MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC VÍ DỤ NHẠC . I
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . V
DANH MỤC CÁC BẢNG . V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . VI
THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU ÂM NHẠC VÀ KÝ HIỆU TÊN NHẠC CỤ . VII
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 . 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 7
1.1. Cơ sở lý luận . 7
1.1.1. Một số khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành dùng trong luận án . 7
1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của âm nhạc phức điệu phương Tây . 10
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng
Việt Nam . 34
1.2.1. Hệ thống tài liệu nghiên cứu . 34
1.2.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu . 44
Tiểu kết chương 1 . 49
CHƯƠNG 2 . 51
HÌNH THỨC VÀ THỦ PHÁP PHỨC ĐIỆU PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM
THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG VIỆT NAM . 51
2.1. Các hình thức fugue là một chương, một phần của tác phẩm . 51
2.1.1. Hình thức fugue một chủ đề . 52
2.1.2. Hình thức fugue nhiều chủ đề . 57
2.1.3. Hình thức hỗn hợp . 60
2.2. Sử dụng fugato . 65
2.2.1. Fugato là phần mở đầu chương nhạc hay mở đầu tác phẩm . 66
2.2.2. Fugato sử dụng trong cấu trúc tác phẩm . 70
2.3. Thủ pháp phức điệu . 75
2.3.1. Phức điệu tương phản . 75
2.3.2. Phức điệu mô phỏng . 88
2.3.3. Phức điệu tương phản kết hợp phức điệu mô phỏng . 98
2.3.4. Phức điệu với bè trầm cố định - Ostinato . 99
Tiểu kết chương 2 . 101
CHƯƠNG 3 . 103
KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ MANG BẢN SẮC DÂN TỘC KHI SỬ DỤNG HÌNH THỨC VÀ
CÁC THỦ PHÁP PHỨC ĐIỆU . 103
3.1. Nguồn chất liệu âm nhạc . 104
3.1.1. Âm nhạc dân tộc cổ truyền . 104
3.1.2. Giai điệu ca khúc đương đại . 122
3.1.3. Ngữ điệu tiếng nói . 124
3.2. Biến hoá lòng bản và bè tòng trong âm nhạc cổ truyền dân tộc . 125
3.2.1. Phương pháp biến hoá lòng bản và bè tòng trong âm nhạc cổ truyển dân tộc. . 125
3.2.2. Một số phương thức tiếp thu bè tòng của âm nhạc cổ truyền dân tộc . 128
Tiểu kết chương 3 . 143
KẾT LUẬN . 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158
DANH MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN . 159
179 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng giao hưởng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ đồ 2.7: Hoàng Cương - Tứ tấu dây Sonate in C - Chương I
Như vậy, qua phân tích các chương, các phần viết ở hình thức fugue
chúng tôi nhận thấy, đây đều là các fugue bốn bè. Các nhạc sĩ đã tiếp thu cấu
trúc fugue kinh điển của châu Âu nhưng mặt khác có sự tìm tòi, biến đổi cách
biểu hiện thích hợp nhằm diễn tả tư duy và tình cảm của con người Việt Nam.
Trước hết, sự biến đổi về cấu trúc: có sự kết hợp fugue hai chủ đề và ba
chủ đề trong cùng một chương nhạc. Đó là fugue hai chủ đề có cùng phần trình
bày được nhạc sĩ lược bớt phần phát triển, giành sự phát triển cho phần tái hiện
và chuyển thành đoạn fugue ba chủ đề. Hay cũng trong fugue hai chủ đề cùng
phần trình bày, thông thường hai chủ đề xuất hiện bốn lần ở các bè thì ở đây có
bè xuất hiện chủ đề hai lần nhưng có bè chủ đề không xuất hiện.
Về điệu tính, có 3/7 tác phẩm phần trình bày có mối quan hệ điệu tính:
T-D-T. Còn lại có phần trình bày chủ đề xuất hiện theo quan hệ quãng 5 đi
xuống (chủ - hạ át), có chủ đề giữ nguyên điệu tính hay có phần trình bày xuất
hiện điệu tính xa. Sang phần phát triển, điệu tính xuất hiện với màu sắc khác
65
nhau, từ điệu tính có mối quan hệ gần đến điệu tính có mối quan hệ xa. Ngoài
ra có phần phát triển và tái hiện lại là sự mô tiến về điệu tính của phần trình
bày khiến cho âm nhạc mang tính biến tấu nhưng có sự thống nhất cao.
Ngoài ra về vị trí của fugue trong tác phẩm được các nhạc sĩ sử dụng linh
hoạt. Khi fugue là một phần của tác phẩm có khi xuất hiện trong phần trình bày
tạo sự tập trung nhưng có khi lại đảm nhiệm vai trò tạo động lực, căng thẳng
khi xuất hiện ở phần phát triển. Khi fugue là một chương của tác phẩm thì các
nhạc sĩ vận dụng rất tự do, có khi fugue là chương I, khi là chương II nhưng
cũng có khi là chương cuối mang ý nghĩa tổng kết. Việc fugue xuất hiện làm
các chương, các phần trong tác phẩm thính phòng-giao hưởng đã tạo nên n giá
trị nhất định. Giữa các chương nhạc có sự đối tỉ, tương phản về hình thức trình
bày, sự đa dạng trong bút pháp và sự phong phú về ngôn ngữ âm nhạc. Qua đó
cũng thấy được giá trị của việc vận dụng fugue trong tác phẩm khí nhạc.
Mặc dù có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng hình thức fugue làm một
chương, một phần của tác phẩm chủ điệu nhưng thực tế chúng tôi cũng không
thấy nhiều tác phẩm viết ở hình thức này. Cùng với xu hướng phát triển chung
của âm nhạc thế giới, các nhạc sĩ ưa vận dụng phương thức trình bày phức điệu
để phát triển âm nhạc trong tác phẩm chủ điệu hơn, sự kết hợp uyển chuyển
giữa âm nhạc chủ điệu và âm nhạc phức điệu cũng tạo sự tương phản rõ hơn.
Để minh chứng cho điều này, , chúng tôi sẽ phân tích các đoạn nhạc sử dụng
phương thức trình bày phức điệu trong tác phẩm chủ điệu, hay nói cách khác
là nghiên cứu fugato trong một số tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam.
2.2. Sử dụng fugato
Fugato là hình thức fugue ở dạng không hoàn chỉnh, dùng trong các tác
phẩm chủ điệu có quy mô lớn. [27/126] Giống như fugue, fugato xây dựng trên
cơ sở mô phỏng và tiến hành chủ đề lần lượt ở các bè. Nhưng khác fugue ở chỗ
fugato thường không có hình thức cố định mà phát triển tự do hơn, biến động
hơn. Mặt khác fugato không phải là hình thức độc lập mà thường xuất hiện
ngẫu nhiên trong các tác phẩm âm nhạc chủ điệu. Sự kết hợp giữa âm nhạc chủ
điệu và âm nhạc phức điệu như vậy đã tạo cho người nhạc sĩ điều kiện đặc biệt
để thể hiện bao quát và toàn diện các hiện tượng phức tạp của cuộc sống.
66
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy fugato được sử dụng một cách linh
hoạt ở các vị trí khác nhau của tác phẩm. Mỗi vị trí xuất hiện, fugato tạo nên
những vai trò, đặc điểm riêng thể hiện ý đồ của người nhạc sĩ. Thường gặp:
- Fugato là phần mở đầu chương nhạc hay mở đầu tác phẩm;
- Fugato sử dụng trong cấu trúc của tác phẩm.
2.2.1. Fugato là phần mở đầu chương nhạc hay mở đầu tác phẩm
Trong tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam, khá nhiều tác phẩm
sử dụng fugato mở đầu chương nhạc hoặc mở đầu bản nhạc: từ tác phẩm thính
phòng đến tác phẩm tầm vóc lớn như giao hưởng thơ, liên khúc giao hưởng.
Ở bản Tứ tấu dây của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, tác giả đã chọn hình
thức trình bày âm nhạc theo lối phức điệu. Tác phẩm gồm bốn chương, fugato
xuất hiện mở đầu chương I với tốc độ chậm rãi, biểu cảm. Chủ đề bắt đầu bằng
âm vang trầm ấm của bè violoncello như một cuộc độc thoại bí mật rồi dẫn dắt
lên âm khu cao viola à violin 2. Giai điệu trữ tình nhưng thể hiện cảm xúc dằn
vặt sâu thẳm của người con yêu nước lang thang nơi xa lạ và khao khát về quê
hương.(Trích lời giới thiệu về tác phẩm) Mặc dù là tứ tấu dây nhưng chủ đề chỉ
xuất hiện ở ba bè. Bè violin 1 là nét nhạc ngẫu hứng theo âm hưởng chủ đề.
Ví dụ 2.10: Nguyễn Văn Nam - Tứ tấu dây - Chủ đề chương I - nhịp 1-7
Sơ đồ 2.8: Nguyễn Văn Nam - Tứ tấu dây - fugato
Cũng tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, trong Ngũ tấu viết cho bộ
dây và piano,fugato mở đầu cả ba chương nhạc nhưng mỗi chương có đặc điểm
riêng. Chương I mở đầu với fugato bốn bè xuất phát từ bè trầm bộ dây và chồng
âm trì tục ở bè tay phải piano. Nhạc sĩ kết hợp thủ pháp stretto và mô phỏng tự
do khi giai điệu xuất hiện lần thứ ba và thứ tư ở violin 1 và violin 2.
Chương II mở đầu bằng fugato bốn bè. Giai điệu là nét nhạc diễn tấu ở
tốc độ khá nhanh với kỹ thuật staccato tạo nên tính hài hước, tinh nghịch. Giai
67
điệu dài mười nhịp bắt đầu ở bè viola. Đáp đề xuất hiện ở bè violoncello là nét
nhạc có thay đổi khi bắt đầu bằng phần nhẹ của phách, trọng âm của giai điệu
chuyển từ phách mạnh thành phách nhẹ. Ở lần xuất hiện thứ ba và thứ tư, giai
điệu chủ đề đã không còn nhắc lại nguyên dạng mà được rút ngắn còn hai nhịp.
Chương III mở đầu bằng fugato năm bè. Vẫn xuất phát từ bè giữa (viola)
di chuyển lên âm khu cao rồi xuống âm khu trầm, nét nhạc được diễn tấu ở tốc
độ nhanh với kỹ thuật staccato. Như chương I, khi chủ đề xuất hiện lần thứ ba
và thứ tư đã kết hợp thủ pháp stretto và ở lần thứ năm, giai điệu được biến đổi.
Sơ đồ 2.9: Nguyễn Văn Nam - Ngũ tấu dây và piano - ch. III - fugato
Chúng ta còn gặp cách trình bày theo lối phức điệu trong nhiều bản tam
tấu, tứ tấu khác của các nhạc sĩ Việt Nam, như tam tấu Về làng viết cho oboe,
violoncello và piano của nhạc sĩ Đỗ Kiên Cường - tác phẩm đạt giải B, Hội
Nhạc sĩ Việt Nam năm 2015. Mở đầu phần II của tác phẩm là đoạn fugato ba
bè sử dụng đối đề cố định với thủ pháp chuyển chỗ hai quãng 8 và stretto. Chủ
đề do violoncello diễn tấu ở tốc độ chậm, khoan thai trên phầm đệm của piano.
Sơ đồ 2.10: Đỗ Kiên Cường - Tam tấu Về làng - fugato
Trong Tứ tấu dây số 2 của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng- tác phẩm đạt giải
Nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2008 - ở chương II, tác giả sử dụng đoạn
fugato để mở đầu chương nhạc. Chương II được viết ở hình thức 3 đoạn đơn
mang tính biến tấu: a a1 b a. Mở đầu đoạn a, giai điệu vang lên ở tốc độ chậm
qua âm sắc đàn viola với điệu Nam xuân trong nhạc cổ truyền Việt Nam
Ví dụ 2.11: Trần Mạnh Hùng - Tứ tấu dây số 2 - Chủ đề ch. II - n. 1- 5
68
Để phát triển tiếp đoạn fugato và tạo tính biến tấu, tác giả đã sử dụng các
thủ pháp phản gương và stretto ở đoạn a1 tạo nên âm hưởng vừa quen vừa lạ,
vẫn phát triển, biến đổi nhưng lại thống nhất, liền mạch. Sơ đồ fugato: PL 2.7
Ngoài tác phẩm thính phòng thì các bản giao hưởng cũng được nhạc sĩ
Việt Nam vận dụng hình thức trình bày phức điệu. Trước hết là giao hưởng Cây
đuốc sống của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn - một trong những nhạc sĩ học sáng
tác đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là HVÂNQGVN). Cây đuốc
sống là tác phẩm tốt nghiệp khoa sáng tác tại Nhạc viện P.I.Tchaikovsky của
nhạc sĩ. Tác phẩm gồm ba chương, mỗi chương có tiêu đề riêng. Fugato ba bè
mở đầu chương II: Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc
Chủ đề giọng h moll nhẹ nhàng có tính ca xướng được vang lên ở bè tay
phải của piano và celesta kết hợp với bè đối vị là các nốt ngân dài.
Ví dụ 2.12:Nguyễn Đình Tấn - Ngọn lửa của tình yêu - Chủ đề ch.II - n.296-299
Tiếp đó là đáp đề giọng song song D dur ở bè oboe, chủ đề xuất hiện
lần thứ ba ở giọng hạ át thứ (e moll) qua âm sắc đàn violin. Tác giả sử dụng thủ
pháp tăng quãng bán thuận (quãng 3) và diễn tấu bằng sáu đàn violin. Như vậy
quãng mô phỏng chủ đề ở chương II vận dụng khá linh hoạt, không gò bó theo
nguyên tắc của hình thức fugue. Sau mười ba nhịp nối, thủ pháp stretto mở đầu
phần phát triển, chủ đề chuyển giọng h moll. Kết thúc stretto cũng là kết phần
trình bày, chuyển sang phần phát triển viết theo phong cách chủ điệu. PL 2.8
Fugato còn được vận dụng để trình bày chủ đề 1 bản giao hưởng thơ
Tưởng nhớ của nhạc sĩ Vân Đông với lời đề tựa Kính dâng Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại. Tác phẩm viết ở hình thức sonate, chủ đề 1 giọng g moll tính chất
trang nghiêm, giàu tình cảm. Chủ đề được xây dựng bằng đoạn fugato bốn bè
bắt đầu bằng âm khu trung của bộ dây trên nền bè trầm trì tục. PL2.9
Ví dụ 2.13: Vân Đông - GH. thơ Tưởng nhớ - Chủ đề 1 - n.1-6
69
Fugato mở đầu chương II bản giao hưởng số 1: Cuộc đối đầu lịch sử của
nhạc sĩ Vĩnh Cát. Đó là đoạn fugato ba bè. Kết hợp với thủ pháp phối khí, nét
nhạc xuất hiện sáu lần đều bằng âm la, trong đó bốn lần ở cùng vị trí cao độ.
Hai lần sau, mỗi lần xuất hiện nâng cao hoặc hạ thấp một quãng 8 .
Sơ đồ 2.11: Vĩnh Cát - Giao hưởng số 1 - chương II - fugato mở đầu
Kế thừa kết quả nghiên cứu Các tác phẩm giao hưởng của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Nam trong luận văn Thạc sỹ do chúng tôi thực hiện (2010) thì nhạc
sĩ Nguyễn Văn Nam cũng vận dụng hình thức trình bày phức điệu khá phong
phú: chương IV giao hưởng số 7 Chuyện nàng Kiều mở đầu bằng sự xuất hiện
các bè theo dạng fugato. Chủ đề xuất hiện lần đầu ở viola và violoncello trên
âm hưởng giọng đô. Đáp đề ở bè violin giọng sol. Chủ đề xuất hiện lần thứ ba
quay về điệu tính ban đầu ở double bass kết hợp thủ pháp stretto với bè violin.
Sơ đồ 2.12: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 7 - chương IV - fugato
Trong giao hưởng số 8 Quê hương đất nước tôi đoạn fugato hai bè dùng
để mở đầu chương I và fugato ba bè mở đầu chương II. Ở phần trình bày chương
I, chủ đề sau khi trần thuật ở clarinet đã được mô phỏng tự do xuất hiện ở oboe
và violoncello + double bass. Âm hình tiết tấu chủ đạo của chủ đề được bảo
lưu, còn âm điệu và quãng thì được biến đổi dần dần. Sơ đồ fugato: PL2.10
Trong chương II, chủ đề chính là nét giai điệu ngâm ngợi, trữ tình mang
âm hưởng dân ca Nam bộ vang lên lần lượt từ violin, viola rồi đến violoncello
tạo thành một khúc fugato ba bè. Sử dụng thủ pháp mô phỏng tự do để phát
triển, các bè trong đoạn fugato gần như vẫn được giữ được những âm điệu chính
nhưng các quãng bên trong có sự biến đổi nhiều. PL2.11
Trong tổ khúc giao hưởng Dáng rồng lên của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân,
fugato bốn bè ở bộ gỗ mở đầu chương IV với tiêu đề Rước. Chủ đề là âm điệu
70
bài đồng dao Rồng rắn lên mây... bắt đầu ở âm khu trầm. Từ motip đồng dao
của trẻ mục đồng xưa, nhạc sĩ đã tạo nên âm hưởng tưng bừng đầy hứng khởi
của một đám rước và khép lại tổ khúc với tinh thần dân tộc còn vang vọng mãi.
Ví dụ 2.14: Đỗ Hồng Quân - GH Dáng rồng lên - ch. IV Rước - n.1-4
Chủ đề được xây dựng bằng ba âm: a-d-e. Đây là thang ba âm dựa vào
trục quãng 4 đúng và hai âm ngoài tạo thành quãng 5 đúng - những quãng có
vị trí quan trọng trong âm nhạc cổ truyền của người Việt. [89/120]
Sơ đồ 2.13: Đỗ Hồng Quân - GH Dáng rồng lên - ch. IV - fugato
2.2.2. Fugato sử dụng trong cấu trúc tác phẩm
Như việc sử dụng fugato mở đầu tác phẩm, mở đầu chương nhạc hay
một phần của tác phẩm thì việc vận dụng fugato trong tác phẩm ở các giai đoạn
phát triển hoặc phần tái hiện cũng được nhạc sĩ Việt Nam sử dụng phong phú.
Trước hết có thể kể đến bản hòa tấu bốn đàn dây Âm thanh đồng bằng
của nhạc sĩ Ca Lê Thuần. Tác phẩm viết ở hình thức sonate và sử dụng ba đoạn
fugato để phát triển: đoạn thứ nhất (từ nhịp 50 - 67); đoạn thứ hai (từ nhịp 155
- 214) và đoạn thứ ba nằm trong phần phát triển (từ nhịp 222 - 272).
Đoạn fugato thứ nhất xuất phát từ bè trầm rồi lên bè cao, giai điệu mang
tính chất vui, sôi nổi với các nốt staccato và tiết tấu đảo phách ở tốc độ nhanh.
Ví dụ 2.15: Ca Lê Thuần - Tứ tấu dây Âm thanh đồng bằng - n50-67
Sơ đồ 2.14: đoạn fugato thứ nhất: từ nhịp 50 - 67
71
Đoạn fugato thứ hai nằm trong giai đoạn phát triển chủ đề 1. Ngược với
fugato thứ nhất, fugato thứ hai xuất phát từ bè cao xuống thấp: mở đầu là violin1
- violin 2 - viola và cuối cùng là violoncello. Sau đó nhạc sĩ sử dụng thủ pháp
stretto quãng 5 đúng liên tục ở ba cặp bè tạo sự căng thẳng, dồn dập. PL 2.12
Đoạn fugato thứ ba cũng xuất hiện trong phần phát triển. Ở đây tác giả
sử dụng thủ pháp phản gương từ fugato thứ hai kết hợp với stretto. Và cuối
cùng, chất liệu chủ đề 1 được dẫn dắt từ bè trầm nhất ở giọng đô tiến dần lên
theo quãng 5 đến bè violin 1 ở giọng la để bắt vào phần tái hiện . PL 2.12
Fugato xuất hiện trong đoạn chen ở phần phát triển chương IV bản tứ tấu
dây Sonate in C của Hoàng Cương. Đó là fugato bốn bè bắt đầu từ bè giữa qua
âm sắc đàn viola. Nét nhạc khởi đầu với tiết tấu chùm 6 móc kép diễn tấu ở tốc
độ nhanh tạo không khí dồn dập. Lần xuất phát thứ 2, violin 2 là nét nhạc phản
gương với giai điệu ban đầu và lần xuất phát thứ ba, bè violin 1 và violoncello
(bè I và bè IV) tiến hành phản gương, thời gian xuất phát muộn lại một phách.
Ví dụ 2.16: Hoàng Cương - Sonate in C - Chương IV - nhịp 388-392
Ngoài ra, fugato dùng làm đoạn chen trong chương I Tứ tấu dây số 2 của
Trần Mạnh Hùng. Chương nhạc viết ở hình thức Rondo: a b a’ c a b. Sau đoạn
a nhanh, sôi nổi, đoạn b trình bày theo lối phức điệu với những nốt trường độ
dài tạo sự tương phản về tính chất âm nhạc. Fugato bắt đầu từ bè trầm rồi lên
âm khu cao. Khi xuất hiện ở viola và violin 2, nét nhạc có biến đổi. PL2.13
Ngoài tác phẩm thính phòng thì các tác phẩm giao hưởng cũng xuất hiện
đoạn fugato trong phần phát triển hay phần tái hiện. Như tổ khúc giao hưởng
Đất nước của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, để bắt đầu phần phát triển chương I,
tác giả sử dụng fugato ở bộ dây với âm thanh mạnh mẽ đầy năng lượng tạo sự
tương phản với chủ đề 2 trữ tình vừa kết thúc ở phần trình bày. PL2.14
72
Ví dụ 2.17: Nguyễn Đức Toàn - GH. Đất nước - Ch.I - n.66-69
Trong chương I giao hưởng số 7 Chuyện nàng Kiều của nhạc sĩ Nguyễn
Văn Nam, fugato lại một lần nữa được sử dụng để bắt đầu phần phát triển. Đây
là fugato ba bè. Chủ đề sau khi phát triển ở âm khu cao đã được mô phỏng ở
âm khu trầm, quãng mô phỏng là quãng 8. Sơ đồ fugato chương I: PL 2.15
Ở phần phát triển chương I giao hưởng Cuộc đối đầu lịch sử của nhạc sĩ
Vĩnh Cát, fugato bốn bè bộ dây đảm nhiệm vai trò dẫn dắt tới cao trào. Giai
điệu khởi đầu là chất liệu chủ đề 2 xuất phát từ âm khu trầm, cường độ rất mạnh
và diễn tấu tốc độ nhanh Allegro. Tác giả sử dụng hai đối đề cố định tiến hành
cùng chủ đề trên nền chồng âm quãng 4, quãng 5 ở double bass. Những chồng
âm này nối tiếp nhau tương quan nửa cung và cũng tiến hành đi lên. PL 2.16
Trong Ballade Symphonie của Ca Lê Thuần, phần phát triển xuất hiện
đoạn fugato để tạo sự tập trung cho chủ đề. Đó là đoạn fugato bốn bè với tính
chất trữ tình, tha thiết được diễn tấu ở bassoon và horn tốc độ chậm. PL 2.17
Ví dụ 2.18: Ca Lê Thuần - Ballade Symphonie - ô vuông 11
Trong phần phát triển bản Giao hưởng thơ d moll của nhạc sĩ Ca Lê
Thuần, fugato một lần nữa lại xuất hiện ở bộ dây để tạo động lực phát triển.
Âm nhạc chuyển động linh hoạt hơn (piu mosso) bắt đầu từ bè trầm rồi diễn
tấu ở tốc độ nhanh (Allegro) chuyển dần theo quãng 5 lên âm khu cao. Kết hợp
với chủ đề là hai đối đề cố định. Sơ đồ fugato PL 2.18
Ví dụ 2.19: Ca Lê Thuần - Giao hưởng thơ d moll - ô vuông 9
Tác phẩm giao hưởng thơ Hào khí Thăng Long của Trần Mạnh Hùng
xây dựng fugato để mở đầu phần phát triển. Tác phẩm sáng tác năm 2010 nhân
73
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và giành giải A Hội nhạc sĩ. Tác phẩm khắc
họa hình tượng thủ đô qua bao thăng trầm với những diện mạo khác nhau.
Mở đầu đoạn fugato bốn bè, không gian nghệ thuật truyền thống Kinh
Bắc - hát ca trù - hiện ra với những âm thanh của đàn đáy thông qua kỹ thuật
pizzicato ở violoncello. Khi “tiếng đàn đáy” xuất hiện lần thứ hai thì giai điệu
của “ca nương” - tương đương đối đề 1 - vang lên qua âm sắc trầm ấm đàn
violoncello. Ở đây nhạc sĩ sử dụng hai đối đề cố định để xây dựng đoạn fugato.
“Tiếng đàn đáy” - chủ đề của fugato - xuất hiện năm lần, trong đó bốn lần đầu
đều bắt đầu từ đô thăng (cis) và đến lần cuối mới bắt đầu từ nốt sol thăng (gis).
Và trong không gian nghệ thuật truyền thống đó không thể thiếu tiếng điểm
phách được nhạc sĩ thể hiện qua âm sắc của castenets. Sơ đồ fugato: PL 2.19
Ví dụ 2.20: Trần Mạnh Hùng - GH thơ Hào khí Thăng Long - ô vuông F
Trong tác phẩm giao hưởng thơ Bạch Đằng Giang cũng của nhạc sĩ Trần
Mạnh Hùng sử dụng fugato để trình bày chủ đề 2. Bạch Đằng Giang được sáng
tác năm 2011 và đoạt Giải nhì Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 2012. Tác giả mượn
hình ảnh dòng sông Bạch Đằng - địa danh gắn liền với ba chiến thắng vẻ vang
trong lịch sử dân tộc để khắc họa vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam.
Chủ đề 2 là nét nhạc đượm màu sắc âm nhạc cổ truyền bởi sự kết hợp
các dạng thức ngũ cung. Chủ đề được bắt đầu bằng đoạn fugato bốn bè xuất
phát từ âm khu trầm ở bộ dây lên bộ đồng. Điệu tính ở bốn lần xuất hiện chủ
đề là mối tương quan quãng 4 theo hướng đi lên: d à gà c àf . PL 2.20
Ví dụ 2.21:Trần Mạnh Hùng - GH thơ Bạch Đằng Giang - ô vuông C
74
Với chức năng tạo động lực thành cao trào của chương nhạc, fugato bốn
bè trong giao hưởng thơ Khát vọng của nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung đã “hoàn
thành nhiệm vụ” tạo không khí mạnh mẽ, dồn dập cho phần phát triển của hình
thức sonate. Chủ đề và đối đề được trình bày luân phiên ở bộ dây bốn lần nhưng
hai lần xuất hiện ở violin 1 và hai lần ở violoncello; đối đề cố định xuất hiện ở
viola và violoncello. Chủ đề được phát triển từ chất liệu chủ đề 1 mang âm
hưởng làn điệu Chèo Bắc bộ. PL. 2.21
Ngoài đoạn fugato ở phần phát triển thì trong giao hưởng Cây đuốc sống
của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn fugato xuất hiện ở phần tái hiện của chương II.
Đây là fugato tái hiện đoạn fugato phần trình bày có thay đổi điệu tính.
Sơ đồ 2.15: Nguyễn Đình Tấn - ch.II: Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc - fugato
Trong phần kết bản giao hưởng Trổ một của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - tác
phẩm đạt giải Nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2008 - có fugato ba bè xuất hiện
ở bộ gỗ và bộ dây. Chất liệu Xẩm xoan của nghệ thuật Chèo tạo nên phần kết
vui tươi, rộn ràng, thể hiện đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. PL 2.22
Nhìn chung, qua phân tích fugato chúng tôi thấy, các nhạc sĩ đã ứng dụng
fugato rất linh hoạt. Bằng kỹ thuật sáng tác của mình các nhạc sĩ dịch chuyển
âm nhạc một cách tự nhiên từ chủ điệu sang phức điệu và ngược lại.
Fugato thường làm nhiệm vụ mở đầu chương nhạc, mở đầu tác phẩm
nhằm tạo sự tập trung trình bày âm nhạc Đa phần đó là các fugato biểu hiện
giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi mang chất ca xướng tình cảm (có 9/13 fugato,
chiếm khoảng 69%), bên cạnh đó cũng có đoạn fugato diễn tấu ở tốc độ nhanh,
tưng bừng đầy hứng khởi. Ngoài ra fugato cũng xuất hiện trong cấu trúc tác
phẩm. Những đoạn fugato xuất hiện để tạo động lực, tạo sự căng thẳng của
phần phát triển có số lượng cân bằng với đoạn fugato tạo thành nét nhạc nhẹ
nhàng, tương phản với chủ đề mạnh mẽ trước đó.
75
Fugato với ưu điểm là tính phóng khoáng nên các nhạc sĩ được “tự do”
thể hiện ý đồ âm nhạc mà gần như không bị gò bó bởi quy tắc nào. Các nhạc sĩ
sử dụng chủ yếu đoạn fugato ba, bốn bè, ngoài ra có cả đoạn fugato hai bè và
đoạn fugato năm bè, trong đó fugato bốn bè nhiều hơn cả (18/28 fugato). Điệu
tính chủ đề trong fugato cũng được phát triển đa dạng, các đáp đề có khi sử
dụng mô phỏng quãng 5 (14/28 fugato) theo như quy tắc của fugue nhưng cũng
khá nhiều đoạn fugato sử dụng đáp đề quãng 4 (5/28 fugato), quãng 8 (6/28
fugato) hay đáp đề quãng 3 (1/28 fugato) và đáp đề quãng 6 (2/28 fugato).
2.3. Thủ pháp phức điệu
Tiến trình phát triển âm nhạc trong tác phẩm nói chung được các nhạc sĩ
sử dụng những thủ pháp khác nhau trên cơ sở của nguyên tắc phát triển nhân
tố âm nhạc. Sự phát triển đó truyền tải đến người nghe sự biến đổi từ đơn giản
đến phức tạp, từ sự dẫn dắt tạo thành đợt sóng phát triển và đỉnh cao là dẫn đến
cao trào của tác phẩm.
Nếu như tác phẩm khí nhạc Việt Nam có những chương, những phần
viết bằng hình thức phức điệu như fugue hay đoạn fugato gặp không phổ biến,
thì việc sử dụng các thủ pháp phức điệu như một phương tiện để phát triển âm
nhạc lại được các nhạc sĩ sử dụng rất nhiều. Trong tác phẩm chủ điệu, nhạc sĩ
sử dụng các thủ pháp phức điệu kết hợp với các thủ pháp hòa âm, phối khí
tạo nên sự phong phú trong ngôn ngữ âm nhạc. Sau đây chúng tôi trình bày về
việc sử dụng các thủ pháp phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng trong
tác phẩm thính phòng, giao hưởng Việt Nam.
2.3.1. Phức điệu tương phản
Đây là thủ pháp phức điệu sử dụng rất phổ biến. Sự khác nhau giữa các
giai điệu đồng thời xuất hiện là cơ sở cấu tạo các bè phức điệu tương phản.
Trong phức điệu tương phản có hai dạng: đối vị đơn giản và đối vị phức tạp.
2.3.1.1. Đối vị đơn giản
Đối vị đơn giản là sự kết hợp hai hay nhiều bè phức điệu tương phản mà
cách kết hợp ấy chỉ sử dụng một lần. [10/20] Chính sự tương phản của các
đường tuyến giai điệu đã tạo nên những đoạn phức điệu chuyển động uyển
chuyển trong tổng thể chung của tác phẩm âm nhạc chủ điệu.
76
Qua phân tích, chúng tôi thấy các nhạc sĩ thường kết hợp hai hay ba bè,
đôi khi là bốn, năm bè thậm chí nhiều hơn năm giai điệu phát triển tương đối
độc lập theo đối vị đơn giản. Khái niệm mỗi bè được hiểu có trường hợp là một
nhạc cụ diễn tấu nhưng có trường hợp là sự kết hợp nhiều nhạc cụ tiến hành
đồng âm hoặc cách quãng 8. Điều này tạo sự phong phú về màu sắc âm thanh.
A. Đối vị đơn giản hai bè:
Thủ pháp này được các nhạc sĩ sử dụng rất phổ biến và xuất hiện hầu hết
ở các phần của tác phẩm. Hai bè tương phản được dùng để mở đầu bản Tam
tấu viết cho clarinet, bassoon và piano của nhạc sĩ Nguyễn Phúc Linh. Đó là
hai nét nhạc diễn tấu ở tốc độ nhanh giữa clarinet và bassoon:
Ví dụ 2.22: Nguyễn Phúc Linh - Tam tấu: clarinet, bassoon và piano - n.1-4
Mở đầu chương I giao hưởng Đất nước của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn,
chủ đề là nét chạy liền bậc ở tiết tấu móc đơn và kép thì những bước đi vững
chắc ở bè trầm với tiết tấu nốt đen và trắng tạo nên hai hình ảnh đối nghịch
nhau.
Ví dụ 2.23: Nguyễn Đức Toàn - Giao hưởng Đất nước - Ch.I - n.70-72
Trong Tổ khúc sonate Tuổi trẻ anh hùng viết cho piano của nhạc sĩ Phạm
Minh Khang, đối vị tương phản hai bè lại được dùng để mở đầu đoạn phát triển.
Ví dụ 2.24:Phạm Minh Khang - sonate Tuổi trẻ anh hùng - n.28-30
77
Kế thừa kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn Thạc sỹ (2010),
sự tương phản hai bè cũng thấy trong các tác phẩm giao hưởng của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Nam. Giai đoạn phát triển phần trình bày chương I giao hưởng số
3 sự tương phản thể hiện rõ qua tiết tấu trong cuộc đối thoại giữa violoncello
và bassoon trên cùng một nhóm âm (gis-h-c). Rất “tiết kiệm” chất liệu, nét nhạc
ở violoncello là sự phóng to trường độ của nét nhạc ở bassoon. Trường độ lớn
ngân dài đối vị với trường độ ngắn kết hợp kỹ thuật staccato càng làm tăng
thêm tính tương phản thể hiện sự bất công của cuộc sống đối với em bé mồ côi.
Ví dụ 2.25: Nguyễn Văn Nam - GH. số 3 - Chương I - ô vuông 3
Tương phản tiết tấu còn thể hiện trong Concerto cho violin và dàn nhạc
dây Tuổi trẻ và tình yêu của nhạc sĩ Hoàng Vân. Đó là nét nhạc do violin 1 và
violoncello diễn tấu mềm mại, nhẹ nhàng mang tính ca xướng đậm nét. PL 2.23
Bên cạnh sự tương phản về tiết tấu thì bước chuyển động của làn âm
cũng tạo sự tương phản trong đối vị đơn giản hai bè. Có thể thấy sự tương phản
rõ rệt trong nét giai điệu ở chương II giao hưởng số 3 Tặng các em bé mồ côi
của Nguyễn Văn Nam. Hai bè flute và violoncello với tiết tấu đảo phách chuyển
động theo hướng ngược chiều nhau tạo thành hai tuyến giai điệu riêng biệt
nhưng âm hưởng vang lên vẫn hòa quyện vào nhau.
Ví dụ 2.26: Nguyễn Văn Nam GH. số 3 - Chương II - ô vuông 29
Ngoài ra, trong quá trình phát triển, các nhạc sĩ còn chú trọng tới việc
tăng thêm quãng bằng cách tăng thêm nhạc cụ cho từng bè nhằm mở rộng âm
vực, tăng cường âm lượng và tạo sự phong phú về màu sắc âm thanh để khai
thác sâu hình tượng âm nhạc trong quá trình phát triển. Ở đây nhạc sĩ chủ yếu
78
sử dụng cách thức tăng thêm quãng 8. Trường hợp này chúng tôi thường thấy
xuất hiện trong những đoạn phát triển hay cao trào của chương nhạc.
Mở đầu phần phát triển chương I giao hưởng số 7 Chuyện nàng Kiều của
nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đã có sự tương phản như vậy khi giai điệu chủ đề “số
phận” của Kiều là nhữ