giả [30] [31] [32] [33] Các tổ chức TCVM triển khai các chương trình tiết kiệm đặc thù được thiết kế dành riêng cho người nghèo, người có thu nhập thấp. Mục đích của các sản phẩm này là giúp cho khách hàng nghèo có thể gây dựng tài sản từ việc tích lũy những khoản tiền nhỏ để có khoản tiền lớn sử dụng cho đầu tư, mở rộng sản xuất và chống đỡ rủi ro. Các tổ chức TCVM cung cấp 2 hình thức tiết kiệm chính là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Số tiền tiết kiệm rất nhỏ 83 nhưng phải thực hiện đầy đủ tại các tổ chức CT-XH nhằm xây dựng ý thức, thói quen thực hiện. Ngoài ra, thông qua hoạt động này tạo điều kiện để khách hàng nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay. ĐVT: Tỷ đồng Biểu đồ 3.10: Tổng số dư TGTK tại các tổ chức TCVM giai đoạn 2015-2019 Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM và tính toán của tác giả [30] [31] [32] [33] Các tổ chức TCVM bán chính thức thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm rất hạn hẹp chủ yếu bằng hình thức tiết kiệm bắt buộc. Còn các tổ chức chính thức cung cấp các dịch vụ tiết kiệm nhưng sức cạnh tranh không cao do chi phí vận hành tương đối lớn. Dư nợ tiết kiệm và số khách hàng gửi tiết kiệm tăng qua các năm trong giai đoạn 2015-2019, nhu cầu gửi tiết kiệm TCVM tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn TCVM. Dư nợ tiết kiệm tăng qua các năm đến năm 2019 đạt 3810 tỷ đồng và tăng 33% so với năm 2018. 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động TCVM tại Việt Nam * Những mặt đạt được “Một là, mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM dần đi vào ổn định, theo hướng chuyên nghiệp hơn, đảm bảo quá trình quản trị, điều hành an toàn và hiệu quả. Các tổ chức TCVM bán chính thức đã có những bước tiến về vốn, nhân sự, công tác quản trị để đủ điều kiện chuyển đổi thành tổ chức chính thức. 84 Hai là, các tổ chức TCVM luôn duy trì mức độ tăng trưởng về tài sản, nguồn vốn và dư nợ. Số lượng khách hàng tăng đều qua các năm ở cả hoạt động tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm vi mô. Ba là, ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức TCVM hoạt động, tạo sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh để các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức hoạt động hiệu quả. Thúc đẩy phát triển các tổ chức TCVM chính là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. * Những mặt còn hạn chế Thứ nhất, mặc dù các tổ chức TCVM đã có sự phát triển quy mô hoạt động. Nhưng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức TCVM còn thấp, tác động rất lớn việc phát triển các tổ chức TCVM, cho vay đối với khách hàng và đạt được mục tiêu góp phần xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, công tác định hướng, đánh giá thị trường chưa thật sự tốt nên việc tìm kiếm cơ hội, mở rộng sản phẩm chưa đa dạng về số lượng và chất lượng dịch vụ. Thứ ba, môi trường kinh tế - xã hội thời gian qua tác động chưa thật sự thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức TCVM và khách hàng của các tổ chức này. Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh, thiên tai và vấn đề biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vi mô do tình trạng mất ổn định của các yếu tố trên làm cho năng suất lao động, sản lượng và thu nhập bị ảnh hưởng đáng kể. Điển hình thực trạng dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và kể cả Việt Nam. Tình hình dịch bệnh đã và đang diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng rất đến một nền kinh tế hội nhập sâu rộng như Việt Nam. Tác động của dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất ngưng trệ và các lĩnh vực như hàng không, du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục đều giảm sâu. Tốc độ tăng trường GDP bình quân thấp nhất trong 10 năm qua, thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân từ thành thị đến nông thôn và ảnh hưởng lớn đến vấn đề tâm lý. Vì thế, với khách hàng TCVM là nhóm khách hàng dễ bị tổn thương nhất do các yếu tố tác động từ môi trường, việc có những định hướng đúng đắn, có những chính sách phát triển hoạt động TCVM phù hợp 85 để hỗ trợ về tài chính và các điều kiện phi tài chính khác giúp ổn định đời sống sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác giảm nghèo bền vững.” 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Với những vấn đề đặt ra cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tại vùng KTTĐ miền Trung, thì việc phát triển hoạt động TCVM được đặt lên hàng đầu. Mạng lưới hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM tại vùng còn rất mỏng, đến năm 2019 chỉ có 8 tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ TCVM chủ yếu là các TCTD, và các CT/DA TCVM. Tại vùng KTTĐ miền Trung chưa có một tổ chức TCVM chính thức cấp phép hoạt động trong vùng, 4 tổ chức TCVM được NHNN cấp phép mới chỉ hoạt động ở khu vực phía Nam, Bắc miền Trung và khu vực phía Bắc. Trong năm 2019, chỉ có một tổ chức TCVM TNHH MTV Tình Thương đã có sự kết nối với Tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quyết định cho phép tổ chức này hoạt động trên địa bàn. Ba tổ chức còn lại chưa có sự vươn cánh tay đủ dài đến vùng KTTĐ miền Trung và chưa có những chính sách liên kết trong phát triển đến khu vực này. ĐVT: Tổ chức Biểu đồ 3.11: Số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM tại vùng KTTD miền Trung Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM và tính toán của tác giả [30] [31] [32] [33] 86 Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung, thì hầu hết khách hàng TCVM tiếp cận tín dụng từ NHCSXH của các tỉnh, thành với tỷ lệ 91,1% số lượng khách hàng TCVM ở các địa phương, 3,8% Quỹ TDND, từ các CT/DA TCVM 1,2%, còn lại các NHTM chiếm 3,4%. Điều này cho thấy, thị phần của NHCSXH thực hiện sứ mệnh được giao là cung cấp tín dụng cho người nghèo, với việc đơn giản hóa thủ tục, kết hợp tốt với địa phương thực hiện công tác cho vay qua tổ chức đoàn thể đã giúp cho khách hàng TCVM tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng một cách thuận tiện. ĐVT: % Biểu đồ 3.12: Thị phần khách hàng tín dụng TCVM tại vùng KTTD miền Trung Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018, 2019 Tại vùng các NHTM không mặn mà trong việc cung ứng dịch vụ đối với các khách hàng TCVM bởi các khoản vay nhỏ lẻ, dân cư vùng thưa thớt, địa bàn phức tạp phát sinh chi phí quản lý cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ở hoạt động này mang lại thấp. Trong khi đó với yêu cầu vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, vừa đảm bảo sự đóng góp vào ổn định thị trường tài chính nên các NHTM đã thực hiện một số phân khúc thị trường nên đã đóng góp một tỷ lệ nhất định nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu khách hàng TCVM. 87 3.3.1. Phát triển hoạt động TCVM qua chỉ tiêu quy mô và chất lượng dịch vụ tại vùng KTTĐ miền Trung 3.3.1.1. Phát triển hoạt động TCVM qua chỉ tiêu quy mô và chất lượng dịch vụ tại NHCSXH ở vùng KTTĐ miền Trung NHCSXH thực hiện cung cấp tín dụng cho khách hàng TCVM được đánh giá thông qua việc bám sát các chủ trương của Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đặc biệt là mục tiêu thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 của Chính phủ. Dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên; là bốn tổ chức nòng cốt ở các địa phương, nắm bắt thực trạng nhu cầu về vốn của người dân, thực trạng đời sống vật chất và tinh thần, là cánh tay đắc lực của các TCTD trong việc thực hiện các chương trình cung ứng tín dụng cho người nghèo. Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2015-2019 ĐVT: trđ STT Địa phương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thừa Thiên Huế 1.878.821 2.105.939 2.293.098 2.547.569 2.767.371 2 TP Đà Nẵng 1.283.418 1.466.441 1.638.025 1.988.933 2.352.179 3 Quảng Nam 3.470.673 3.677.566 3.964.501 4.279.646 4.679.130 4 Quảng Ngãi 2.535.664 2.664.935 2.880.405 3.098.421 3.389.423 5 Bình Định 2.513.238 2.801.694 3.129.663 3.433.379 3.799.022 6 Tổng 11.681.814 12.716.575 13.905.692 15.347.948 16.987.125 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] Với mạng lưới bao phủ rộng khắp tất cả tỉnh, thành phố đến tận xã phường, NHCSXH thực hiện tốt công tác cho vay đối với người nghèo, thông qua việc xác định đúng đối tượng, giải ngân kịp thời và đã phát huy được hiệu quả trong công tác sử dụng vốn từ các hộ nghèo. Dư nợ tín dụng năm 2015 là 88 11.681.814 triệu đồng và năm 2019 đạt 16.987.125 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng 45,42% trong 5 năm. So với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các TCTD khác trên địa bàn với khách hàng thông thường, thì tốc độ tăng của NHCSXH có phần chậm hơn. Nguyên nhân, tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương giảm đáng kể qua các năm, số dư nợ bình quân trên khách hàng cũng giảm dần, số hộ nghèo còn dư nợ tăng không nhiều là do các hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, thu nhập từ việc sử dụng vốn dần tạo ra và đã có chuyển biến tích cực trong công tác cải thiện thu nhập và đời sống của người nghèo. “Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đa số dự nợ tín dụng chính sách được thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức đoàn thể đến hơn 95%, còn lại ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng. Trong 4 tổ chức đoàn thể, Hội Phụ nữ luôn dẫn đầu trong công tác quản lý vốn ủy thác, tiếp sau Hội nông dân. Bên cạnh đó, hoạt động của Tổ TK&VV thực hiện giám sát nguồn vốn nhằm giúp hội viên đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống. Hội Nông dân tham gia giám sát đảm bảo chính sách tín dụng được thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết việc làm, góp phần tích cực trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Hội Cựu chiến binh đã thực hiện chỉ đạo các cấp hội tiếp tục nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh tuyên truyền về tín dụng chính sách, về tác hại của “tín dụng đen”, ngăn chặn tình trạng “tín dụng đen” đang phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay. Trong hoạt động cung ứng tín dụng cho người nghèo của NHCSXH các địa phương đã thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các Tổ TK&VV, Ban quản lý Tổ TK&VV thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chương trình hợp tác đào tạo với NHCSXH. Tổ TK&VV đảm nhận việc bình xét đối tượng vay vốn, giám sát thường xuyên, quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của người nghèo, trả nợ gốc, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình sử dụng vốn, không ngừng phát huy hiệu quả các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.” 89 Bảng 3.2: Tỷ lệ thu nợ tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 ĐVT: % STT Địa phương Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thừa Thiên Huế 92,33 96,91 98,58 2 TP Đà Nẵng 72,13 70,67 93,74 3 Quảng Nam 64,17 74,10 92,87 4 Quảng Ngãi 59,04 59,63 92,68 5 Bình Định 75,99 78,19 84,95 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn của các địa phương trong vùng đạt tỷ lệ tương đối tốt, trong đó địa phương có tỉ lệ thu thấp nhất là Quảng Ngãi đạt chỉ có 62,5%, địa phương có tỷ lệ cao nhất là 96,91% như tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tỷ lệ này giữa các địa phương không đồng đều là do Tỉnh Quảng Ngãi có các xã miền núi với dân cư thưa thớt, có cả dân tộc sinh sống, mức sống thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mục đích vay chủ yếu là nâng cao mức sống, nguồn trả nợ từ nguồn sản xuất nông nghiệp, canh tác nương rẫy và số ít từ chăn nuôi. Các hoạt động nông nghiệp trên với các kỹ thuật lạc hậu, chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết, nên nó tác động đến nguồn thu và công tác trả nợ của người dân trong vùng. Bảng 3.3: Tỷ lệ thu lãi tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 ĐVT: % STT Địa phương Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thừa Thiên Huế 97,39 101,06 104,43 2 TP Đà Nẵng 94,67 100,51 101,97 3 Quảng Nam 95,48 100,99 103,79 4 Quảng Ngãi 95,61 102,01 105,65 5 Bình Định 94,96 98,99 105,80 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] 90 Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng nhiều căn nhà ở cho các đối tượng chính sách... Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ thu lãi của các địa phương trong vùng khá cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh qua các năm. Địa phương có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất vẫn là tỉnh Quảng Ngãi 0,24% năm 2019, thấp nhất là thành phố Đà Nẵng 0,09%. ĐVT: % Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy nợ quá hạn qua các năm đều giảm và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2019 ở mức thấp hơn trung bình của cả nước trong hoạt động này là 0,25%. Trong quá trình cung ứng dịch vụ, NHCSXH luôn chú trọng đến việc vừa đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, nhưng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cho khách hàng. Nợ quá hạn còn tồn đọng là không thể tránh khỏi do những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, bệnh tật, đầu tư thua lỗ. Nhưng bên cạnh đó, một phần nguyên nhân chủ quan là do ý thức của khách hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, chây ì trong công tác trả nợ và 91 nguyên nhân từ phía ngân hàng như trách nhiệm của nhân viên ngân hàng, Tổ TK&VV trong việc phổ biến chính sách, tuyên truyền, đi sâu vào địa bàn nắm bắt tình hình Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 ĐVT: loại STT Địa phương Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thừa Thiên Huế Tốt Tốt Tốt 2 TP Đà Nẵng Tốt Khá Tốt 3 Quảng Nam Trung bình Khá Tốt 4 Quảng Ngãi Khá Trung bình Tốt 5 Bình Định Khá Khá Tốt Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] Đánh giá chất lượng hoạt động cung ứng tín dụng chính sách cả vùng KTTĐ miền Trung được dựa trên kết quả chất lượng của từng địa phương. Hệ thống NHCSXH từ địa phương đến Trung ương đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bao gồm: (1) Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn (25 điểm); (2) Tỷ lệ thu lãi (20 điểm); (3) Chất lượng hoạt động điểm giao dịch xã (20 điểm); (4) Chất lượng hoạt động Tổ TK&VV (15 điểm); (5) Tỷ lệ nợ quá hạn (20 điểm), vậy với tổng điểm 100. Trong 3 năm qua chất lượng hoạt động tín dụng của toàn vùng được đánh giá khá cao, trong đó địa phương được xếp loại tốt cả 3 năm liền là Tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam đã khắc phục hạn chế năm trước, nhưng năm 2019 vẫn đạt kết quả cao. Khách hàng TCVM đến với các tổ chức tài chính nhằm tìm kiếm nguồn vốn thông qua dịch vụ cung ứng tín dụng, nhưng bên cạnh đó dịch vụ tiết kiệm được xem như là hoạt động tín dụng đầu vào của các tổ chức cung ứng. Hoạt động này không thể tách rời với hoạt động tín dụng. Trong thời gian qua, hoạt động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo và đối tượng chính sách có nhiều chuyển biến tích cực. Cán bộ NHCSXH, Hội đoàn thể, Ban quản lý Tổ TK&VV và người vay đã nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác 92 dụng của việc thực hành tiết kiệm. Hàng ngày, tổ viên tạo thói quen tiết kiệm thường xuyên để có tiền gửi hàng tháng, nhằm tích lũy sử dụng trong tương lai trong đó có việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho NHCSXH và ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Việc nhận tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV chủ yếu là TGTK bắt buộc đối với khách hàng, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV và người vay nên đã đạt được kết quả đáng kể. Bảng 3.5: Kết quả huy động tiết kiệm của khách hàng vi mô NHCSXH tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2015-2019 ĐVT: trđ STT Địa phương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thừa Thiên Huế 17.283 128.180 165.658 197.764 222.070 2 TP Đà Nẵng 92.866 117.938 140.892 167.127 177.547 3 Quảng Nam 76.254 94.104 125.634 147.653 192.766 4 Quảng Ngãi 60.294 75.179 92.462 118.277 127.175 5 Bình Định 83.847 102.223 129.452 160.024 181.127 6 Tổng cộng: 330.544 517.624 654.098 790.845 900.685 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NHCSXH VN [13] [14] [15] [16] [17] Sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV của NHCSXH cho thấy chiều hướng tăng trưởng qua các năm, số dư tiền gửi và số khách hàng tham gia gửi tiền có mức tăng đáng kể. Tuy nhiên, nếu so với tổng nguồn vốn hoặc dư nợ cho vay NHCSXH thì sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và đây là nguồn TGTK bắt buộc đối với khách hàng vay vốn, chưa phản ánh năng lực thực sự của một ngân hàng lớn trong hoạt động cung ứng dịch vụ TCVM. Nguyên nhân là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách vẫn còn hạn chế dẫn đến một bộ phận không nhỏ người nghèo và đối tượng chính sách khác hiểu chưa đầy đủ về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc nhận tiền gửi của NHCSXH. Một số điểm hạn chế về sản phẩm 93 tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV vẫn chưa được giải quyết triệt để vì chi phí quá cao, chỉ có thể giải quyết được khi ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. “Tóm lại, NHCSXH các địa phương vùng KTTĐ miền Trung thời gian qua đã thực hiện tốt công tác cung ứng dịch vụ tín dụng và huy động TGTK bắt buộc đầy đủ đối với khách hàng TCVM. Điều này thể hiện qua mức tăng trưởng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng, đã mang lại hiệu quả kinh tế và cả hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế sau: + Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH được phần lớn các hộ gia đình đánh giá là đơn giản nhưng tốc độ giải ngân và cách thức thu nợ của ngân hàng chưa thật sự hợp lý ở các bước thực hiện như hiện nay. + Trình độ của cán bộ cơ sở chưa cao, về chất lượng hoạt động của tổ TK&VV chưa đồng đều, ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng như tình trạng vẫn còn tổ sinh hoạt động yếu, không sinh hoạt tổ theo định kỳ, bình xét cho vay không công khai, dân chủ, thành viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không giúp đỡ nhau trong việc hỗ trợ đầu tư để vừa có thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình, sớm thoát nghèo vừa có đủ khả năng để trả nợ vốn vay. + Về năng lực quản lý, điều hành của các đơn vị nhận uỷ thác các cấp Hội đoàn thể là cực kỳ quan trọng có tác động rất lớn đến việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Việc chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV đúng quy trình, có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_hoat_dong_tai_chinh_vi_mo_tai_vung_kinh_t.pdf
Tài liệu liên quan