Luận án Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ đổi mới

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.2. Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu và những nội dung mới

luận án thực hiện 35

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN

LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

THỜI KỲ ĐỔI MỚI 39

2.1. Một số vấn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị 39

2.2. Cơ sở lý luận về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng

đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới 49

2.3. Cơ sở thực tiễn về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở

vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới 60

Chương 3: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ

THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 76

3.1. Thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng

bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới 76

3.2. Nguyên nhân thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới 92

3.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ

thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng 103

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO,

QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

HỒNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 113

4.1. Một số quan điểm cơ bản 113

4.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu 120

4.3. Một số kiến nghị 143

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 165

pdf183 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế - xã hội tương đương) thì tỷ lệ này ở vùng ĐBSH cao hơn 79 1,53% (ĐBSCL 10,37%). Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cao nhất (16,36%), kế tiếp là Quảng Ninh (14,55%). Hai tỉnh có tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ thấp nhất là Vĩnh Phúc (9,09%) và Bắc Ninh (9,43%). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với tỉnh Long An (địa phương có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp tỉnh thấp nhất cả nước là 3,77%). Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2015, ở ĐBSH có 02 nữ Bí thư Tỉnh ủy (Ninh Bình và Vĩnh Phúc) chiếm 18%. Đây là vùng có tỷ lệ nữ Bí thư Tỉnh ủy cao nhất cả nước. Kết quả khảo sát của tác giả tại 5 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định) về tình hình phụ nữ lãnh đạo, quản lý đã cho thấy: Tại Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2010-2015, trong số 75 ủy viên BCH Thành ủy, nữ là 9 người (chiếm 12%); tỷ lệ nữ tham gia BTV là 3 trong tổng số 17 cán bộ (17,65%). Trong số 933 cán bộ thuộc diện BTV quản lý, cán bộ nữ là 159 người (chiếm 17,0%). Trong 3 nhiệm kỳ gần đây (1995-2000; 2001-2005; 2006-2010) tỷ lệ nữ trong BCH, BTV của Hà Nội đều tăng (trong BCH: 14,6%; 16,5%, 17,0%; trong BTV: 9,6%; 11,3% và 12,4%). Tỷ lệ cán bộ nữ ở thành phố Hải Phòng được bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo diện Thành ủy quản lý từ năm 2005 đến nay trung bình đạt khoảng 11,9% năm. Trong 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố gần đây đều có nữ tham gia BTV. Nhiệm kỳ 2010-2015, có 4 người trong tổng số 55 ủy viên BCH là nữ (chiếm 7,27%), trong đó, có 01 cán bộ nữ giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy. Nhiệm kỳ 2010-2015 ở tỉnh Hà Nam, có 5 cán bộ nữ trong số 51 cán bộ tham gia BCH Đảng bộ tỉnh (chiếm 9,8%), 01 nữ tham gia BTV; trong số 108 cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý thì cán bộ nữ là 17 người (chiếm 15,7%). Trong số 108 cán bộ cấp trưởng, phó các ban Đảng, nữ là 17 người (chiếm 15,7%). 100% cán bộ nữ (102 người) là trưởng, phó các ban Đảng có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có 15 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 14,7%). 80 Trong nhiệm kỳ 2010-2015 của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, cán bộ nữ tham gia BTV cấp ủy các cấp là 13 người trong tổng số 101 người (chiếm 12,9%), có 01 nữ Bí thư Tỉnh ủy; có 02 nữ cán bộ trong tổng số 15 người tham gia BTV Tỉnh ủy (chiếm 13%). Số cán bộ nữ là cấp trưởng/phó đoàn thể là 08 người trong tổng số 96 cán bộ (chiếm 8,2%). 100% cán bộ nữ giữ chức vụ có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, 69% có trình độ chuyên môn là đại học và 31% là thạc sỹ. Ở cấp quận/huyện Số cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp huyện vùng ĐBSH nhiệm kỳ (2010-2015) là 816 người trong tổng số 5149 cán bộ (chiếm 15,85%). Nếu so với mức bình quân chung của cả nước (15,15%), tỷ lệ này cao hơn không đáng kể; so với vùng ĐBSCL (12,95%) cao hơn 2,2%. Bắc Ninh và Hải Dương là hai tỉnh có tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp huyện thấp nhất (lần lượt là 9,21%; 12,38%). So với tỉnh có tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp huyện thấp nhất cả nước là Hậu Giang (7,28%), ở vùng ĐBSH, tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ ở tỉnh thấp nhất vẫn cao hơn 2%. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, nữ ủy viên của BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội cấp quận/huyện là 81 người trong tổng số 445 ủy viên (chiếm 18,2%); nữ tham gia BTV các cấp là 57 người trong tổng số 159 người (chiếm 35,8%). Trong tổng số 29 người, có 4 cán bộ nữ giữ chức Bí thư quận/huyện ủy (chiếm 13,8%), có 5 người giữ chức Phó Bí thư (chiếm 6,4%). Về chuyên môn, nghiệp vụ 100% cán bộ nữ có trình độ đại học trở lên, 100% có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị. Cũng trong nhiệm kỳ này, thành phố Hải Phòng là địa phương có cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp quận/huyện cao nhất trong vùng: 114 người trong tổng số 552 cán bộ (chiếm 20,65%, tăng 2,43% so nhiệm kỳ trước), trong đó, cán bộ nữ tham gia BTV là 14 người trong tổng số 150 cán bộ (chiếm 9,33%); có 1 cán bộ nữ trong tổng số 14 cán bộ giữ chức Bí thư (chiếm 7,14%), trong tổng số 27 cán bộ giữ chức vụ Phó Bí thư thì có 2 người là nữ (chiếm 7,41%). Về trình độ cán bộ nữ: có 9 người trình độ trên đại học, 93 81 người trình độ đại học, 04 người trình độ cao đẳng, 87 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 16 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Về cơ cấu tuổi, có 01 cán bộ nữ dưới 30 tuổi, 12 cán bộ nữ từ 31-40 tuổi, 46 cán bộ nữ từ 41-50 tuổi và 44 cán bộ nữ trên 50 tuổi. Ở cấp xã/phường Tổng số cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ là 35253 người (chiếm 16,98%). Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp xã cao nhất (21,58%); tiếp theo là Hải Phòng (21,57%), Hà Nội (21%). So với nhiệm kỳ trước (2005-2010) tỷ lệ phụ nữ trong BCH Đảng bộ cấp xã tăng 1,2%. Cụ thể, thành phố Hải Phòng có 682 cán bộ nữ trong tổng số 3162 người tham gia BCH Đảng bộ cấp xã (chiếm 21,56%, tăng 1,66% so với nhiệm kỳ trước), có 95 cán bộ nữ trong tổng số 971 cán bộ tham gia BTV (chiếm 9,78%), 24 cán bộ nữ trong tổng số 221 cán bộ giữ chức Bí thư (chiếm 10,85%), có 43 cán bộ nữ trong tổng số 329 người giữ chức Phó Bí thư (13%). 410 cán bộ nữ có trình độ đại học, cán bộ nữ có trình độ sau đại học là 5 người, 194 cán bộ nữ trình độ trung cấp, 552 cán bộ nữ trình độ cử nhân chính trị, 13 cán bộ nữ trình độ cao cấp lý luận chính trị. Về cơ cấu tuổi, có 26 nữ ủy viên BCH dưới 30 tuổi. So với quy định của Bộ Nội vụ (Quyết định 04/2004 ngày 16/11/2004) thì 100% cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp xã của Hải Phòng đều đạt chuẩn trình độ. Bảng 3.1: So sánh tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ các cấp: tỉnh, huyện, xã vùng đồng bằng sông Hồng nhiệm kỳ 2010-2015 Đơn vị tính % Tỷ lệ nữ ủy viên trong BCH Đảng bộ cấp tỉnh Tỷ lệ nữ ủy viên trong BCH Đảng bộ cấp huyện Tỷ lệ nữ ủy viên trong BCH Đảng bộ cấp xã Cả nước 11,30% 15,15% 17,98% ĐBSH 11,09% 15,85% 16,98% ĐBSCL 10,37% 12,95% 17,98% Nguồn: Tổng hợp trên số liệu của Ban Tổ chức Trung ương 82 Báo cáo đánh giá tổng kết công tác cán bộ của các tỉnh/thành cho thấy, nhìn chung, cán bộ nữ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Nhiều cán bộ nữ thể hiện tính năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, tích lũy kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng, đoàn thể, quản lý kinh tế, xây dựng HTCT, có uy tín với nhân dân và đồng nghiệp nơi công tác. Theo kết quả khảo sát thì phụ nữ lãnh đạo quản lý có điểm mạnh là mềm dẻo, linh hoạt (84,9% ý kiến); nhiệt tình, tâm huyết (64,6%) và 61,3% ý kiến khẳng định phụ nữ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất là nghị lực, kiên trì trong công việc. 3.1.1.2. Một số hạn chế Một là, số lượng nữ tham gia BCH Đảng bộ 3 cấp (tỉnh/huyện/xã) vùng ĐBSH đều không đạt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ cấp tỉnh vùng ĐBSH thấp hơn bình quân chung của cả nước (11,09% so với 11,3%). Điều đáng lưu ý, nơi có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cao nhất vùng là Hải Dương (16,36%) nhưng tỷ lệ đó vẫn thấp hơn rất nhiều so với Tuyên Quang (tỉnh có tỷ lệ cán bộ nữ trong BCH Đảng bộ cấp tỉnh cao nhất cả nước 29,09%), trong khi Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn khá nhiều so với ĐBSH. Ở cấp xã, tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ của vùng ĐBSH(15,85%) thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (17,98) và ĐBSCL (17,98%). Quảng Ninh là địa phương có cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp xã cao nhất (21,58%) nhưng vẫn thấp hơn khoảng 11,21% so với thành phố Hồ Chí Minh (32,79%). Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp xã thấp nhất trong vùng, đồng thời thấp nhất cả nước (chỉ chiếm 12,44%). Hai là, tại một số địa phương, số lượng phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ các cấp đều có xu hướng giảm. Trong BCH Đảng bộ thành phố Hải Phòng, tỷ lệ nữ tham gia giảm từ 13,2% (nhiệm kỳ 1996-2000) xuống còn 10,6% (nhiệm kỳ 2001-2005), 10,2% 83 (nhiệm kỳ 2005-2010) và còn 7,27% (nhiệm kỳ 2010-2015). Tỷ lệ nữ cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý từ 2004 đến nay đều không vượt quá 15% và giảm từ 13,5% (năm 2004) còn 12,6% (năm 2012). Tỷ lệ nữ giữ chức Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên BTV ở ba cấp có tỷ lệ trung bình chỉ từ 5-9%. Một số cấp ủy không có nữ tham gia BTV, ở vị trí trưởng ban Đảng các cấp thì nữ chiếm tỷ lệ rất ít trong khi cán bộ công chức là nữ có số lượng tương đối cao. Nhiệm kỳ khóa XVIII (2010-2015), trong BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định có 4 cán bộ nữ trong tổng số 55 cán bộ (chiếm 7,27% - giảm 0,93% so với nhiệm kỳ khóa XVII chiếm 8,1%); không có nữ trong BTV, nữ cấp trưởng, nữ cấp phó các ban Đảng chiếm 25%. Kết quả khảo sát tại 24 cơ quan thuộc HTCT cấp tỉnh cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy rất thấp, có 33 cán bộ nữ trong tổng số 152 cán bộ (chiếm 21,7%). Có 6/24 cơ quan không có nữ tham gia cấp ủy, chỉ có 01 người ở vị trí phụ trách công tác nữ công, hoặc chủ tịch công đoàn. Ba là, cán bộ nữ giữ vị trí cấp phó nhiều hơn vị trí cấp trưởng, thường hay được giao những công việc liên quan đến tuyên truyền, vận động hơn là những công việc có tính chất chiến lược. Nghiên cứu cơ cấu chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cấp Đảng vùng ĐBSH cho thấy: cán bộ nữ giữ vị trí cấp phó nhiều hơn vị trí cấp trưởng, và thường hay được phân công phụ trách các mảng văn hóa - xã hội. Chẳng hạn, tại thành phố Hà Nội, ở cấp quận/huyện có 04 nữ Bí thư, 05 nữ Phó Bí thư trong tổng số 29 quận/huyện. Thành phố Hải Phòng, có 1 nữ Bí thư, 02 nữ phó Bí thư trong tổng số 14 quận/huyện. Còn ở tỉnh Nam Định, có 5 trong tổng số 10 huyện/thị không có nữ tham gia BTV, toàn bộ các huyện/thị không có nữ Bí thư, chỉ có 2 trong tổng số 29 huyện/thị có Phó Bí thư là nữ. Ở một số địa phương có nữ giữ vị trí cấp trưởng trong khối cơ quan cấp tỉnh, tuy nhiên, các cơ quan đó chủ yếu thuộc lĩnh vực xã hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Sở Y tế, Cục Thi hành án, Hội Nông dân và trường Chính trị). Ngay cả ở những lĩnh vực có tỷ lệ nữ cán bộ công chức cao và được coi là thuận lợi cho nữ trong lãnh đạo, quản lý thì tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý 84 vẫn ít hơn nam giới. Ví dụ, trong tổng số 876 trường phổ thông trung học của Nam Định chỉ có 325 hiệu trưởng là nữ (chiếm 40,18%), trong 49 đơn vị sự nghiệp y tế, có 06 người giữ vị trí cấp trưởng (chiếm 12,24%). Bốn là, cơ cấu độ tuổi, số cán bộ nữ ở độ tuổi sắp nghỉ quản lý cao trong khi cán bộ nữ trẻ có tỷ lệ rất thấp, bất hợp lý, thiếu tính kế thừa giữa các độ tuổi. Nữ lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh của Nam Định có độ tuổi trên 50 tuổi là 20 người trong tổng số 39 người (chiếm 51,2%), trong khi số cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở độ tuổi từ 31-40 tuổi chỉ có 06 người trong tổng số 39 người (chiếm 15,38%). 3.1.2. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền các cấp 3.1.2.1. Những thành tựu chủ yếu Trong HĐND và UBND cấp tỉnh Nhiệm kỳ 2011-2016, vùng ĐBSH có 158 nữ trên tổng số 686 đại biểu HĐND cấp tỉnh (chiếm 23,03%). Nếu so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ của ĐBSH thấp hơn 1,17% (bình quân của cả nước là 25,17%); so với khu vực ĐBSCL (22,76%) thì ĐBSH chỉ cao hơn 0,27%. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ĐBSH có 6 trong tổng số 11 tỉnh/ thành có cán bộ nữ là lãnh đạo chủ chốt trong UBND cấp tỉnh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam - chiếm 54,55%). Trong khi đó, tỷ lệ trung bình của cả nước là 38,10%, của ĐBSCL là 38,46%. Điều này cho thấy, ĐBSH có tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong UBND cấp tỉnh cao hơn so với cả nước là 16,45%, cao hơn so với ĐBSCL là 16,09%. Nhiệm kỳ 2011-2016, trong HĐND thành phố Hải Phòng có 09 nữ tham gia trong tổng số 67 người (chiếm 13,4%, tăng 2,6% so nhiệm kỳ trước). Tuy nhiên, không có cán bộ nữ tham gia vị trí chủ chốt cấp tỉnh; có 5 trong số 32 Giám đốc Sở, trưởng các Ban, Ngành là nữ (chiếm 15,63%), 15 trong tổng số 109 Phó giám đốc các Sở, Ban, Ngành là nữ (chiếm 13,76%). Trong số các nữ trưởng, phó các Sở, Ngành có 01 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 08 cử nhân; 100% cán bộ nữ có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Về cơ cấu độ tuổi, có 01 cán bộ nữ dưới 40 tuổi, 09 cán bộ nữ từ 41-50 tuổi và 10 cán bộ nữ trên 50 tuổi. 85 Nữ đại biểu HĐND ở tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016 là 7 người trong tổng số 50 người (chiếm 14%); có 01 nữ là Phó Chủ tịch UBND (chiếm 11,11%); có 03 nữ Giám đốc các Sở (Tư pháp, Bảo hiểm xã hội, Thống kê). Ở tỉnh Nam Định, nữ đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 13 người trong tổng số 67 người (chiếm 19,4%), giảm so với nhiệm kỳ trước là 5,79%. Đặc biệt, không có nữ trong các vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Có 06 cán bộ nữ trong tổng số 32 cán bộ giữ chức Giám đốc Sở, ngang Sở (đạt 18%), tăng 8% so với nhiệm kỳ 2005-2011; có 20 cán bộ nữ trong tổng số 100 cán bộ giữ chức Phó các Sở, Ngành (chiếm 20%) tăng 20 lần so với nhiệm kỳ trước (01 người). Có 121 cán bộ nữ giữ vị trí Trưởng phòng cấp Sở (chiếm 29,11%), tăng gần 10 lần so với nhiệm kỳ trước (13 người). Khảo sát cụ thể tại 12 cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh (gồm các sở Y tế, Giáo dục, Lao động thương binh và Xã hội, Văn hóa, Nội vụ...) có 8 trong số 45 lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm 17,7%), trong khi, tỷ lệ nữ công chức trong các cơ quan này là 41,9%. Về cơ cấu tuổi, hầu hết phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong khối chính quyền có độ tuổi khá cao, 20 cán bộ nữ trong số 39 cán bộ là những người ở độ tuổi trên 50 (chiếm 51,2%), trong khi chỉ có 6 người từ 31-40 tuổi (chiếm 15,38%). 100% cán bộ nữ giữ vị trí nêu trên có trình độ từ đại học trở lên, trong đó, 31,4% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 100% đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị. Nhiệm kỳ 2010-2015, ở tỉnh Hà Nam có 11 nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh (chiếm 22%). Tính đến tháng 10/2014, theo Báo cáo chi tiết của 26 đơn vị Sở, Ngành và 06 huyện, thành phố thì tổng số cán bộ nữ giữ chức Trưởng, Phó phòng và tương đương trở lên là 198 người (cấp tỉnh là 102, cấp huyện là 96 người). Số cán bộ nữ là Trưởng phòng của các Sở, Ngành là 27 người trong tổng số 156 người (chiếm 17,3%). 100% số cán bộ nữ giữ chức Trưởng, Phó phòng và tương đương trở lên ở cấp tỉnh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên, 15 người trong tổng số 102 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 14,7%), có 31 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị (chiếm 29%), 66 86 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 64,7%). 57 người ở độ tuổi dưới 45 (chiếm 55,8%), 45 người trên 45 tuổi (chiếm 37,5%). Trong HĐND và UBND cấp huyện Số cán bộ nữ tham gia HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 ở vùng ĐBSH là 938 người trong tổng số 3584 đại biểu (chiếm 26,2%). So với bình quân chung của cả nước (24,62%), tỷ lệ này cao hơn 1,58%; so với khu vực ĐBSCL (23,62%) thì tỷ lệ này ở ĐBSH cao hơn 2,58%. Bảng 3.2: So sánh tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vùng đồng bằng sông Hồng, nhiệm kỳ 2010-2015 Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp huyện Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã Cả nước 25,17% 24,62% 21,71% ĐBSH 23,03% 26,20% 22,77% ĐBSCL 22,76% 23,62% 20,34% Nguồn: Tổng hợp trên số liệu của Ban Tổ chức Trung ương Trong tổng số 11 tỉnh/thành phố của vùng ĐBSH, 7 địa phương có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND cấp huyện cao hơn bình quân chung của cả nước: Ninh Bình (30,6%), Quảng Ninh (30,3%); Hưng Yên (29,8%); Hà Nam (28,3%); Nam Định (27,5%); Hải Phòng (26,7%) và Hà Nội (26,4%). Tại Hà Nội, số cán bộ nữ giữ chức Chủ tịch HĐND, UBND cấp quận/huyện là 2 người trong tổng số 54 người (chiếm 3,7%), Phó Chủ tịch HĐND, UBND là 13 người trong tổng số 125 người (chiếm 10,4%). Hiện nay, thành phố Hải phòng không có nữ giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thường trực HĐND. Trong số 40 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch UBND cấp quận/huyện có 9 người là nữ. Trong số 9 cán bộ nữ đó, có 07 người có trình độ đại học, 02 người có trình độ thạc sĩ, 100% có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Về cơ cấu tuổi, có 01 người dưới 40 tuổi, 06 người từ 41-50 tuổi và 02 trên 50 tuổi. 87 Nữ đại biểu HĐND cấp huyện/thị xã tại Vĩnh phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 chiếm 30,18%. Nữ lãnh đạo UBND cấp huyện là 02 người trong tổng số 30 người (chiếm 6,7%), cán bộ nữ là trưởng phòng cấp huyện là 59 người (chiếm 19%). Trong HĐND và UBND cấp xã Nhiệm kỳ 2011-2016, ĐBSH có 13873 đại biểu nữ trong tổng số 60937 đại biểu HĐND (chiếm 22,77%). Tỷ lệ này cao hơn so với bình quân chung cả nước (21,71%) và ĐBSCL (20,34%). Những địa phương có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã cao nhất trong vùng: Quảng Ninh (28,8%), Hưng Yên (26,1%), Hà Nội (25,6%), Hải Dương (22,8%), Hà Nam (22,6%) và Ninh Bình (21,9%). Cụ thể, nhiệm kỳ 2011-2016, ở thành phố Hải phòng có 6 cán bộ nữ trong tổng số 150 cán bộ giữ chức Chủ tịch HĐND, 17 cán bộ nữ giữ chức Phó chủ tịch HĐND, 20 cán bộ nữ giữ chức Chủ tịch UBND, 53 cán bộ nữ giữ chức Phó Chủ tịch UBND. Trong số cán bộ nữ này, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 19 người có trình độ trung cấp, 69 người có trình độ đại học, 01 người có trình độ trên đại học; về trình độ lý luận chính trị: có 89 người có trình độ sơ cấp, 236 người có trình độ trung cấp lý luận; về độ tuổi, có 02 dưới 30 tuổi, 25 người từ 31-40 tuổi, 40 người từ 41-50 tuổi và 29 người trên 50 tuổi. Trong số 1114 cán bộ giữ vị trí trưởng các Ban, Ngành, Mặt trận, Đoàn thể cấp xã có 311 người là nữ. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ số cán bộ nữ này: có 186 người có trình độ đại học, 13 người có trình độ cao đẳng; về lý luận chính trị: có 100% cán bộ nữ có trình độ từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên; về cơ cấu tuổi, có 01 người dưới 30 tuổi, 80 người trên 50 tuổi và 230 người từ 31-50 tuổi. Cũng trong nhiệm kỳ này, ở tỉnh Vĩnh Phúc số cán bộ nữ tham gia HĐND cấp xã là 518 người trong tổng số 3229 người (chiếm 18%), nữ lãnh đạo UBND cấp xã là 204 người trong tổng số 1405 người (chiếm 14,52%). Nữ giữ chức Chủ tịch HĐND là 3 người trong tổng số 209 người (chiếm 1,4%), số cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND là 6 người trong tổng số 209 người (chiếm 2,87%). Số cán bộ nữ giữ chức vụ Chủ tịch UBND là 2 người trong tổng số 229 người (chiếm 2,62%), số cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND là 10 người trong 88 tổng số 229 người (chiếm 4,36%). Số cán bộ nữ giữ chức vụ Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND chủ yếu tập trung các xã, phường ở thành phố. 3.1.2.2. Một số hạn chế Một là, so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị giai đoạn 2011-2020, thì tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền các cấp khu vực ĐBSH không đạt yêu cầu. Chiến lược quy định: “Nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là 30% trở lên”. Thực tế, tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền các cấp của vùng của ĐBSH ở cả ba cấp đều dưới 30%, cụ thể: cấp tỉnh là 23,3%, cấp huyện là 26,2% và cấp xã là 22,7%. Hai là, mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh của vùng ĐBSH cao hơn cả nước, nhưng không đồng đều giữa các địa phương; có 7 trong số 11 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước, đó là: Hải Phòng (13,4%), Vĩnh Phúc (14%), Nam Định (19,4%), Hải Dương (20,3%), Hà Nam (22%), Hưng Yên (22,6%). Sự chênh lệch giữa tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ thấp nhất về nữ đại biểu HĐND tương đối cao: Quảng Ninh (31,9%), Hải Phòng (13,4%). Trong số 11 tỉnh/thành của ĐBSH chỉ có thành phố Hà Nội là nơi có cán bộ nữ giữ vị trí chủ chốt trong HĐND cấp tỉnh (chiếm 9,09%), còn không có địa phương nào có cán bộ nữ giữ chức Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, 6 địa phương có cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Ba là, trong số 11 tỉnh/thành phố của ĐBSH, có 4 địa phương có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp huyện thấp hơn bình quân chung cả nước (24,62%). Đó là: Hải Dương (23,4%), Bắc Ninh (22,1%), Thái Bình (20,35%) và Vĩnh Phúc (18,2%). Ninh Bình là địa phương có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp huyện cao nhất của ĐBSH (30,6%), nhưng nếu so với Bạc Liêu - nơi có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp huyện cao nhất của ĐBSCL (33,2%), thì tỷ lệ của tỉnh Ninh Bình vẫn thấp hơn (2,14%). Bốn là, so với tỷ lệ bình quân chung cả nước, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã vùng ĐBSH cao hơn, nhưng có 5 tỉnh/thành (chiếm 45,4%) có nữ đại 89 biểu thấp hơn là Hải Phòng (21,6%), Bắc Ninh (19,9%), Nam Định (18,6%); Hà Nam (18,5%); Vĩnh Phúc (18,3%). Tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong khối UBND các cấp rất thấp, chủ yếu giữ chức vụ cấp phó, toàn vùng ĐBSH không có nữ giữ chức vụ Chủ tịch UBND cấp tỉnh. 3.1.3. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Trong các tổ chức chính trị - xã hội, Hội LHPN là tổ chức đặc thù của nữ giới. Cán bộ Hội LHPN các cấp đều là phụ nữ. Theo số liệu của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đến năm 2012, cơ cấu cán bộ Hội LHPN ở khu vực ĐBSH như sau: Ở cấp tỉnh/thành phố: số cán bộ nữ dưới 40 tuổi chiếm 56,8%, số cán bộ nữ có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 89,3% (tỷ lệ chung của cả nước là 85,7%); Ở cấp huyện có 65,1% cán bộ nữ ở độ tuổi dưới 40 tuổi. Số cán bộ nữ có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 89,2% (tỷ lệ chung của cả nước là 77,4%); số cán bộ nữ có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên chiếm 40,5% (tỷ lệ chung của cả nước là 37,1%). Số cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội từ một tháng trở lên chiếm 48,5% (tỷ lệ chung của cả nước là 43,8%) [143]. Số liệu trên cho thấy, cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý của Hội LHPN ở vùng ĐBSH có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Tính đến tháng 5/2015, trong số các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng ĐBSH, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức có nhiều cán bộ nữ giữ vị trí chủ chốt nhất. Kết quả khảo sát cấp tỉnh/thành phố trong toàn vùng cho thấy: 10 trong số 11 tỉnh/thành phố có nữ giữ các vị trí chủ chốt trong BTV Tỉnh đoàn - Bí thư, Phó Bí thư (chiếm 90,9%), trong đó có 04 địa phương có nữ là Bí thư như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh (chiếm 36,4%); có 08 trong số 25 người giữ chức Phó Bí thư là nữ (chiếm 32%). Hà Nội, Ninh Bình là các địa phương có tới 50% cán bộ nữ giữ cương vị chủ chốt trong BCH Tỉnh đoàn, BTV Tỉnh đoàn; duy nhất tỉnh Hưng Yên là không có cán bộ nữ giữ các chức vụ, vị trí chủ chốt trong BTV Tỉnh đoàn. 90 Hiện nay, ở vùng ĐBSH, mặc dù không có cán bộ nữ giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh/thành phố, nhưng có 7 trong số 11 tỉnh/thành phố có nữ giữ chức Phó Chủ tịch (chiếm 63,6%). Khảo sát cụ thể tại một số địa phương cho thấy, tại Hà Nội có 2 cán bộ nữ trong số 6 cán bộ giữ chức trưởng khối đoàn thể cấp thành phố (chiếm 33,33%); tại Nam Định, số cán bộ Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện là 455 người nữ (chiếm 37%), trong số cán bộ nữ đó, số có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 77,24%, số có trình độ lý luận chính trị cao cấp chiếm 19,2%; cán bộ lãnh đạo là nữ trong khối đoàn thể chiếm 4,48% [134]. Tại Vĩnh Phúc, ở cấp tỉnh, trong số 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có 10 người là nữ lãnh đạo chủ chốt (chiếm 77%); chỉ số tương tự ở cấp huyện là 10 cán bộ nữ trong tổng số 15 người (chiếm 66,66%). Nếu so sánh tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt của khối đoàn thể và khối chính quyền cấp huyện (40%), thì tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt ở khối đoàn thể cao hơn 26,66% [139]. Tính đến hết năm 2013, tại Hải Phòng, ở cấp Thành phố, trong số 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có 10 người là nữ (chiếm 77%); chỉ số tương tự ở cấp quận/huyện là 10 người trong tổng số 15 người (chiếm 66,66%). Nếu so sánh với khối chính quyền thì tỷ lệ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội cao hơn rất nhiều (tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt của cấp Sở là 18,4%; của chính quyền cấp quận, huyện là 11,53%; của cấp xã là 13,2%) [140]. Riêng cấp cơ sở, trong số 479 người giữ chức trưởng các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể có 123 cán bộ là nữ (chiếm 25,68%); trong số 753 người giữ chức phó các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể có 257 người là nữ (chiếm 34,13%). Về chuyên môn, nghiệp vụ: 01 cán bộ nữ có trình độ cao đẳng, 446 cán bộ nữ có trình độ đại học và 29 cán bộ nữ có trình độ trên đại học. Về trình độ lý luận chính trị: 278 cán bộ nữ có trình độ trung cấp và 95 cán bộ nữ có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Về độ tuổi: có 09 cán bộ nữ dưới 30 tuổi, 112 cán bộ nữ từ 31-40 tuổi, 157 cán bộ nữ từ 41-50 tuổi và 102 cán bộ nữ trên 50 tuổi. 91 Từ thực trạng trên có thể rút ra một số nhận xét: Một là, tỷ lệ phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ theo cấp hành chính từ dưới lên trên (xã/huyện/tỉnh) có xu hướng giảm dần (16,98; 15,85 và 11,09). Điều này cho thấy, trong HTCT ở cấp càng cao, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý càng thấp. Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không có tác động nhiều đến sự tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo, quản lý. ĐBSH là khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với các vùng khác trong cả nước, nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ các cấp lại thấp hơn. Thành phố Hà N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_phu_nu_lanh_dao_quan_ly_trong_he_thong_chinh_tri_o_vung_dong_bang_song_hong_thoi_ky_doi_moi_1007.pdf
Tài liệu liên quan