Luận án Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 8

1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế. 8

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. 13

1.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 20

1.4. Khung phân tích . 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM TRONG NưỚC VỀ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ. 25

2.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. 25

2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển nông nghiệp . 38

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế . 54

2.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nông nghiệp trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . 60

2.5. Những bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng đối với tỉnh Hải

Dương. 66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI

DưƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI

ĐOẠN 2011 – 2016 . 72

3.1 Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải

Dương giai đoạn 2011 – 2016. 72

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn 2011 – 2016 . 78

3.3. Kết quả khảo sát về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải

Dương. 100

pdf192 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có diện tích 147.900 ha, bằng 88,97 % diện tích đất tự nhiên trong tỉnh. Nhóm đất này tƣơng đối màu mỡ, có điều kiện để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và vững ch c với nhiều loại sản phẩm phong phú nhƣ cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây 73 công nghiệp và cây ăn quả (nhãn, vải, táo, cam, qu t,...). Đất phù sa sông Hồng thƣờng có màu nâu tƣơi, kết hợp tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất trung tính, ít chua, địa hình nghiêng dần từ phía sông vào nội đồng. Các yếu tố dinh dƣỡng từ trung bình đến tốt. Đất phù sa hệ thống sông Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Thành phần cơ giới thƣờng từ trung bình đến thịt nặng, địa hình lồi lõm, phức tạp, có hƣớng nghiêng dần về phía hạ lƣu. Đất loại này thƣờng chua, nghèo lân và kali, các yếu tố dĩnh dƣỡng từ nghèo đến trung bình. - Nhóm đất đồi núi: Diện tích 18.320 ha bằng 11,03% diện tích tự nhiên trong tỉnh, phân bổ ở phía đông b c tỉnh, thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Diện tích đất NN 2016 có 107.175 ha chiếm 64,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó SXNN có 86.179 ha, chiếm 80,4% diện tích đất NN. Trong nhóm đất SXNN, đất trồng cây hàng năm có 66.666 ha, chiếm 62,2% (bình quân 496,4 m2/ngƣời, giảm 21,7 m2/ngƣời so với năm 2011), đất trồng cây lâu năm có 19.513 ha chiếm 18,2% Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hài Dƣơng năm 2016 STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 166.824 1 Đất nông nghiệp NNP 107.175 64,2 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 86.179 80,4 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 66.666 62,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 62.793 58,6 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.873 3,6 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 19.513 18,2 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 9.377 8,7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.179 3,0 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.656 4,3 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.543 1,4 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11.270 10,5 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 323,0 0,3 2 Đất phi nông nghiệp PNN 59.367 35,6 3 Đất chưa sử dụng CSD 349 0,3 Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương năm 2016 74 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số: Năm 2016, toàn tỉnh có 1.785.818 ngƣời; dân cƣ nông thôn chiếm 74,9% tổng dân số toàn tỉnh, giảm 3,2% so với năm 2011. Mật độ dân số 1.488 ngƣời/km2; mật độ dân số cao tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ; ở các xã mật độ dân số thấp hơn. - Lao động, việc làm: Lao động trong độ tuổi năm 2016 của tỉnh là 1.035.234 ngƣời chiếm 58% dân số (tăng 2,9% so với năm 2011), trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm 794.275 ngƣời (chiếm 76,7%). Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.014.736 ngƣời (chiếm 98% tổng số lao động trong độ tuổi). Trong đó, số lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 332.177 ngƣời, chiếm 32,1% lao động toàn tỉnh; còn lại 67,9% làm việc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ. - Riêng khu vực nông thôn, lao động nông thôn đang làm việc chiếm tỷ lệ cao (98,1 % tổng lao động nông thôn), chứng tỏ vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm. Bảng 3.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập tỉnh HD giai đoạn 2011 - 2016 STT Hạng mục Năm 2011 Năm 2016 Tổng (ngƣời) Tỷ lệ % Tổng (ngƣời) Tỷ lệ % 1 Tổng số dân 1.729.776 1.785.818 2 Dân cƣ nông thôn 1.350.596 78,1 1.337.060 74,9 3 Tổng số lao động 1.053.805 60,9 1.035.234 58,0 Lao động đang làm việc 1.041.159 98,8 1.014.736 98,0 3.1 Lao động nông thôn 864.321 82,0 794.275 76,7 Lao động nông thôn đang làm việc 856.486 99,1 790.911 99,6 3.2 Lao động nông nghiệp 444.575 42,2 332.177 32,1 Lao động nông nghiệp đang làm việc 444.575 100 332.177 100,0 4 Thu nhập bình quân (triệu đồng/ngƣời/ năm 30,4 46,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2016 75 * Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Đường bộ: Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ bao gồm các quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, đƣờng đô thị và đƣờng giao thông nông thông đƣợc phân bổ tƣơng đối hợp l trên địa bàn với tổng số khoảng 9332,7 km; trong đó: Quốc lộ có 6 tuyến dài 163 km, đƣờng tỉnh có 17 tuyến dài 381,06 km, đƣờng đô thị có 275 tuyến dài 192,73 km; đƣờng huyện có 110 tuyến dài 432,48 km; đƣờng xã có tổng chiều dài 1353,28 km. - Đƣờng s t: Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có hai tuyến đƣờng s t Quốc gia đang hoạt động. Tuyến đƣờng s t Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đƣờng s t Kép – Hạ Long. Ngoài ra tỉnh còn có một tuyến đƣờng s t chuyên dùng Bến T m – Phả Lại. - Đƣờng thủy: Tổng chiều dài các tuyến sông đã đƣợc sử dụng vào mục đích vận tải khoảng 393,5 km. Hiện có 12 tuyến sông do Trung ƣơng quản l dài 274,5 km và 6 tuyến sông do địa phƣơng đang quản l dài 122 km. Đa số tuyến sông đạt tiêu chuẩn cấp 3, cấp 4, một số tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 2, cho phép tài/ sà lan từ 200 -1000 tấn hoạt động vận tải. Hệ thống giao thông đa dạng, đồng bộ, chất lƣợng tốt là điều kiện thuận lợi cho việc lƣu thông hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản chế biến nói riêng với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh. - Hệ thống thủy lợi Toàn tỉnh phân thành 2 vùng thủy lợi miền núi thuộc khu vực thị xã Chí Linh và vùng thủy lợi đồng bằng thuộc khu vực các huyện, thị còn lại. Vùng thủy lợi Chí Linh có 26 hồ, đập phục vụ tƣới tiêu cho gần 1.100 ha. Vùng thủy lợi đồng bằng có hệ thống kênh mƣơng cấp I và kênh trực chính nội đồng tổng chiều dài hơn 1.200 km kết hợp mạng lƣới sông, ngòi hình thành hệ thống tƣới tiêu phục vụ tƣới cho hơn 95 % và tiêu cho 86 % diện tích đất canh tác hàng năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống thủy nông B c – Hƣng – Hải đảm bảo phục vụ tƣới tiêu cho hơn 47.000 ha đất canh tác nông nghiệp của tỉnh; có 1.236 trạm bơi, điểm bơm, tổng công suất 3,34 triệu m3/giờ; có 368,01 km đê, 76 281 cống dƣới đê và 66 tuyền kè... cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu tƣới tiêu đến từng cánh đồng - Hệ thống lưới điện Nguồn điện cho tỉnh đƣợc cấp từ nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, bao gồm Phả Lại 1 công suất 4x110 MW và Phả Lại 2 công suất 2x300 MW. Từ nhà máy điện Phả Lại có các xuất tuyến 220 kV và 110 kV hòa vào lƣới truyền tải miền B c và cấp trực tiếp cho 13 trạm 110 kV trên địa bàn tỉnh. Hệ thống lƣới điện của tỉnh gồm các cấp điện áp 110 kV, 35kV, 22kV, 10kV và 6kV. Hệ thống các trạm biến áp phân phối: 01 trạm 220 kV, 13 trạm 110 kV, 893 trạm trung thế (35/6kV, 35/0,4kV, 22/0,4kV), 1.824 trạm hạ thế (10/0,4kV, 6/0,4kV). Tổng công suất nguồn cực đại 480MW cung cấp điện khá ổn định phục vụ các KCN, cụm công nghiệp, các đô thị và khu vực nông thôn trong tỉnh. - Hệ thống cấp, thoát nước Toàn tỉnh có 71 trạm cấp nƣớc đặt tại Thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh và các thị trấn huyện, chủ yếu cấp nƣớc sinh hoạt đô thị và cho một số KCN, CCN. Tại khu vực Thành phố Hải Dƣơng có 3 nhà máy nƣớc với tổng công suất 56.900m3/ngày, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nƣớc sinh hoạt và nƣớc máy cho sản xuất. Tại thị xã Chí Linh và các Thị trấn, nhà máy nƣớc hầu hết có công suất 2500 – 3000m3/ngày chỉ đủ cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị, không đủ cung cấp cho KCN, CCN Hệ thống thoát nƣớc, nhất là nƣớc thải trong sản xuất, sinh hoạt chủ yếu có đƣợc ở các khu đô thị, thị trấn, khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên cũng chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Còn các vùng nông thôn nƣớc thải từ sinh hoạt và sản xuất hầu hết thải trực tiếp qua hệ thống cống hở ra ao hồ nên gây ô nhiễm ngày càng tăng (nhất là những khu chế biến, khu chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm...) - Hệ thống chợ, trung tâm thương mại Hệ thống chợ: Toàn tỉnh hiện có 184 chợ, trong đó 03 chợ hạng 1, 09 chợ hạng 2, 158 chợ hạng 3 và 14 tụ điểm họp chợ khác. Tổng diện tích chợ đạt 77 644,2 nghìn m2. Có 150 chợ nông thôn, chủ yếu là chơ hạng 3. Trong giai đoạn 2011 – 2015, có 87 chợ đã đƣợc cải tạo, sửa chữa nâng cấp với kinh phí đầu tƣ 96 tỷ đồng Hệ thống siêu thị, trung tâm thƣơng mại: Có 1 trung tâm thƣơng mại, 9 siêu thị. Bên cạnh hệ thống siêu thị đang hoạt động, tại trung tâm các huyện bƣớc đầu hình thành và hoạt động của một số cửa hàng tiện ích thực hiện mua hàng theo phƣơng thức tự chọn. Ngoài ra còn có trên 60.000 cửa hàng bán lẻ đƣợc đầu tƣ chủ yếu bằng nguồn vốn cá nhân. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại của tỉnh khá đồng bộ, hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi góp phần đƣa sản phẩm hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản nói riêng của tỉnh từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. 3.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2016 * Thuận lợi và tiềm năng Hải Dƣơng năm trong vùng kinh tế trọng điểm B c Bộ, thuộc khu vực của tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; có vị trí trung tâm khá thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, thƣơng mại và quốc phòng an ninh ở vùng Đồng bằng Sông Hồng. Với hệ thống giao thông đa dạng khá đồng bộ cả đƣờng s t, đƣờng bộ, đƣờng sông, gần cảng biển, sân bay, hình thành mối liên kết trong phát triển kinh tế với các tỉnh vùng ĐBSH, vùng B c Bộ, trong nƣớc và quốc tế Về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, địa hình, khí hậu, sinh thái đa dạng, nguồn nƣớc dồi dào, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa canh, nhất là phát triển những loại cây trồng, vật nuôi thiết yếu cho đời sống cũng nhƣ làm nguyên liệu quan trọng cho phát triển chế biến nông sản (nhƣ lúa, rau mầu các loại, vải thiều, ổi, na...) Nguồn lao động trẻ, có trình độ sáng tạo, năng động, khả năng tiếp thu công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất giúp trình độ sản xuất cũng nhƣ năng suất lao động của tỉnh khá cao so với các tỉnh thành trong vùng ĐBSH 78 Sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng các cấp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, chế biến nông sản, thủy sản nói riêng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển bảo quản, chế biến nông sản. * Khó khăn và hạn chế Hải Dƣơng có địa hình phức tạp, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi bán sơn địa. Mặt khác lại bị chia c t bởi nhiều con sông lớn nhƣ sông Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Rạng... là những yếu tố khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất các nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên việc tổ chức vùng nguyên liệu, cung cấp thƣờng xuyên cho công nghiệp chế biến còn hạn chế. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây phát triển tƣơng đối mạnh, sự phát triển nhanh chóng của nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp với quy mô lớn và các dự án thƣơng mại dịch vụ nên một số vùng và địa phƣơng, đội ngũ lao động chuyển dịch dần ra các khu công nghiệp, dịch vụ cho thu nhập cao, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại còn những hạn chế, nhất là ở khu vực nông thôn, chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ cao (trên 80%), còn ít siêu thị và trung tâm thƣơng mại, chƣa thực hiện tốt vai trò kết nối giữa sản xuất và ngƣời tiêu dùng. 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn 2011 – 2016 3.2.1. Cơ chế, chính sách của tỉnh Hải Dương đối với phát triển nông nghiệp Có thể nói hiện nay Hải Dƣơng cũng có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng nhƣ: + Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”, tỉnh đang áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, cụ thể nhƣ sau: 79 - Hỗ trợ vùng sản xuất hàng hóa tập trung g n với bao tiêu sản phẩm, quy mô từ 5 ha/vùng trở lên: Hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha/vụ đối với vùng sản xuất lúa; vùng sản xuất chuyên canh rau màu đƣợc hỗ trợ 9,5 triệu đồng/ha; vùng sản xuất rau màu vụ đông đƣợc hỗ trợ 4 triệu đồng/ha; vùng sản xuất trái cây đƣợc hỗ trợ 6,5 triệu đồng/ha để mua giống và mua thuốc bảo vệ thực vật. - Hỗ trợ xây dựng hệ thống tƣới tiên tiến tiết kiệm cho vùng sản xuất chuyên canh rau màu, quy mô từ 20 ha/vùng trở lên: Hỗ trợ 40 triệu đồng/ha đối với các dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hỗ trợ thuê đất để tập trung, tích tụ ruộng đất xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô từ 5 ha/vùng trở lên: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 2 năm đầu, tính từ khi thuê đất. - Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất thâm canh cao, tập trung, quy mô từ 5 ha/vùng trở lên: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm tiền thuê đất trong 2 năm đầu; hỗ trợ 40% số kinh phí cải tạo hệ thống thủy lợi và đƣờng nội đồng nhƣng không quá 60 triệu đồng/ha. Nếu dự án chƣa có đƣờng giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc đến hàng rào dự án thì đƣợc hỗ trợ thêm 40% số kinh phí để xây dựng các hạng mục nêu trên nhƣng không quá 2 tỷ đồng/dự án. - Hỗ trợ chuyển đổi vùng chuyên canh lúa sang chuyên canh trồng hoa, cây rau màu, cây hằng năm và cây ăn quả tập trung, quy mô từ 5 ha/vùng trở lên: Hỗ trợ 1 lần 9 triệu đồng/ha để mua giống và thuốc bảo vệ thực vật. - Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô từ 500 m2 trở lên: Hỗ trợ 100.000 đồng/m2 kinh phí xây dựng nhà màng, 50.000 đồng/m2 kinh phí xây dựng nhà lƣới. - Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung: Hỗ trợ 3 triệu đồng/con lợn nái, 300.000 đồng/con lợn thịt, 80.000 đồng/con gia cầm sinh sản, 60.000 đồng/con gia cầm thƣơng phẩm, 5 triệu đồng/bò thịt (tƣơng đƣơng 30%) kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi. 80 - Hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô từ 20 ha trở lên: Hỗ trợ 100 triệu đồng/ha (tƣơng đƣơng khoảng 50%) kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. - Lĩnh vực bảo quản, chế biến: Đối với cơ sở chế biến nông sản hỗ trợ tối đa 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua thiết bị. Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hỗ trợ thấp nhất 500 triệu đồng/cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nƣớc, nhà xƣởng, xử l chất thải và mua thiết bị. + Nghị quyết số 15/2016/HĐND: Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với các mục tiêu chung: - Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao g n với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. - Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; phát triển đàn lợn, đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung g n với bảo vệ môi trƣờng. - Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao, nhất là các giống con đặc sản - Quản l , bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 - Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản và giảm tỷ trọng trồng trọt - lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng trồng trọt - lâm nghiệp là 49%, chăn nuôi - thủy sản là 45% và dịch vụ là 6%. - Tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,7%/năm - 2,0%/năm. - Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,4%. - Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng/ha vào năm 2020. 81 - Diện tích gieo trồng lúa đạt 58.000 ha với tổng sản lƣợng đạt 745.000 tấn; diện tích cây rau màu 39.500 ha (diện tích cây vụ đông 21 nghìn ha). - Duy trì ổn định diện tích cây ăn quả từ 20 - 22 nghìn ha, tổng sản lƣợng đạt 220.000 tấn. - Tổng sản lƣợng thịt hơi các loại 150.000 tấn (trong đó sản lƣợng thịt lợn hơi đạt 117.000 tấn). - Sản lƣợng thịt gia cầm đạt 30.000 tấn. - Sản lƣợng thủy sản đạt 75.000 tấn. - Tỷ lệ che phủ rừng trên tổng diện tích đất rừng đạt 93%. - Tăng năng suất lao động, kết hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 27%. Mục tiêu đến năm 2030: Đảm bảo diện tích trồng lúa khoảng 55.000 ha, sản lƣợng khoảng 700.000 tấn; diện tích cây rau màu 40.000 ha, sản lƣợng khoảng 750.000 tấn; diện tích cây ăn quả 22.000 ha, sản lƣợng khoảng 250.000 tấn; Sản lƣợng thịt lợn hơi khoảng 150.000 tấn; sản lƣợng thịt gia cầm khoảng 35.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 10.500 ha, sản lƣợng khoảng 78.000 tấn. Từ những chính sách về phát triển nông nghiệp của tỉnh, Hải Dƣơng đang từng bƣớc vƣơn lên trong hoạt động nông nghiệp nhƣ đã có nhiều việc làm mới trong nông nghiệp đƣợc tạo ra, thu nhập của ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng cao, góp phần giảm nghèo bền vững. Quan trọng hơn, ngành nông nghiệp Hải Dƣơng đã bƣớc đầu hình thành đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn g n với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển các vùng chăn nuôi thủy sản theo hƣớng tập trung với các mô hình trang trại, gia trại ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. 3.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững 3.2.2.1. Về mặt kinh tế - Đối với ngành trồng trọt: Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2011-2015" có thể nói là một trong hai đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng 82 bộ tỉnh lần thứ XV (tháng 9/2010) trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung của đề án xác định rõ trong giai đoạn này ngành nông nghiệp của tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa g n với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đề án, tỷ lệ diện tích lúa chất lƣợng cao tăng từ 28,9 % (năm 2010) lên 55 % (năm 2015). Những vùng chuyên canh rau màu quy mô lớn dần đƣợc hình thành nhƣ vùng trồng rau vụ đông ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, vùng trồng hành, tỏi ở các huyện Kinh Môn, Nam Sách. Trồng cây vụ đông đã và đang trở thành hƣớng sản xuất chính ở tỉnh Hải Dƣơng, khi giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác ngày càng cao. Ở nhiều địa phƣơng đã hình thành những mô hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất, thu mua, vận chuyển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn 2011 - 2015, cây vụ đông đang là vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung; mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ đƣợc mở rộng, giúp tăng năng suất, giá trị cây vụ đông, điển hình nhƣ mô hình thuê đất sản xuất súp lơ, su hào, rau tập trung tại các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng. Hay mô hình hợp tác sản xuất chanh leo, gừng tại các huyện Thanh Miện, Ninh Giang Không những thế một số sản phẩm chính của ngành trồng trọt cũng đạt đƣợc nhiều thành tích nhờ chuyên môn hóa sản xuất nhƣ: - Cây lúa: Mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhƣng do áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ vào sản xuất nhƣ chuyển dịch cơ cấu trà, giống lúa (tỷ lệ diện tích lúa lai, lúa chất lƣợng tăng từ 58,35% năm 2013 lên 62,53% năm 2015), bình quân mỗi năm xây dựng đƣợc trên 200 mô hình lúa “một vùng, một giống, một thời gian” với qui mô lớn nên đã góp phần nâng cao năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh. Năng suất lúa hàng năm đạt bình quân từ 60 - 61 tạ/ha/vụ, sản lƣợng đạt từ 750.000 - 780.000 tấn; Cơ giới hóa trong sản xuất đƣợc đẩy mạnh: tỷ lệ làm đất bằng máy đạt trên 90%, tỷ lệ gặt máy đạt trên 60% (năm 2014 là 30%, năm 2013 trên 20%) 83 - Cây rau màu: Diện tích cây rau màu duy trì ở mức 29.000 ha, sản lƣợng đạt khoảng 650.000 tấn. Giá trị sản xuất/ha đất trồng cây rau màu rất cao, đạt từ 350-500 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay tỉnh đã hình thành đƣợc một số vùng sản xuất tập trung theo hƣớng hàng hoá nhƣ: hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn), diện tích 4.900 ha; cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách) diện tích 1.400 ha; rau b p cải, súp lơ, su hào (Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ) diện tích 4.600 ha; củ đậu (Kim Thành) diện tích 700 ha - Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả đƣợc duy trì ở mức 22.000 ha (cây vải chiếm gần 50%). Cơ cấu các loại cây ăn quả có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tiêu thụ thuận lợi, ổn định nhƣ: ổi, na, chuối Trong giai đoạn 2013-2015, toàn tỉnh có 278,3ha vải sản xuất theo qui trình VietGAP, diện tích đƣợc chứng nhận là 236,3 ha, sản lƣợng đƣợc chứng nhận 15.940 tấn. Năm 2015 đã xây dựng thành công 02 mô hình vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ với diện tích 18,98 ha, năm 2016 mở rộng 10 mô hình với diện tích 100 ha. Các vùng sản xuất an toàn theo quy trình GAP đƣợc chú trọng phát triển đang trở thành hƣớng hƣớng đi đúng trong tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Bảng 3.3 Kết quả chính đối với một số chỉ tiêu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2011 – 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 GTSX /ha đất trồng trọt Tr.đ 128,5 117,4 115,0 122,6 123,7 160,376 2 Đất trồng lúa Ha 66411,0 65.791,5 65.542,4 62.974,0 62.455,8 63.767,8 3 Diện tích đất chuyên màu Ha 6.634 6.293 6.273 6.519 5.539 5643 4 Tổng diện tích gieo trồng cây hàng Ha 164.767 165.212 164.801 163.996 162.003 164.106 84 năm Với Cây vụ đồng Ha 22.372 22.505 22.025 22.175 21.967 22.785 Diện tích gieo trồng lúa Ha 126.673 126.673 125.907 124.910 122.653 120.346 Diện tích gieo trồng ngô Ha 4.231 4.231 4.190 4.113 4.039 4326 Diện tích gieo trồng rau các loại Ha 28.638 28.638 29.018 29.355 29.589 26.895 5 Tổng diện tích cây lâu năm Ha 23.227 21.794 21.723 21.647 21.669 22.786 Cây ăn quả Ha 22.137 20.985 20.906 20.846 20.991 21.896 + Vải Ha 12.695 10.989 10.922 10.772 10.675 10.765 + Ổi Ha 1.290 1.403 1.432 1.565 1.582 1.653 + Na Ha 774 904 912 912 934 947 6 Năng suất lúa bình quân/vụ Tạ/ ha 61,65 61,88 58,76 59,45 60,33 60.38 7 SL một số cây trồng chủ yếu - Lúa Tấn 780.976 782.235 739.777 742.555 739.975 743.875 - Ngô Tấn 20.608 18.254 200.973 20.998 21.379 21.486 -Rau các loại Tấn 643.617 651.087 615.018 648.606 650.590 675.870 - Vải Tấn 66.077 42.315 45.675 48.206 48.379 47.738 - Ổi Tấn 24.515 29.056 30.141 31.195 34.486 35.658 - Na Tấn 11.640 12.901 13.097 12.674 13.113 14.213 Nguồn: Báo cáo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020 – UBND tỉnh Hải Dương (2016) 85 - Đối với ngành chăn nuôi: Việc chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp khi mà các điều kiện về nhu cầu chất lƣợng sản phẩm, số lƣợng, điều kiện môi trƣờng ngày một đòi hỏi cao, vì vậy chăn nuôi quy mô lớn, tạo ra sản phẩm hàng hoá đang là vấn đề tất yếu của ngành chăn nuôi nói riêng khi mà đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập theo cơ chế thị trƣờng. Do vậy, trong giai đoạn 2011 - 2016 nhiều địa phƣơng đã và đang hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung quy mô và dần xoá bỏ phƣơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ kiểu tận dụng. Nhờ quy hoạch tốt, nhận thức sớm điều đó rất nhiều địa phƣơng trong tỉnh có những vùng chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao về nhiều mặt: kinh tế, môi trƣờng, xã hội đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo và làm giàu. Nhằm tìm hiểu về quá trình phát triển chăn nuôi ở tỉnh Hải Dƣơng, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điều tra khảo sát nhƣ sau: + Chọn điểm nghiên cứu: tập trung tại một số xã điển hình trong chăn nuôi bao gồm: Tiền Tiến, Quyết Th ng huyện Thanh Hà và vùng chăn nuôi tập trung xã Thƣợng Vũ huyện Kim Thành. Đây là các xã có vùng chăn nuôi tƣơng đối đem lại hiệu quả kinh tế và những lợi ích thiết thực. + Chọn mẫu nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đƣợc lựa chọn theo các bƣớc nhƣ sau: Trƣớc tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu (nhƣ phân tổ các hộ theo vùng, theo khu vực, theo loại hình, theo quy mô,). Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu, đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể, hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ. 86 Bảng 3.4 Chọn mẫu điều tra Quy mô Cơ cấu % số hộ Số hộ điều tra Hộ chăn nuôi theo Vietgap 51,2 42 Hộ chăn nuôi thƣờng 48,8 40 Tổng 100 82 + Phƣơng pháp thu thập thông tin Bảng 3.5 Nguồn thu thập thông tin TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập 1 Điều kiện KT – XH huyện Phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trƣờng 2 Sản lƣợng chăn nuôi trong 3 năm Giá trị thu đƣợc trong ngành chăn nuôi trong 3 năm Các phòng nông nghiệp của huyện, xã + Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra ngƣời nông dân (điều tra bảng hỏi và PRA) về: giá trị, năng suất, chất lƣợng, chi phí sản xuất,...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nong_nghiep_tren_dia_ban_tinh_hai_duong_t.pdf
Tài liệu liên quan