LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU . 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . . 8
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT
CHÍNH LUẬN . 30
1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí
và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận . 30
1.1.1. Phong cách chính luận báo chí . 30
1.1.2. Các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân . 40
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận . 47
1.2. Các bình diện thể hiện của phong cách chính luận báo chí . 50
1.2.1. Thể hiện qua phương diện nội dung tác phẩm . 50
1.2.2. Thể hiện qua phương diện hình thức tác phẩm . 52
1.3. Những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của
nhà báo viết chính luận . 55
1.3.1. Những yếu tố chủ quan . 55
1.3.2. Những yếu tố khách quan . 59
CHưƠNG 2: NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG . 62
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính
luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng . 62
2.1.1. Những yếu tố khách quan 63
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệt để khi đặt đầu đề cho những tác phẩm của mình. Chẳng hạn:
“Xứng đáng với các anh hùng, liệt sĩ” (Nhà báo và Công luận, 21-27/7/1997), “Kỷ
niệm một con người, một sự nghiệp vĩ đại của dân tộc ta” (ND, 19/5/1989), “Sự
nghiệp anh hùng, tâm hồn trong sáng, cao thượng” (ND, 9/9/1997), “Một nhà
chiến lược xuất sắc của cách mạng Việt Nam” (ND, 7/4/1992), “Ph. Ăngghen –
Một khối óc, một con người vĩ đại” (ND, 28/11/1995),...
Thứ bảy, nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm của Hoàng Tùng còn thể hiện trình
độ chơi chữ điêu luyện của ngƣời viết. Nghệ thuật này vốn không đƣợc bắt gặp
nhiều trong các tác phẩm chính luận vì so với các thủ pháp khác, việc chơi chữ khó
khăn hơn và đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá công phu hơn. Những đầu đề bài nhƣ
“Mấy mẩu chuyện nhỏ về một nhà báo lớn” (ND, 21/6/1995), “Biến nhà tù của chủ
nghĩa đế quốc thành trường học của những người cách mạng” (ND, 18/11/1990),
“Chủ nghĩa khủng bố nhỏ và lớn” (ND, 26/3/1992), “Người lãnh đạo trẻ tuổi tài
cao, đức cả” (ND, 9/7/1997)...
Thứ tám, một điều dễ nhận thấy nữa ở đầu đề bài báo của Hoàng Tùng
mang độ gợi mở cao, tạo đƣợc tính tò mò, hấp dẫn. Ví dụ nhƣ, khi viết về đồng chí
Tôn Đức thắng và anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, nhà báo Hoàng Tùng sử dụng tít
“Tấm gương mãi mãi sáng ngời” và “Một tài năng lỗi lạc, một phẩm chất cao
đẹp”...
83
Ngoài ra, Hoàng Tùng còn sử dụng câu hỏi tu từ đặt trong phần đầu đề tác phẩm
chính luận. Dấu câu là một nghệ thuật đặc biệt khi dùng tiêu đề. Trong số các tác
phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng, ông có đặt câu hỏi nghi vấn làm đầu đề
bài báo: Ví dụ: “Tại sao Mỹ thua?” Ở đầu đề bài báo này, tác giả sử dụng dấu hỏi
cuối câu vì khi đứng trƣớc một câu hỏi, ngƣời ta luôn luôn có khuynh hƣớng muốn
trả lời. Vì vậy, thỉnh thoảng tác giả Hoàng Tùng dùng câu hỏi để đặt sau tiêu đề
cũng là một thủ thuật gây sự chú ý của độc giả.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng dấu ngoặc kép trong đầu đề, ví dụ: “Học
thuyết Níchxon” nhất định phá sản”. Dấu ngoặc kép trong trƣờng hợp này làm thay
đổi sắc thái ngữ nghĩa đứng trong ngoặc kép. Nó làm cho từ ngữ “Học thuyết
Nichxon” trở nên không bình thƣờng. Tác giả Hoàng Tùng sử dụng dấu ngoặc kép
này để tạo ra sắc thái châm biếm.
Trong tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, anh dũng tiến lên!”, “Những
người cộng sản chúng ta hãy anh dũng tiến lên làm tròn nhiệm vụ!”, điều thấy rõ
nhất ở cả hai đầu đề bài báo này chính là dấu chấm than. Dấu chấm than đƣợc tác
giả sử dụng với mục đích để kết thúc câu cảm thán và câu cầu khiến nhằm bày tỏ
thái độ, hy vọng tình đoàn kết trong nhân dân cùng đứng lên đánh đổ đế quốc, giành
tự do, độc lập, hòa bình về cho đất nƣớc.
Chúng ta có thể thấy, hầu hết các đầu đề tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng
đều tuân theo những chuẩn mực nhất định: dễ hiểu, ngắn gọn, đƣa thông tin chính
xác với nội dung bài báo, hƣớng ngƣời đọc đến với nội dung chính của bài báo, hấp
dẫn ngƣời đọc tìm hiểu những luận cứ của tác giả.
Chuyên viết về thể loại báo chí chính luận, đầu đề bài báo của Hoàng Tùng tất
yếu mang yếu tố chính trị: nghiêm túc, khách quan, định hƣớng với những từ ngữ
vừa mang tính chính trị to lớn lại vừa dễ hiểu. Đọc những đầu đề bài báo do Hoàng
Tùng viết, ta có thể dễ dàng nhận ra việc sử dụng rất thƣờng xuyên lớp từ ngữ chính
trị. Ví dụ: “Dân chủ hóa, yêu cầu và động lực của phát triển” (ND, 19/4/1990), “Tư
tưởng giải phóng Tổ quốc, giải phóng xã hội của Việt Nam” (ND, 16/11/1995),
“Thành tựu công tác tư tưởng của Đảng ta” (ND, 25/7/2000), “Một biểu tượng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng” (ND, 6/9/1997), “Học thuyết giải phóng giai cấp
công nhân và nhân dân lao động” (ND, 24/4/1998). Những đầu đề bài báo này cũng
84
thể hiện những đề tài mà Hoàng Tùng theo đuổi, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học, tƣ
tƣởng Mac Lê nin vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời.... Sử dụng
thƣờng xuyên và nhuần nhuyễn lớp từ này, Hoàng Tùng đã khẳng định mình là một
nhà báo chính luận uyên bác, có một tầm hiểu biết sâu rộng, bản lĩnh chính trị vững
vàng cũng nhƣ sự quan tâm sâu sắc tới những vấn đề hệ trọng của nƣớc nhà.
Những bài báo của ông có đầu đề dài và ngắn khác nhau phụ thuộc vào nội dung
bài báo và thông điệp mà ông muốn truyền đạt. Ví dụ, bài báo có đầu đề dài: “Cuộc
chính biến quân sự của quân đội Nhật Bản ngày 9 tháng 3 năm 1945 ở nước ta 60
năm cách hôm nay”. Cũng có những đầu đề bài báo rất ngắn nhƣ: “Thời cơ”, chỉ hai
chữ nhƣng đã khái quát đƣợc cả nội dung bài báo về những lần chớp bắt thời cơ góp
phần giành thắng lợi trong lịch sử và những thời cơ tốt cần chớp bắt trong hiện tại.
Đặc biệt hơn, còn có những đầu đề bài báo cô đọng đến mức chỉ nêu tên một con
ngƣời cụ thể. Ví dụ, khi ngợi ca tinh thần kháng chiến của ngƣời chiến sĩ cách mạng
Mai Đức Bân, nhà báo Hoàng Tùng có bài viết ““Se” Bân”, hay để tôn vinh ngƣời
anh hùng dân tộc đã dành cả cuộc đời để đấu tranh cho bình đẳng và tự do của đất
nƣớc Nam Phi, nhà báo Hoàng Tùng đã dành trọn tiêu đề bài báo để xƣớng tên
“Nenxơn Manđêla”.
Cho dù số lƣợng bài viết khá đồ sộ, nhƣng mỗi tác phẩm của Hoàng Tùng là một
sự đầu tƣ mới mẻ trong nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm chính luận. Để tạo đƣợc một
phong cách rất riêng nhƣ vậy, ngay từ khâu lựa chọn từ ngữ để đặt đầu đề, nhà báo
Hoàng Tùng đã thể hiện sự kỳ công và không hề dễ dãi. Các đầu đề bài báo của nhà
báo Hoàng Tùng trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nƣớc phần lớn đều là
các câu đơn và là một thành phần của câu, nhƣ “Kính chào nước Tuvalu độc lập”,
“Tinh thần Điện Biên Phủ mãi mãi là sức mạnh to lớn của chúng ta”, “Tấm gương
tự rèn luyện của Bác Hồ”. Ông sử dụng linh hoạt các cấu trúc đầu đề bài báo: đầu
đề bài báo có cấu trúc một từ: “Thời cơ”, ““Se” Bân”; đầu đề bài báo có cấu trúc
một ngữ có trung tâm là danh từ: “Những chặng đường khó quên”, “Người lính tiên
phong trên mặt trận tư tưởng”, “Bác Hồ với công tác cán bộ”; một ngữ có trung
tâm là động từ: “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo con đường của Mác”, “Nhận
diện văn hóa và danh nhân”; một ngữ có trung tâm là tính từ: “Kiên định sự lựa
85
chọn”; có khi đầu đề bài báo có cấu trúc là một câu: “Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản mãi mãi là ngọn cờ giải phóng nhân loại”.
Theo khảo sát, trong 113 bài báo chính luận của Hoàng Tùng đƣợc đăng trên
tuyển tập “Những bài báo chính luận”, do NXB Chính trị quốc gia xuất bản, ta có
bảng thống kê dạng thức ngữ pháp của đầu đề trong các tác phẩm chính luận của
Hoàng Tùng (Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1).
Bảng 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của đầu đề trong các tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng
STT Dạng thức ngữ pháp Số bài báo Tỷ lệ (%)
1 Từ 6 5,4%
2 Cụm từ 47 41,6%
3 Câu 60 53%
4 Thành ngữ 23 20%
5 Tục ngữ 10 8%
Biểu đồ 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của đầu đề trong các tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Từ Cụm từ Câu Thành ngữ Tục ngữ
Bên cạnh đó, nhà báo Hoàng Tùng còn sử dụng linh hoạt các cách đặt đầu đề tác
phẩm chính luận. Ông đƣa tên riêng lên đầu đầu đề tác phẩm, dành phần còn lại của
đầu đề khái quát về đặc điểm, tính chất của tên riêng đó: “Lê Văn Lương, người
cộng sản kiên cường, chính trực, trung hậu, giản dị”; “Lê Hồng Phong, người tiêu
biểu tinh thần, đạo đức cách mạng”; “Bác Hồ và công tác cán bộ”. Ông thƣờng
dùng biện pháp tu từ: “Một viên ngọc quý” với hình ảnh viên ngọc ẩn dụ cho báo
86
chí cách mạng thời chiến tranh, “Một bông hoa mới của Huy Cận” ẩn dụ cho tập
thơ mới của Huy Cận. Ông còn dùng con số để nhấn mạnh: “Một vạn đầu sách, bộ
đại tập thành thế kỉ 21”, sử dụng những câu châm ngôn làm đầu đề của bài báo:
“Hãy soi chân mình trước”, gợi sự tò mò, chú ý của độc giả đồng thời thể hiện thái
độ phản đối mềm mỏng, cƣơng quyết và đầy thuyết phục với vấn đề đối ngoại của
một số nƣớc lúc bấy giờ.
Với đặc trƣng của thể loại báo chí chính luận, Hoàng Tùng đã thể hiện trực tiếp
quan điểm chính trị và định hƣớng ngƣời đọc ngay trong cả cách đặt đầu đề bài báo:
“Tuyên ngôn của Đảng mãi mãi là ngọn cờ giải phóng nhân loại”, Tiền đồ chủ
nghĩa của Mác vẫn rất sáng sủa”. Đây là những đầu đề bài báo mang tƣ tƣởng,
niềm tin của tác giả đối với con đƣờng tiến tới tƣơng lai của dân tộc. Một dân tộc
đang đứng trƣớc con đƣờng phát triển hoàn toàn mới, những niềm tin, sự khẳng
định cùng với những luận điểm chặt chẽ, sắc sảo chính là giúp củng cố niềm tin
trong quần chúng nhân dân để cùng chung tay xây dựng xã hội tiên tiến hơn, giƣơng
cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội.
Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng không chỉ đặc sắc ở
chỗ nhà báo sử dụng nhiều thủ thuật, mà còn đặc sắc ở chỗ các đầu đề bài báo đều
ngắn gọn, súc tích, dẫn dắt trực tiếp vào nội dung của bài báo, dễ đọc, dễ hiểu, phù
hợp với nội dung các bài báo chính luận và phù hợp với trình độ dân trí của nhân
dân ta. Đồng thời, đầu đề bài báo đặc sắc ở chỗ tạo đƣợc sự tò mò, hấp dẫn từ chính
ngôn từ bình dị, dễ hiểu của nó. Và khi đặt các đầu đề với nội dung các bài báo, sẽ
thấy đƣợc rõ ràng hơn sự khéo léo trong cách đặt đầu đề bài báo của Hoàng Tùng.
Ông viết về các vấn đề quốc gia đại sự, những vấn đề tƣởng chừng rất khô khan,
nhƣng các đầu đề bài báo lại hấp dẫn và đủ lôi cuốn ngƣời đọc, điều này không phải
ai cũng có thể dễ dàng làm đƣợc.
Có thể thấy, việc đặt đầu đề tác phẩm chính luận báo chí là không hề đơn giản.
Để thu hút ngƣời đọc mà vẫn mang đƣợc những nội dung chính và những yêu cầu
cơ bản của đầu đề tác phẩm, nhà báo cần phải có một tay nghề và một tầm nhìn rất
vững vàng. Trong suốt sự nghiệp của mình, Hoàng Tùng có một điểm chung trong
cách đặt đầu đề bài báo của mình: đó là bám sát nội dung, lôi kéo ngƣời khác quan
tâm đến nội dung tờ báo. Đồng thời, Hoàng Tùng cũng luôn làm mới mình trong
87
từng đầu đề bài báo với những cách thức sử dụng ngôn ngữ, đặt đầu đề tác phẩm
chính luận, cấu trúc đầu đề linh hoạt, sống động, phù hợp với bài báo ấy và đầu đề
tác phẩm cũng một phần thể hiện đƣợc quan điểm chính trị sắc sảo của tác giả.
2.3.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm
Không có một mô hình kết cấu nào đƣợc định sẵn cho tác phẩm báo chí. Mỗi
nhà báo có cách kết cấu tác phẩm riêng sao cho ngƣời đọc tiếp thu thông tin nhanh
nhất và tạo nét riêng cho nhà báo đó. Nội dung tác phẩm đặc sắc và chỉ đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất khi nó có kết cấu hợp lý.
Các bài báo của nhà báo Hoàng Tùng thƣờng có kết cấu ba phần: Phần vào
đề, phần nội dung chính của tác phẩm và phần kết thúc vấn đề. Tuy nhiên, mỗi bài
báo lại có cách biểu đạt khác nhau và kết cấu đƣợc sắp xếp một cách khoa học, hấp
dẫn với những luận chứng sống động, chặt chẽ.
Phần mở đầu:
Hoàng Tùng thƣờng đặt vấn đề một cách trực tiếp ngay trong phần mở đầu
bài báo của mình. Nói về “Chung quanh vấn đề diện tích và năng suất ở hợp tác xã
Đại Phong”, ông viết: “Mấy năm vừa qua, hợp tác xã Đại Phong, ngọn cờ đầu của
phong trào thi đua trong nông nghiệp ...”
Những bài viết của nhà báo Hoàng Tùng thƣờng nặng về tính chiến đấu, tinh
thần yêu nƣớc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và niềm tự hào dân tộc. Những bài
viết của ông thƣờng mở đầu bằng các mốc lịch sử hoặc thời kỳ, giai đoạn, dòng hồi
ức, sự kiện cụ thể. Ví dụ: “Ngày 2/9/1945, tại Quảng trƣờng Ba Đình, Hà Nội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập...” (Thắng lợi thuộc về chúng ta);
“Ngày 2/9/1945, sau khi cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nƣớc....”
(Sức mạnh thời đại mới); “Ngày 19 Tháng Tám năm 1954, Đồng bào Hà Nội đã
đứng dậy lật đổ chính quyền phản động ...” (Một cuộc Cách mạng vĩ đại và vô
địch); “Cách đây vừa tròn 30 năm, ngày 22 tháng 12 năm 1944, chấp hành chỉ thị
của Trung ƣơng Đảng...” (Sức mạnh vô địch của quân đội ta); “Sự can thiệp của
bọn đến quố Mỹ vào Việt Nam đã kéo dài 13 năm.” (Xu thế thắng bại rõ rệt);
“Ngày 20-7-1954, Hiệp định Gionevo về Đông Dƣơng đƣợc ký kết...” (Đồng bào
Miền Nam nhất định thắng lợi); “Tháng 3 năm 1975...” (Một tháng bằng mấy
chục năm).
88
Trong một số bài báo, Hoàng Tùng thƣờng đặt vấn đề chung, sau đó, đi vào
cụ thể phân tích, triển khai rõ hơn. Có thể nói, phần vào đề của ông luôn đơn giản
nhƣng hết sức tự nhiên, gây ấn tƣợng, thu hút ngƣời đọc.
Phần nội dung chính:
Phần nội dung chính là sự kết hợp nghệ thuật của phong cách chính luận pha
lẫn phong cách nghệ thuật nhằm phân tích, làm rõ vấn đề đƣợc nêu ra trong phần
mở đầu. Hoàng Tùng thƣờng sắp xếp chi tiết, sự việc cụ thể theo ý riêng, nhƣng khá
dễ hiểu đối với ngƣời đọc.
Nội dung chính là phần quan trọng nhất của bài báo. Nó chứa đựng toàn bộ
nội dung, thông tin, và lập trƣờng tƣ tƣởng, quan điểm, tình cảm của ngƣời viết. Để
tạo lập phần chính văn bản, nhà báo Hoàng Tùng luôn xác định nội dung vấn đề sẽ
trình bày. Cấu trúc của phần nội dung chính, về hình thức, thƣờng bao gồm ba
phần: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Cụ thể, chia thành hai dạng: Cấu
trúc đóng và cấu trúc mở.
Cấu trúc đóng là cấu trúc có phần kết luận. Đây là dạng cấu trúc phổ biến
nhất, xuất hiện nhiều lần. Ở dạng cấu trúc này, vấn đề đặt ra đƣợc giải quyết triệt
để, từ nêu vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của ngƣời đọc đến phân tích chứng
minh cụ thể và cuối cùng là ý kiến bình luận tổng quát cũng nhƣ phƣơng hƣớng
nhận thức.
Ví dụ về cấu trúc đóng với một số bài nhƣ sau: Độc lập, tự do, hạnh phúc;
Một cuộc cách mạng vĩ đại và vô địch; Sức mạnh vô địch của quân đội ta; Một dân
tộc có truyền thống đánh dẻo dai và đánh thắng; Xu thế thắng bại rõ rệt; Cuộc đấu
tranh lâu dài, gian khổ của đồng bào ta, ở miền Nam nhất định thắng lợi; Ba năm
thắng lợi oanh liệt; Tiến lên với khí thế mới; Tại sao Mỹ thua; Sự bối rối của một kẻ
mạnh; Nhân dân ta đánh thắng đến cùng; Thắng lợi vĩ đại...
Cấu trúc mở là cấu trúc không có phần kết luận. Dạng này thƣờng xuất hiện
với tần số thấp hơn nhiều. Chỉ xuất hiện trong một vài trƣờng hợp đặc biệt, khi vấn
đề đặt ra, không cần đến nội dung bình luận, hoặc nội dung bình luận và phƣơng
hƣớng nhận thức, hành động đã đƣợc tác giả lồng ghép với các phần trƣớc đó.
Ví dụ về cấu trúc mở: Một số bài nhƣ: Thắng lợi thuộc về chúng ta; Sức
mạnh thời đại mới; Bảy năm thử lửa; Đồng bào miền Nam nhất định thắng lợi; ...
89
Phần kết luận:
Phần kết thúc vấn đề, tác giả thƣờng đƣa ra tổng kết, những lời bình luận
tổng quát cuối cùng và có thể đề ra phƣơng hƣớng nhận thức và hành động. Ý đồ,
mục đích, quan điểm của tác giả trƣớc vấn đề đƣợc trình bày ở phía trên đến đây đã
đƣợc bộc lộ rõ nét.
Các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đƣợc khảo sát có phần kết luận thì
phần kết luận đƣợc trình bày theo những phƣơng thức sau:
Phương thức 1: Kết luận nêu phƣơng hƣớng nhận thức và hành động. Xuất
phát từ phân tích sâu sắc, toàn diện, hợp tình, hợp lý về vấn đề ở những phần trên,
đến kết luận, tác giả đƣa ra những phƣơng hƣớng, nhận thức và kêu gọi hành động
phù hợp để đạt đƣợc các mục tiêu chung của công cuộc xây dựng và giải phóng dân
tộc.
Ví dụ: “Sức mạnh của Việt Nam là sức mạnh của ý chí độc lập, Hãy mãi
mãi bồi dƣỡng sức mạnh dồi dào đó của chúng ta” (Sức mạnh Việt Nam); “ Chúng
ta hãy không ngừng bồi dƣỡng ý chí cách mạng, ” (Tiến lên với khí thế mới);
“Con đƣờng thắng lợi duy nhất của chúng ta là tiếp tục đánh lâu dài, đánh đến thắng
lợi cuối cùng” (Nhân dân ta đánh đến cùng); “ toàn Đảng đoàn kết chung quanh
Ban Chấp hành Trung Ƣơng, nhất định đƣa cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nƣớc
đến thắng lợi hoàn toàn ” (Những người cộng sản chúng ta hãy anh dũng tiến
lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình).
Phương thức 2: Kết luận gồm bình luận và nêu phƣơng hƣớng nhận thức,
kêu gọi hành động.
Ví dụ: “CNXH chỉ có thể đƣợc xây dựng bằng tinh thần lao động cần cù và
sáng tạo. Trƣớc mắt chúng ta còn phải khắc phục nhiều khó khăn chƣa thể có những
bƣớc phát triển nhảy vọt đƣa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tiến lên những
bƣớc mới” (Độc lập, tự do, hạnh phúc); “Mặc dù cuộc đấu tranh giải phóng của
đồng bào ta ở miền Nam còn lâu dài, gian khổ và gặp nhiều khó khăn, song với
truyền thống kiên cƣờng, bất khuất của dân tộc, nhân dân ta ở miền Nam sẽ phát
huy hơn nữa những thắng lợi đã giành đƣợc, ” (Cuộc đấu tranh lâu dài, gian
khổ của đồng bào ta ở miền Nam nhất định thắng lợi);
90
Phương thức 3: Kết luận bổ sung thông tin và nêu phƣơng hƣớng nhận thức,
kêu gọi hành động. Việc bổ sung thêm thông tin trong phần kết luận sẽ làm sáng tỏ
hơn ở một khía cạnh nào đó hoặc làm luận cứ thuyết phục ngƣời nghe. Những thông
tin này thƣờng trích dẫn lời của một số nhân vật quan trọng, có uy tín trong hàng
ngũ của Đảng...
Ví dụ: “Đồng chí Áng cho biết: Vừa qua chúng tôi cho vay của xã viên
84.000 đồng để dùng vào việc xây dựng cơ bản Nếu chúng tôi cố gắng và đƣợc
cấp trên giúp đỡ, thì chúng tôi tin rằng, chỉ trong vòng bốn hoặc năm năm, tất cả bà
con xã viên trong hợp tác xã có thể lần lƣợt làm đƣợc nhà ngói...” (Chung quanh
vấn đề diện tích và năng suất ở hợp tá xã Đại Phong).
Phương thức 4: Kết luận bình luận tổng quát. Kết luận này thƣờng đƣợc sử
dụng về bình luận tình hình chính trị chung hoặc đề cập đến các vấn đề văn hóa, xã
hội.
Ví dụ: “Một dân tộc mạnh phải có một quân đội mạnh. Bảo vệ Tổ quốc là
nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Quân đội ta càng anh dũng tiến lên làm
tròn nhiệm vụ của mình” (Sức mạnh vô địch của quân đội ta); “Cuộc đấu tranh của
đồng bào miền Nam còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhƣng những thắng
lợi đã giành đƣợc là những thắng lợi tạo điều kiện tiên quyết để tiến đến thắng lợi
cuối cùng”. (Một dân tộc có quyền thống đánh dẻo dai và đánh thắng).
Phương thức 5: Kết luận bằng những khẩu hiệu tung hô. Đây là phƣơng thức
đặc biệt để thể hiện cảm xúc của ngƣời viết, đồng thời muốn chia sẻ với ngƣời đọc
trƣớc những sự kiện thắng lợi của dân tộc.
Ví dụ: “Một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh nhất định sẽ đƣợc thực hiện!” (Thắng lợi thuộc về chúng ta); “Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!” (Sức mạnh của thời
đại mới); “Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về chúng ta” (Bảy Năm thử lửa);
“Nhân dân ta nhất định thắng lợi.” (Sự thất bại của bọn xâm lược Mỹ là không thể
tránh khỏi); “... Bọn xâm lƣợc và bọn phản quốc nhất định thất bại. Đồng bào miền
Nam nhất định thắng lợi!” (Đồng bào miền Nam nhất định thắng lợi); “ Toàn quân
và toàn dân ta hãy anh dũng tiến lên!” (Đập tan học thuyết Níchxon, tiến lên giành
91
thắng lợi hoàn toàn!); “Tiến lên, toàn thắng ắt về ta! (Một tháng bằng mấy chục
năm).
Bên cạnh đó, trong số các bài báo chính luận, nhà báo Hoàng Tùng không
chỉ đƣa ra kết cấu ba phần thông thƣờng, ông còn có sự mới lại trong việc sắp xếp
nội dung theo trình tự thời gian, không gian, ý nghĩa của bài viết. Ví dụ nhƣ: trong
bài “Bảy năm thử lửa”, tác giả chia bài với cấu trúc bốn phần: phần một “Miền Nam
đi trƣớc về sau”, phần hai “Miền Nam - thành đồng tổ quốc”, phần ba “Tình thế đã
thay đổi”, phần bốn “Nhất định thắng lợi”. Đây chính là sự sáng tạo, thông minh
của nhà báo Hoàng Tùng khi đƣa ra những lập luận sắc bén, đầy logic và cực kỳ
thuyết phục.
Khảo sát 113 bài báo chính luận của Hoàng Tùng đƣợc đăng trên tuyển tập
“Những bài báo chính luận”, do NXB Chính trị quốc gia xuất bản, ta có các dạng
cấu trúc tác phẩm chính luận của tác giả đã sử dụng. Nếu chia các dạng cấu trúc tác
phẩm chính luận của Hoàng Tùng thành cấu trúc hoàn chỉnh và cấu trúc không hoàn
chỉnh, ta có số lƣợng tƣơng ứng là 72, 41 tác phẩm, với tỷ lệ tƣơng ứng là 63,72%
và 36,28%. Còn nếu chia các dạng cấu trúc tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng
thành cấu trúc kể chuyện – bình, nêu vấn đề - bình, diễn dịch, quy nạp, tổng phân
hợp, đối lập, liên tƣởng, ta có số lƣợng tƣơng ứng là 13, 30, 21, 14, 27, 5, 3 tác
phẩm, với tỷ lệ tƣơng ứng là 11,5%, 26,5%, 18,6%, 12,4%, 24%, 3,6%, 3,4% (xem
phụ lục 4).
Điều dễ nhận thấy nhất trong các tác phẩm của Hoàng Tùng về mặt cấu trúc
là ở chỗ các bài viết của ông đều có cấu trúc hết sức rõ ràng, đa phần đƣợc viết theo
lối viết diễn dịch logic, dễ đọc, dễ hiểu. Mỗi bài viết của ông đƣợc viết thành nhiều
đoạn văn nhỏ cho một luận điểm lớn, mỗi đoạn văn lại thể hiện một chủ đề là một
luận cứ theo lối viết diễn dịch tạo nên sự hài hòa về mặt cấu trúc cho toàn bộ bài
viết mà vẫn logic, chặt chẽ về mặt liên kết.
Cấu trúc trong tác phẩm của Hoàng Tùng vừa chặt chẽ, vừa rõ ràng, lại hài
hòa giữa các phần nội dung trong một bài viết, đồng thời thể hiện đƣợc phong cách
sáng tạo rất riêng của tác giả khi bỏ qua phần giới thiệu vấn đề và kết thúc vấn đề
thông thƣờng và đi trực tiếp vào những nội dung lớn của bài. Chẳng hạn nhƣ bài
“Một cuộc cách mạng vĩ đại và vô địch”, nhà báo bắt đầu bài viết:“ Ngày 19 tháng
92
Tám năm 1945, đồng bào Hà Nội đã đứng dậy lật đổ chính quyền phản động ở Bắc
Bộ và ở thành phố...”, ngƣời đọc hiểu nhà báo đang khái quát lại chiến tranh chống
thực dân Pháp của dân tộc, tức là ông đã bỏ qua phần mở bài thƣờng gặp là giới
thiệu vấn đề cần bàn luận, đồng thời cũng bỏ qua phần kết thúc vấn đề, thay vào đó
là những lời khẳng định sức mạnh của dân tộc và kêu gọi quần chúng. Cấu trúc này
không làm tác phẩm của ông thiếu đi kết cấu hoàn chỉnh mà ngƣợc lại, cách dẫn dắt
trực tiếp ấy làm bài viết càng chặt chẽ hơn về nội dung, đồng thời tạo sự hấp dẫn
cho ngƣời đọc khi không đi theo khuôn khổ khá nhàm chán của ngôn ngữ báo chí
chính luận, biến vấn đề vốn khô khan lại có sức hấp dẫn, đi sâu vào lòng ngƣời đọc.
Bên cạnh lối kết cấu câu biến hóa linh hoạt, Hoàng Tùng cũng rất khéo léo
trong việc xây dựng một kết cấu hài hòa, logic cho tổng thể tác phẩm của mình. Hầu
hết các ngữ đoạn (đoạn văn) trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng đều là một
thể thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Đặc trƣng của lối kết cấu
này là sự logic về ngữ nghĩa và chặt chẽ về cấu tứ. Hầu hết các đoạn văn trong các
bài báo chính luận của Hoàng Tùng có lối kết cấu mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
2.3.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ
2.3.3.1. Ngôn ngữ diễn đạt của tác phẩm
Ngôn ngữ tác phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng là sự đan xen giữa
ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ giàu chất văn học, lịch sử, chính trị. Trong giai đoạn
kháng chiến cứu nƣớc của dân tộc, ngôn ngữ trong các tác phẩm chính luận báo chí
của Hoàng Tùng là ngôn ngữ chính luận: sắc sảo, hùng hồn, đanh thép, giàu tính
chiến đấu, mang đầy chất lửa làm lay động lòng ngƣời, “đậm đà xúc cảm” và giàu
hình ảnh, tạo nên sức hút cho tác phẩm. Ông đã khá linh hoạt, nhạy bén trong việc
sử dụng các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm nhƣ: “...Con đẻ của Cách mạng...”;
“...Vĩ đại...”; “...Thiêng liêng...”; “...Đồng bào...”; “...Thương lắm...”;... Ông đã
lựa chọn những động từ mạnh nhằm tăng tính biểu đạt, biểu cảm cho bài viết nhƣ:
“...đương đầu...”; “...đè bẹp...”; “... hốt hoảng...”; “...sa lầy..”, “...hợp thành...”,...
Nhà báo Hoàng Tùng đã sử dụng một số từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhằm thể hiện
lòng căm thù sâu sắc đối với bọn xâm lƣợc, phản động, tay sai khi chúng gây tội ác
cho đất nƣớc ta, đồng bào ta: “Bọn”; “độc ác, xảo quyệt”; “Chúng”; “Bọn đầu
xỏ”; “chúng”; “bọn xâm lược”; “. bọn chúng...”, “...hắn”, “bọn quỷ dữ ở Nhà
93
trắng và Lầu năm góc”, “con sóc thần”, “con hùm”, “một bầy Việt gian”, “một
con chó điên”, “bọn tội phạm chiến tranh.”, “bọn thâm độc, nham hiểm”, Ngoài
ra, ông còn sử dụng hàng loạt các ngôn ngữ biểu cảm khác thông qua một số từ cảm
thán, từ để hỏi, từ khẳng định: “thật là kỳ diệu!”; “phải chăng”; “hãy vươn lên!”;
“nhất định thắng lợi”; “Tiến lên!”; “nhất định”; một số cụm từ tác giả dùng để
miêu tả mức độ: “Không ngừng lớn lên”; “không ngừng nâng cao”; “hết sức to
lớn”; “lớn mạnh hơn nhiều”; “hàng trăm năm”; “nhanh chóng bước vào”; “càng
đánh càng mạnh”; “tiêu ma”; “tăng gấp hai, gấp ba hoặc hơn nữa”; một số từ
ngữ giàu hình ảnh: “tội ác chất thành núi”, “tàn khốc”, “con sóc thần đã dẫn con
hùm vào bẫy”, “Có thể ăn gỏi trong nháy mắt” và một số từ ngữ thể hiện sự thua
kém của kẻ địch: “phá sản”, “bị bẻ gãy”, “khủng hoảng”, “thất bại”, “bị đòn đả
kích”, “phá tan”, “lật đổ”, “tổn thất”, “đập vỡ”, “đạp tan”, “rút về nước”, “suy
yếu”
Phong cách viết chính luận đậm chất văn chƣơng của nhà báo Hoàng Tùng
còn thể hiện ở sự am hiểu nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong các tác phẩm
báo chí chính luận, ông thƣờng trích dẫn những tứ thơ, câu văn làm minh họa dẫn
chứng trong bài hoặc biểu đạt cho ý kiến của mình.
Các bài chính luận của nhà báo Hoàng Tùng còn mang hơi thở của những
áng hùng văn thiên cổ của các bậc anh hùng hào kiệt từ thời kỳ Lý, Trần, Lê. Ông
viện dẫn nhiều bài thơ, ý thơ, những triết lý thâm thuý của các nhà tƣ tƣởng, những
anh hùng dân tộc để cổ vũ sức mạnh đánh địch. Sự kết hợp truyền thống yêu nƣớc
của dân tộc ta với phong trào cách mạng cùng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh đã trở thành máu thịt trong mỗi bài báo chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_cach_chinh_luan_bao_chi_cua_nha_bao_hoang_tung.pdf