Luận văn Hoạt động thanh tra lao động của sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1:CƠ SỞ PHÁP LÝVỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO

ĐỘNG. 8

1.1. Khái niệm chung . 8

1.1.1.K hái niệm thanh tra. 8

1.1.2. Khái niệm thanh tra lao động. 12

1.2. Tổ chức và hoạt động thanh tra lao động . 14

1.2.1.Tổ chức thực hiện thanh tra lao động . 14

1.2.2. Hoạt động thanh tra lao động. 18

1.3. Nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động . 25

1.3.1. Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra lao động. 25

1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động . 30

1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra lao động . 31

1.4.1.Hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra lao động. 31

1.4.2.Trình độ năng lực của thanh tra viên, công chức làm công tác thanh

tra lao động . 32

1.4.3.Quy định về chế tài . .32

1.4.4.Ý thức chấp hành các kết luận sau thanh tra lao động của các đối

tượng thanh tra .33

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG CỦA

SỞ LAO ĐỘNG - THưƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH. 35

2.1. Khái quát chung về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố

Hồ Chí Minh . 35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội thành phố Hồ Chí Minh . 35

2.1.2. Về cơ cấu tổ chức, nhân sự của Thanh tra Sở Lao động - Thương

binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 36

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 41

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động thanh tra lao động của sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 5 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở đã ủy quyền cho Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao. 2.1.2. Về cơ cấu tổ chức, nhân sự của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở sáp nhập Ban Thanh tra Kỹ thuật an toàn - Bảo hộ lao động kiêm Thanh tra Kỹ thuật an toàn Nồi hơi và Bình chịu áp lực thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra lao động thành phố theo quyết định số 1288/QĐ-UB 37 ngày 28 tháng 3 năm 2007, Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra phụ trách điều hành chung hoạt động thanh tra, phụ trách thanh tra hành chính với các phòng chuyên môn thuộc Sở và việc thực hiện chi trả các chế độ cho Người có công với cách mạng tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của 24 quận, huyện trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại tố cáo theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; một Phó Chánh Thanh tra phụ trách điều tra tai nạn lao động và những vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phụ trách thanh tra chuyên đề an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp và công trình xây dựng; một phó Chánh Thanh tra phụ trách thanh tra chính sách bảo hiểm xã hội, pháp luật lao động; một Phó Chánh Thanh tra phụ trách thanh tra chính sách xã hội, trẻ em, bình đẳng giới. Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra thành phố; các Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở và sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra thành phố. Các chức danh khác của Thanh tra Sở do Chánh Thanh tra quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý cán bộ của Sở. Thanh tra Sở có sáu bộ phận chuyên môn gồm: (1) Bộ phận Kế hoạch – Tổng hợp – Hành chính, (2) Bộ phận Phòng Chống tham nhũng – Tiếp công dân – Giải quyết khiếu nại, tố cáo, (3) Bộ phận Chính sách Bảo hiểm xã hội, (4) Bộ phận Chính sách lao động, (5) Bộ phận An toàn - Vệ sinh lao động, (6) Bộ phận Chính sách xã hội; Bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp - Hành chính: tham mưu Chánh Thanh tra Sở theo dõi và quản lý chung, đảm bảo hoạt động của Thanh tra Sở; Tham mưu Chánh Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch công tác thanh tra; tổng hợp báo cáo công tác thanh tra định kỳ, đột xuất; thống kê, theo dõi tiến độ thực hiện 38 công tác của các bộ phận chuyên môn; Tham mưu Chánh Thanh tra về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính do Thanh tra viên lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Bộ phận Phòng chống tham nhũng - Tiếp công dân - Giải quyết khiếu nại, tố cáo: tham mưu Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại, Luật tố cáo và thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành lao động tại các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động. Bộ phận Chính sách Bảo hiểm xã hội: tham mưu Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo hiểm xã hội và thực hiện thanh tra lao động tại các doanh nghiệp có nhiều lao động, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài. Bộ phận Chính sách lao động: tham mưu Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về chính sách lao động, dịch vụ việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngvà thực hiện thanh tra lao động tại các doanh nghiệp có nhiều lao động; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, giáo dục nghề nghiệp. Bộ phận An toàn - Vệ sinh lao động: tham mưu Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh lao động và thực hiện thanh tra lao động tại các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, công trình xây dựng. Bộ phận Chính sách xã hội: tham mưu Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về chính sách đối với lao động chưa thành niên, trẻ em, bình đẳng giới, bảo trợ xã hội và thực hiện thanh tra tại các 39 doanh nghiệp có nguy cơ sử dụng lao động trẻ em như cơ sở may mặc, nhà hàng, quán ăn, karaoke. Với cơ cấu tổ chức như trên, tổng số nhân sự của Thanh tra Sở là 68 người trong đó 06 công chức thanh tra có trình độ thạc sĩ, 01 công chức thanh tra đang theo học trình độ thạc sĩ, cử nhân luật, kỹ sư điện, điện tử, xây dựng, bảo hộ lao động, cử nhân tài chính kế toán. Trong quá trình công tác, theo quy định của pháp luật về năng lực và trình độ của công chức thanh tra, Thanh tra Sở đã cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ thanh tra, trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính. Bảng 1: Trình độ chuyên môn của công chức thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cử nhân công nghệ thông tin 2 2 2 2 2 Cử nhân hành chính 1 1 1 1 1 Cử nhân kế toán 4 5 5 5 5 Cử nhân Luật 18 22 22 22 22 Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước 0 0 1 1 1 Cử nhân quản lý du lịch 0 0 1 1 1 Cử nhân tài chính ngân hàng 0 1 1 1 1 Cử nhân xã hội học 2 2 2 2 2 Cử nhân tài chính kinh tế 0 0 1 1 1 Kỹ sư các ngành 30 30 30 30 30 Thạc sĩ 1 1 2 2 2 Tổng cộng 58 68 68 68 68 Nguồn:Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Qua bảng số liệu trên cho thấy, trình độ của đội ngũ công chức tại Thanh tra Sở đã được nâng lên. Số các công chức có trình độ chuyên môn là cử nhân luật bao gồm 22/68 (chiếm 32%). Trong khi đó, yêu cầu trong hoạt động thanh tra đòi hỏi công chức trong các đoàn thanh tra phải thực sự am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn về pháp luật. Các công chức có trình độ 40 chuyên môn kỹ sư các ngành chiếm đến 30 người (44%). Từ con số này cho thấy, các công chức trong Thanh tra Sở cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về luật, phục vụ trực tiếp cho hoạt động thanh tra. Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020, trên cơ sở quyết định số 2155/2013/QĐ-TTG ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và văn bản số 1721/VP-VX ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân 0 5 10 15 20 25 30 Cử nhân công nghệ thông tin Cử nhân hành chính Cử nhân kế toán Cử nhân Luật Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Cử nhân quản lý du lịch Cử nhân tài chính ngân hàng Cử nhân xã hội học Cử nhân tài chính kinh tế Kỹ sư các ngành Thạc sỹ 2 1 5 22 1 1 1 2 1 30 2 Biểu 1: Trình độ chuyên môn của công chức thanh tra Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2018 41 thành phố về việc triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Theo đó, Quyết định đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai dự án nhằm đảm bảo số lượng công chức thanh tra tại Thanh tra Sở là một trăm người và thí điểm biệt phái Thanh tra viên của Thanh tra Sở về các quận, huyện có nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động, thường xuyên xảy ra tranh chấp, đình công, tai nạn lao động nhằm triển khai các cuộc thanh tra độc lập, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội. Quyết định các lộ trình thực hiện dự án như giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2017 tiến hành thí điểm tại 3/24 quận/huyện, cuối giai đoạn đánh giá kết quả và tiếp tục nhân rộng trên địa bàn còn lại cho đến năm 2020. Tuy nhiên, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tinh giản biên chế, đứng trước tình hình chung của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng thực hiện tinh giản biên chế nên nhân sự của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng vẫn giữ nguyên bộ máy tổ chức và số lượng công chức, đồng thời vướng quy định về thanh tra độc lập (quy định về trình tự, thủ tục) nên từ đó cũng dẫn đến việc thí điểm mô hình biệt phái Thanh tra viên của Thanh tra Sở trên địa bàn vẫn chưa được thực hiện. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Hoạt động xây dựng kế hoạch thanh tra và chuẩn bị cho hoạt động thanh tra lao động Hoạt động thu thập thông tin, lựa chọn đối tượng thanh tra Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra của thanh tra Chính phủ; định hướng nội dung thanh tra của thanh tra Bộ, hướng dẫn việc xây dựng kế 42 hoạch thanh tra của Thanh tra thành phố, Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở xem xét phê duyệt. Nội dung kế hoạch thanh tra xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác. Thời gian dự thảo trình Giám đốc Sở xem xét phê duyệt chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm và Giám đốc Sở có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm. Việc phê duyệt kế hoạch thanh tra phải thực hiện bằng văn bản. Kế hoạch thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan. Để xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm có cụ thể đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, từ năm 2017 đến nay, Thanh tra Sở đã đề nghị các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện là cơ quan chuyên môn quản lý về Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao lập danh sách doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật lao động về Thanh tra Sở để xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt. Phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra này đã có nhiều đổi mới so với trước năm 2017. Trước đây Thanh tra Sở phân công công chức quản lý hồ sơ doanh nghiệp trên 24 địa bàn quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh nhằm theo dõi việc chấp hành quy định pháp luật lao động của doanh nghiệp và theo dõi tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, hàng năm công chức quản lý hồ sơ doanh nghiệp, căn cứ vào các vi phạm pháp luật lao động theo kết quả của phiếu tự kiểm tra trong thực hiện pháp luật lao động để đề xuất đối tượng thanh tra và đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Cả hai phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra như đề cập ở trên đều có ưu nhược điểm. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, nguồn đối tượng 43 thanh tra từ công chức quản lý trên địa bàn đề xuất đã giúp Thanh tra Sở chủ động xây dựng kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch thanh tra đảm bảo đúng tiến độ và không có tình trạng đối tượng thanh tra không tồn tại tại thời điểm ban hành quyết định thanh tra. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn đối tượng thanh tra, công chức quản lý địa bàn cần tập trung toàn bộ thời gian vào công việc tìm kiếm doanh nghiệp mới trên địa bàn, đề nghị doanh nghiệp tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, phân tích, đánh giá việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp đã dẫn đến việc thiếu nguồn nhân sựđể giải quyết các công việc khác. Trong khi đó, với phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra theo danh sách đề xuất của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao có thể khiến công tác xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở trở nên bị động, việc tham mưu xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra bị trễ hạn so với quy định và tình trạng doanh nghiệp không tồn tại, không còn hoạt động, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch. Đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp không tồn tại vì các đơn vị đề xuất căn cứ vào việc doanh nghiệp không báo cáo định kỳ và cho rằng như vậy là doanh nghiệp vi phạm nhưng thực tế doanh nghiệp đã chuyển đi nơi khác, không còn hoạt động tại địa phương mà không có sự khảo sát trước khi đề xuất. Để tránh tình trạng này, năm 2018, 2019, Thanh tra Sở đã chủ động khảo sát lại thực trạng đối tượng thanh tra tại các đơn vị đề xuất, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp ngưng hoạt động, dời đi nơi khác tại thời điểm thanh tra ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chỉ tiêu thanh tra. Thanh tra Sở đã thực hiện gửi thông báo kế hoạch thanh tra đến đối tượng thanh tra cũng đã góp phần rà soát sự tồn tại của doanh nghiệp, tránh sự trùng lắp nội dung thanh 44 tra, đối tượng thanh tra với các cơ quan khác và tác động trực tiếp đến ý thức chấp hành pháp luật lao động của đối tượng thanh tra. Nhằm thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, khi kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt, Chánh thanh tra ban hành quyết định phân công chỉ tiêu cho từng quý, đến từng bộ phận với nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra ứng với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Thanh tra Sở. 2.2.2. Hoạt động tiến hành thanh tra lao động Theo báo cáo kết quả 05 năm thực hiện nhiệm vụ được giao và lãnh đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ được giao của Chi ủy Thanh tra Sở nhiệm kỳ 2010-2015 [6], Thanh tra Sở đã thực hiện được 8.726 cuộc thanh tra chuyên ngành về lao động, đạt trên chỉ tiêu 6.000 cuộc, đạt tỉ lệ 145%; như vậy trung bình mỗi năm Thanh tra Sở thực hiện 1.745 cuộc, mỗi trưởng đoàn thanh tra thực hiện 50 cuộc/năm [6]. Nhìn chung các Đoàn thanh tra triển khai thực hiện đúng tiến độ, tuy nhiên, giai đoạn này chỉ tiến hành thanh tra theo từng nội dung chuyên đề mà chưa bao quát hết việc chấp hành pháp luật lao động của các đối tượng thanh tra. Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh traSở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn thanh tra là Trưởng Bộ phận, Phó Trưởng bộ phận. Tương ứng tại Thanh tra Sở có 19 Trưởng, Phó bộ phận thực hiện nhiệm vụ Trưởng đoàn thanh tra với chỉ tiêu thanh tra do Trưởng Bộ phận phân công. Như vậy, số lượng Trưởng đoàn thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh giảm trong khi đó biên chế thanh tra vẫn giữ số lượng cũ thì trong cơ cấu đoàn tăng thành viên tham gia là công chức tại thanh tra Sở lên ít nhất 02 người và tùy tình tính chất, mức độ cuộc thanh tra mà có thể trưng cầu thêm thành viên từ 3 người đến 4 người; điều này đã giúp cho Đoàn thanh tra kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế tại đối tượng thanh tra được bao quát hơn. 45 Giai đoạn từ năm 2015-2020, theo kế hoạch của Chi ủy Thanh tra Sở nhiệm kỳ 2015-2020 giao nhiệm vụ cho chính quyền thanh tra Sở thực hiện 5000 cuộc, đến giữa nhiệm kỳ, Chi ủy Thanh tra Sở đã tổ chức rà soát đánh giá kết quả thực hiện, qua đó năm 2016 thực hiện thanh tra 842 cuộc, năm 2017 thực hiện thanh tra 774 cuộc, năm 2018 đạt 450 cuộc [7]. Về phương thức hoạt động thanh tra lao động Nhằm triển khai thực hiện hoạt động thanh tra lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra được thành lập ít nhất có 1 thành viên trở lên là công chức thanh tra Sở, một thành viên bắt buộc là công chức, chuyên viên của cơ quan bảo hiểm xã hội và một thành viên bắt buộc là công chức, viên chức của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, nơi đối tượng thanh tra đóng trụ sở; ngoài ra tùy từng nội dung thanh tra mà có thành viên của Phòng Việc làm - An toàn lao động Sở, phòng Giáo dục nghề nghiệp, Phòng Tiền lương - Bảo hiểm xã hội hay Ban quản lý các khu chế xuất - Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao. Thanh tra Sở không áp dụng quy định phân công nhiệm vụ để thanh tra viên độc lập tiến hành thanh tra. Việc hoạt động thanh tra theo Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó tại Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh có 02 chức danh được kí và ban hành quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra theo sự phân công của Chánh Thanh tra. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại tình trạng không chấp hành quyết định thanh tra của đối tượng thanh tra, cố tình trốn tránh, trì hoãn cuộc thanh tra khiến cho trưởng đoàn thanh tra không thể công bố quyết định thanh tra. 46 Trước năm 2017, nếu quyết định thanh tra không được tiến hành, đối tượng thanh tra xin hoãn thì trưởng đoàn thanh tra không tham mưu đề xuất hủy quyết định thanh tra hoặc không ban hành quyết định mới thay thế quyết định cũ. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đã tham mưu hủy bỏ quyết định thanh tra không thể tiến hành và tham mưu quyết định thành lập đoàn thanh tra mới nếu đối tượng thanh tra vẫn còn. Theo thống kê, để thực hiện được 450 cuộc thanh tra năm 2018, người ra quyết định thanh tra đã phải ban hành 802 quyết định thanh tra, hủy quyết định thanh tra trong đó ban hành 148 quyết định hủy quyết định, 654 quyết định thanh tra [7]. Nguyên nhân của việc ban hành các quyết định hủy quyết định thanh tra phần lớn là do đối tượng thanh tra cố tình trốn tránh, trì hoãn, không hợp tác. Về giám sát hoạt động đoàn thanh tra Việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra đã được quy định tại Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2008 và hiện nay theo Thông tư số 05/2015/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2015. Tuy nhiên, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người ra quyết định thanh tra (Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra) không giám sát hoạt động đoàn hay thành lập Tổ giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao động, các Đoàn Thanh tra của Thanh tra Sở hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát, hồ sơ chứng cứ mà Đoàn Thanh tra thu thập trong quá trình thanh tra cũng không kiểm tra đối chiếu. Điều này có thể dẫn đếnhiện tượng tiêu cực của Đoàn Thanh tra như hồ sơ thể hiện không đúng bản chất sự việc, bao che cho hành vi sai phạm của doanh nghiệp. 47 Nhằm giải quyết tình trạng này, trong các quyết định tranh tra vào 6 tháng cuối năm 2018, người ra quyết định thanh tra đã quy định ghi rõ trong quyết định thanh tra với nội dung Đoàn Thanh tra hoạt động dưới sự giám sát của người ra quyết định thanh tra. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các đoàn thanh tra phải theo đúng các quy định pháp luật, chịu sự giám sát từ người ra quyết định thanh tra. Quy định là như vậy, tuy nhiên,việc thực hiện giám sát của người ra quyết định thanh tra đối với các đoàn thanh tra thực hiện được rất ít. Khi hoạt động giám sát Đoàn thanh tra được thực hiện thì lại vướng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành giám sát trong quá trình Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra. Chẳng hạn như quá trình Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng được thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh; làm việc với cá nhân, tổ chức có liên quan thì đều phải có người giám sát tham gia tại buổi làm việc hay chỉ khi xét thấy cần thiết.... Rõ ràng, khi chưa có những quy định cụ thể về hoạt động giám sát các đoàn thanh tra thì rất có thể dẫn đến tình trạng hoạt động giám sát mang tính hình thức khi chưa có cơ chế giám sát cụ thể. Có thể nói, hoạt động giám sát Đoàn thanh tra tại Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh chưa được thực hiện triệt để, phần lớn chỉ dừng lại ở những báo cáo do chính Đoàn Thanh tra báo cáo lên người ra quyết định thanh tra. 2.2.3. Hoạt động xử lý sau thanh tra Về xử phạt vi phạm hành chính Trong quá trình thanh tra, nếu trưởng đoàn thanh tra phát hiện hành vi vi phạm hành chính về lao động của đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất người ra quyết định thanh tra xử lý vi phạm hành chính. Tại thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí 48 Minh, trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, giai đoạn trước năm 2016, khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị đối tượng khắc phục hành vi vi phạm hành chính, sau thời hạn 05 ngày theo quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính,đối tượng thanh tra phải giải trình về hành vi vi phạm hành chính, nếu đối tượng thanh tra khắc phục thì sẽ đề xuất không xử phạt vi phạm hành chính. Điều này không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến việc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xử lý kỷ luật mười bảy trưởng đoàn Thanh tra của Thanh tra Sở trong việc bỏ lỗi vi phạm hành chính cho doanh nghiệp, Chánh thanh tra Sở đã phải chuyển công tác trước khi có kết luận thanh tra. Từ năm 2017 đến nay, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định về phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về lao động. Rất nhiều các vụ việc vi phạm về pháp luật lao động như bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao độngđã bị xử lý theo quy định. Không ít các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có những sai phạm trong thực hiện pháp luật về lao động. Có thể từ việc hiểu biết pháp luật của bản thân người lao động còn hạn chế hoặc các chủ sử dụng lao động cố tình vi phạm pháp luật lao động, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã có hành vi vi phạm pháp luật lao động, không chỉ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, mà còn ảnh hưởng tới chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số sai phạm thường gặp trong thực hiện pháp luật lao động khi kiểm tra doanh nghiệp như người sử dụng lao động giữ bằng cấp của người lao động. Ở một số Công ty, để được nhận vào làm việc thì người lao động phải đưa bằng cấp (bản chính) cho người sử dụng lao động giữ - đây là yêu sách thường gặp ở không ít Công ty.Việc giữ bản chính bằng cấp được xem là cách thức để các chủ sử dụng lao động giữ chân người lao động, thậm chí cũng là 49 biện pháp để kiểm soát người lao động. Khoản 1 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 đã nghiêm cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 08 năm 2013 cũng quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: (a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Một hình thức vi phạm khác về pháp luật lao động trong các doanh nghiệp là việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động nộp tiền đặt cọc. Một số doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền đặt cọc thì mới nhận người lao động vào làm. Theo người sử dụng lao động thì điều này nhằm mục đích bảo đảm người lao động thực hiện đúng hợp đồng, nếu người lao động gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường bằng chính khoản tiền đặt cọc đó. Khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 đã nghiêm cấm người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP cũng quy định, xử phạt người sử dụng lao động từ 20 đến 25 triệu đồng, nếu buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Một hành vi khác trong thực hiện pháp luật lao động mà một số doanh nghiệp trên địa bàn đã vi phạm là người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.Dù rằng đây là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tuy nhiên, việc trả lương dưới mức quy định tối thiểu của pháp luật là vi phạm pháp luật.Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việcdo hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định: “Mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_thanh_tra_lao_dong_cua_so_lao_dong_thuong.pdf
Tài liệu liên quan