Luận án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước.10

1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài .14

1.3. Khoảng trống nghiên cứu của Luận án .17

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRưỜNG TIỀN TỆ VÀ PHÁT TRIỂN

THỊ TRưỜNG TIỀN TỆ .18

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ.18

2.1.1. Các khái niệm chung.18

2.1.2. Chức năng, phân loại và cấu trúc thị trường tiền tệ .21

2.1.3. Hàng hóa, công cụ và các thành viên tham gia thị trường tiền tệ.23

2.2. Các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiền tệ.29

2.2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường tiền tệ.29

2.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường tiền tệ .37

2.3. Các giai đoạn phát triển của thị trường tiền tệ .41

2.3.1.Giai đoạn thị trường chưa phát triển (Giai đoạn 0).41

2.3.2. Giai đoạn phát triển các trung gian tài chính trên thị trường (Giai đoạn 1).41

2.3.3. Giai đoạn phát triển thị trường liên ngân hàng (giai đoạn 2).42

2.3.4. Giai đoạn đa dạng hóa các công cụ tài chính (Giai đoạn 3) .42

2.4. Vai trò phát triển thị trường tiền tệ đối với việc điều hành chính sách tiền tệ của

ngân hàng trung ương .43

2.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và phát triển thị trường tiền tệ .46

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý, giám sát và phát triển thị trường tiền tệ tại Mỹ.46

2.5.2. Kinh nghiệm quản lý, giám sát và phát triển thị trường tiền tệ tại Trung

Quốc.50

2.5.3. Kinh nghiệm quản lý, giám sát và phát triển thị trường tiền tệ tại Thái Lan.59

2.5.4. Bài học rút ra cho Việt Nam .63

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM68

3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam.68

pdf162 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được lãi suất mục tiêu theo mong muốn. Phần lớn các nước đều tạo ra một hành lang lãi suất thông qua các công cụ hoạt động với kỳ hạn qua đêm và giữ lãi suất thị trường gần với lãi suất chính sách định hướng thông qua thực hiện các công cụ điều chỉnh, nghiệp vụ repo/repo nghịch đảo trên thị trường OMO với một nhóm các nhà giao dịch sơ cấp được lựa chọn. Muốn vậy, trước hết phải hoàn thiện cơ sở tạo lập dữ liệu, phương pháp thống kê và tính toán lãi suất mục tiêu hợp lý. 2.5.4.4. Về tính hợp lý trong việc phát triển các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ Để tăng cường khả năng hội nhập và phát triển TTTT theo kịp xu thế của các quốc gia trong khu vực và quốc tế, bên cạnh thị trường vay, gửi truyền thống cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường repo, quan tâm đến cả việc sử dụng các công cụ trên thị trường ngoại hối để hướng tới mục tiêu hoạt động được đặt ra trên cấu phần thị trường khác. Trong việc phát triển thị trường repo, cần lưu ý bài học của Thái Lan. Nếu NHTW là người tham gia nổi trội trên thị trường, sự hiện diện của nó thực tế có thể làm kìm hãm các giao dịch giữa các tổ chức tài chính tư nhân. Chẳng hạn, ở Thái Lan vai trò tích cực của NHTW trên thị trường repo được coi là một nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tham gia của các đối tượng khác. Để giải quyết vấn đề này, tháng 11/2007, NHTW Thái Lan đã đưa ra các biện pháp giảm vai trò của mình trên thị trường repo và khuyến khích các hoạt động giữa những người tham gia thuộc khu vực tư nhân. 67 Kết luận Chƣơng 2 Chương 2 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường tài chính, TTTT và phát triển TTTT; mối quan hệ giữa TTTT với các thị trường bộ phận của thị trường tài chính; chỉ ra được các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TTTT, các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường cũng như chỉ ra vai trò quan trọng của NHTW trong quản lý, giám sát và điều tiết TTTT và hiệu quả của việc sử dụng TTTT trong hoạt động điều hành CSTT của NHTW, đặc biệt là thông qua kênh lãi suất. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát của nhiều quốc gia để ccos những đánh giá đa chiều (quốc gia có nền kinh tế phát triển - Mỹ, các quốc gia mà hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng - Thái Lan, Trung Quốc) trong quản lý và phát triển TTTT; rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Theo đó, một TTTT phát triển sẽ là động lực tốt để thúc đẩy sự phát triển các thị trường bộ phận khác trong thị trường tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, hỗ trợ đắc lực cho quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Một TTTT được đánh giá là phát triển khi các yếu tố cấu thành nên thị trường vận hành suôn sẻ; bao gồm: sự phát triển của từng thị trường bộ phận; sự phát triểnđa dạng của các công cụ, hàng hóa trên thị trường; năng lực và tính đa dạng của các thành viên tham gia thị trường; lãi suất trên thị trường phản ánh đúng cung cầu vốn của thị trường(không xuất hiện những biến động giá cả (lãi suất) mà sẽ dẫn đến những tổn hại kinh tế lớn). Theo đó, sự vận hành suôn sẻ của các định chế tài chính tham gia TTTT, mà chủ yếu là các ngân hàng sẽ là một yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự phát triển của TTTT. Bên cạnh đó, để TTTT phát triển một cách thuận lợi và toàn diện, cần đảm bảo các điều kiện khác về cơ sở hạ tầng (hệ thống thông tin) hỗ trợ hoạt động của thị trường; khuôn khổ, hành lang pháp lý hỗ trợ; cơ chế cho thị trường hoạt động hiệu quả; cơ chế quản lý, điều tiết, giám sát hiệu quả nhằm quản trị rủi ro, duy trì kỷ luật thị trường. Đứng trên giác độ quản lý nhà nước của NHTW, việc sử dụng các công cụ CSTT và can thiệp trên TTTT cần phải được lựa chọn và thực thi phù hợp với sự phát triển của TTTT của từng quốc gia. 68 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng trên thế giới phát triển theo hướng phân rõ trách nhiệm của NHTW - với vai trò quản lý, giám sát TTTT cũng như thực thi CSTT của quốc gia, với vai trò của các định chế tài chính (mà thành viên chính là các NHTM) - với vai trò kinh doanh tiền tệ thông qua các nghiệp vụ ngân hàng, trong khuôn khổ pháp luật và dưới sự quản lý, giám sát của NHTW. Giai đoạn từ sau đổi mới đến nay, là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong chức năng, nhiệm vụ và vị trí của NHNN Việt Nam nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung. Theo đó, trong vòng 4 năm từ 1986-1990, NHNN Việt Nam đã thực hiện tách dần chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi. Trong đó, NHNN Việt Nam thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một NHTW, là cơ quan tổ chức việc điều hành CSTT. Hệ thống các NHTM thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, dần phát triển với mạng lưới rộng và đa dạng về thành phần sở hữu. Theo đó, TTTT Việt Nam đã được hình thành và từng bước phát triển gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Trước năm 1990, tại Việt Nam chưa hình thành thị trường liên ngân hàng vì thời điểm này hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp. Giai đoạn 1990- 1992, thị trường liên ngân hàng chưa hoạt động vì các TCTD mới được thành lập. Cơ sở pháp lý đầu tiên để hình thành thị trường liên ngân hàng là Chỉ thị số 07/CT- NH của NHNN ngày 7/10/1992 về quan hệ tín dụng giữa các TCTD; tuy nhiên, do các TCTD chưa quen với hình thức giao dịch này và chưa có tín nhiệm lẫn nhau nên 69 hầu như không phát sinh quan hệ tín dụng. Giai đoạn này, chỉ có duy nhất thị trường tín dụng truyền thống hoạt động, các hình thức huy động vốn của NHTM nói riêng và các TCTD nói chung còn đơn điệu, đơn thuần chỉ có hoạt động huy động tiền gửi và tiết kiệm. Khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế thị trường dần tăng lên, vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp lại lớn, đã kéo theo nhu cầu phát triển thêm các hình thức huy động và cho vay mới, thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1993. Tháng 10 năm 1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng được thành lập. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động này, NHNN ban hành bổ sung một loạt văn bản pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng Việt Nam, cụ thể là: - Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng”: các TCTD giao dịch qua trung tâm giao dịch liên ngân hàng do NHNN tổ chức (tại Vụ Tín dụng). NHNN đóng vai trò là người môi giới giữa bên vay và cho vay, đồng thời thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng thông qua việc cho vay thanh toán bù trù và cho vay các thành viên. Các TCTD định kỳ hàng tuần gặp nhau tại NHNN để thực hiện giao dịch (chào vay/đi vay). Trên cơ sở khối lượng, lãi suất chào của các thành viên, NHNN cân đối cung cầu, xác định khối lượng và lãi suất giao dịch. Theo đó, NHNN tạo cơ hội cho các TCTD hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, chỉ sau 23 phiên giao dịch, mô hình này bộc lộ hạn chế do TCTD phải mất phí, thời gian tham gia thị trường nhưng hiệu quả không cao do các nhu cầu giao dịch không khớp nhau, không đáp ứng được nhu cầu phát sinh hàng ngày của TCTD vì chỉ họp 1 tuần/1 phiên. - Quyết định số 132/QĐ-NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc NHNN về việc thành lập thị trường liên ngân hàng. - Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 của Thống đốc NHNN về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế và nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng: Quyết định này ra đời nhằm khắc phục hạn chế của Quyết định số 114. Theo đó, hình thức giao dịch tập trung tại Trung tâm đã được chuyển sang hình thức giao dịch qua điện thoai, fax vào tất cả các ngày trong tuần. Các TCTD thành viên có nhu cầu vay mượn có thể trao đổi trực tiếp với nhau hoặc giao dịch bằng 70 điện thoại qua Trung tâm. Đối với các giao dịch vốn bằng ngoại tệ, NHNN ban hành Quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng (Quyết định số 189/QĐ-NH14) để thúc đẩy các giao dịch trên thị trường. - Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay giữa các TCTD: Quyết định mới này bãi bỏ các quyết định trước đó về tổ chức, hoạt động của thị trường liên ngân hàng và quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng có từ năm 1993. Khác với những quy định trước đó, quy định mới này không có quy chế hoạt động của thị trường liên ngân hàng cũng như chế độ thành viên tham gia thị trường và đi theo một mô hình thị trường liên ngân hàng phi tập trung. Tuy nhiên, một điểm mới quan trọng là lãi suất vay vốn là lãi suất thỏa thuận giữa các TCTD, chứ không phải nằm trong khung lãi suất do NHNN quy định như trước đây. Đối tượng áp dụng cũng mở rộng cho tất cả các TCTD thành lập và hoạt động ở Việt Nam bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân.Phương thức cho vay có thể áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp do các bên tự thỏa thuận. Thị trường GTCG hình thành sau khi có thị trường liên ngân hàng với sự ra đời của Quy chế phát hành tín phiếu NHNN năm 1994 và tiếp đó là Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc tại NHNN năm 199514. Thời gian đầu, Vụ Tín dụng được giao là đầu mối tổ chức thị trường mua bán tín phiếu giữa các thành viên (gồm các TCTD, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư).NHNN tham gia thị trường với tư cách là thành viên, đồng thời là người tổ chức hoạt động thị trường. Các thành viên có thể đăng ký giao dịch qua trung tâm giao dịch do NHNN tổ chức hoặc giao dịch trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, do số lượng GTCG phát hành trên thị trường sơ cấp còn hạn chế, các TCTD cũng chưa có thói quen kinh doanh GTCG mà chủ yếu mua GTCG, nắm giữa đến hạn thanh toán để hưởng lãi, một số TCTD thực hiện giao dịch trực tiếp với đối tác không qua trung tâm nên việc tham gia trung tâm do NHNN tổ chức còn rất hạn chế. Đến nay, mặc dù đã có nhiều văn bản được ban hành 15 để hoàn thiện và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường GTCG, tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều hạn chế. 14 Quyết định số 211/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 61/QĐ-NHNN19 ngày 8/3/1995. 15 Luật các công cụ chuyển nhượng (thay thế Pháp lệnh thương phiếu); Quy định về đấu thầu trái phiếu Chính phủ (Quyết định số 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004); Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu GTCG của TCTD đối với khách hàng (Quyết định số 1325/QĐ/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004); Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của TCTD đối với khách hàng (Quyết định số 63/2006/QĐ- 71 Thị trường phái sinh được hình thành từ năm 2001 với sự ra đời của Quy chế thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng VND cho các ngân hàng. Năm 2003, 2004, 2006, nhằm hoàn thiện thị trường, NHNN đã lần lượt ban hành Quy chế hoán đổi lãi suất giữa TCTD đối với khách hàng, Quy định về giao dịch hối đoái của các TCTD và Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên, thị trường vẫn được đánh giá là chưa phát triển xứng với tiềm năng, các quy định chủ yếu mới điều chỉnh các công cụ như hoán đổi tiền tệ, lãi suất, giao dịch kỳ hạn, quyền chọn loại tiền mà chưa đề cập đến quyền chọn lãi suất (nhằm phòng ngừa rủi ro về lãi suất) và các giao dịch khác. Thị trường mở (OMO) được chính thức thành lập từ tháng 7/2000 để điều tiết TTTT. Cho đến nay, thị trường đã không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát huy tác dụng, trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của NHNN. Về cơ bản, các GTCG được dùng làm tài sản thế chấp tham gia giao dịch trên OMO phải đảm bảo nguyên tắc có tính thanh khoản cao (tức là khả năng chuyển sang tiền mặt), đảm bảo quản lý dễ dàng đồng thời đáp ứng yêu cầu điều hành nghiệp vụ OMO được kịp thời, chính xác và đạt được ý mong muốn, điều này khác với hình thức cho vay tái cấp vốn. Theo Điều 21 Luật NHNN năm 1997 quy định các công cụ được giao dịch trên OMO chỉ bao gồm “...mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn khác”. Tại thời điểm này, do yêu cầu OMO phải có độ an toàn cao, nên khi mới đi vào hoạt động, GTCG sử dụng trong giao dịch OMO chỉ bao gồm các loại GTCG có tính an toàn và thanh khoản cao như tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN. Tuy nhiên, một phần các loại GTCG này được phát hành với mục đích để điều tiết thị trường nên lãi suất của các GTCG thường không cao, do vậy không hấp dẫn các TCTD mua để làm dự trữ thanh khoản. Từ năm 2003, các GTCG được sử dụng trong OMO đã được mở rộng theo tinh thần Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN, theo đó sửa đôi, bổ sung Điều 21 như sau: “NHNN thực hiện OMO thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác trên TTTT để thực hiện CSTT quốc gia”, theo đó NHNN đã mở rộng các loại GTCG sử NHNN ngày 29/12/2006); Hướng dẫn cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng (Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 02/03/2009); Quy định về việc chiết khấu GTCG của NHNN đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư số 01/2012-NHNN ngày 16/12/2012). 72 dụng trong giao dịch OMO ngoài tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN còn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái, trái phiếu đầu tư do Ngân sách trung ương thanh toán. Các GTCG được sử dụng trong OMO tại thời điểm này bao gồm tín phiếu NHNN và trái phiếu Chính phủ (gồm Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc, Trái phiếu công trình Trung ương, Công trái xây dựng tổ quốc); riêng TPCP do NHPT Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu Chính quyền địa phương chỉ được sử dụng trong giao dịch mua có kỳ hạn của NHNN qua OMO. Đặc biệt, từ cuối năm 2005, NHNN bổ sung thêm trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành (nay là Ngân hàng phát triển) và trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh phát hành vào danh mục GTCG được sử dụng trong các giao dịch vay vốn từ NHNN, trong đó có OMO. Đến ngày 6/01/2010, NHNN đã ban hành Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN về danh mục GTCG được sử dụng trong các giao dịch của NHNN thay thế Quyết định số 86/QĐ-NHNN, trong đó có cụ thể hóa tại Điều 1 và Điều 2 về Danh mục GTCG được giao dịch qua OMO được quy định16. Đến nay, NHNN đã ban hành thêm các Quyết định 1127/2012/QĐ-NHNN và 243/2013/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định 11 cho phép bổ sung Trái phiếu do Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu của UBND TP. Đà Nẵng phát hành vào danh mục GTCG được giao dịch với NHNN. Tại Quyết định này, NHNN cũng đã điều chỉnh giảm tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán (haircut) trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa NHNN với TCTD đối với một số loại GTCG, theo đó số tiền TCTD được nhận khi bán có kỳ hạn các trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn được tính theo thời hạn còn lại, đối với trái phiếu chính quyền địa phương được áp dụng mức tối đa bằng 80% thay vì mức 70% (giá trị trái phiếu tại thời điểm định giá) như trước đây, đồng thời các trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm đều áp dụng mức tối đa là 90%. Đến khi Luật NHNN năm 2010 ra đời, thay thế các văn bản Luật trước đây, tại Điều 15 Luật NHNN 2010 có quy định “NHNN quy định loại GTCG được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở”17, từ đó đến nay, hàng hóa giao dịch 16 Các quy định này được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định tại Luật NHNN và tại Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN 17 Điều kiện chung để các loại GTCG được NHNN chấp nhận giao dịch trên OMO là: Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại GTCG được giao dịch qua OMO; Được phát hành bằng đồng Việt Nam; 73 trên OMO đã phong phú và đa dạng hơn với sự mở rộng danh mục GTCG, tạo điều kiện thu hút thêm các thành viên tham gia OMO, qua đó tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ này và tăng cường tính thanh khoản đối với các GTCG; đồng thời nâng cao tính thanh khoản cho GTCG, đặc biệt là trái phiếu Kho Bạc, Tín phiếu Kho bạc và Trái phiếu chính quyền địa phương nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn trong các giao dịch GTCG của NHNN với TCTD, góp phần hỗ trợ cho sự phát triền của thị trường trái phiếu Chính phủ thời gian qua. Như vậy, bên cạnh thị trường tín dụng truyền thống, thị trường nội tệ liên ngân hàng và ngoại tệ liên ngân hàng đã được tổ chức. Thị trường GTCG với những phiên đấu giá tín phiếu kho bạc đầu tiên cũng như việc phát hành tín phiếu NHNN và sự phát triển của thị trường phái sinh đã tạo nên những công cụ đáng tin cậy cho TTTT có điều kiện phát triển hơn nữa, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế; thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên TTTT, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi CSTT quốc gia, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù còn khiêm tốn về mặt quy mô nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành và phát triển ở một mức độ nhất định (bao gồm thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc – thị trường GTCG ngắn hạn, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN như nghiệp vụ cho vay của NHNN dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ). Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ TTTT đều được mở rộng; hoạt động của thị trường đã từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Được lưu ký tại NHNN trước khi đăng ký bán; GTCG được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày. Danh mục các loại GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG qua OMO do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. 74 3.2. Thực trạng phát triển thị trƣờng tiền tệ Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của thị trƣờng 3.2.1. Về quy mô và độ sâu của thị trường tiền tệ Quy mô của hệ thống ngân hàng nói chung và cụ thể là TTTT nói riêng là một trong những chỉ số để đo lường độ sâu tài chính của một quốc gia, thường được xem xét trong mối tương quan với quy mô của nền kinh tế, đo lường qua các chỉ số như tổng tín dụng tư nhân cung cấp bởi hệ thống ngân hàng/GDP (tín dụng/GDP) hoặc tổng tài sản của hệ thống ngân hàng/GDP (tài sản/GDP). Hai chỉ tiêu này đồng thời có mối quan hệ biến thiên cùng chiều và sự tương quan chặt chẽ. Quy mô cũng là một trong những nhân tố quan trọng để xem xét khả năng đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thống kê bởi Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tỷ lệ tín dụng/GDP có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn và xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia. Trung bình trong giai đoạn 1980-2010, tổng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân chỉ chiếm khoảng 10% GDP ở những nước có thu nhập thấp như Angola, Yemen, Cambodia, trong khi đạt khoảng 85% ở những nước kinh tế phát triển như Áo, Trung Quốc, Anh Mặc dù vậy, tỷ lệ tín dụng/GDP quá cao cũng không phải là tốt. Ví dụ như thống kê 8 quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất vào năm 2010 là Síp, Ireland, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Luxembour và Thụy Sỹ thì các quốc gia này đều xảy ra khủng hoảng trong vòng từ năm 2008 trở lại. Giá trị trung bình của tỷ lệ tín dụng/GDP trong tổng số các nước thống kê qua các năm theo thống kê của WB là 39% (với độ lệch chuẩn 36%) (WB, 2012). Bên cạnh đó, cũng cần chú ý rằng, ở một vài trường hợp của các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển như Mỹ, Anh, tỷ lệ tín dụng/GDP thấp không phản ánh khu vực ngân hàng có quy mô nhỏ, mà thực tế là do thị trường chứng khoán của các nước này phát triển rất mạnh. Tỷ lệ tín dụng/GDP trong trường hợp này không nhằm phản ánh quy mô hệ thống ngân hàng mà phản ánh tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Rõ ràng ở những nước có hệ thống tài chính phát triển, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thì hệ thống ngân hàng sẽ ít quan trọng hơn là ở những nước có hệ thống tài chính chưa phát triển. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán vẫn chưa phát huy được vai trò tích cực là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho thị trường, tạo gánh nặng cho hệ 75 thống các TCTD. Xét về mặt quy mô tài sản, khu vực ngân hàng vẫn đang giữ vị trí trụ cột trong hệ thống tài chính khi chiếm hơn 90% tỷ trọng hệ thống; trong khi trụ cột chứng khoán và trụ cột bảo hiểm chỉ chiếm khoảng dưới 4%). Theo dữ liệu thống kê của IMF, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam khá cao chỉ sau Singapore và Malaysia, cho thấy Việt Nam đang nằm trong nhóm nước có quy mô tương đối của hệ thống ngân hàng lớn với mức độ phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng rất cao, điều này cho thấy, quy mô của TTTT Việt Nam (đặc biệt là thị trường tín dụng ngắn hạn) là khá lớn cho phép hệ thống NHTM đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đồng thời, cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi các các tổ chức và dân cư qua hệ thống các TCTD trên GDP từ năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2018 đã tăng từ mức 61,38% lên 138,47%, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ 60,64% lên 144,43%. Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn và cho vay giai đoạn 2005-6/2018 Năm Huy động vốn toàn hệ thống (tỷ đồng) Huy động vốn từ dân cƣ và TCKT (tỷ đồng) Dƣ nợ tín dụng toàn hệ thống (tỷ đồng) Tỷ lệ huy động/GDP Tỷ lệ huy động vốn TT1/GDP Tỷ lệ tín dụng/GDP 2005 605.084,60 561.024,00 554.259,00 66,20% 61,38% 60,64% 2006 809.362,60 747.569,00 681.202,00 76,24% 70,42% 64,17% 2007 1.196.552,70 1.090.261,00 1.022.220,00 95,97% 87,45% 81,99% 2008 1.481.577,80 1.344.580,00 1.260.672,00 91,68% 83,20% 78,01% 2009 1.901.066,27 1.729.111,00 1.739.569,00 105,08% 95,58% 96,15% 2010 2.606.192,49 2.274.112,00 2.196.667,00 120,78% 105,39% 101,80% 2011 2.935.191,73 2.572.308,00 2.632.975,00 105,59% 92,53% 94,72% 2012 3.700.493,42 3.158.764,00 3.090.901,00 114,02% 97,33% 95,24% 2013 4.356.435,91 3.785.274,00 3.477.984,00 121,54% 105,61% 97,03% 2014 4.813.218,48 4.452.411,70 3.970.547,00 122,23% 113,07% 100,83% 2015 6.313.398,94 5.481.529,72 5.169.716,06 140,21% 121,74% 114,81% 2016 7.384.622,40 6.414.299,02 6.095.105,70 138,08% 119,94% 113,97% 2017 8.503.034,62 6.826.837,27 7.268.845,51 169,79% 136,32% 145,15% 06-2018 8.990.155,12 7.405.487,82 7.723.843,08 168,11% 138,47% 144,43% Nguồn: NHNN và tổng hợp của nghiên cứu sinh 76 Đối với TTTT liên ngân hàng, nếu định vị vị trí phát triển của thị trường theo sơ đồ phát triển của IMF (đã trình bày tại Chương 2), có thể thấy, sau giai đoạn 1, khi chức năng tín dụng của các ngân hàng được mở rộng, hoạt động liên ngân hàng có thể phát triển (giai đoạn 2). Nếu như những năm 1990, TTTT liên ngân hàng còn hoạt động ở mức độ sơ khai, các TCTD mới được thành lập nên chưa thực sự có nhu cầu về vốn và chưa có thói quen khai thác vốn lẫn nhau thì kể từ năm 2005, với sự bùng nổ của các trung gian tài chính ngân hàng, hoạt động trên thị trường này đã trở nên sôi động hơn. Doanh số giao dịch trên TTTT liên ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh theo từng năm, cả về quy mô và số giao dịch, giúp cung cấp nguồn vốn thanh khoản cho các TCTD, góp phần không nhỏ đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010-2011, tổng doanh số giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng tăng hơn 42% so với năm 2009 và tăng gần 92% so với năm 2007. Từ năm 2012, tổng doanh số cho vay, gửi tiền giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng bằng VND giảm hơn s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_thi_truong_tien_te_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan