MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài . 8
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. 15
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong
luận án . 24
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI . 28
2.1. Nhận thức chung về các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. 28
2.2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm
trật tự xã hội . 37
2.3. Các nguyên tắc của phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. 45
2.4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm
phạm trật tự xã hội . 49
2.5. Chủ thể, nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. 57
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM
PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM
BỘ . 72
3.1 Tình hình, đặc điểm các tội tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh
Đông Nam Bộ thời gian qua . 72
3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm các tội xâm phạm trật tự xã hội trên
địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ thời gian qua. 89
3.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên
địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ thời gian qua. 103
Chương 4. DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÒNG
NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ . 114
4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các
tỉnh miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới . 114
4.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên
địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ . 123
KẾT LUẬN . 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152
170 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm trật tự xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ cho thấy, trung bình mỗi
năm trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xảy ra 1091 vụ phạm tội xâm phạm trật tự
xã hội với 2208 bị cáo được đưa ra xét xử sơ thẩm. Áp dụng phương pháp so
sánh định gốc, theo đó khi ấn định năm 2007 là gốc và tương ứng với tỷ lệ
100% để tính, thì năm 2008 giảm 0,93% số vụ và tăng 18.6 % số bị cáo; năm
2009 giảm 0,58% số vụ, tăng 13.7% số bị cáo; năm 2010 tăng 3.36% số vụ và
tăng 16.9% số bị cáo; năm 2011 tăng 20.2 % số vụ và tăng 17.2% số bị cáo; năm
2012 tăng 34.3% số vụ và tăng 13.4 số bị cáo; năm 2013 tăng mạnh 45.1 % số vụ
và tăng 23.4 số bị cáo; năm 2014 tăng 56.49 % số vụ, tăng 20.7 % số bị cáo;
năm 2015 tăng 50.1 % số vụ và tăng 13.4 % số bị cáo. Năm 2016 tăng 39.9 số
vụ và tăng18.44 % số bị cáo và năm 2017 tăng 42.4% số vụ và 23,6% số bị cáo
(Bảng 6- Phần Phụ lục).
Theo số liệu phân tích nêu trên cho thấy diễn biến tình hình tội xâm phạm
trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ khá phức tạp. số vụ và
số bị cáo tăng đều theo từng năm và giảm không đáng kể trong năm 208. Điều
này hoàn toàn phù hợp với mức độ tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội trên
toàn quốc trong cùng giai đoạn và phù hợp với quy luật vận động, phát triển xã
hội của miền Đông Nam bộtrong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017
76
3.1.1.1.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các
tỉnh miền Đông Nam Bộ
Để biết về kết cấu bên trong của các con số tạo nên tình hình tội phạm cần
thông qua cơ cấu của tình hình tội phạm. Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng
và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định và ở một địa bàn nhất định. Nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội xâm phạm trật
tự xã hội là xem xét, phân tích một số chỉ số cụ thể của tội xâm phạm trật tự xã hội
trong tổng số các loại tội phạm và tổng số tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, từ
trong mối quan hệ đó rút ra sự tương tác giữa chúng để có cơ sở định hướng tập
trung vào các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm trật tự xã hội.
Thông thường chúng ta nhận thức tính chất nguy hiểm của tội phạm thông qua
hậu quả của hành vi phạm tội hoặc các thủ đoạn gây án. Tuy nhiên, về lý luận tội
phạm học thì tính chất của tình hình tội phạm chính là kết quả của sự đánh giá đối
với mức độ, cơ cấu và động thái của tình hình tội phạm [62- tr19]. Tính chất của
tình hình tội phạm thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội
trong cơ cấu của tình hình tội phạm cũng như ở các đặc điểm nhân thân của những
người phạm tội. Tính chất của tình hình phạm tội được làm sáng tỏ thông qua cơ
cấu của nó [77.Tr.65].
Tính chất của tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội phản ánh mức độ nguy
hiểm, mức độ nghiêm trọng khác nhau của tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội ở
từng thời gian, không gian khác nhau, thông qua tương quan và tỷ lệ giữa các thành
phần tạo nên cơ cấu của tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội.
Trong lý luận tội phạm học thì cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là
đặc điểm định tính của tình hình tội phạm. Công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm cần phải tập trung vào những cơ cấu của tình hình tội phạm có biểu hiện rõ
những yếu tố chủ yếu gây ra tình hình tội phạm nguy hiểm. Điều đó rất có ý nghĩa
đối với việc tổ chức phòng ngừa và việc phân hóa thực tiễn áp dụng các biện pháp
pháp luật hình sự.
77
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác
ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ
có một thành phố và 5 tỉnh:
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông
Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ
tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh
sống. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, theo số liệu mới đây năm 2016 của Tổng cục
Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 16.643.067 người (không kể
số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình
quân 706 người/km², chiếm 17,1% dân số cả nước. Bao gồm các tỉnh, thành phố:
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,
Bình Phước (Phụ lục. Bảng 1)
Nghiên cứu cơ cấu tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội theo từng tỉnh trên
địa bàn miền Đông Nam bộ cho thấy kết quả sau:
Thành phố Hồ Chí Minh có cấp độ nguy hiểm cao nhất trong khu vực
miền ĐNB. Từ năm 2007 đến năm 2017 số vụ và số bị cáo ở thành phố HCM
luôn chiếm số lượng cao nhất số bị cáo so tổng số vụ và số bị cáo của tội này
trên địa bàn. Lý giải cho chỉ số này có thể nhận thấy ngay thành phố HCM luôn
là thành phố luôn đi đầu trong phát triển kinh tế của cả nước. Đến đầu năm
2017, thành phố HCM có trên 238.000 doanh nghiệp, hơn 5.330 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu
tư nước ngoài của cả nước. Quy mô kinh tế của thành phố HCM chiếm hơn
1/5 quy mô kinh tế của cả nước; đóng góp trên 30% nguồn thu ngân sách quốc
gia... Sức hút từ sự phát triển kinh tế đã thu hút số người nước ngoài đến làm ăn
sinh sống ngày càng tăng đồng thời cũng số lượng dân nhập cư từ các địa
phương khác đổ về thành phố HCM tăng nhanh theo từng năm. Sự quá tải về
dân số đã kéo theo các hệ lụy như tình trạng thất nghiệp gia tăng, khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa, phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội;
nhiều đối tượng là người nước ngoài, các băng nhóm, đối tượng hình sự và
người thất nghiệp từ các địa phương dịch chuyển vào thành phố hoạt động
78
phạm tội, trong đó các tội xâm phạm trật tự xã hội. Chính vì vậy, tội xâm phạm
trật tự xã hội ở thành phố HCM luôn tăng cả về số vụ và số bị cáo trong các
năm qua.
Đứng vị trí sau thành phố HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí cấp độ
nguy hiểm thứ hai trong số các tỉnh thành miền ĐNB về tội xâm phạm trật tự xã
hội . Là một trong những tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng kinh tế
phát triển mạnh về dầu khí, khai thác cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế
biến hải sản; đặc biệt là với 156km bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một
trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trung bình mỗi năm tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu đón trên 4,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó hệ
thống ngành nghề kinh doanh có điều kiện như dịch vụ cầm đồ, nhà hàng, khách
sạn, quán bar phát triển mạnh song cũng gây những khó khăn không nhỏ trong
việc quản lý Đây chính là cơ hội để các đối tượng phạm tội lợi dụng núp
bóng dưới vỏ bọc kinh doanh, đầu tư, du lịch để thực hiệntội phạm xâm phạm
trật tự xã hội . Đồng thời, đây cũng chính là điểm “dừng chân” lý tưởng của các
băng, nhóm tội phạm nương náu chờ thời khi bị truy quét ở những địa phương
khác, là môi trường thuận lợi cho chúng lợi dụng, tổ chức hoạt động phạm tội
trong đó bao gồm cả tội xâm phạm trật tự xã hội.
Tỉnh Bình Dương xếp vị trí thứ ba về cấp độ nguy hiểm về tội trật tự xã
hội. Bình Dương là một địa phương năng động trong phát triển kinh tế, là một
trong 5 tỉnh thu hút đầu tư vượt mốc 20 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2016, toàn
tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp; trong đó có
những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn
chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ
môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An. Việc hình thành và phát triển
các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thu hút số lượng lớn
người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, đời sống vật chất,
tinh thần của công nhân. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến số lượng công nhân
nhập cư đã dẫn đến tình hình an ninh, trật tự tại các khu, cụm công nghiệp diễn
79
biến phức tạp, nhiều đối tượng hình sự, tội phạm có yếu tố nước ngoài chọn đây
làm địa bàn phạm tội
Tương ứng với vị trí cấp độ nguy hiểm thứ 4 là tỉnh Tây Ninh. Đây là tỉnh
được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt
Nam – Campuchia. Với đường biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 240
km, địa hình gồm đồng bằng, rừng rậm có nhiều đường mòn, lối mở, có 2 cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát hoạt động nhộn nhịp, rất thuận lợi cho phát
triển giao thương, buôn bán. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng những đặc
điểm này để phạm các tội phạm về cờ bạc, mại dâm. Nổi bật nhất là các vụ đánh
bạc cuyên biên giới thông ngày càng trở nên tinh vi và táo tợn.. Một vấn đề nhức
nhối tại Tây Ninh đó là hiện nay số người nghiện và tội phạm vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy tăng nhanh. Tính đến ngày 15.11.2016, Tây Ninh có
3.591 người nghiện ma túy (trong đó ngoài cộng đồng là 3.396 người). Có 94/95
xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy. Tệ nạn và tội phạm về ma túy đã
ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn và trong đó không ít
các con nghiện đã thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm trật tự xã hội để có tiền
sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, hệ thống casino ở biên giới Campuchia sát biên
giới Việt Nam như Casino Crown, Casino Crown Baveet, Goodluck9, Golden
Palm, Ha Tien Vegas như mạng lưới bủa vây khiến nạn nhân sa chân vào nạn
đỏ đen, tán gia bại sản.
Tỉnh Đồng Nai đứng vị trí thứ 5 về cấp độ nguy hiểm. Tuy ngành công
nghiệp của Đồng Nai phát triển chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số huyện
như: Long Thành,Trảng Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa
nhưng Đồng Nai vẫn là tỉnh có qui mô kinh tế phát triển nhanh, có nhiều khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực phát triển, các cá nhân là nước ngoài đến kinh
doanh, sản xuất, buôn bán gia tăng, nhưng cũng không ít đối tượng núp bóng
doanh nghiệp để thực hiện hành vi xâm phạm trật tự xã hội
Đứng ở vị trí thứ 6 là tỉnh Bình Phước Qua thống kê cho thấy, số vụ và số
bị cáo tập trung nhiều ở thị xã Đồng Xoài, Bình Long và Phước Long. Các đối
tượng thường dùng thủ đoạn lợi dụng sự phát triển của khu công nghiệp, di dân
80
tự do, địa bàn biên giới để phạm tội . Đồng thời, nổi lên trong thời gian gần đây
là các đối tượng dùng Facebook, Twitter, Zalo làm quen với các nạn nhân chủ
yếu là nữ, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của họ để phạm tội liên quan đến cờ bạc,
mại dâm. (Bảng 8- Phần Phụ lục)
* Cơ cấu theo thời gian và địa điểm phạm tội
Phương thức, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong
đó bao gồm cả cách thức sử dụng công cụ, phương tiện. Hành vi phạm tội được thể
hiện qua các giai đoạn chuẩn bị tội phạm, thực hiện tội phạm và sau khi thực hiện
tội phạm. Các hành vi bị chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, tùy từng
trường hợp những hoạt động này được thực hiện từng phần hoặc thực hiện toàn bộ.
Phương tiện phạm tội là những vật dụng được chủ thể phạm tội sử dụng để thực
hiện hành vi phạm tội. Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể của phương tiện, như
vậy có thể hiểu phương tiện phạm tội bao hàm cả công cụ phạm tội. Thông qua
phương tiện phạm tội có thể nhận biết được những biểu hiện diễn ra hoặc những
biểu hiện bên ngoài của hiện tượng phạm tội, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu
quả nguy hiểm cho xã hội.
Về thời gian phạm tội, qua nghiên cứu 1.327 vụ án phạm tội xâm phạm trật tự
xã hội cho thấy, có 862 vụ chiếm 64,90% vụ xảy ra vào ban ngày và 465 vụ chiếm
34,10% vụ án xảy ra vào ban đêm. Các vụ án xâm phạm trật tự xã hội xảy ra vào
ban ngày chiếm tỷ lệ lớn, bởi vì phần lớn các hoạt động xã hội, quan hệ giao dịch
làm ăn, buôn bán diễn ra vào ban ngày, cũng từ đây làm nảy sinh rất nhiều mâu
thuẫn, thù tức bột phát từ các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Các vụ án xâm
phạm trật tự xã hội xảy ra vào ban đêm cho thấy bên cạnh những động cơ do mâu
thuẫn, thù tức, côn đồ càn quấy tại các tụ điểm công cộng, trong các quán nhậu, các
ổ cờ bạc, tiêm chích ma tuý, các mâu thuẫn bột phát do va chạm giao thông còn có
những vụ án xâm phạm trật tự xã hội để thực hiện các mục đích khác.
Địa điểm gây án trong các vụ án xâm phạm trật tự xã hội xảy ra ở tất cả các địa
bàn trên toàn quốc; nhưng tập trung chủ yếu ở những địa điểm tập trung đông người
lao động, trường học, nơi vui chơi, giải trí, nơi tập trung buôn bán, các tụ điểm công
cộng khác. Đối với địa bàn gây án, kết quả phân tích cũng cho thấy, các vụ án xâm
81
phạm trật tự xã hội xảy ra ở trong nhà chiếm 31%, trên đường phố chiếm 27%, ở các
tụ điểm công cộng chiếm 17%, ở những nơi vắng vẻ chiếm 25% (Bảng 11)
* Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.
- Đặc điểm trình độ văn hóa
Để con người có thể nhận thức được thế giới xung quanh cần phải trải qua quá
trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và kiến thức. Mức độ nhận thức cao hay
thấp, nhiều hay ít thể hiện qua trình độ văn hóa của từng người, nó ảnh hưởng tới sự
phát triển lý trí và hình thành nhân cách, cùng cách ứng xử của con người trong các
mối quan hệ xã hội. Học tập rèn luyện để có kiến thức, có kiến thức thì có nhận
thức, nhận thức cao hay văn hóa cao sẽ có những đánh giá về những giá trị chuẩn
mực trong xã hội đúng đắn và có các quy tắc ứng xử phù hợp với các yêu cầu của
xã hội. Từ đó, có phản ứng tích cực trong những hoàn cảnh, những tình huống xảy
ra. Và ngược lại nếu trình độ văn hóa thấp sẽ có những nhận thức lệch chuẩn và đi
đến kết quả thường là những xử sự sai trái với yêu cầu của xã hội.
Phân tích các bản án để xác định trình độ văn hóa của người phạm tội xâm
phạm trật tự xã hội, kết quả cho thấy trong 314 bị cáo chỉ có 2 bị cáo đang học đại
học chiếm 0,6%, có 73 bị cáo học hết cấp 3 chiếm 23,6%, còn lại 76,2% là trình độ
văn hóa cấp 1, cấp 2.(Phụ lục, Bảng 10)
Tội xâm phạm trật tự xã hội là loại tội phạm đơn giản mang tính truyền thống,
tội này có từ khi xuất hiện khái niệm tội phạm, từ xa xưa nó thường xẩy ra vào đối
tượng thất nghiệp, không được học hành. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển
của xã hội, tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội không chỉ còn bị ảnh hưởng
của kinh tế nữa, nó chịu sự ảnh hưởng của sự tác động của môi trường sống. Môi
trường xã hội, nhà trường và gia đình có tính quyết định sự hình thành nhân cách
con người.
Con số 76,2% người có trình độ cấp 1, cấp 2, điều đó có nghĩa là những người
này đã bỏ học ở lứa tuổi còn nhỏ, chưa đủ tuổi lao động, hành trang vào đời là
những kiến thức thiếu hụt, khó tìm được việc làm, kèm theo với những nhu cầu của
bản thân luôn đòi hỏi và những tác động xấu trong xã hội đã lôi kéo họ vào con
đường phạm tội. Những người có trình độ văn hóa thấp đã không được quan tâm,
chăm sóc, giáo dục từ khi còn nhỏ ở những môi trường lành mạnh và trình độ văn
82
hóa thấp do đó khả năng nhận thức về pháp luật và các vấn đề xã hội cũng bị hạn
chế, vì thế họ dễ bị các hiện tượng tiêu cực bên ngoài tác động. Điều đó đã giải
thích hiện tượng 76,2% số tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là người có trình độ
thấp. Có thể nói đặc điểm người phạm tội có trình độ văn hóa thấp là một trong
những đặc điểm đặc trưng của loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.
* Đặc điểm nghề nghiệp
Nghề nghiệp phản ánh địa vị trong xã hội của mỗi cá nhân và thể hiện mối
quan hệ xã hội của con người trong cộng đồng. Tính cách của con người được định
hình thông qua nghề nghiệp và nghề nghiệp cũng tác động trở lại, ảnh hưởng tới
hình thành nhân cách của mỗi con người.
Nhân thân của tội phạm xâm phạm trật tự xã hội thường là những người có
trình độ văn hóa thấp, không có công ăn việc làm, nghiện hút hoặc có tiền án, tiền
sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Điều kiện thực hiện hành vi xâm phạm trật tự xã
hội khác với một số tội, như tội phạm tham nhũng, các tội phạm về chức vụ.Để
thực hiện phạm tội ở nhóm tội phạm tham nhũng hoặc các tội phạm khác về chức
vụ thì chủ thể của nó phải là những người có địa vị xã hội, có vị trí công tác hoặc có
trình độ, có vai trò cá nhân nhất định trong cộng đồng, nhưng đối với chủ thể của tội
xâm phạm trật tự xã hội không nhất thiết phải có vị trí công tác hoặc phải có điều
kiện về nghề nghiệp hay trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ. Trong 220 bản án xét
xử sơ thẩm về tội xâm phạm trật tự xã hội có 314 bị cáo, trong đó có 265 bị cáo
không có nghề nghiệp, không có việc làm chiếm 84%, chỉ có 15 bị cáo có nghề
nghiệp và có công việc chiếm 5%, có 33 bị cáo đang là học sinh, sinh viên chiếm
11%. Như vậy, tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội không có nghề nghiệp
chiếm tỷ lệ lớn (Phụ lục, Bảng 11)
Trong cơ chế thị trường yêu cầu mọi người phải có trình độ văn hóa đáp ứng
với tiến trình hội nhập, vì vậy không có trình độ học vấn thì rất khó xin việc làm
hoặc nếu có việc làm thì cũng không ổn định. Kết quả của sự thất nghiệp là không
có thu nhập, trong khi đó cuộc sống thì vẫn còn tiếp diễn, nếu một con người đi theo
hướng tích cực, họ sẽ làm những việc cực nhọc, vất vả nhưng lương thiện thì họ vẫn
cố gắng làm. Ngược lại, có một bộ phận thanh niên ở độ tuổi lao động nhưng có lối
83
sống buông thả, lười lao động, nhu cầu cá nhân cao hơn thu nhập, muốn có tiền
nhanh chóng mà không phải lao động do đó họ đã đi vào con đường phạm tội.
Đặc biệt, trong tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội thời gian qua có sự
tham gia của những người là Đảng viên, cán bộ công chức, cán bộ cấp ủy từ cấp
huyện trở lên. Tuy chỉ là một số rất nhỏ nhưng nó cũng cho chúng ta hiểu được
hành vi cướp giật dễ dàng thực hiện. Do đó, những người là Đảng viên hay công
chức, là những người đã được rèn luyện đạo đức tốt cũng bị lòng tham đưa đẩy,
không làm chủ được bản thân đã sa ngã vào con đường phạm tội. Phải chăng, hành
vi xâm phạm trật tự xã hội rất dễ dàng thực hiện nhưng không bị phát hiện, nên
ngay cả những người có điều kiện sống tốt cũng nảy sinh ý định thực hiện loại tội
phạm này. Điều này cần phải được giải quyết dưới nhiều góc độ khác nhau của tình
hình xã hội, tâm lý tội phạm và xã hội học, pháp lý..
* Đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm có một đặc điểm chung là người đã từng là
tội phạm sau đó lại tiếp tục phạm tội chưa được xóa án tích. Có quan điểm cho rằng
những người có hành vi phạm tội trở lại có bản chất bẩm sinh phạm tội, con người
đó sinh ra đã là người phạm tội. Song, cũng có nhiều quan điểm cho rằng, môi
trường sống là yếu tố chủ yếu đưa người đã phạm tội quay trở lại với con đường tội
phạm cũ. Vì vậy, trách nhiệm của xã hội đối với họ phải mức cao hơn. Đối với
những trường hợp tái phạm, hầu hết họ có nhân thân trước đó không phải là người
tốt như những người thuộc diện phạm tội lần đầu.
Các nhà tội phạm học đã từng báo động về tình trạng tội phạm của những
người khi đã có tiền án, thậm chí chỉ là tiền sự, trong điều kiện ở nước ta hiện nay,
khả năng cải tạo và tái hòa nhập tương đối thấp. Điều này dẫn đến hậu quả tỉ lệ tái
phạm ngày càng cao và càng nghiêm trọng hơn, xã hội tăng thêm nhiều tội phạm, tỷ
lệ những người tái phạm tiếp tục dấn sâu vào phạm tội cao hơn tỷ lệ hoàn lương.
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội trong trường hợp tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm phải nghiêm trị, ở một số tội quy định đó là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo điều 48 BLHS, ở một số tội khác và tội xâm phạm trật tự
xã hội quy định là tình tiết định khung tăng nặng. Trên quan điểm trừng trị những
kẻ có hành vi chống đối xã hội, không khoan nhượng với những kẻ đã được cải tạo
84
giáo dục nhưng không hoàn lương, sau đó vẫn tiếp tục phạm tội. Đối với những
người này cần phải có thời gian giáo dục dài hơn và mức độ kỷ luật phải cao hơn
nữa, để khi hết thời hạn tù họ có thể trở về sống hòa nhập được trong cộng đồng.
* Cơ cấu theo giới tính
Các nhà khoa học xã hội và khoa học tự nhiên nghiên cứu các vấn đề liên quan
tới giới tính, ở những góc độ khoa học khác nhau. Kết quả về tỷ lệ người phạm tội
là nam giới luôn lớn hơn tội phạm là nữ giới, vấn đề này thể hiện ở tất cả các nước
trên thế giới không riêng ở Việt nam. Nó phù hợp và phản ánh mặt khách quan
trong cấu trúc tâm sinh lý của con người, biểu hiện ở sự khác nhau giữa giới tính
nam và giới tính nữ về khả năng thực hiện các hoạt động nói chung và hành vi
phạm tội nói riêng.
Nam giới có đặc điểm tâm sinh lý là dễ bị ảnh hưởng của môi trường và điều
kiện sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, có
tính liều lĩnh. Do vậy, hành vi xâm phạm trật tự xã hội phù hợp với những tội phạm
giới tính nam, từ năm 2007 đến 2017 có tổng số 49763 bị cáo phạm tội xâm phạm
trật tự xã hội thì có 48095 là nam chiếm 97% (Phụ lục, Bảng 9). Tuy nhiên, những
năm gần đây số nữ là tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ngày càng nhiều, điều đó
cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về phẩm chất, phẩm giá của phụ nữ Á Đông
vốn là “công, dung, ngôn, hạnh” đã, đang mất dần. Phân tích 220 bản án cho thấy
tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là nữ thường là những đối tượng đã có tiền án tiền
sự, nghiện hút ma túy hoặc bị rủ rê lôi kéo, hoặc là người liêu lổng lười lao động, ý
thức đạo đức kém. Ví như vụ án đánh bạc quy mô lớ mà người tổ chức và tham gia
là phụ nữ: Qua công tác điều tra, CA Tân Châu phát hiện tụ điểm lắc tài xỉu này do
Nguyễn Thị Thuyền (42 tuổi) cấu kết với Đoàn Thị Mỹ Vân, Lương Thị Kim Dung
(cùng 53 tuổi, ngụ khu phố 3, thị trấn Tân Châu) đứng ra tổ chức với quy mô lớn,
gây mất an ninh trật tự địa phương. 14 giờ chiều 4.6, tại vườn cao su thuộc ấp
Thạnh Hiệp, xã Thạnh Đông, lực lượng CA ập vào bắt quả tang hàng chục người
đang tham gia lắc tài xỉu. Thấy CA đến, nhiều người đánh bạc bỏ chạy; lực lượng
chức năng bắt giữ 11 người, thu giữ 3 quyển sổ ghi nợ, 8 xe mô tô, 9 điện thoại di
động, 2 bộ dụng cụ lắc tài xỉu, trên 45 triệu đồng Tại cơ quan điều tra các đối
tượng khai nhận: do muốn có nhiều tiền, Thuyền móc nối với Vân, Dung đứng ra tổ
85
chức mở sòng lắc tài xỉu ăn thua bằng tiền cho nhiều người địa phương đến tham
gia sát phạt. Thuyền là người chọn địa điểm tổ chức sòng bạc, thường là ở các vườn
cao su vắng người thuộc thị trấn Tân Châu hay các xã Thạnh Đông, Tân Hiệp. Khi
chọn được địa điểm, Thuyền điện thoại cho những người đánh bạc biết, sau đó
Thuyền là người trực tiếp làm cái, Vân đứng giám sát; kết thúc canh bạc lợi nhuận
chia theo vốn hùn, trong đó Thuyền 70%, Vân 20% còn Dung 10%.
Để người đánh bạc an tâm, Thuyền thuê 3 người gồm Nguyễn Hiền (28 tuổi),
Trần Ngọc Tới (31 tuổi, cùng ngụ khu phố 4, thị trấn Tân Châu) và 1 người khác
(chưa xác định nhân thân) canh đường với tiền công 300 ngàn đồng/1 người/ ngày.
Ngoài ra, khi người đánh bạc hết tiền có nhu cầu vay thì Thuyền và Vân sẽ cho vay
tiền “nóng”, lãi suất 10-20%/ngày.
Hầu hết các vụ án xâm phạm trật tự xã hội có tội phạm nữ thường có đồng
phạm, tức là tội phạm nữ khi thực hiện hành vi cướp giật có ít nhất là hai người trở
lên, bọn chúng cấu kết với một người là nam, rất ít vụ án có hai nữ cùng nhau thực
hiện phạm tội xâm phạm trật tự xã hội. Khác với một số tội phạm khác như tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội chứa mại dâm,
tội môi giới mại dâm, đối với tội xâm phạm trật tự xã hội có tỷ lệ nữ ít, vì tính chất
hành vi của tội này phải liều lĩnh, phải có sức lực đề kịp thời nhanh chóng tẩu thoát.
Thực tế xét xử từ năm 2007 đến 2017 số tội phạm nữ xâm phạm trật tự xã hội
có số lượng thất thường, năm 2007 đến 2017 số tội phạm nữ tăng liên tục, năm
2007 có 66 bị cáo nữ xâm phạm trật tự xã hội, song đến năm 2010 tăng bất thường,
con số vượt lên đến 77 bị cáo, sau đó năm 2011 chỉ có 42 bị cáo là nữ. Hiện tượng này
rất cần phải xem xét lý do gây ra hiện tượng tăng đột biến trong năm 2013 và hiện
tượng trong năm 2016 số tội phạm nữ giảm mạnh, điều đó chứng tỏ năm 2016 công tác
đấu tranh phòng chống tội xâm phạm trật tự xã hội đã có biện pháp phù hợp.
* Cơ cấu theo độ tuổi
Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cơ cấu về độ tuổi là một trong
những đặc điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Tâm sinh lý của con người biến đổi theo
từng giai đoạn phát triển về thể chất, tinh thần. Ở lứa tuổi người chưa thành niên, độ
tuổi từ 18 đến 30 tuổi, từ 30 tuổi đến 45 tuổi và từ 45 tuổi trở lên có nhận thức về
pháp luật, cũng như nhận thức về mọi mặt của đời sống xã hội sẽ khác nhau. Mỗi độ
86
tuổi có ảnh hưởng đến quá trình thay đổi của nhân thân con người, đây là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi, tính chất, mức độ phạm tội của tội phạm.
Dựa vào sự phát triển tâm sinh lý con người và nền tảng văn hóa của dân tộc,
nền giáo dục của nước ta, pháp luật Việt Nam quy định người dưới 18 tuổi là người
chưa thành niên, BLHS 2015 “Những quy định người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định
nội dung cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội, BLTTHS 2015 “Thủ tục tố
tụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_ngua_tinh_hinh_cac_toi_xam_pham_trat_tu_xa_hoi.pdf