Luận án Phát triển thương mại Hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030

 

MỤC LỤC

 Trang

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN 5

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI 18

1.1. Khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 18

1.1.1. Thương mại và phát triển thương mại 18

1.1.2. Văn minh và hiện đại 21

1.1.3. Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại

1.1.4. Phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội 22

23

 

1.2. Phân biệt giữa cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống và hiện đại 24

1.3. Một số loại hình cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại 26

1.3.1. Siêu thị 26

1.3.2. Trung tâm thương mại 29

1.3.3. Cửa hàng bách hóa 33

1.3.4. Cửa hàng chuyên doanh 33

1.3.5. Cửa hàng tiện lợi 34

1.3.6. Cửa hàng bán giá rẻ 35

1.3.7. Chuỗi cửa hàng bán lẻ 36

1.3.8. Trung tâm kho hàng phân phối 39

1.3.9. Thương mại điện tử 40

1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 41

1.4.1. Tiêu chí định lượng 41

1.4.2. Tiêu chí định tính 43

1.5. Nội dung và sự cần thiết phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 44

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh, hiện đại 45

1.6.1. Yếu tố kinh tế 45

1.6.2. Yếu tố chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về thương mại 45

1.6.3. Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội 46

1.6.4. Các yếu tố khác 47

1.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 48

1.7.1. Kinh nghiệm của một số Thủ đô quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 48

1.7.2. Một số bài học chung trong phát triển thương mại văn minh, hiện đại 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 59

2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - thương mại Hà Nội 59

2.2. Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 64

2.2.1. Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán lẻ thành phố Hà Nội 64

2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ thống thương mại bán lẻ 86

2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 90

doc209 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thương mại Hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường. Ngành dịch vụ logistics trong nước có phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Các hoạt động còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa gắn kết thành chuỗi các dịch vụ cung ứng. 2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ thống thương mại bán lẻ 2.2.2.1. Hệ thống cơ sở và nhân lực khu vực doanh nghiệp thương mại: Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ 2008 – 2013 Đơn vị: Doanh nghiệp. Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số (doanh nghiệp) 26372 31955 40724 51640 55177 57778 Chia theo ngành nghề Trong đó: - Thương nghiệp 16900 20420 25046 31024 32677 34275 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 863 1073 1124 1799 1976 2064 - Hoạt động của các tổ chức du lịch 406 438 793 1062 1308 1376 2. Chia theo thành phần kinh tế -Doanh nghiệp nhà nước 305 273 316 320 331 311 -Doanh nghiệp ngoài nhà nước 25692 31221 39713 50367 53839 56485 -Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 375 461 695 953 947 982 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong giai đoạn 2008 - 2013, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội tăng với nhịp độ trung bình 17,4%/năm và đạt con số có 57.778 doanh nghiệp vào năm 2013. Trong đó, có 311 doanh nghiệp nhà nước, 56.485 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 982 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước hầu như không thay đổi, trong khi đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần khác có sự phát triển đáng kể, đặc biệt, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có số lượng lớn và nhịp độ tăng nhanh, từ 25.692 doanh nghiệp năm 2008 đã tăng lên 56.485 doanh nghiệp năm 2013; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 375 doanh nghiệp năm 2008 đã tăng lên 982 doanh nghiệp năm 2013. Trong đó, tính riêng doanh nghiệp thương mại từ 16.900 doanh nghiệp năm 2008 đã tăng lên 34.275 doanh nghiệp vào đầu năm 2014, chiếm tỷ trọng 59,32% số lượng doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ. Một trong những nguyên nhân chính là do xu thế đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cả nước và Thủ đô Hà Nội. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước vẫn có ưu thế hơn về quy mô (vốn, lao động, doanh thu). Cơ cấu về ngành nghề: doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là do sự tăng nhanh của các doanh nghiệp kinh doanh bán buôn và đại lý. Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, tính đến đầu năm 2014, tổng số lao động trong các doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội là 800.041 người, tăng bình quân 14,47%/năm trong giai đoạn 2008-2013. Lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 679.270, tăng với nhịp độ 17,36%/năm. Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 74.971, giảm với nhịp độ -0,37%. Lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 45.800, tăng 12,95%/năm. Lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng 84,9% năm 2013 so với 75,49% năm 2008 trong tổng số lao động các doanh nghiệp thương mại toàn Thành phố. Sự thay đổi này phù hợp với diễn biến thực tế về kết quả kinh doanh trên thị trường nội địa trong thời kỳ 2008-2013 (xem phụ lục 11). Về cơ cấu theo ngành nghề: Lao động trong các doanh nghiệp thương nghiệp năm 2013 là 411.855 người. Trong cả giai đoạn 2008-2013, lao động trong doanh nghiệp thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 51-58% trong tổng số lao động thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn Thành phố (xem phụ lục 12). 2.2.2.2. Hệ thống cơ sở và nhân lực kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể: Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể trên địa bàn Hà Nội có số lượng khá đông đảo, tăng trong giai đoạn 2008-2013 với nhịp độ bình quân 5,47%; năm 2013 có 230.840 cơ sở, tăng thêm 53.110 cơ sở so với năm 2008, trong đó, hộ kinh doanh thương mại có 145.886 cơ sở chiếm 63,2% và chủ yếu là các hộ bán lẻ không chuyên doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh khách sạn, nhà hàng đang có xu hướng tăng nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 10,74%/năm giai đoạn 2008 - 2013 so với tốc độ tăng 4,37% của các hộ kinh doanh thương nghiệp. Tính theo địa bàn quận huyện, các quận có số hộ kinh doanh cá thể nhiều nhất là Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Đống Đa. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 -2013, số hộ kinh doanh trên địa bàn các quận nội thành tăng lên không nhiều. Số hộ tăng lên chủ yếu là ở các huyện ngoại thành cũ và các quận mới sáp nhập. Hệ thống thương nghiệp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh đã có bước phát triển đáng kể về phạm vi, không gian, quy mô cũng như sự phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động. Sự tham gia nhanh chóng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào các hoạt động thương mại trên địa bàn là sự bổ sung, thay thế kịp thời do yêu cầu đổi mới tổ chức quản lý của thành phần thương mại nhà nước hiện nay. Các doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế đang trong quá trình hình thành phân công và hợp tác theo các lĩnh vực, công đoạn hoạt động một cách hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, ví dụ như: có sự phân biệt rõ nét về chức năng kinh doanh trong các doanh nghiệp và các hộ cá thể trên địa bàn Hà Nội. Các doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng cường các hoạt động bán buôn và đại lý, các hộ cá thể phát triển các hoạt động bán lẻ và dịch vụ sửa chữa. Bảng 2.8. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị: cơ sở. Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng số (cơ sở) 177730 183027 190421 213614 233155 230840 2. Chia theo ngành nghề - Thương nghiệp 118242 122073 124979 139554 146140 145886 - Khách sạn, nhà hàng 30525 33842 39244 44427 54162 49684 - Dịch vụ 28963 27112 26198 29633 32853 35270 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể trên toàn thành phố năm 2013 đạt 372.548 người. Lao động kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể tăng 6,04%/năm giai đoạn 2008 - 2013, không nhanh như tốc độ tăng của lao động trong các doanh nghiệp thương mại và phần gia tăng nhiều nhất là ở lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Lao động của các hộ cá thể thương nghiệp năm 2013 đạt 230.125 người, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 61,77% và chủ yếu là lao động bán lẻ (xem phụ lục 13,14). Tính theo địa bàn quận huyện, số lao động kinh doanh cá thể tập trung nhiều nhất ở các quận Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, là những khu vực có nhiều khu thương mại trung tâm và các dãy phố buôn bán sầm uất của Hà Nội. Về trình độ lao động: Lao động trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước được đào tạo cơ bản hơn. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm 70 - 80%. Hầu hết cán bộ trực tiếp kinh doanh cũng đã qua đào tạo: trình độ trung cấp chiếm 60%, đại học 10% và đào tạo tại các cơ sở dạy nghề chiếm 20%. Ở các cơ sở áp dụng các hình thức kinh doanh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị), đội ngũ lao động cũng đạt yêu cầu cao về nghiệp vụ. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là thiếu năng động, nhạy bén trong kinh doanh và nhiều bộ phận đã tỏ ra không thích ứng với môi trường và điều kiện làm việc mới khác thời bao cấp. Lao động thương nghiệp ngoài nhà nước ít được đào tạo cơ bản, chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm, nhất là lao động ở các hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã thương mại hay lao động dịch vụ thông thường. Do hạn chế về trình độ, thông tin nên họ thiếu những kiến thức cần thiết về chính sách, luật pháp trong kinh doanh nội địa cũng như quốc tế. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 2.2.3.1. Thực trạng chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại a) Về phía Trung ương: Hệ thống luật pháp điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại (gia nhập thị trường) bao gồm: - Luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; - Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 xác nhận địa vị pháp lý của các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài; - Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi) năm 2003 điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước; - Luật Hợp tác xã (sửa đổi) năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của kinh tế hợp tác và các hợp tác xã. - Các điều chỉnh từ bên ngoài tác động đến thị trường Việt Nam gồm có: Pháp lệnh về Đối xử tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) năm 2002, Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2002, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 nhằm ngăn chặn những hành vi thương mại không công bằng xuất phát từ ngoài biên giới nhưng gây ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Việt Nam. - Luật Cạnh tranh năm 2005 có hiệu lực thi hành từ năm 2006 là đạo luật cơ bản để điều tiết thị trường. Với các quy định điều chỉnh các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong thị trường bán buôn, bán lẻ; ngăn chặn các hành vi gây hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, v.v. - Thông qua Luật Đầu tư chung 2005, Luật Thương mại 2005, Chính phủ phân chia các lĩnh vực cấm, hạn chế có điều kiện và tự do đầu tư kinh doanh. - Chính phủ thông qua các luật thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, để điều tiết thu nhập, khuyến khích hay hạn chế đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế qua các thời kỳ. - Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thị trường còn có Luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh giá năm 2002 quy định cho phép Chính phủ bình ổn giá đối với một số mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như xăng dầu, khí hoá lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, lúa gạo, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía, muối, một số thuốc phòng chữa bệnh cho người, Pháp lệnh về chất lượng hàng hoá năm 1999 cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010" nhằm mục tiêu sắp xếp, mở rộng thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện một số giải pháp chủ yếu để phát triển mạnh thị trường nội địa; Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại,... - Để hướng dẫn thi hành Luật Thương mại sửa đổi (năm 2005), liên quan đến hoạt động thương mại trên thị trường nội địa, Bộ Thương mại đã dự thảo và trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định về nhượng quyền thương mại; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; v.v. - Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 09/6/2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015; - Thực hiện và cụ thể hóa chủ trương của Đảng theo Nghị quyết số 12-NQ/TW về "Sớm hình thành các siêu thị bán buôn theo phương thức hiện đại. Phát triển mạng lưới bán lẻ và hệ thống đại lý mua bán của thương nghiệp Nhà nước để mở rộng thị trường bán lẻ", Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích "Phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thức tổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinh tế tập trung. Tiếp theo, Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg cũng đã xác định chính sách "Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh...) ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...; phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử.... b) Về phía Hà Nội: Chính sách phát triển và quản lý thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại được quy định trực tiếp tại một số văn bản pháp luật chủ yếu như: - Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đánh giá một cách tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu đạt được, những tồn tại, khó khăn, thách thức và nguyên nhân... làm cơ sở cho việc đề ra các nội dung chính, gồm định hướng chiến lược lớn, quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra về xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, nội dung về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại cũng được nghiên cứu, phân tích nhưng chỉ mang tính chung và khái quát lớn. - Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra Chương trình số 03-CTr/TU về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao”. UBND Thành phố ban hành Chương trình số 80/CTr-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011-2015” để triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy. Hàng năm, Sở Công Thương đã tổng hợp, xây dựng, trình Ban Chủ nhiệm Chương trình 03, UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện từng năm. Định kỳ báo cáo Ban Chủ nhiệm Chương trình, UBND Thành phố kết quả triển khai thực hiện 06 tháng, 01 năm, báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ và báo cáo tổng kết giữa nhiệm kỳ. Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ Chương trình, tổ chức nhiều buổi làm việc với các Bộ, ngành để xây dựng cơ chế phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội, thực hiện phóng sự trên đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Trong những năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức thành công một số đoàn công tác đi CHLB Đức, Anh, Pháp... để xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao. - UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 04/8/2011 "Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015"; Quyết định số 142/2002/QĐ-UB ngày 31/10/2002 ban hành Quy chế quản lý siêu thị và các trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội... Việc triển khai xây dựng quy hoạch thương mại Hà Nội và các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có đề cập nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại đã thể hiện nỗ lực của Thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách đối với phát triển các loại hình này. Trên đây là các nền tảng pháp lý để các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ thành lập và hoạt động ở Việt Nam, xây dựng các liên doanh, liên kết mạnh mẽ dưới hình thức thành lập công ty mẹ - công ty con và các tập đoàn bán buôn, bán lẻ trong nước, các loại hình thương mại văn minh, hiện đại, tạo sức mạnh để phát triển trong môi trường tự do hoá và cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. 2.2.3.2. Thực trạng triển khai những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại [18],[20] (a). Thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ xúc tiến thương mại: * Thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ và Quyết định số 12/2009/QĐ-TTg ngày 19/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đó chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ mới ban hành. Ngày 09/03/2009, UBND Thành phố đó ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND và Kế hoạch số 25/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung chính tập trung vào một số giải pháp sau: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng: hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng; phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh; tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích cầu tiêu dùng, nhất là trong dịp ngày lễ, ngày nghỉ; Hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. * Hỗ trợ về xúc tiến thương mại: Từ năm 2008 đến nay, Thành phố Hà Nội luôn chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Công Thương quan tâm tổ chức các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, hội trợ triển lãm. Mỗi doanh nghiệp thương mại khi tham gia hội chợ triển lãm do UBND Thành phố tổ chức đều được hỗ trợ (nhiều năm tới 100%) kinh phí thuê gian hàng Để giúp các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong việc tiêu thụ nông sản hàng hoá, trong những năm qua ngành Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với ngành Công Thương và các cơ quan Trung ương đã tổ chức rất nhiều lớp tập huấn cho các tổ chức kinh tế và bà con nông dân kiến thức về xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức nhiều hội chợ để các tổ chức kinh tế và cá nhân đến quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm, và nhiều hoạt động tham quan, học tập trong và ngoài nước khác nhằm giúp các tổ chức và cá nhân làm tốt hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm. (b). Cải cách thủ tục hành chính ở các sở, ngành và quận, huyện: Công tác cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện. Sau khi Luật Doanh nghiệp và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ban hành, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành các văn bản, quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Luật doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong thời gian chuyển tiếp giữa các Luật cũ và Luật Doanh nghiệp. Thực hiện chế độ một cửa trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và con dấu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập thêm một phòng Đăng ký kinh doanh (tổng cộng có 03 phòng Đăng ký kinh doanh), đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời phối hợp cùng Công an Thành phố, Cục thuế Hà Nội xây dựng triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 về việc hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu, đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Thí điểm thực hiện từ 15/8/2008 tại phòng Đăng ký kinh doanh số 2, tiến tới triển khai trên toàn địa bàn Thành phố từ 01/01/2010). Đến nay tất cả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp và đầu tư được quản lý theo quy trình ISO 9001-2000. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã ban hành các quy định về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: Quyết định số 21/2006 QĐ-UBND ngày 06/12/2006 quy định về liên thông giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 quy định về trình tự giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý và các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với khu vực thương mại tư nhân trên địa bàn Thành phố được thực hiện phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý. Việc quản lý hộ kinh doanh thương mại cá thể được giao cho UBND các quận, huyện cấp đăng ký kinh doanh, sau đó bàn giao cho phòng chức năng phối hợp với UBND các phường, xã cùng quản lý các hộ kinh doanh thương mại cá thể. Mặc dù, các UBND phường, xã không biên chế cán bộ chuyên quản, song tại nhiều nơi đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc hợp đồng để quản lý, giúp đỡ các hộ kinh doanh thương mại cá thể trong quá trình hoạt động và phát triển. Tại các phường đều có Hội đồng tư vấn thuế để xác định mức thuế hợp lý đối với các hộ kinh doanh. Thực tế cho thấy ở một số quận, huyện đã thực hiện tốt công tác định mức và thu thuế trực tiếp từ các hộ kinh doanh thương mại cá thể. Triển khai nghị quyết, chỉ đạo của Thành uỷ, ngành thuế Hà Nội đã thực hiện phổ biến nội dung nghị quyết đến từng đơn vị cơ sở trong toàn ngành, quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên để thống nhất và nắm vững các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Toàn thể cán bộ, công chức ngành thuế đã đươc tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong chiến lược lâu dài phát triển kinh tế đất nước về quyền bình đẳng, tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân; về việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, lợi ích hợp pháp và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển theo pháp luật, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác Từ chuyển biến về nhận thức tư tưởng, kết hợp với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá, tiêu chuẩn hoá công tác quản lý, ngành thuế Hà Nội đã từng bước trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp, cung cấp ngày một tốt hơn dịch vụ công cho doanh nghiệp thương mại, góp phần hỗ trợ thương mại tư nhân ổn định, phát triển kinh doanh, tăng thu ngân sách Nhà nước. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện cơ chế phân cấp cho phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước về lao động như: hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tạo điều kiện đơn giản các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian đi lại cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của Bộ Luật Lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế để tuyển dụng lao động có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hoạt động Sàn giao dịch việc làm và Website www.vieclamhanoi.net. UBND các quận huyện hàng năm đều dành kinh phí để tuyên truyền, tập huấn các chủ trương, đường lối c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_luan_an_phattrienthuongmai_6061_9389_1862619.doc
Tài liệu liên quan