MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11
1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11
1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 17
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 35
2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp 35
2.2. Quan niệm, vai trò và những yếu tố quy định nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 49
Chương 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 84
3.1. Ưu điểm, hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 84
3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 105
Chương 4. YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 130
4.1. Yêu cầu cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 130
4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 141
KẾT LUẬN 169
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172
PHỤ LỤC 189
215 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay cũng đang có sự chuyển dịch, từng bước tăng dần tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong các ngành lâm nghiệp và thủy sản, khắc phục sự mất cân đối nghiêm trọng so với ngành trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật khá đồng đều, đa số đều có trình độ từ cao đẳng trở lên. Độ tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội là 40 tuổi; cán bộ khoa học, kỹ thuật có tuổi đời từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Đây là điều kiện thuận lợi để NNL này tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu của cách mạng KH&CN và hội nhập quốc tế.
Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đang từng bước được nâng cao, tỷ lệ doanh nhân có trình độ đại học chiếm 0,03%, thạc sĩ là 0,01% so với tổng số lao động của ngành [phụ lục 9]. Mặc dù, đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay đang tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tỷ lệ doanh nhân trong lĩnh vực lâm nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản còn thấp [phụ lục 10]. Tuy nhiên, những năm gần đây, cơ cấu phân bố theo ngành của đội ngũ doanh doanh nhân trong nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước gia tăng số lượng doanh nhân ở các lĩnh vực lâm nghiệp và ngư nghiệp, mặc dù quá trình này diễn ra còn chậm và chưa thực sự cân đối.
Cơ cấu của đội ngũ lao động lành nghề trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đội ngũ lao động lành nghề có trình độ chuyên môn cao đang dần tăng lên, nhất là công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Số lao động có trình độ cao đẳng nghề chiếm khoảng 1,9%, trình độ đại học chiếm khoảng 0,3% so với tổng số lao động của ngành [phụ lục 9]. Mặc dù còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lao động của ngành, song đây là tín hiệu dự báo xu hướng biến đổi tích cực của lực lượng này trong thời gian tới. Tỷ lệ lao động là nữ giới trong các doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng tăng cao. Năm 2010 là 6289 người, chiếm 27,8%, đến năm 2020 đã tăng lên 7615 người, chiếm 40,9% tổng số lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp [phụ lục 11]. Đây sẽ là nguồn bổ sung quan trọng, góp phần gia tăng số lượng lao động lành nghề là nữ giới trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
Đánh giá chung, NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay đang có xu hướng phát triển khá tốt so với những năm trước đây. Đại đa số NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật và tinh thần đoàn kết tốt, gương mẫu đi đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhiều nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Họ có ý chí khắc phục khó khăn, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và lao động sản xuất. Với những ưu điểm đã đạt được, NNLCLC trong nông nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, song cũng còn có những bất cập.
3.1.2. Hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, song so với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại, số lượng, chất lượng và cơ cấu của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, bất cập:
Một là, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp còn thiếu hụt lớn so với yêu cầu phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững đòi hỏi phải có số lượng NNLCLC trong nông nghiệp tương thích. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể của thành phố Hà Nội đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNLCLC trong nông nghiệp. Do đó, số lượng NNLCLC này đã có sự gia tăng nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong điều kiện mới, số lượng NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội vẫn còn thiếu hụt lớn. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2011, NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chỉ chiếm 0,7% tổng số nguồn nhân lực của ngành; đến năm 2020, mặc dù số lượng NNLCLC trong nông nghiệp đã có sự gia tăng nhưng mới chỉ đạt 3,9% tổng số nguồn nhân lực của ngành [phụ lục 8]. Điều này cho thấy, thời gian qua, mặc dù NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đã có sự gia tăng về số lượng ở tất cả các bộ phận, nhưng còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số NNL của ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội.
Theo Quyết định số 3724/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Uỷ ban Nhân dân thành phố về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020 đã xác định, đến năm 2020, tổng số nhân lực nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản qua đào tạo là 18% so với tổng số lao động của ngành [phụ lục 7]. Theo tiêu chí NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thì số lượng NNL này cần đạt được là gần 7%. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng NNLCLC trong nông nghiệp vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đã xác định. Trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 thành phố Hà Nội, đã chỉ rõ: “ thiếu lao động chất lượng cao khi lao động ngắn hạn vượt cơ cấu, lao động đào tạo dài hạn trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên đều thiếu so với mục tiêu” [153]. Sự thiếu hụt NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp, cũng như phát huy sức mạnh của cả nguồn lực trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở ngoại thành Hà Nội thời gian qua.
Bên cạnh đó, số lượng NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chưa đồng đều giữa các bộ phận. Xét trong tổng số lao động của từng bộ phận, NNLCLC trong nông nghiệp là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, số lượng đội ngũ lao động lành nghề (nhất là nông dân), lực lượng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ thấp. Số lượng các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học giỏi, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực như thủy lợi, biến đổi khí hậu, quản lý khai thác tài nguyên nước, hoạch định chính sách quản lý nhà nước còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố Hà Nội hiện nay.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp có mặt còn hạn chế, ảnh hưởng đến mục tiêu và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội tuy có bước phát triển về chất, nhất là những tố chất tiêu biểu về phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, tuy nhiên, so với mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có mặt còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp được đào tạo từ các chuyên ngành về nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Song, kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế, quản trị, hành chính công và hội nhập quốc tế còn hạn chế. Chưa có điều kiện được tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới. Đây cũng là một trong những hạn chế nói chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá: “Số lượng cán bộ, công chức, viên chức có bằng cấp, chứng chỉ tăng lên, nhưng chất lượng chưa cao Nhiều vị trí lãnh đạo và quản lý hiện tại cần đòi hỏi phải được trang bị thêm về kiến thức, kỹ năng quản trị, luật, hành chính nhà nước” [13].
Khả năng thích ứng với tác phong quản lý nông nghiệp trong bối cảnh thị trường hóa toàn diện các quy trình, từ sản xuất đầu vào đến chế biến và thương mại hóa sản phẩm của một số cán bộ chưa tốt, một bộ phận cán bộ quản lý vẫn quen với cung cách điều hành theo kế hoạch mùa vụ, thiếu nhạy bén về đầu tư và thị trường; khả năng dự báo và xây dựng đề án tham mưu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương còn hạn chế. Kết quả khảo sát về “Khả năng quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn” của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, có 27,4% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình và 4,7% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15].
Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng làm việc độc lập còn hạn chế, tác phong, phương pháp làm việc chậm được đổi mới dẫn đến hiệu quả công tác chưa cao. Kết quả khảo sát năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp với nội dung: “Ý thức cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác”, có 27% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 5,3% ý kiến đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15]. Bên cạnh đó, năng lực thực tế của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, chưa đáp ứng được với hội nhập kinh tế quốc tế; tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện công việc có thời điểm chưa cao. Theo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2016-2020 của Thành ủy Hà Nội thì: “Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số địa phương, đơn vị thiếu năng động, sáng tạo” [117]. Trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý mới đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chứng chỉ, khả năng thực tế vẫn còn hạn chế. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của NNLCLC trong nông nghiệp, những hạn chế về chất lượng của một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội là “cánh tay nối dài” của hệ thống quản lý ngành nông nghiệp, lực lượng trực tiếp làm việc với nông dân ở các địa phương. Trong những năm qua, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nên phẩm chất, năng lực của đội ngũ này từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng KH&CN hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhất là xu thế đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thì trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội cũng còn hạn chế, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Khoa học và công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng các mặt hàng nông sản, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng KH&CN nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không lại phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, năng lực của NNL, mà trực tiếp và nòng cốt nhất là đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy, năng lực tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao của một bộ phận cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay còn hạn chế. Kết quả khảo sát năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp với nội dung “Khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn”, kết quả có 27,6% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 3,8% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15].
Một hạn chế khác của đội ngũ cán bộ, khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay là tinh thần hợp tác, nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, khó hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu liên ngành hoạt động theo định hướng lâu dài và bền vững. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quan trọng trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thời gian qua. Khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội với nội dung “Tinh thần hợp tác, khả năng phối hợp để kịp thời giải quyết nhiệm vụ được giao” của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, có 28,2% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 5% ý kiến đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15].
Lực lượng khuyến nông viên, thú y cơ sở đa số đã có chứng chỉ, bằng cấp về trồng trọt, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác phòng chống dịch bệnh, song nhìn chung, trình độ, năng lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Khuyến nông viên, thú y cơ sở xã, phường, thị trấn tuy được đào tạo nhưng chất lượng chưa cao, kỹ thuật, kỹ năng thực thi nhiệm vụ còn hạn chế. Đa số lực lượng này có độ tuổi còn trẻ từ 20 đến 40, đây là đội ngũ có sức khỏe, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc nhưng trình độ chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân và phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. Kết quả điều tra khảo sát với nội dung “Khả năng thực hành, thí nghiệm, truyền đạt, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật” của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, kết quả có 27,4% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 4,4% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15].
Đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội cơ bản được đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tuy nhiên chất lượng của đội ngũ này chưa đồng đều. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các doanh nhân trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có thời điểm chưa được coi trọng đúng mức, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp của một số cán bộ chưa đáp ứng với thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong tình hình mới.
Doanh nghiệp trong nông nghiệp là động lực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu cho nông sản ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ quản lý doanh nghiệp nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay còn hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin thị trường, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành. Kết quả điều tra về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay cho thấy: có 31,2% ý kiến được hỏi đánh giá khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp của đội ngũ doanh nhân ở mức trung bình và 4,4% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Đánh giá kiến thức về kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp, có 28,5% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình và 7,4% ý kiến đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15]. Những hạn chế đó ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong dẫn dắt doanh nghiệp nông nghiệp phát triển. Đồng thời, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Đội ngũ lao động lành nghề trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua đã có gia tăng đáng kể về số lượng, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, chất lượng của NNL này có mặt còn hạn chế. Kỹ năng lao động giữa công nhân trong các doanh nghiệp nông nghiệp với nông dân qua đào tạo nghề chưa đồng đều. Kết quả khảo sát ý kiến về kỹ năng lao động của đội ngũ lao động lành nghề cho thấy, có 28,5% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ trung bình, 9,4% ý kiến đánh giá ở mức yếu [phụ lục 15]. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động (chủ yếu là nông dân) chưa nhận thức đầy đủ về việc học nghề để tạo việc làm và phát triển kinh tế. Sau đào tạo chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp theo mô hình sản xuất hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp.
Khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của một bộ phận lao động lành nghề còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy, có 25,3% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ trung bình, 10,6% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu [phụ lục 15]. Đội ngũ lao động lành nghề là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, sản xuất trong nông nghiệp. Chất lượng của đội ngũ này liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả và năng suất lao động của ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Do đó, trong thời gian tới, các chủ thể cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động lành nghề trong nông nghiệp; đồng thời, có những cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù, nặng nhọc của họ, qua đó thu hút thêm những lao động có trình độ cao vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội.
Ba là, cơ cấu của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong những năm qua, cơ cấu NNLCLC trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, cơ cấu của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay có mặt còn bất cập:
Cơ cấu phân bố NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chưa hợp lý. Quy mô NNLCLC trong nông nghiệp đã chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số NNL của ngành, song sự phân bố NNLCLC trong nông nghiệp chưa thực sự phù hợp. Hiện nay, NNLCLC trong nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, trong khi đó, nhân lực chất lượng cao trực tiếp tham gia sản xuất chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, sự phân bố đội ngũ cán bộ công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật theo ngành dọc của ngành nông nghiệp ở Hà Nội chưa hợp lý, vẫn tập trung nhiều ở cấp thành phố, cấp huyện, còn ở cấp xã thì lại rất ít. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hạn chế về chất lượng, hiệu quả và năng suất lao động trong ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thời gian qua. Đồng thời, đặt ra những khó khăn nhất định đối với việc tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở ngoại thành Hà Nội theo ngành dọc.
Cơ cấu trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chưa đồng đều. Đa số NNLCLC có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao, từ bậc đại học trở lên tập trung chủ yếu ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, trong khi đó, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chưa nhiều, cơ bản là qua đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề [phụ lục 9].
Cơ cấu ngành nghề của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay còn mất cân đối, chưa đồng bộ. Căn cứ vào tính chất lao động thì NNLCLC trong nông nghiệp có thể chia ra thành các bộ phận: đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật; đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp; công nhân lành nghề trong các doanh nghiệp nông nghiệp và lực lượng nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Tuy nhiên, xét trong tổng số NNL của từng bộ phận, thì NNLCLC trong nông nghiệp là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ NNLCLC trong nông nghiệp là công nhân lành nghề ở các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân chất lượng cao chiếm tỷ lệ thấp, dẫn đến tình trạng mất cân đối, thiếu đồng bộ giữa các bộ phận đảm nhiệm trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau của ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội.
Cơ cấu độ tuổi, giới tính của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội mặc dù đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa cân đối. Bộ phận NNLCLC trong nông nghiệp có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm tốt thì tuổi đời, tuổi nghề lại cao và thời gian phục vụ trong ngành nông nghiệp còn lại không nhiều. Ngược lại, bộ phận NNLCLC có tuổi đời còn trẻ, từ 40 trở xuống đang có xu hướng gia tăng, đây là lực lượng được đào tạo cơ bản, có sức khỏe tốt, nhiệt tình, năng động nhưng lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong lao động, chưa được rèn luyện, thử thách nhiều qua thực tiễn nên còn lúng túng trong giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh. Về cơ cấu giới tính, qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ NNLCLC trong nông nghiệp là nữ đang từng bước được nâng lên nhưng còn chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới và chủ yếu tập trung ở đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành nông nghiệp. Tỷ lệ nữ giới giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn thấp.
Bằng những tư liệu, số liệu tổng hợp được thông qua báo cáo của các cơ quan chức năng có liên quan và kết quả điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn của tác giả, có thể đánh giá chung, NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thời gian qua tuy có những mặt, những bộ phận đã có sự phát triển nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập. Số lượng, cơ cấu của NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chưa hợp lý, thiếu hụt lớn đội ngũ cán bộ giỏi, chuyên gia đầu ngành và đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao trong nông nghiệp. Chất lượng của NNLCLC trong nông nghiệp chưa cao, chưa tương thích với NNLCLC trong các ngành và lĩnh vực khác, cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại, bền vững đặt ra hiện nay. Đây là điểm nghẽn cần được thành phố Hà Nội quan tâm, có sự đầu tư phát triển để từng bước ngang bằng với các lĩnh vực khác và hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay
3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội hiện nay
3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm
Một là, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại và của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có sự phát triển như hiện nay.
Cách mạng KH&CN hiện đại phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với đó, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu khách quan đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác và tri thức hóa để thích ứng và phát triển. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới là điều kiện thuận lợi để NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội được tiếp cận với KH&CN, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại ở các nước tiên tiến. Thông qua các chương trình trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, NNLCLC trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có cơ hội tiếp thu, cập nhật những tri thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tế để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng hiện đại.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu có tính đột phá như: công nghệ điều khiển tự động, công nghệ số, công nghệ sinh học... đang mở ra những cơ hội rất lớn để ngành nông nghiệp ở nước ta nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng tăng cường ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, tạo tiền đề cho việc đổi mới phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng lao động, nhất là lao động chất lượng cao trong lĩnh vực n