MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học.3
5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .12
7. Những đóng góp của luận án.16
8. Cấu trúc của luận án.17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.18
1.1. Những đổi mới giáo dục phổ thông .18
1.1.1. Đổi mới chương trình giáo dục .18
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học.19
1.1.3. Đổi mới về kiểm tra, đánh giá.20
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề .21
1.2.1. Năng lực .21
1.2.2. Giải quyết vấn đề.28
1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề.30
1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.33
1.3.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.33
1.3.2. Sự cần thiết phải phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Địa
lí 10 ở trường trung học phổ thông.37
1.4. Tổ chức dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông.39
1.4.1. Mục tiêu và nội dung của chương trình Địa lí lớp 10 .39
1.4.2. Khả năng tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông.41
1.5. Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh lớp 10 THPT các
tỉnh Tây Bắc.46
1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lí.47
1.5.2. Đặc điểm nhận thức.481.6. Thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong
dạy học Địa lí 10 ở các trường Trung học phổ thông vùng Tây Bắc.50
1.6.1. Tình hình dạy học của giáo viên .50
1.6.2. Tình hình học tập của học sinh.56
Tiểu kết chương 1.60
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH .61
2.1. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.61
2.1.1. Nguyên tắc.61
2.1.2. Yêu cầu.66
2.2. Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh.68
2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch dạy học .69
2.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo quy trình đã thiết kế .71
2.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá.76
2.3. Các biện pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.78
2.3.1. Lựa chọn các PPDH có nhiều ưu thế trong việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh .78
2.3.2. Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học giải quyết vấn đề .92
2.3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.104
2.3.4. Xây dựng tiêu chí, công cụ và phương pháp đánh giá năng lực giải quyết
vấn đề trong dạy học Địa lí .108
2.4. Thiết kế một số giáo án trong tổ chức dạy học Địa lí 10 nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.120
Tiểu kết chương 2.121
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .122
3.1. Mục đích thực nghiệm .122
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.122
3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm.122
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm.122
3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.122
3.3. Phương pháp thực nghiệm .1223.3.1. Lựa chọn phương pháp thực nghiệm.122
3.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm .123
3.4. Quy trình thực nghiệm .125
3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm .125
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm.127
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .127
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh trước thực nghiệm.127
3.5.2. Kết quả đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau thực nghiệm .128
3.5.3. Phân tích dữ liệu về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.138
3.5.4. Đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở mỗi học sinh .140
Tiểu kết chương 3.146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .150
236 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học Phổ thông - Đào Thị Bích Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến từ
các nhóm trên
- Nhiệm vụ: vẽ sơ đồ tư duy về các nhân tố hình thành đất.
Yêu cầu các nhóm thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: thành viên ở vòng 1 trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên
trong nhóm mới
+ Bước 2: Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận về tác động của
các nhân tố hình thành đất.
+ Bước 3: Vẽ sơ đồ tư duy về tác động của các nhân tố hình thành đất.
Khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh” để
tổ chức cho HS trình sản phẩm, trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối
cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học.
2.3.1.4. Phương pháp điều tra - khảo sát
Khái niệm: Phương pháp điều tra - khảo sát là phương pháp trong đó căn cứ
vào vấn đề được đặt ra và dựa vào cơ sở giả thuyết, học sinh tiến hành thu thập thông
tin bằng nhiều nguồn khác nhau. Sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát để xác định các giả thuyết đúng, rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc đề
xuất kiến nghị.
Đặc điểm của PP điều tra - khảo sát trong DH Địa lí
- Phương pháp điều tra - khảo sát được tổ chức dưới hình thức ngoài lớp.
- Điều tra - khảo sát là phương pháp đặc thù trong DH Địa lí. Vì đối tượng
nghiên cứu của Địa lí là các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế xã hội theo lãnh thổ.
Muốn cho HS hiểu được các thành phần và các mối quan hệ giữa các thể tổng hợp tự
nhiên và KT - XH thì phương pháp hiệu quả nhất là cho HS trực tiếp khảo sát ngoài
thực địa.
89
- Phương pháp điều tra - khảo sát chính là nhằm khảo sát, điều tra những vấn
đề Địa lí địa phương. Giáo viên là người đề ra những vấn đề cần khảo sát đồng thời
tổ chức, hướng dẫn, gợi ý để HS thực hiện.
Ý nghĩa của phương pháp điều tra, khảo sát trong DH Địa lí
Thông qua việc điều tra, tiếp xúc thực tiễn sẽ cung cấp cho HS những biểu
tượng, khái niệm, mối quan hệ nhân quả của các đối tượng Địa lí mà các em đang
học. Phương pháp này rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, tìm tòi, thu thập, phân
tích, so sánh các đối tượng Địa lí trong môi trường thực tế từ đó tìm ra cái mới cho
mình; tập dượt cho HS thói quen nghiên cứu khoa học.
Về mặt giáo dục thì đây là phương pháp tốt nhất để giáo dục môi trường cho
HS, giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm đối với các vấn đề phát triển tự nhiên, KT-
XH của địa phương.
- Quy trình phương pháp điều tra - khảo sát
`
Hình 2.8: Quy trình tổ chức PP khảo sát - điều tra
Trong chương trình Địa lí lớp 10 có khá nhiều nội dung gắn với thực tiễn địa
phương GV có thể tổ chức dạy học bằng PPDH này:
- Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học ở tỉnh Sơn La.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh Sơn La.
- Vấn đề dân số: tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh Sơn La.
- Sự thay đổi của tự nhiên sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.
Ngoài các PPDH trên thì khi tổ chức DH Địa lí lớp 10 GV còn có thể kết hợp
3
- GV đề xuất vấn đề KS - ĐT
- GV hướng dẫn học sinh
chuẩn bị tiến hành KS - ĐT
Hướng dẫn học sinh khảo
sát – điều tra
Tổ chức hoạt động khảo
sát – điều tra
- Tổ chức: cá nhân hoặc nhóm
- Hình thức: phỏng vấn, quan
sát, thu thập tài liệu.
- Xử lí thông tin: phân tích, so
sánh, phân loại
Tổng kết đánh giá
- GV tổ chức học sinh trình bày báo cáo
- GV nhận xét, đánh giá
2
1
90
linh hoạt với các PPDH tích cực khác phát triển được NL GQVĐ của HS như: phương
pháp vấn đáp, sử dụng các phương tiện trực quan đặc biệt là phương pháp hướng dẫn
HS khai thác tri thức từ biểu đồ.
Ví dụ: Dạy Bài 17 - Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành điều tra khảo sát về chủ đề “ Hiện
tượng xói mòn đất ở địa phương”.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh điều tra - khảo sát (Thực hiện 1 tuần ngoài giờ lên lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL
GQVĐ
- GV: giới thiệu về chủ đề
điều tra - khảo sát.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ
cho các nhóm.
- Sản phẩm học tập: báo cáo
trình chiếu Powerpoint về
hiện tượng xói mòn đất ở
địa phương.
- Thống nhất các tiêu chí
đánh giá chung cho sản
phẩm học tập.
- HS nghe giới thiệu về chủ
đề và nhiệm vụ được phân
công.
- Phân công công việc cho
từng thành viên, trao đổi để
hiểu các nhiệm vụ và sản
phẩm cần phải hoàn thành.
- Phát hiện vấn đề:
+ Thế nào là xói mòn đất,
hiện tượng này xảy ra ở khu
vực địa hình nào, vào thời
gian nào?
- Thiết lập không gian vấn:
Nguyên nhân nào tác động
dẫn đến hiện tượng xói mòn?
- Xác định giải pháp
GQVĐ:
+ Phân tích hậu quả của hiện
tượng xói mòn đất ở địa
phương.
- Đánh giá giải pháp và rút
ra kết luận:
+ Đề xuất được giải pháp hạn
chế hiện tượng xói mòn đất ở
- Nhận ra vấn đề cần giải
quyết qua chủ đề điều tra
khảo sát.
- Hiểu và đề xuất được các
câu hỏi định hướng nghiên
cứu của chủ đề khảo sát.
- Đề xuất được phương án
GQVĐ đưa ra trong chủ đề
và xác định phương án phù
hợp, tối ưu.
- Lập kế hoạch thực hiện
khảo sát.
- Nắm được các tiêu chí
đánh giá và sử dụng trong
đánh giá sản phẩm học tập.
91
địa phương.
- Các nhóm thảo luận, hiểu và
thống nhất các tiêu chí đánh
giá sản phẩm học tập.
- Thư ký ghi chép lại những
nội dung thảo luận.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động điều tra – khảo sát. (Thực hiện ngoài giờ lên
lớp trong 1 tuần).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL
GQVĐ
- Theo dõi, nắm được
tình hình thực hiện kế
hoạch điều tra, khảo sát
của các nhóm.
- Tư vấn giúp đỡ các
nhóm khi cần để đảm bảo
tiến độ.
- Yêu cầu các nhóm
trưởng báo cáo tiến trình,
kết quả đạt được của
nhóm. Nếu cần GV có
thể góp ý để các nhóm
tiếp tục hoàn thiện báo
cáo.
- Các thành viên điều tra, khảo
sát.
- Thường xuyên liên hệ, phối
hợp với các thành viên để chia
sẻ thông tin, dữ liệu thu thập
được.
- Nhóm trưởng tổ chức thảo
luận để tổng hợp xử lý thông
tin, lựa chọn, sắp xếp, môt tả
dữ liệu (bảng, sơ đồ, biểu đồ,
tranh ảnh, video.
- Các nhóm thống nhất chuẩn
bị nội dung, cấu trúc, hình ảnh
minh họa của bài trình chiếu
báo cáo sản phẩm điều tra khảo
sát của nhóm.
- Thu thập thông tin từ
các nguồn bằng các
phương tiện khác
nhau.
- Phân tích, xử lý
thông tin và sắp xếp
dưới các dạng sơ đồ,
bảng biểu, hình ảnh
minh họa.
- Thống nhất với
nhóm về nội dung,
hình thức trình bày sản
phẩm.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá (20 phút trên lớp)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Biểu hiện của NL GQVĐ
- Tổ chức, hướng dẫn các
nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm trình
chiếu báo cáo sản phẩm
- Phối hợp với các thành
viên trong nhóm báo báo,
92
của nhóm bằng kỹ thuật
phòng tranh, “5 xin” các
nhóm khác theo dõi, thảo
luận và góp ý bằng kỹ thuật
321.
trình bày sản phẩm.
- GV làm trọng tài trong
quá trình HS thảo luận và
nêu ra nhận xét cuối cùng.
- Học sinh các nhóm khác
nêu câu hỏi hoặc ý kiến
nhận xét.
- Trả lời câu hỏi của các
nhóm khác, yêu cầu làm rõ
nội dung đặt câu hỏi cho
nhóm khác.
- Lắng nghe, tích cực tham
gia trả lời câu hỏi của nhóm
khác .
2.3.2. Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học giải quyết vấn đề
Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những cách thức, hành động của GV và HS trong
các tình huống hành động nhỏ, nhằm thực hiện và điều khiển quá trình tổ chức DH
trên lớp. Các KTDH là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Trong quá trình đổi mới
PPDH hiện nay một số KTDH có hiệu quả phù hợp với dạy học địa lí theo hướng
phát triển NL như: Khăn trải bàn; Các mảnh ghép; Ủng hộ và phản đối; Sơ đồ tư duy;
321
2.3.2.1. Kỹ thuật dạy học khăn trải bàn
Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập cho HS mang tính
hợp tác, kết hợp giữa hình thức học tập cá nhân và hình thức học tập theo nhóm. Kỹ
thuật này tạo điều kiện cho HS phát triển NL tự học, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL
GQVĐ. Sử dụng kỹ thuật DH này, GV sẽ khuyến khích được sự tham gia tích cực
của HS đồng thời phát huy được tính độc lập, trách nhiệm cá nhân, sự tương tác của
HS - HS.
Việc sử dụng kĩ thuật này trong dạy học có những ưu điểm sau:
Tạo ra hứng thú học tập của HS đồng thời phát triển được tư duy của HS ở
mức độ cao bằng việc vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các THCVĐ dưới
dạng các câu hỏi giải thích tại sao, từ đó đem lại hiệu quả học tập cao hơn.
Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. Khi áp dụng kỹ thuật DH này trong
hoạt động học tập, tất cả các HS đều phải làm việc bằng việc viết ra ý kiến của cá
nhân nên tất cả các thành viên đều phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chung của
93
nhóm.
Các bước áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong dạy học:
Bước 1: Chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4 - 6 HS, phát cho mỗi
nhóm một tờ giấy A0, hoặc yêu cầu HS ghi vào giấy A4 rồi ghép các trang lại theo
mô hình dưới đây. Giáo viên giao nhiệm vụ, chủ đề cần thảo luận, tìm hiểu cho
từng nhóm.
Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc. Đầu tiên chia giấy A0 thành các phần:
phần chính giữa và phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên
trong nhóm. Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh đó.
Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, tập trung suy nghĩ,
trả lời câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết, viết ý kiến vào phần giấy của mình
trên tờ A0.
Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến chung và viết vào phần chính giữa tờ A0.
Bước 5: GV sử dụng kỹ thuật “phòng tranh” để tổ chức triển lãm sản phẩm
của các nhóm, HS quan sát sản phẩm của nhóm bạn. Giáo viên tổng kết, chính xác
hóa nội dung bài học
Hình 2.9: Sơ đồ kỹ thuật dạy học Khăn trải bàn
Kỹ thuật khăn trải bàn có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tính độc lập,
trách nhiệm cá nhân của từng HS, đồng thời tăng cường sự tương tác giữa HS với HS
trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi HS
vừa phải tích cực làm việc một cách độc lập vừa phải hợp tác với các bạn trong nhóm
để giải quyết vấn đề. Kỹ thuật này thích hợp với các chủ đề“Tại sao”, “nguyên nhân”
94
hình thành và phát triển của các đối tượng Địa lí. Ví dụ như:
- Tại sao lượng mưa trên bề mặt Trái Đất phân bố không đồng đều?
- Tại sao nhiệt độ giảm từ xích đạo về 2 cực; Vì sao càng lên cao nhiệt độ càng
giảm; Vì sao nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải là khu vực xích đạo
mà là khu vực chí tuyến?...
- Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh đối với việc phát triển kinh tế
xã hội và môi trường.
- Môi trường và sự phát triển bền vững.
Trong dạy học Địa lí ở trường THPT, các đối tượng Địa lí luôn có quan hệ với
nhau (tự nhiên với tự nhiên; tự nhiên với KT - XH) đặc biệt là môn Địa lí lớp 10. Do
vậy, sử dụng kỹ thuật này thích hợp để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
phát hiện các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất hoặc ở gắn với thực tiễn địa
phương, giải thích nguyên nhân, cơ chế diễn ra các hiện tượng, quá trình địa lí, tìm
các giải pháp GQVĐ trên cơ sở các mối liên hệ địa lí từ đó phát triển các thành tố của
NL GQVĐ cho học sinh.
Ví dụ: Dạy Bài 19 - Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất. Để tổ chức
cho HS tìm hiểu về nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố các vành đai thực vật và đất
theo vĩ độ, Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho HS. Cụ thể
như sau:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm và các thành viên trong
nhóm theo 2 vòng:
- Vòng 1: Các thành viên trong nhóm ghi ra những ý kiến cá nhân của mình
về nguyên nhân dẫn tới sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo vĩ độ vào các ô
tương ứng.
- Vòng 2: Các thành viên trong nhóm trao đổi và thống nhất ý kiến chung của
nhóm, ghi vào ô giữa.
Bước 2: GV tổ chức cho HS trưng bày và quan sát sản phẩm làm việc của các
nhóm.
Bước 3: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc và quan sát sản phẩm làm
95
việc của các nhóm và đưa ra thông tin phản hồi để chính xác hóa nội dung học tập.
2.3.2.2. Kỹ thuật dạy học các mảnh ghép
Các mảnh ghép là kĩ thuật DH mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm. Nhờ có vai trò làm chuyên gia của học sinh trong kĩ thuật
DH này nên đã kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập,
trách nhiệm của cá nhân, cũng như việc phát huy các lợi thế của việc DH hợp tác theo
nhóm. Giáo viên vừa theo dõi được hoạt động của từng cá nhân trong lớp vừa đánh
giá được các nhóm HS trong quá trình hợp tác, giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
Sử dụng kĩ thuật DH này, HS sẽ phát triển được năng lực hợp tác, giao tiếp, đặc
biệt là NL GQVĐ. Tùy vào nội dung tìm hiểu, HS sẽ thảo luận, thống nhất với các thành
viên trong nhóm để phát hiện ra vấn đề, đề xuất được giả thuyết GQVĐ, tiến hành GQVĐ
từ đó rút ra những kinh nghiệm, kiến thức mới. Kĩ thuật các mảnh ghép khắc phục được
nhược điểm lớn nhất của phương pháp thảo luận nhóm hiện nay là các sản phẩm chỉ do
một số thành viên tích cực trong nhóm hoàn thành.
Kĩ thuật các mảnh ghép rèn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có
trách nhiệm với các hoạt động đa dạng, phong phú, tạo cho HS một tâm thế thoải mái,
thi đua trong học tập.
Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép được tiến hành qua 2 vòng:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Lớp học sẽ chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ được giao một nhiệm vụ với
những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Các nhóm tiến hành thảo luận để giải quyết nhiệm vụ của nhóm được giao. Khi
thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu
hỏi nhiệm vụ được giao và để trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả
năng trình bày lại vấn đề của lĩnh vực chuyên sâu ở giai đoạn tiếp theo.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, mỗi học sinh “chuyên sâu” từ các
nhóm khác nhau sẽ hợp thành một nhóm mới gọi là nhóm “mảnh ghép”. Mỗi học
96
sinh “chuyên sâu” sẽ trở thành một “mảnh ghép” trong nhóm “các mảnh ghép”.
- Các thành viên trong nhóm mới đóng vai trò là “chuyên gia” để chia sẻ, trao
đổi nội dung đã được nghiên cứu ở vòng 1 cho các thành viên trong nhóm mới và
hoàn thành nhiệm vụ mới được giao.
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình 2.10: Sơ đồ kĩ thuật DH “các mảnh ghép”
Ví dụ: Dạy Mục II – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. Giáo viên
có thể đặt ra một tình huống để HS cùng suy nghĩ và tìm hiểu. “Vì sao các nước Bắc Phi
cùng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng lại trở thành hoang mạc nhiệt đới lớn nhất địa cầu
còn miền Bắc Việt Nam lại phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh?
Để HS có thể tìm được câu trả lời cho tình huống trên GV sẽ sử dụng kỹ thuật
các mảnh ghép để cho HS tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa với các
bước cụ thể như sau:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một
nhiệm vụ. Các thành viên trong nhóm độc lập và trao đổi với bạn để tìm hiểu vấn đề
được giao.
- Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của khí áp đến lượng mưa.
- Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của Frong đến lượng mưa.
- Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến lượng mưa.
- Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của dòng biển đến lượng mưa.
- Nhóm 5: Tìm hiểu ảnh hưởng địa hình đến lượng mưa.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
- Nhóm mới này được hình thành bởi các thành viên mới đến từ các nhóm trên
1 1 1 2 2 2 3 3 3
1 1 1 2 2 2 3 3 3
97
- Nhiệm vụ: vẽ sơ đồ tư duy về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Yêu cầu các nhóm thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: thành viên ở vòng 1 trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên
trong nhóm mới.
+ Bước 2: Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận về những nhân
tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
+ Bước 3: Vẽ sơ đồ tư duy về những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh” để
tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn.
Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học.
- Thông qua phần trình bày của các nhóm kết hợp với kiến thức đã học và sự
hiểu biết của học sinh, giáo viên sẽ gợi ý cho HS giải thích vấn đề đặt ra ở trên.
Kĩ thuật DH “các mảnh ghép” áp dụng rất hiệu quả với các nội dung, chủ đề
DH có tính chất xây dựng, kiến tạo. Các nội dung trong chương trình Địa lí lớp 10 có
thể áp dụng kĩ thuật này như:
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất, sự phát triển
và phân bố của sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa, tốc độ
dòng chảy và chế độ nước sông.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ.
- Tình hình phát triển các các loại hình giao thông vận tải.
- Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.
Kỹ thuật các mảnh ghép mang lại hiệu quả cao trong việc tạo ra môi trường
học tập, trao đổi và tiến bộ giữa các nhóm. Tuy nhiên, khi sử dụng KTDH này có thể
gây ra nhiều xáo trộn, ồn ào khi HS di chuyển và khó thành công với lớp học có sĩ số
quá đông. Để hoạt động hợp tác đạt được hiệu quả, GV cần theo dõi chặt chẽ và hỗ
trợ hoạt động của các nhóm để đảm bảo tất cả HS ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ và
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là ở giai đoạn 2, mọi thông tin ở các nhóm
98
chuyên sâu đều phải được trình bày đầy đủ thông tin. Nếu một thành viên nào đó trình
bày không rõ ràng, đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cả nhóm và
không hoàn thành được nhiệm vụ.
2.3.2.3. Kỹ thuật tranh luận ủng hộ và phản đối
Tranh luận ủng hộ và phản đối là một kỹ thuật dùng trong thảo luận về một
chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm
mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không
phải nhằm đánh bại ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện
khác nhau.
Kỹ thuật tranh luận ủng hộ và phản đối được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Các thành viên được chia thành 2 nhóm theo 2 hướng ý kiến đối lập
nhau về một luận điểm cần tranh luận. Chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên
hoặc theo nguyện vọng muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
Bước 2: Sau khi các nhóm đã thu thập được các luận cứ thì bắt đầu tiến hành
thảo luận thông qua đại diện 2 nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình.
Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, nhóm phản đối đưa ra ý kiến phản đối, cứ
tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm có số thành viên ít hơn 6 người thì không cần đại
diện nhóm mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận của mình.
Bước 3: Tiến hành thảo luận chung sau khi 2 nhóm đã đưa ra mọi lập luận của
mình. Cuối cùng là đánh giá kết quả thảo luận.
Ví dụ 1: Mục IV - bài 40: Địa lí ngành thương mại, sau khi đề cập đến Tổ
chức thương mại thế giới WTO, giáo viên cho HS tìm hiểu về những cơ hội và thách
thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. GV sử dụng kĩ thuật
này để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS:
99
Hình 2.11: Kỹ thuật tranh luận và phản đối
Kỹ thuật ủng hộ - phản đối có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho HS
cách giải quyết vấn đề từ những vấn đề mâu thuẫn, đấu tranh giữa các mặt đối lập để
tìm ra chân lí. Đặc biệt, phát huy được tính tích cực, chủ động, óc tư duy lôgic của
học sinh. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật này khá mất thời gian, đòi hỏi sự tổ chức và
quản lí tốt của GV và các nhóm thảo luận. Nhất là 2 phe với 2 ý kiến trái ngược nhau,
nên khi tranh luận rất dễ gây mất trật tự.
Kỹ thuật này dùng để tranh luận cho nên có khả năng áp dụng chủ yếu là những
nội dung có chứa đựng mâu thuẫn, xung đột, trái ngược nhau. Ví dụ như:
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các đối tượng Địa lí, đánh giá
thế mạnh và hạn chế về điều kiện phát triển của các ngành kinh tế:
- Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội.
- Vai trò của ngành công nghiệp, ngành giao thông vận tải đến sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Ngoài ra trong DH phần Địa lí tự nhiên đại cương, GV cũng có thể đưa ra
nhiều tình huống có thể sử dụng KTDH này.
100
Ví dụ 2: Dạy Mục 4 - Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. GV
có thể đưa ra một tình huống: Một ngày hè nắng nóng, A và B đi chơi biển, từ một xã
đồi núi trọc tới biển khoảng 25km chỉ có 1 xe đạp. A nói sáng đi chiều về, B nói chiều
đi sáng mai về. Nếu bạn đi thì nên nghe theo ai, tại sao?
Ví dụ 3: Một trưa hè nắng nóng, A và B dạo chơi trên bờ biển, chân không
giày dép. A nói bạn nên đi trên cát khô, vì cát ướt hấp thu nhiều năng lượng Mặt Trời
hơn nên nóng lắm. Nếu là bạn thì bạn đi trên cát khô hay cát ướt?
Ví dụ 4:
1. Theo em, giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường yếu tố nào quan
trọng hơn?
2. Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là sự phát triển bền vững?
3. Nếu em là Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn em sẽ giải
quyết bài toán phát triển cây cà phê của tỉnh như thế nào cho bền vững?
ĐẾN HẸN LẠI LÊN
“Sơn La là tỉnh đứng thứ 2 của cả nước về sản lượng cà phê chè. Tính đến tháng
9/2017 diện tích cà phê của toàn tỉnh là 12.690 ha, sản lượng >10.000 tấn/ năm. Theo quy
hoạch của tỉnh đến năm 2020 diện tích cà phê toàn tỉnh sẽ tăng lên 15.000ha; sản lượng từ
20.000 - 25.000 tấn. Đây là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn
định cho nhiều hộ dân; từng bước vươn lên vị trí cây trồng chủ lực, tạo ra sản phẩm xuất
khẩu có giá trị.
Tuy nhiên bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, việc sản xuất cà phê trên địa bàn
tỉnh cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Điển hình như đầu tháng 11/2017, nguồn
cung cấp nước bị ô nhiễm nặng nề từ việc sơ chế cà phê. 12.000 hộ dân của thành phố bị
mất nước sinh hoạt trong 10 ngày. Nguyên nhân chính do xưởng chế biến cà phê Mường
Chanh xả nước thải từ hồ không qua xử lí , xả thẳng qua cống xả đáy ra các cánh đồng của
người dân. Mương nước Tăng Trang chảy đến suối Nậm Chanh chạy dài đến xã Hua La
(Thành phố Sơn La), nơi có trạm cấp nước số 2 của thành phố. Năm nào đến mùa thu
hoạch, chế biến cà phê người dân lại phải sống chung với tiếng ồn, mùi hôi thối, nước ô
nhiễm, mất nước, mua từng khối nước sạch với giá cắt cổ”
101
2.3.2.4. Kỹ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang
tính kế hoạch hay kết quả làm việc của một cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Có nhiều
cách để lập sơ đồ tư duy (SĐTD) như dùng phấn màu vẽ trên bảng đen hoặc dùng bút màu
vẽ trên giấy, ứng dụng phần mềm Mindmap được cài đặt trên máy tính.
Trong dạy học GV có thể hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy trong nhiều tình
huống khác nhau:
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề.
- Trình bày tổng quan một chủ đề.
- Chuẩn bị ý tưởng cho một bài báo cáo, bài giảng.
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng.
- Ghi chép khi nghe giảng.
- Làm các bài tập về nhà.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sơ đồ tư duy ngày càng được sử dụng phổ biến trong dạy học vì đây là một kỹ
thuật dạy học có khá nhiều ưu điểm:
- Giúp cho các hướng tư duy của HS được mở ngay từ đầu.
- Các mối quan hệ giữa các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng.
- Các nội dung luôn luôn có thể bổ sung, phát triển và sắp xếp lại.
- Học sinh được rèn luyện và phát triển kỹ năng thiết lập, sắp xếp lại các
ý tưởng.
Bên cạnh những tính năng ưu việt trên thì KTDH này cũng có một số hạn chế
sau:
- Việc trình bày giản lược nội dung trong khi sơ đồ hóa có thể khiến cho nội
dung kiến thức trở nên quá khái quát.
- Sơ đồ tư duy không phù hợp để thể hiện những nội dung quá phức tạp.
Các bước lập sơ đồ tư duy:
- Viết tên chủ đề ở trung tâm hay vẽ một hình ảnh thể hiện chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa, nhánh và chữ
viết trên đó cũng màu. Nhánh chính được nối với với chủ đề trung tâm. Sử dụng các
từ quan trọng để viết lên các nhánh.
102
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh đó. Các chữ trên nhánh phụ viết bằng chữ thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ví dụ: Khi dạy bài Địa lí Nông nghiệp, giáo viên có thể sử dụng sở đồ tư duy để củng
cố bài học:
Hình 2.12: Kỹ thuật sơ đồ tư duy
Sau khi đã nắm vững quy trình về mặt lí thuyết học sinh có thể vận dụng vẽ
thủ công trên giấy với phù hợp với nội dung nhiệm vụ được giao. Ví dụ như:
103
2.3.2.5. Kỹ thuật 321
Đây là một kỹ thuật tổ chức dạy học lấy thông tin phản hồi của nhóm báo
cáo hoặc của từng cá nhân nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS vào các
hoạt động học tập. Các con số 321 trong kỹ thuật này có nghĩa là 3 điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_cho_hoc_sinh_t.pdf