Luận án Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢN ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 10

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 11

5. Những đóng góp chính của luận án 16

6. Cấu trúc luận án 16

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH 17

1.1. Cơ sở lí luận 17

1.1.1. Các khái niệm 17

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng TTX 26

1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp tỉnh 31

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng TTX vận dụng cho tỉnh Vĩnh Long 35

1.2. Cơ sở thực tiễn 39

1.2.1. Kinh nghiệm về tăng trưởng xanh ở một số nước trên thế giới 39

1.2.2. Phát triển nông nghiệp và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam 42

Tiểu kết chương 1 49

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH 51

2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 51

2.2. Nhân tố tự nhiên 52

2.2.1. Địa hình 52

2.2.2. Đất 53

 

doc197 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng luân canh trên đất lúa. Ngược lại, trong cùng thời gian này diện tích cây lâu năm tăng đều, nhất là cây ăn quả (năm 2010 so với 2005 tăng 4,2 nghìn ha và 2,6 điểm %), do một phần chuyển đổi mục đích từ cây hàng năm sang trồng cây ăn quả, một phần do công tác thống kê (chuyển từ đất vườn trong đất ở thành đất cây lâu năm). Bảng 3.6. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 Loại cây 2005 2010 2015 2017 nghìn ha % nghìn ha % nghìn ha % nghìn ha % Tổng số 266,1 100,0 251,6 100,0 277,6 100,0 278,1 100,0 - Cây hàng năm 223,3 83,9 204,6 81,3 227,1 81,8 223,7 80,4 + Cây lương thực có hạt 203,9 76,6 171,3 68,1 181,7 65,4 170,8 61,4 + Cây rau đậu 10,9 4,1 21,5 8,5 28,0 10,1 32,3 11,6 + Cây công nghiệp hàng năm 3,1 1,2 3,2 1,3 1,9 0,7 1,4 0,5 + Cây hàng năm khác 5,4 2,0 8,6 3,4 15,5 5,6 19,2 6,9 - Cây lâu năm 42,8 16,1 47,0 18,7 50,5 18,2 54,4 19,6 + Cây ăn quả 36,4 13,7 38,9 15,5 41,7 15,0 44,6 16,0 + Cây công nghiệp lâu năm 6,4 2,4 7,4 2,9 8,0 2,9 8,9 3,2 + Cây khác 0 0 0,7 0,3 0,8 0,3 0,9 0,4 Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) Từ sau năm 2010 đến nay, đặc biệt từ sau 2014 khi triển khai TTX trong nông nghiệp tổng diện tích đất gieo trồng đã tăng lên cả cây hàng năm và cây lâu năm, tỉ trọng diện tích các loại cây có sự biến động theo xu hướng tích cực: giảm tỉ trọng cây lương thực có hạt và cây công nghiệp hàng năm do hiệu quả kinh tế không cao, sử dụng nhiều nước, LĐ trong khi giá thành phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư ngày càng cao; tăng diện tích và tỉ trọng cây rau đậu, cây ăn quả... là những cây trồng có nhu cầu thị trường lớn, giá thành cao, người nông dân làm ăn có lãi nhiều hơn. - Về GTSX và cơ cấu GTSX Ngành trồng trọt chiếm ưu thế về GTSX và tỉ trọng trong tổng GTSX nông nghiệp, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm dần (từ 73,3% năm 2005 xuống 70,9% năm 2010 và 67,4% năm 2017). Bảng 3.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành) Loại cây 2005 2010 2015 2017 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 4.269,4 100,0 10.273,0 100,0 15.593,7 100,0 18.772,9 100,0 - Cây hàng năm 2.842,5 66,6 7.199,9 70,1 10.770,8 69,1 12.390,1 66,0 + Cây lương thực có hạt 1.423,2 33,3 3.605,4 35,1 5.770,7 37,0 6.026,1 32,1 + Cây rau đậu 1.094,7 25,6 2.773,1 27,0 3.390,5 21,7 4.167,6 22,2 + Cây công nghiệp hàng năm 51,7 1,2 130,9 1,3 130,1 0,8 150,2 0,8 + Cây hàng năm khác 272,9 6,5 690,5 6,7 1.479,5 9,6 2.046,2 10,9 - Cây lâu năm 1.426,9 33,4 3.073,1 29,9 4.822,9 30,9 6.382,8 34,0 + Cây ăn quả 1.312,0 30,7 2.708,5 26,4 4.311,4 27,6 5.669,4 30,2 + Cây công nghiệp lâu năm 103,5 2,4 340,6 3,3 504,1 3,2 600,7 3,7 + Cây khác 11,4 0,3 24,0 0,2 7,4 0,1 112,7 0,1 Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, chiếm ưu thế là cây hàng năm (dao động từ 66,0% đến 70,0%), trong đó cây lương thực có hạt (chủ yếu là lúa gạo) luôn đóng góp GTSX lớn nhất tuy không vượt trội như các tỉnh trọng điểm lương thực của ĐBSCL (tỉnh Kiên Giang tỉ trọng cây lương thực có hạt chiếm 88,2% GTSX ngành trồng trọt,tỉnh Đồng Tháp 75,6%, tỉnh An Giang 73,1%); tiếp theo là cây rau đậu, cây hàng năm khác chủ yếu là khoai lang (8,0%). Cây ăn quả là nhóm cây đem lại GTSX lớn nhất trong nhóm cây lâu năm (88,7% GTSX cây lâu năm và trên 30,0% GTSX toàn ngành trồng trọt năm 2017). So với các tỉnh có GTSX nông nghiệp đứng đầu ĐBSCL thì Vĩnh Long có tỉ trọng GTSX của cây ăn quả vào loại lớn nhất và điều này phù hợp với nhóm chỉ tiêu thứ 2 của TTX về hiệu quả kinh tế. b. Nhóm cây hàng năm - Cây lương thực có hạt Cây lương thực có hạt bao gồm lúa và ngô, song lúa chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 99,3% diện tích gieo trồng. Nhóm cây này trong giai đoạn 2005 – 2017 chiếm trên dưới 65,0% diện tích gieo trồng và 34,0% GTSX ngành trồng trọt. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt ở tỉnh Vĩnh Long có xu hướng giảm nhưng không ổn định. Diện tích cây lương thực có hạt từ 203,9 nghìn ha năm 2005 (diện tích lúa chiếm 99,6%) xuống 171,3 nghìn ha năm 2010 (lúa chiếm 99,2%) và năm 2017 giảm xuống 170,8 nghìn ha (lúa chiếm 99,2%), chiếm khoảng 68,0% diện tích gieo trồng cả tỉnh. Cả 8 huyện, TX, TP đều trồng cây lương thực có hạt, trong đó nhiều nhất là các huyện trung tâm tỉnh, kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu: huyện Tam Bình (45,0 nghìn ha, 26,3% diện tích cây lương thực có hạt toàn tỉnh), huyện Mang Thít (19,4 nghìn ha, 11,4%) và 2 huyện phía Nam sông Mang Thít là Vũng Liêm (38,3 nghìn ha, 22,4%) và Trà Ôn (29,1 nghìn ha, 17,0%). Chỉ riêng 4 huyện này đã chiếm 77,2% diện tích cây lương thực có hạt nhờ có đất phù sa và nguồn nước ngọt dồi dào. Sản lượng cây lương thực có hạt không thật ổn định, từ 974,6 nghìn tấn năm 2005, giảm nhẹ 931,7 nghìn tấn năm 2010, rồi lại tăng lên 1.097,6 nghìn tấn năm 2015, sang năm 2017 giảm còn 945,9 nghìn tấn. Lúa hiện là cây trồng chính trong các cây hàng năm, có đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành trồng trọt cả về diện tích gieo trồng và GTSX. Trên địa bàn tỉnh lúa được trồng cả 3 vụ: đông xuân, hè thu và lúa mùa (thu đông). Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 Vụ lúa Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2017 Cả năm Diện tích (ha) 203.084 169.979 180.437 169.395 Năng suất (tạ/ha) 47,9 54,7 60,7 55,6 Sản lượng (tấn) 973.017 928.972 1.094.641 942.551 Đông xuân Diện tích (ha) 70.852 66.902 60.968 58.988 Năng suất (tạ/ha) 61,8 67,9 71,7 60,0 Sản lượng (tấn) 437.743 453.917 436.955 354.106 Hè thu Diện tích (ha) 66.024 62.751 58.792 55.837 Năng suất (tạ/ha) 43,6 48,8 57,8 55,0 Sản lượng (tấn) 287.870 306.111 339.892 307.135 Mùa (thu đông) Diện tích (ha) 66.208 40.326 60.677 54.570 Năng suất (tạ/ha) 37,4 41,9 52,4 51,5 Sản lượng (tấn) 247.404 168.944 317.794 281.310 Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) Trong giai đoạn 2005 – 2017, diện tích lúa cả năm cũng như 3 vụ đều giảm: lúa cả năm giảm 33.689 ha, cả 3 vụ đều giảm tương đối đều, trên dưới 10,0 nghìn ha/1 vụ do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình hạ tầng và một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ chuyên lúa (3 vụ) sang luân canh lúa với rau, cây công nghiệp hàng năm (vừng, đậu tương...) và cây lâu năm. Song do năng suất lúa tăng liên tục, từ 47,9 tạ/ha năm 2005 lên 60,7 tạ/ha năm 2015 đối với lúa cả năm; năng suất cao nhất là vụ Đông Xuân (tương ứng là 61,8 tạ/ha và 71,7 tạ/ha) mà sản lượng lúa không bị giảm (973,0 nghìn tấn năm 2005 và 1.094,6 nghìn tấn năm 2015) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018). Đó là nhờ việc áp dụng và tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật do ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, áp dụng mô hình canh tác thích hợp, đầu tư cải tạo nội đồng. Theo điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản đến năm 2016, toàn tỉnh có 38 cánh đồng lớn trồng lúa/38 cánh đồng lớn, với 20.633 hộ tham gia trên diện tích gần 33,4 nghìn ha (chiếm 19,0% diện tích lúa cả năm), với năng suất BQ 8,1 tạ/ha, trong đó 180 ha lúa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016). Hai năm 2016 – 2017 do ảnh hưởng của hạn – mặn vụ Đông Xuân và giông lốc trong vụ Thu Đông nên cả năng suất và sản lượng đều giảm. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất lúa tập trung (xem phụ lục 3), đó là huyện Tam Bình (44,6 nghìn ha năm 2017, 26,3% diện tích lúa toàn tỉnh) tại 8/16 xã phía Nam; huyện Vũng Liêm (38,2 nghìn ha, 22,5%) tại 6 xã phía Nam/19 xã và huyện Trà Ôn (28,7 nghìn ha, 16,9%) tại 7/13 xã. Về diện tích và sản lượng lúa cả năm, Vĩnh Long đứng thứ 11/13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL (chỉ đứng trên tỉnh Cà Mau và Bến Tre) và 14/63 tỉnh, TP cả nước (sau thêm TP Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An); còn về năng suất lúa cả năm, tỉnh đứng thứ 8/13 tỉnh ĐBSCL và 29/63 tỉnh, TP cả nước (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018). + Về cơ cấu mùa vụ cấy lúa Diện tích 3 vụ lúa gieo trồng ở tỉnh không chênh lệch nhiều: vụ Đông Xuân có 59,0 nghìn ha, vụ Hè Thu có 55,8 nghìn ha và vụ Thu Đông có 54,6 nghìn ha, trong khi năng suất vụ Thu Đông (51,5 tạ/ha) chỉ bẳng 85,8% năng suất vụ Đông Xuân và 93,6% vụ Hè Thu. Nếu cứ duy trì chuyên canh 3 vụ lúa, không đảm bảo thời gian cho đất nghỉ dễ dẫn đến thoái hóa đất và bùng phát sâu bệnh trên lúa do tồn lưu trong đất, mặt khác thâm canh lúa vào mùa khô trong điều kiện biểu hiện của BĐKH, hạn mặn ngày càng phức tạp sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Giải pháp hợp lí là cần điều chỉnh cơ cấu mùa vụ trên đất lúa, thay thế 1 vụ lúa năng suất thấp bằng các cây rau màu... + Về cơ cấu giống lúa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã xác định cho người nông dân nhóm giống lúa chủ lực gồm OM5451, OM6976, OM4900, OM4281 và OM7347. Tuy nhiên bên cạnh giống lúa OM5451 được sử dụng khoảng 45 – 50%, bà con còn sử dụng tới 40% giống lúa IR50404 kém chất lượng, có nguy cơ nhiễm rầy cao. Trong sản xuất lúa, người nông dân Vĩnh Long đã thực hiện cơ giới hóa ở hầu hết các khâu, trong đó khâu làm đất đạt 90,0%, khâu thu hoạch đạt 85,0%, khâu chăm sóc đạt 55,0% và khâu cấy gieo sạ 20,0% (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017). Trong chế biến bảo quản lúa có 50% sản lượng lúa được sấy, xay xát, đánh bóng bằng máy. Đây là những biểu hiện bước đầu của phát triển trồng trọt theo hướng TTX ở tỉnh Vĩnh Long. + Hiệu quả kinh tế của cây lúa Vĩnh Long không có lợi thế về quy mô sản xuất so với 10 tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, nhất là so với các tỉnh trọng điểm lúa (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An). Năng suất lúa cả năm (2017) đạt 55,6 tạ/ha, đứng thứ 8 vùng ĐBSCL và tương đương năng suất trung bình cả nước. Song cây lúa của Vĩnh Long có một lợi thế là tập trung thành vùng ở các huyện trung tâm và phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh trọng điểm lúa, có thể liên kết hình thành vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Lúa tuy chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng của tỉnh, ĐKTN thích nghi với canh tác 3 vụ lúa/năm, là cây trồng truyền thống được chính quyền địa phương đầu tư nhiều về giống, quy trình kĩ thuật, tổ chức sản xuất, cơ giới hóa nhưng xét về hiệu quả kinh tế lại có thu nhập thấp nhất. Theo điều tra kinh tế nông hộ tỉnh Vĩnh Long, chi phí cho sản xuất lúa/1 ha không cao (64,6 triệu đồng đối với lúa chuyên 3 vụ/1 ha; 57,5 triệu đồng/1 ha cho 2 vụ lúa – 1 vụ mè; 136,1 triệu đồng /1 ha cho 1 vụ lúa – 2 vụ rau..., trong khi chi phí cho 1 ha bưởi Năm Roi/1 năm là 161 triệu đồng, Cam Sành (Cam Rau) 265,6 triệu), song thu nhập cũng thấp nhất so với nhiều loại cây trồng khác (63,1 triệu đồng/1 ha với lúa 3 vụ; 97,0 triệu đồng/1 ha cho 2 vụ lúa – 1 vụ mè; 150,2 triệu đồng/1 ha cho 1 vụ lúa – 2 vụ rau..., trong khi đó bưởi Năm Roi là 577 triệu, Cam Sành (Cam Rau) 679,4 triệu đồng) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Do đó, muốn thời gian canh tác an toàn, hạn chế thoái hóa đất, BĐKH, xâm nhập mặn ngày càng lấn sau vào nội đồng, tỉnh cần giảm mô hình 3 vụ lúa, thay thế bằng cơ cấu luân canh lúa – rau màu hoặc chuyển một phần diện tích lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả. - Cây khoai lang Cây khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long phát triển mạnh về diện tích, từ 5.210 ha năm 2010 lên 11.310,6 ha năm 2015 và 13.774,8 ha năm 2017 (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018), đứng đầu cả nước không chỉ về diện tích (chiếm 11,3% diện tích khoai lang cả nước) mà cả sản lượng (358,0 nghìn tấn, chiếm 26,5% sản lượng cả nước). Tuy năng suất khoai lang có xu hướng giảm, từ 291,8 tạ/ha năm 2005 xuống 260,0 tạ/ha năm 2017, nhưng tỉnh vẫn dẫn đầu năng suất khoai lang của 63 tỉnh, TP (cao gấp 2,5 lần năng suất trung bình cả nước) (Bộ NN và PTNT, 2017). Khoai lang tập trung chủ yếu ở huyện Bình Tân với 94,8% diện tích khoai lang toàn tỉnh (trên 13,1 nghìn ha) và cũng 94,8% sản lượng (xem phụ lục 4). Tại đây khoai lang được trồng tập trung tại 5 xã (Tân Thanh, Tân Hưng, Thành Trung, Thành Đông, Thành Lợi), chủ yếu là giống khoai lang tím của Nhật, cùng với khoai lang trắng sữa, khoai nghệ... Trồng khoai lang mang lại thu nhập cao hơn lúa nhiều. Trừ chi phí trên 1 ha là 103 triệu đồng, tổng thu là 461 triệu đồng thì thu nhập/1 ha khoai lang đạt 370 triệu đồng/1 ha (gấp trên 5,8 lần 1 ha lúa). Nhiều hộ nông dân ở huyện Bình Tân và TX Bình Minh đã chuyển đổi diện tích 3 vụ lúa sang luân canh 1 vụ lúa – 2 vụ khoai. Tỉnh đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho khoai lang Bình Tân và công nhận GlobalGAP cho 17 ha, VietGap cho 43 ha khoai lang (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Trên địa bàn tỉnh có 2 HTX trồng khoai lang: HTX Thành Đông mỗi vụ cung ứng 300 tấn khoai đạt tiêu chuẩn an toàn và HTX Tân Thành mỗi ngày cung cấp cho thị trường 35 tấn khoai (đều thuộc huyện Bình Tân). Trên địa bàn huyện Bình Tân còn có doanh nghiệp Nhật Thành kinh doanh khoai lang tươi và sản phẩm chế biến từ khoai lang (bột khoai, rượu, bánh khoai...). Vấn đề đặt ra đối với phát triển cây khoai lang là thị trường đầu ra. Phần lớn khoai lang của Vĩnh Long được tiêu thụ qua đường tiểu ngạch, thu mua qua nhiều cấp thương lái, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tỉnh chưa có các cơ sở chế biến khoai lang hiện đại để đạt giá trị gia tăng cao. - Cây rau đậu các loại Vĩnh Long là tỉnh có diện tích và sản lượng rau đậu khá lớn và tăng liên tục. Người nông dân tỉnh Vĩnh Long trồng nhiều loại rau để cung cấp sản phẩm rau an toàn và nhu cầu tiêu dùng đa dạng cho địa phương và các tỉnh lân cận, trong đó nhiều nhất là các loại rau đặc sản và chủ lực như xà lách xoong, hành lá, ớt, đậu bắp. Sở NN và PTNT đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho xà lách xoong Thuận An, Bình Minh (TX Bình Minh). Các sản phẩm hành lá, đậu bắp xanh, xà lách xoong được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Trên địa bàn có 78,6% hộ trồng rau đậu tuân thủ quy trình kĩ thuật do ngành nông nghiệp khuyến cáo về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất. Các cơ sở cung ứng giống rau luôn đảm bảo chất lượng giống tốt và sạch (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2018). Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng rau đậu tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2017 - Diện tích (nghìn ha) 10,9 21,5 28,0 32,3 + So với ĐBSCL (%) 6,2 9,7 10,5 11,7 • Thứ bậc 7 5 5 4 + So với cả nước (%) 1,3 2,2 2,7 3,1 • Thứ bậc 22 13 11 10 - Sản lượng (nghìn tấn) 202,3 409,5 568,2 583,8 + So với ĐBSCL (%) 7,4 10,7 12,3 12,6 • Thứ bậc 6 5 4 4 + So với cả nước (%) 2,1 3,1 3,7 3,8 • Thứ bậc 14 9 7 8 Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018) Cây rau đậu được trồng ở khắp các huyện, TX, TP của tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất tại các huyện Bình Tân (21,9% diện tích và 23,5% sản lượng rau đậu cả tỉnh), TX Bình Minh (19,3% diện tích, 21,2% sản lượng)... (xem phụ lục 5). Về quy mô sản xuất rau đậu, Vĩnh Long đứng thứ 4 vùng ĐBSCL về diện tích (sau các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng và An Giang), xếp thứ 10/63 tỉnh, TP. Năng suất rau đậu trung bình của tỉnh năm 2017 đạt 18,1 tấn/ha, cao hơn trung bình vùng ĐBSCL (16,7 tấn/ha), đứng thứ 3 toàn vùng, cao hơn trung bình cả nước (15,5 tấn/ha), đứng thứ 13/63 tỉnh, TP (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018). Về hiệu quả kinh tế, các mô hình chuyên rau ở tỉnh Vĩnh Long cho thu nhập 324 triệu đồng/ha/năm, còn mô hình lúa – 2 vụ rau có thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm, như vậy là cao gấp 5,1 lần mô hình chuyên lúa 3 vụ, gấp 2,1 lần mô hình 1 vụ lúa – 2 vụ rau, gấp 3,3 lần mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè..., song thấp hơn mô hình trồng bưởi (bằng 60,0%) hay chuyên khoai lang (88,0%). Người nông dân có kinh nghiệm trồng rau lâu đời, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh, điều kiện về đất, nước, khí hậu khá thích nghi với nhiều loại rau nên việc chuyển đổi một phần diện tích lúa sang cây rau đậu có thời gian sinh trưởng ngắn để đảm bảo thời gian canh tác an toàn, ứng phó với BĐKH là cần thiết. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ít HTX rau an toàn và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế như HTX Phước Hậu (huyện Long Hồ), HTX Thành Lợi (huyện Bình Tân), HTX chuyên xà lách xoong Thuận An (TX Bình Minh). Tuy nhiên so với tổng diện tích rau đậu thì còn thấp. Nhìn chung, sản phẩm rau, củ quả của tỉnh chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước. Sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao do hạn chế về công nghệ sơ chế, đóng gói và bảo quản. c. Nhóm cây lâu năm Diện tích cây lâu năm ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2005 – 2017 chủ yếu là cây ăn quả các loại (82,0% diện tích cây lâu năm, 2017) (xem bảng 3.6). Bảng 3.10. Diện tích trồng cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2017 - Diện tích (nghìn ha) 36,4 38,9 41,7 44,6 + So với cây lâu năm (%) 85,0 82,8 82,6 82,0 + So với cây ăn quả ĐBSCL (%) 13,4 13,6 13,5 13,3 • Thứ bậc 3 2 2 2 + So với cây ăn quả cả nước (%) 4,7 5,0 5,1 4,8 • Thứ bậc 5 4 4 4 Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018) Nằm trong tứ giác phát triển cây ăn quả lớn nhất ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long đóng góp đáng kể vào diện tích cây ăn quả của ĐBSCL và cả nước. Năm 2017, với diện tích 44,6 nghìn ha, tỉnh chiếm 13,3% diện tích cây ăn quả ĐBSCL, đứng thứ 2 (sau tỉnh Tiền Giang) và 4,8% diện tích cây ăn quả cả nước, đứng thứ 4/63 tỉnh, TP (sau tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Bắc Giang (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018). Các cây ăn quả chủ lực của tỉnh là bưởi, cam sành, nhãn, chôm chôm, xoài... Hình 3.4. Quy mô và cơ cấu diện tích và sản lượng các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Vĩnh Long năm 2017 Nguồn: tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) Trong giai đoạn 2005 – 2017, diện tích cây ăn quả của tỉnh tăng nhanh và liên tục, từ 36,4 nghìn ha năm 2005 lên 44,6 nghìn ha năm 2017. Trong 6 loại cây ăn quả được trồng nhiều, có 2 loại cây được xác định là chủ lực gồm cam sành và bưởi. Hai loại cây này luôn đứng đầu các loại cây ăn quả cả về diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng. - Cây Cam Trong suốt giai đoạn 2005 – 2017, cam sành của tỉnh luôn thuộc nhóm cây ăn quả chủ lực cả về diện tích trồng và sản lượng (xem phụ lục 6). Diện tích trồng cam từ 7,4 nghìn ha năm 2005 (kể cả quýt), 7,1 nghìn ha năm 2010 lên 9,2 nghìn ha năm 2017, trong đó diện tích thu hoạch tương ứng là 5,2 nghìn ha, 5,9 nghìn ha và 8,3 nghìn ha, đứng đầu về diện tích trồng trong 6 loại cây ăn quả năm 2017, đứng thứ 2 ĐBSCL (sau tỉnh Hậu Giang) với 25,1% diện tích trồng cam toàn vùng và cũng đứng thứ 2/63 tỉnh, TP. Về sản lượng cam cũng tăng nhanh, từ 55,8 nghìn tấn năm 2005 lên 63,1 nghìn tấn năm 2010 và 99,1 nghìn tấn năm 2017, chiếm 25,2% sản lượng cam vùng ĐBSCL. Phần lớn hộ trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam nói riêng đã tuân thủ quy trình kĩ thuật do Sở NN và PTNT khuyến cáo, theo điều tra năm 2017 là 73,8%. Tỉnh đã chọn lọc được các giống cam có giá trị và được thị trường ưa chuộng như cam sành, cam soàn và cam mật. Bảng 3.11. Diện tích và sản lượng cam tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính Đơn vị hành chính 2005 2010 2017 Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Toàn tỉnh 7,4 5,2 51,6 7,1 5,9 64,1 9,2 8,3 99,1 % so với ĐBSCL 16,2 15,0 13,2 19,5 19,7 15,8 25,0 29,3 25,2 % so với cả nước 8,7 9,5 9,3 10,5 10,6 9,8 10,1 14,4 12,8 TP Vĩnh Long 0,1 0,1 0,9 0,2 0,1 2,0 0,3 0,2 2,6 Huyện Long Hồ 0,4 0,3 2,7 0,7 0,7 7,1 0,2 0,2 1,9 Huyện Mang Thít 0,3 0,2 2,1 0,2 0,2 2,2 0,2 0,2 2,5 Huyện Vũng Liêm 0,6 0,4 3,4 0,5 0,5 4,8 1,1 0,9 10,9 Huyện Tam Bình 2,9 2,0 20,4 2,2 1,7 17,6 3,2 2,9 35,7 TX Bình Minh 0,2 0,1 1,0 0,05 0,05 0,3 0,1 0,1 0,7 Huyện Trà Ôn 2,9 2,1 21,1 3,1 2,6 29,9 3,9 3,6 43,5 Huyện Bình Tân - - - 0,05 0,05 0,2 0,2 0,2 1,3 Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018), (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) Diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với 9,2 nghìn ha, chiếm 20,6% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2017, 22,3% diện tích thu hoạch và 23,1% sản lượng cây ăn quả, đứng đầu trong 6 loại cây ăn quả chủ lực, tập trung chủ yếu ở huyện Trà Ôn (42,4% diện tích trồng cam và 43,9% sản lượng cam toàn tỉnh năm 2017) và huyện Tam Bình (34,8% và 36,0%). Các vùng trồng cam tập trung quy mô lớn là Thới Hòa, Trà Côn, Thuận Thới, Vĩnh Xuân, Hậu Thành (huyện Trà Ôn); các xã Mỹ Thanh Trung, Mỹ Lộc, Bình Ninh, Ngãi Tứ, Hậu Lộc, Phú Lộc, Tường Lộc... (huyện Tam Bình). Đây chính là vùng trồng lúa hàng hóa, do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa thấp, không có lời nhiều nên người nông dân đã chuyển sang “thâm canh cây cam trên đất ruộng”, gọi là trồng “cam rau”, đặc biệt từ năm 2012 đến nay. Nhiều hộ nông dân lên liếp đất lúa để trồng cam rau. Chu kì kinh doanh cam rau từ 3 – 5 năm, sau 1 năm trồng cam đơm hoa và kết trái. Mùa vụ thu hoạch cam và các cây ăn quả của tỉnh chủ yếu vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, sớm hơn so với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và lệch vụ so với các tỉnh phía Bắc nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi, kĩ thuật và kinh nghiệm xử lí ra hoa trái vụ và rải vụ thu hoạch của nhà vườn đối với các loại cây ăn quả. Lợi nhuận đem lại từ trồng cam rau so với cam vườn cao hơn 3 lần và so với trồng lúa thì gấp nhiều lần hơn (15,7 lần). Hình 3.5. Hoạch toán chi phí và hiệu quả của một số cây trồng chính ở tỉnh Vĩnh Long tính trên 1 ha/năm Nguồn: (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016) Kết quả điều tra kinh tế hộ nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cho thấy do lợi nhuận từ cam rau khá lớn so với cam vườn, chuyên lúa và nhiều cây ăn quả khác mà diện tích cam nói chung và diện tích cam rau nói riêng tăng nhanh. Trong số hơn 6,3 nghìn ha cam sành của 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn (2019) đã có 2.200 ha cam rau trên đất lúa (gần 35%). Từ hai huyện này, cam rau mở rộng sang các huyện Vũng Liêm, Bình Tân... Năm 2016 – 2017, huyện Trà Ôn có khoảng 3.800 ha cam sành, trong đó 2.600 ha trồng trên đất lúa, riêng xã Thới Hòa có 815 ha cam rau, đứng đầu huyện. Bên cạnh hiệu quả kinh tế do cam rau mang lại, người trồng cam đang hướng tới quy trình cam sạch (organics), giữ vững thương hiệu cam sành Tam Bình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Song do chạy theo lợi nhuận mà ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, lạm dụng phân bón, thuốc BVTV (> 90% hộ trồng cam sử dụng vượt ngưỡng cho phép phân bón, thuốc BVTV) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016). Mặt khác do diện tích cam rau phát triển nhanh, nhu cầu về giống đảm bảo chất lượng không đủ cung ứng nên hộ sản xuất sử dụng các giống trôi nổi trên thị trường dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh và thoái hóa đất. Cùng với đó, việc trồng cam trên đất lúa còn dẫn đến sự tranh chấp tưới tiêu nước giữa cam và lúa, Vấn đề cây Cam, nhất là cam rau ở tỉnh Vĩnh Long muốn phát triển theo hướng TTX, mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, việc làm và bảo vệ môi trường cần chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí để tăng thu nhập cho nông dân, có biện pháp khuyến cáo và hướng dẫn người trồng cam rau phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ thương hiệu cam Vĩnh Long, lại vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất. - Cây Bưởi Vĩnh Long, cụ thể hơn là TX Bình Minh là nơi xuất xứ của giống bưởi Năm Roi, nổi tiếng khắp nơi từ Nam ra Bắc và vươn ra cả thị trường thế giới. Diện tích trồng và thu hoạch bưởi tăng nhanh từ 4,7 nghìn ha diện tích trồng và 4,5 nghìn ha diện tích thu hoạch bưởi năm 2005 tăng lên 9,0 nghìn ha và 7,6 nghìn ha năm 2017, chiếm 20,2% diện tích trồng và 20,4% diện tích thu hoạch cây ăn quả toàn tỉnh, đứng đầu ĐBSCL và cả nước liên tục từ năm 2010 đến nay cả về diện tích lẫn sản lượng. Vĩnh Long trồng 2 loại bưởi: Năm Roi và Da Xanh và phân bố thành 2 vùng rõ rệt. Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng bưởi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính Đơn vị hành chính 2005 2010 2017 Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Toàn tỉnh 6,5 4,5 56,8 7,8 6,5 85,0 9,0 7,6 84,7 % so với ĐBSCL 36,3 39,1 38,8 28,1 30,0 33,1 30,4 33,8 30,1 % so với cả nước 21,0 21,6 23,5 16,8 18,0 21,6 12,1 16,2 14,8 TP Vĩnh Long 0,2 0,2 1,8 0,2 0,2 2,0 0,2 0,1 1,7 Huyện Long Hồ 0,5 0,3 4,4 0,5 0,5 5,9 0,4 0,4 4,3 Huyện Mang Thít 0,6 0,5 5,9 0,7 0,6 7,3 0,9 0,7 8,0 Huyện Vũng Liêm 1,0 0,6 8,1 1,1 1,0 11,4 2,0 1,5 16,3 Huyện Tam Bình 1,0 0,7 8,3 1,6 1,0 13,7 1,7 1,3 14,7 TX Bình Minh 2,2 1,6 20,5 1,9 1,8 25,7 2,0 2,0 21,9 Huyện Trà Ôn 1,0 0,6 7,8 1,2 0,9 12,7 1,3 1,1 12,6 Huyện Bình Tân - - - 0,6 0,5 6,3 0,5 0,5 5,2 Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2017), (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) + Bưởi Năm Roi phân bố ở các huyện ven sông Hậu gồm TX Bình Minh, huyện Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân, chiếm 61,4% diện tích bưởi toàn tỉnh (5.516 ha năm 2017), trong đó TX Bình Minh có diện tích lớn nhất, chiếm 22,6% diện tích bưởi toàn tình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_vinh_long_theo_huong_tan.doc
Tài liệu liên quan