Luận án Phát triển văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Vũ Thị Quỳnh

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.xi

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.3

5. Giả thuyết khoa học .3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.3

8. Những luận điểm cần bảo vệ.5

9. Những đóng góp mới của luận án .6

10. Cấu trúc luận án.6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG

CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.7

1.1.1. Những nghiên cứu về Văn hóa nhà trường .7

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển VHNT.13

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .16

1.2.1. Văn hóa tổ chức.16

1.2.2. Nhà trường .17

1.2.3. Văn hóa nhà trường.18iv

1.2.4. Quản lý nhà trường.18

1.2.5. Phát triển văn hóa nhà trường .19

1.3. Đặc trƣng văn hóa nhà trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm vùng đồng bằng sông

Hồng.21

1.3.1. Đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Sông Hồng .21

1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của trường Cao đẳng sư phạm .23

1.3.3. Vai trò của văn hóa đối với các trường Cao đẳng Sư phạm.26

1.3.4. Các thành tố của văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm .28

1.3.5. Định hình những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển văn hoá trong nhà

trường cao đẳng sư phạm .37

1.4. Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển

văn hóa nhà trƣờng cao đẳng sƣ phạm.39

1.4.1. Bối cảnh hiện nay.39

1.4.2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển văn hóa nhà trường .40

1.5. Phát triển văn hóa nhà trƣờng cao đẳng sƣ phạm.41

1.5.1. Tầm quan trọng của phát triển VHNT cao đẳng sư phạm .41

1.5.2. Ma trận các thành tố và chức năng quản lý trong phát triển văn hóa nhà

trường .42

1.5.3. Nội dung phát triển văn hóa nhà trường .43

1.5.4. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm .55

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác phát triển văn hóa nhà trƣờng .58

1.6.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường .58

1.6.2. Cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường .59

1.6.3. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường.59

1.6.4. Đặc điểm của sinh viên sư phạm.60

1.6.5. Quá trình xã hội hóa giáo dục .60

1.6.6. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .61

1.6.7. Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông.61v

1.6.8. Sự tác động của kinh tế - xã hội.62

Kết luận chương 1.63

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

HỒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .64

2.1. Khái quát vài nét về các trƣờng Cao đẳng sƣ phạm trong địa bàn

nghiên cứu.64

2.1.1. Trường cao đẳng sư phạm Trung ương.64

2.1.2. Trường cao đẳng sư phạm Hà Tây.65

2.1.3. Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh.66

2.1.4. Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình.66

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng.67

2.2.1. Mục đích khảo sát .67

2.2.2. Đối tượng, địa bàn và khách thể khảo sát .67

2.2.3. Nội dung khảo sát.68

2.2.4. Phương pháp khảo sát .69

2.2.5. Kết quả khảo sát .69

2.3. Thực trạng văn hóa nhà trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm vùng đồng bằng

sông Hồng.70

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường .70

2.3.2. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ biểu hiện các thành tố của văn hóa nhà

trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng.71

2.3.3. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ biểu hiện về các thành tố của văn hóa

nhà trường Cao đẳng sư phạm .80

2.4. Thực trạng phát triển văn hóa nhà trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm vùng

đồng bằng sông Hồng.81

2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển VHNT Cao đẳng Sư phạm.81vi

2.4.2. Thực trạng đánh giá trách nhiệm của các thành viên trong phát triển văn hóa

nhà trường cao đẳng sư phạm.83

2.4.3. Thực trạng về vai trò của cán bộ quản lý trong phát triển VHNT .84

2.4.4. Thực trạng các nội dung phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm

vùng đồng bằng sông Hồng.86

2.4.5. Thực trạng nhận thức về vai trò xây dựng tiêu chí VHNT trong các

trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng.101

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển VHNT.103

2.5. Đánh giá thực trạng .104

Kết luận chương 2.109

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở CÁC

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.110

3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .110

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống toàn diện của cấu trúc văn hóa.110

3.1.2. Nguyên tắc đảo bảo tính kế thừa và tính hội nhập.110

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo mức độ khả thi.111

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.112

3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa nhà trƣờng trƣờng cao đẳng

sƣ phạm vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.113

3.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về

tầm quan trọng của phát triển VHNT.113

3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức xác định các giá trị văn hóa cốt lõi phù hợp với sự

phát triển của nhà trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh mới.116

3.2.3. Giải pháp 3: Triển khai xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường

Cao đẳng sư phạm.120

3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức xây dựng mô hình phòng ban, khoa chuyên môn điển

hình về văn hóa ở trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng.122vii

3.2.5. Giải pháp 5: Phát triển văn hóa trong học tập và rèn luyện cho sinh viên

hướng đến xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực.124

3.2.6. Giải pháp 6: Triển khai xây dựng môi trường sư phạm thông qua việc kiến

tạo “nhà trường học tập” trong phát triển văn hóa nhà trường .128

3.2.7. Giải pháp 7: Tăng cường huy động các nguồn lực trong phát triển văn hóa

nhà trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục.131

3.3. Mối quan hệ của các giải pháp.134

3.4. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp.135

3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của hệ thống giải

pháp phát triển văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm vùng đồng bằng sông

Hồng .135

3.4.2. Thử nghiệm tác động thực tế của giải pháp .141

Kết luận chương 3.148

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.149

1. Kết luận .149

2. Khuyến nghị .150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ .153

PHỤ LỤC

pdf207 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Vũ Thị Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ với X là 2,29. Thường xuyên rèn luyện thể lực, lạc quan, yêu đời, tự tin, có tinh thần vượt khó, cầu tiến bộ X là 2,32. Đây là những nội dung gắn liền với sự phát triển và rèn luyện của sinh viên. Tuy nhiên theo sự đánh giá thì mức độ lại chưa cao. Chứng tỏ sự định hình trong sinh viên lại chưa ổn định cho nên việc rèn luyện và phát triển những hành vi văn hóa lại không cao.Chính vì thế cần có những giải pháp cải thiện văn hóa của sinh viên trong các trường Cao đẳng sư phạm. 2.3.3.5. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nhà trường Bảng 2.6. Tầm quan trọng và mức độ biểu hiện về văn hóa ứng xử trong VHNT Cao đẳng sư phạm STT Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ biểu hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Văn hóa ứng xử giữa cán bộ quản lý với giảng viên và sinh viên 980 2.5 4 890 2.3 1 2 Văn hóa ứng xử giữa giảng viên với giảng viên 1200 3.1 2 866 2.2 3 3 Văn hóa ứng xử giữa giảng viên với sinh viên 1230 3.2 1 878 2.3 1 4 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với thầy cô giáo và nhân viên trong nhà trường 1100 2.8 3 789 2.0 4 5 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên 880 2.3 5 800 2.1 5 Giá trị trung bình 2.8 2.2 77 Với điểm trung bình chung là 2.8 ở tầm quan trọng thì đã đạt mức khá nhưng chỉ 2.2 ở mức độ biểu hiện thì chứng tỏ các nội dung của văn hóa ứng xử trong nhà trường chỉ đạt ở mức trung bình, chưa được thể hiện rõ ràng. Trong khi đó văn hóa ứng xử là một nội dung quan trọng trong phát triển VHNT. Ở các nhà trường khi xây dựng được văn hóa ứng xử tích cực sẽ góp phần xây dựng một VHNT ổn định. Chính vì thế cần phát triển các nội dung trong phát triển VH ứng xử ở nhà trường cần có giải pháp để xây dựng và phát huy một văn hóa ứng xử lành mạnh, tích cực góp phần phát triển VHNT nói chung. Ngoài ra khi tham gia phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ quản lý trong nhà trường chúng tôi cũng thu về được những ý kiến cho rằng: Văn hóa ứng xử trong nhà trường là một nội dung được quan tâm nhiều, các thành viên đều cho rằng để phát triển văn hóa nhà trường thì xây dựng văn hóa ứng xử là việc làm quan trọng. Nhà trường đã có những nội quy quy định chuẩn mực ứng xử cho cán bộ giảng viên, sinh viên và xem đó như là thước đo để duy trì chuẩn mực văn hóa trong nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện hiệu quả lại chưa cao bởi sự tác động của yếu tố ngoại cảnh khiến văn hóa ứng xử trong nhà trường dù được ý thức tốt nhưng biểu hiện lại thấp. Đây là một trong những điều hạn chế cần phải được khắc phục tại các nhà trường. 2.3.3.6. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ biểu hiện của văn hóa môi trường và cảnh quan trong nhà trường sư phạm Bảng 2.7. Tầm quan trọng và mức độ biểu trong văn hóa môi trường và cảnh quan trong nhà trường sư phạm STT Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ biểu hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Môi trường và cảnh quan an toàn, thuận lợi, được bố trí, sắp xếp mang tính mô phạm cao. 982 2,51 1 974 2,49 5 2 Lớp học, giảng đường luôn sạch sẽ, thoáng mát, lôi cuốn và phù hợp cho giảng dạy và học tập 964 2,47 4 984 2,52 1 78 3 Khu vui chơi, sân tập thể dục, nhà thi đấu đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả. 954 2,44 8 953 2,44 6 4 Các thành viên trong nhà trường luôn tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ và giải quyết các vấn đề chung. 978 2,50 2 985 2,52 1 5 Các thành viên trong nhà trường luôn thân thiện. 962 2,46 6 976 2,50 4 6 Nhà trường luôn có cảm giác cộng đồng bằng việc luôn tôn trọng các thành viên bên ngoài xã hội đến với nhà trường. 964 2,47 4 928 2,37 8 7 Các logo, khẩu hiệu được treo và trưng bày đúng theo chủ đề và đảm bảo tính thẩm mỹ. 974 2,49 3 933 2,39 7 8 Đồng phục của nhà trường được mặc theo đúng quy định và mang tính đặc trưng riêng 988 2,45 7 986 2,52 1 Giá trị trung bình 2.8 2.5 Với tổng trung bình chung là 2.8 ở mức độ đánh giá quan trọng và 2.5 ở mức độ thực hiện chứng tỏ các khách thể điều tra đã nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung biểu hiện văn hóa cảnh quan và môi trường sư phạm. Tuy nhiên với điểm trung bình chung là 2.8 ở mức độ quan trọng và 2.5 ở mức biểu hiện vẫn chưa phải là sự đánh giá cao nhất. Các khách thể vẫn chưa cho rằng văn hóa về cảnh quan môi trường sư phạm là rất quan trọng và mức độ biểu hiện của chúng vẫn chưa đạt ở mức tốt nhất. Trong khi đó, cảnh quan môi trường sư phạm có tác động rất lớn đến hoạt động đào tạo của nhà trường và nó cũng là một thành tố tạo nên tính đặc trưng trong văn hóa mỗi nhà trường. Vì thế cần thiết phải có hoạt động phát triển nội dung văn hóa này để thực hiện được mục tiêu chung trong phát triển VHNT. Qua phỏng vấn sâu các thành viên trong nhà trường, chúng tôi có được những đánh giá như sau: Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng cơ sở vật chất và môi trường trong nhà trường là yếu tố ít quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa nhà trường. Điều này là do các khách thể khảo sát định nghĩa văn hóa nhà trường là những yếu tố mang giá trị tinh thần. Chính vì thế mà gây ra sự hạn chế trong việc xây dựng môi trường cảnh quan để góp phần phát triển toàn diện văn hóa nhà trường. 79 2.3.3.7. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ biểu hiện của các giá trị văn hóa trong nhà trường Bảng 2.8. Tầm quan trọng và mức độ biểu hiện về giá trị văn hóa trong VHNT Cao đẳng sư phạm STT Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ biểu hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Các nhân vật “người hùng” của NT là những người làm việc tốt nhất cho đồng nghiệp và sinh viên được tuyên dương và nhắc lại thường xuyên. 941 2,41 19 952 2,44 17 2 Những nhân viên của NT thường kể về những câu chuyện giai thoại trong quá khứ cũng như hiện tại để thể hiện sự củng cố niềm tin và giúp cho việc truyền tải các giá trị và chuẩn mực; 933 2,39 21 974 2,49 7 3 NT thường xuyên tổ chức các lễ nghi truyền thống của trường 986 2,52 3 988 2,45 16 4 Các logo trên cửa và các tuyên bố sứ mệnh trong hội trường phải thể hiện được những giá trị, triết lý phát triển của NT 907 2,32 23 974 2,49 7 5 Các thủ tục, tập quán tích cực phải được NT quan tâm và phát huy. Bên cạnh đó phải xóa bỏ những thói quen làm cản trở đến hoạt động dạy học của NT. 906 2,32 23 1012 2,59 1 Giá trị trung bình 2.4 2.5 Qua phân tích đã chỉ ra sự nhận thức về các giá trị của các thành viên nhà trường chưa được thể hiện rõ ràng. Vì thế việc làm thế nào để gìn giữ và phát huy các giá trị chính thống trong nhà trường chưa thực sự được các thành viên quan tâm. Các hoạt động chủ yếu là dành cho xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp, thi đua thành tích dạy học.... Theo một số ý kiến của các thành viên trong nhà trường đưa ra là: họ chưa từng được tham dự một buổi nào bàn về những giá trị của nhà trường hay một sự phát biểu nào về trường của mình, nếu có nhà trường chỉ nhắc đến trong lễ 80 tổng kết thành tích cuối năm học, hay các cuộc hội họp mang tính quy mô lớn. Điều này chứng tỏ ở các nhà trường các thành viên chưa thực sự hiểu và triển khai được những nhiệm vụ gìn giữ và phát triển các giá trị chính thông hiện đang tồn tại trong nhà trường. Mức độ nhận thức vè các giá trị chưa đồng đều, tương ứng giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện. Các thành viên nhận thức về các giá trị còn hạn chế trong khi đây là cơ sở để khẳng định và phân biệt VHNT của mỗi trường với nhà trường khác. 2.3.3. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ biểu hiện về các thành tố của văn hóa nhà trường Cao đẳng sư phạm * Đánh giá về tầm quan trọng của các thành tố VHNT trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 Bầu KK văn hóa quản lý VH giảng dạy VH Học tập VH ứng xử MT Và cảnh quan Gía trị VH Giá trị Biểu đồ 2.1: So sánh tầm quan trọng về các thành tố trong VHNT cao đẳng sư phạm Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy các thành tố về bầu không khí, hành vi văn hóa của GV, hành vi văn hóa của CBQL, văn hóa ứng xử trong nhà trường được nhận thức rõ ràng hơn các nội dung như hành vi văn hóa của sinh viên, giá trị văn hóa và văn hóa quản lý. Mức độ nhận thức về tính quan trọng của các thành tố mới chỉ dừng ở mức độ trung bình và tương đương nhau. Đó là những khó khăn cho các nhà quản lý và các thành viên của nhà trường khi họ nhận thức về VHNT. Từ sự nhận thức đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển VHNT. Điều này chứng tỏ được sự nhận thức về 81 khái niệm, quan niệm và các mặt biểu hiện về VHNT của các thành viên nhà trường còn mơ hồ và chưa rõ ràng. * Đánh giá về mức độ biểu hiện của các thành tố VHNT trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ biểu hiện của các thành tố VHNT trong trường Cao đẳng Sư phạm Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy, các thành tố của VHNT được đánh giá ở mức trung bình. Chứng tỏ các nội dung của VHNT chưa được thực hiện có hiệu quả trong nhà trường. Chính việc chưa nhận thức rõ ràng nên việc thực hiện còn chưa đạt kết quả cao. Điều này đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý để các thành tố trong VHNT được phát triển, tạo ra một VHNT đặc trưng. 2.4. Thực trạng phát triển văn hóa nhà trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm vùng đồng bằng sông Hồng 2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển VHNT Cao đẳng Sư phạm Để tìm hiểu nhận thức của GV và cán bộ quản lý về vai trò VHNT trong các trường sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu đánh giá qua bảng sau: 82 Bảng 2.9. Nhận thức về vai trò của phát triển VHNT cao đẳng sư phạm Đơn vị: % STT Vai trò Ý kiến Đúng Phân vân Không đúng 1 Tạo động lực phát triển, góp phần thực hiện sứ mạng và mục tiêu đào tạo của nhà trường. 160 (84.2) 30 (15.8) 0 (0) 2 PTVHNT góp phần bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại 130 (68.4) 60 (31.6) 0 (0) 3 Phát triển VHNT giúp tạo nên một môi trường sư phạm ổn định, hợp tác và cởi mở phục vụ cho sự phát triển nhân cách toàn diện của người học 155 (81.6) 35 (18.4) 0 (0) 4 PT VHNT tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, sinh viên 140 (73.7) 50 (26.3) 0 (0) 5 Phát triển VHNT là cơ hội để các thành viên trong nhà trường khẳng định được năng lực các nhân, có điều kiện phát triển năng lực các nhân 124 (65.3) 50 (26.3) 16 (8.4) 9 PT VHNT nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập 150 (78.9) 30 (15.8) 10 (5.3) 10 PTVHNT hạn chế tiêu cực và xung đột 179 (94.2) 11 (5.8) 0 (0) Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy hầu hết các khách thể đều đánh giá cao vai trò của phát triển VHNT. Ý kiến Tạo động lực phát triển, góp phần thực hiện sứ mạng và mục tiêu đào tạo của nhà trường được các khách thể đánh giá cao với 84.2%, Phát triển VHNT giúp tạo nên một môi trường sư phạm ổn định, hợp tác và cởi mở phục vụ cho sự phát triển nhân cách toàn diện của người học với 81.6%. Phát triển VHNT nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập với 78.9%. Đây là một điều rất có ý nghĩa, thể hiện mối quan tâm cũng như vai trò, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, GV trong việc phát triển VHNT. Với kết quả của bảng trên thể hiện tính khách quan về nhận thức của GV và CBQL, bên cạnh đó cũng khẳng định tính chính xác việc xác định các vai trò của VHNT. Tuy nhiên ở những nội dung như Phát triển VHNT là cơ hội để các thành viên trong nhà trường khẳng định được năng lực các nhân, có điều kiện phát triển năng lực các nhân vẫn có ý kiến đánh giá không đúng với 8.4%, phát triển VHNT nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập với 5.3%. Điều này cho 83 thấy vẫn có một số thành viên nhận thức chưa sâu sắc về vai trò của phát triển VHNT. Cần có những giải pháp thay đổi nhận thức trong các thành viên để công tác phát triển VHNT đạt được kết quả tối ưu. 2.4.2. Thực trạng đánh giá trách nhiệm của các thành viên trong phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Trách nhiệm trong phát triển VHNT là trách nhiệm chung của toàn bộ thành viên trong mỗi nhà trường. Đánh giá thực trạng trách nhiệm của các thành viên qua phiếu khảo sát dành cho các thành viên trong nhà trường sẽ là cơ sở đánh giá về tình hình thực hiện các nội dung phát triển VHNT trong nhà trường. Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá trách nhiệm của các thành viên trong phát triển VHNT Nội dung Mức độ phù hợp CBQL, GV, NV SV Tổng số SL % SL % SL % 1. CBQL mới có trách nhiệm và bổn phận phát triển VHNT. 110 57.9 160 80 240 68.9 2. Phát triển VHNT là trách nhiệm của các GV, NV. 140 73.6 150 75 242 74.2 3. Phát triển VHNT là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể: Đảng Bộ, Công đoàn; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. 102 53.6 178 89 191 71.3 4. Phát triển VHNT là trách nhiệm của sinh viên. 120 63.1 126 63 198 63 5. Phát triển VHNT phải có sự phối kết hợp giữa tất cả các thành viên tham gia công tác giáo dục: CBQL, giảng viên, cán bộ, cộng đồng và sinh viên. 150 78,9 150 75 248 76.5 Phân tích: Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy cán bộ, GV đều nhận định vai trò trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường là rất quan trọng trong hoạt động phát triển VHNT. Ở nội dung đánh giá Phát triển VHNT phải có sự phối hợp kết hợp giữa tất cả các thành viên tham gia công tác giáo dục bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ, sinh viên và cộng đồng được đánh giá ở mức cao nhất với 76.5% ý kiến 84 lựa chọn. Tuy nhiên vẫn còn những ý kiến cho rằng Phát triển VHNT là trách nhiệm của các GV, NV vẫn có tới 74.2% ý kiến lựa chọn. Hoặc Phát triển VHNT là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể: Đảng Bộ, Công đoàn; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cũng chiếm tới 71.3% ý kiến. Chứng tỏ nhận thức về trách nhiệm phát triển VHNT của các thành viên còn chưa đồng đều. Một nhà trường muốn có văn hóa tốt, phát triển được các giá trị đặc trưng và tích cực thì cần đến trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường chung tay phát triển nhà trường. Nếu phát triển VHNT chỉ thuộc về trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà trường thì đó là một quan niệm lệch lạc. Hoặc chỉ thuộc về GV thì cũng không đúng. Hiện nay phát triển VHNT cần đến cả sự đóng góp của các lực lượng bên ngoài nhà trường như các tổ chức cộng đồng, xã hội. Đây chính là tính toàn diện trong phát triển VHNT. Muốn các thành viên, lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện trách nhiệm phát triển VHNT thì cần phải có những giải pháp quản lý nhằm thay đổi nhận thức của các thành viên. 2.4.3. Thực trạng về vai trò của cán bộ quản lý trong phát triển VHNT Bảng 2.11. Thực trạng về vai trò của cán bộ quản lý nhà trường trong phát triển VHNT Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ biểu hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1. Gương mẫu, luôn là tấm gương cho giảng viên, nhân viên và người học. 1310 3,35 1 1024 2,62 1 2. Hình thành VHNT thông qua mọi hoạt động về quản lý và chuyên môn 1264 3,24 2 927 2,37 4 3. Chú ý đến nhu cầu của GV, nhân viên và người học 1222 3,13 4 922 2,36 6 4. Xác lập và thực hiện cơ chế thi đua khen thưởng hiệu quả 1190 3,05 6 960 2,62 1 5. Dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng 1214 3,11 5 906 2,46 3 6. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người, nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc. 1267 3,24 2 889 2,37 4 85 Qua bảng số liệu chúng ta có thể đánh giá được rằng các ý kiến đều đánh giá vai trò của cán bộ quản lý là quan trọng và rất quan trọng. Với X ở mức từ 3,05 đến 3.35 ứng với mức quan trọng và rất quan trọng. Trong đó Gương mẫu, luôn là tấm gương cho giảng viên, nhân viên và người học được đánh giá là quan trọng nhất với thứ bậc 1, điểm trung bình chung là 3,35. Thực vậy cán bộ quản lý nhà trường là những người đứng đầu, đưa ra những quyết định lãnh đạo nhà trường, tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho mỗi nhà trường, chính vì thế họ phải là những người luôn gương mẫu cho mọi thành viên khác trong nhà trường noi theo. Ở hai nội dung quan trọng tiếp theo đó chính là Hình thành VHNT thông qua mọi hoạt động về quản lý và chuyên môn và Biết lắng nghe ý kiến của mọi người, nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc được đánh giá quan trọng thứ hai với điểm trung bình chung là 3,24. Văn hóa quản lý là một thành tố quan trọng của VHNT, cán bộ quản lý nhà trường phải là người hình thành được VHNT thông qua hoạt động quản lý của bản thân đó mới là những cán bộ quản lý tài năng. Ngoài ra cán bộ quản lý nhà trường cần xây dựng được không khí dân chủ, nuôi dưỡng bầu không khí hợp tác trong nhà trường để mỗi thành viên thấy họ được tôn trọng và lắng nghe từ đó mới có động lực phát triển và làm việc. Nhìn chung những đánh giá về mức độ quan trọng đều cho rằng nhà quản lý cần hội tụ tất cả những phẩm chất đạo đức để thực hiện công tác phát triển VHNT. Tuy nhiên ở mức độ thực hiện qua các đánh giá thì chỉ đạt mức điểm trung bình chung 2.36 đến 2.62 tương ứng với mức thực hiện trung bình khá. Trong đó nội dung về Chú ý đến nhu cầu của GV, nhân viên và người học được đánh giá thấp nhất với mức trung bình chung là 2.36 ở mức trung bình, không hiệu quả. Thông thường trong một nhà trường muốn thể hiện được văn hóa quản lý người quản lý trước hết phải là người gương mẫu và thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt. Điều này mới hấp dẫn và thu hút nhân viên của nhà trường thực hiện theo mình. Về nội dung Hình thành VHNT thông qua mọi hoạt động về quản lý và chuyên môn và Biết lắng nghe ý kiến của mọi người, nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc đều được đánh giá ở mức 2.37 cũng là một mức đánh giá trung bình khá. Chứng tỏ mức độ thể hiện rất yếu. Trong khi hai phẩm chất này rất cần cho một nhà quản lý của một 86 nhà trường có văn hóa cao và dân chủ. Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn, cán bộ quản lý nhà trường cần phải trau dồi những phẩm chất đạo đức, những năng lực quản lý để định hình và phát triển VHNT. Bởi chính người quản lý nhà trường cũng sẽ tạo nên một mô thức VHNT đặc trưng. Phong cách, tính cách, phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc của người quản lý sẽ là tính khuôn mẫu quan trọng ảnh hưởng đến các thành viên khác trong nhà trường. 2.4.4. Thực trạng các nội dung phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng 2.4.5.1. Thực trạng phát triển bầu không khí trong văn hóa trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng. Bầu không khí trong nhà trường bao trùm lên toàn bộ hoạt động của nhà trường. Đó là sự cảm nhận và thể hiện sự cảm nhận của các thành viên trong nhà trường về các vấn đề của nhà trường. Xây dựng và phát triển bầu không khí tích cực, lành mạnh sẽ tạo được sự hài lòng và động lực cho các thành viên trong nhà trường. Thực trạng phát triển bầu không khí trong văn hóa trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá qua: Bảng 2.12. Thực trạng phát triển bầu không khí trong văn hóa trường cao đẳng sư phạm Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1. Phân tích, đánh giá thực trạng bầu không khí nhà trường. 1300 3.3 2 1200 3.0 1 2. Xây dựng kế hoạch phát triển bầu không khí nhà trường. 1245 3.2 3 1102 2.8 2 3. Xây dựng quy chế làm việc của các bộ phận phòng ban, các khoa chuyên môn. 1320 3.4 1 820 2.1 4 4. Xây dựng và kết hợp tốt phong cách lãnh đạo và quản lý. 1266 2.6 5 780 2.0 5 5. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi và đánh giá sự đóng góp của cá nhân. 1200 3.1 4 980 2.5 3 Giá trị trung bình 3.1 2.48 87 Các hoạt động trong xây dựng và phát triển bầu không khí trong nhà trường qua đánh giá ở mức độ quan trọng với X = 3.1 tức là các khách thể khảo sát cho rằng các nội dung hoạt động này quan trọng trong quá trình phát triển VHNT. Trong đó Xây dựng quy chế làm việc của các bộ phận phòng ban, các khoa chuyên môn được đánh giá cho rằng rất quan trọng. Muốn xây dựng được bầu không khí trong nhà trường trước nhất nhà trường phải xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của cán bộ, giảng viên trong nhà trường.Hoạt động Phân tích, đánh giá thực trạng bầu không khí nhà trường cũng được đánh giá có tầm quan trọng thứ hai với X = 3.3 điều này cho thấy các khách thể khảo sát có mong muốn cán bộ quản lý nhà trường cần đánh giá và phân tích lại bầu không khí trong nhà trường để có cơ sở xây dựng một bầu không khí sư phạm tích cực hơn. Được đánh giá có tầm quan trọng rất lớn tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động trong phát triển bầu không khí lại có mức độ thực hiện ở mức trung bình chung là trung bình (với X = 2.48). Có những nội dung hoạt động được đánh giá rất thấp như : Xây dựng và kết hợp tốt phong cách lãnh đạo và quản lý ( với X =2.0) , Xây dựng quy chế làm việc của các bộ phận phòng ban, các khoa chuyên môn, Thường xuyên đôn đốc (với X =2.1) , theo dõi và đánh giá sự đóng góp của cá nhân (với X = 2.5). Khi được phỏng vấn sâu thì các khách thể cho rằng, bầu không khí trong nhà trường được nhận thức về tầm quan trọng nhưng trong thực tế các hoạt động triển khai xây dựng và phát triển lại chưa có kết quả cao. Nguyên nhân bởi nó là hoạt động cần có sự đầu tư về thời gian và sự đóng góp của tất cả các cá nhân cho nên khi triển khai thực hiện chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo các thành viên. 2.4.4.2. Thực trạng phát triển văn hóa quản lý trong trường cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng Văn hóa quản lý thể hiện năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo và quản lý trong nhà trường. Nội dung phát triển văn hóa quản lý được đánh giá qua 7 nội dung được trình bày ở bảng 2.15. 88 Bảng 2.13. Thực trạng phát triển văn hóa quản lý trong trường CĐSP Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1. Hiệu trưởng và cán bộ quản lý xây dựng phong cách lãnh đạo cho bản thân. 1200 3.1 4 1102 2.8 1 2. Hoạch định chiến lược phát triển trong nhà trường. 1300 3.3 3 870 2.1 6 3. Lập kế hoạch và quản lý hoạt động chuyên môn của cán bộn quản lý và giảng viên. 988 2.5 6 808 2.2 4 4. Khai thác và sử dụng hệ thống thông tin trong và ngoài nhà trường. 899 2.3 7 789 2.0 7 5. Quản lý và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. 1100 2.8 5 950 2.4 3 6. Quản lý và đánh giá các hoạt động truyền thống của nhà trường. 1400 3.6 1 968 2.5 2 7. Quản lý xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường 1350 3.5 2 840 2.2 4 Giá trị trung bình 3.0 2.3 Các nội dung hoạt động nhằm phát triển văn hóa quản lý trong nhà trường đều được đánh giá có rất quan trọng và quan trọng đối với hoạt động phát triển văn hóa của nhà trường. Đặc biệt với văn hóa quản lý của người cán bộ quản lý mà tập trung là của Hiệu trưởng nhà trường, nó dường như là yếu tố định hướng cho sự phát triển của các nội dung văn hóa khác của nhà trường. Các khách thể khảo sát cho rằng đối với nội dung Quản lý và đánh giá các hoạt động truyền thống của nhà trường có tầm quan trọng nhất với tổng điểm trung bình chung là 3.6 , nội dung quản lý xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường cũng được đánh giá rất quan trọng với điểm trung bình chung là 3.5. Lần lượt các nội dung khác cũng được 89 đánh giá quan trọng và rất quan trọng. Chứng tỏ sự nhận thức của các thành viên trong nhà trường về hoạt động phát triển văn hóa quản lý của lãnh đạo và cán bộ quản lý trong nhà trường tốt. Đây sẽ là yếu tố tích cực để Hiệu trưởng nhà trường thực hiện quá trình phát triển văn hóa quản lý nói riêng và phát triển VHNT nói chung. Với mức độ thực hiện thì các nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình. Các nội dung được đánh giá thực hiện không tốt đó là Khai thác và sử dụng hệ thống thông tin trong và ngoài nhà trường với điểm trung bình chung là 2.0, thấp nhất trong 7 nội dung. Đây cũng là vấn đề chung của hầu hết các nhà trường cao đẳng sư phạm mà tác giả nghiên cứu. Vấn đề sử dụng và khai thác hệ thống thông tin ở cán bộ quản lý trong nhà trường còn gặp rất nhiều hạn chế. Trong khi trong xã hội hiện nay thông tin trở thành một công cụ chiến lược trong phát triển nhà trường. Điều này đòi hỏi sự phát triển về năng lực khai thác và sử dụng thông tin từ cán bộ quản lý nhà trường đến các giảng viên, nhân viên, sinh viên trong nhà trường. Nội dung Hoạch định chiến lược phát triển trong nhà trường được đánh giá với điểm trung bình chung là 2.1. Đây cũng là một nội dung thực hiện không tốt trong nhà trường. Chính vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác. Khi nhà trường có chiến lược phát triển tốt sẽ định hướng cho các hoạt động khác. Văn hóa quản lý của cán bộ quản lý thể hiện được năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cá nhâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_van_hoa_nha_truong_cao_dang_su_pham_vung.pdf
Tài liệu liên quan