Luận án Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN .7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .7

1.2. Đánh giá chung các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu.24

Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ

NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005.27

2.1. Bối cảnh lịch sử và các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh

Bắc Giang.27

2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.43

Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ

NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015.72

3.1. Những yêu cầu mới trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế .72

3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.78

Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .112

4.1. Nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang.112

4.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra .136

KẾT LUẬN.147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

PHỤ LỤC .167

pdf200 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giải pháp phát triển các cụm công nghiệp tập trung nhằm phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Trong 10 năm (2006 - 2015), hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được khuyến khích đầu tư có chiều sâu và có tốc độ tăng mạnh Năm 2006, có 2 khu công nghiệp và 9 cụm công nghiệp được quy hoạch và đầu tư xây dựng, thu hút trên 100 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 1 000 tỷ đ ng và 4,1 triệu USD Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 4 khu công nghiệp và 27 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 455 dự án đầu tư, trong đó có 127 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Hầu hết các doanh nghiệp trọng điểm, các sản phẩm mũi nhọn, chủ lực đều tập trung tại các khu, cụm công nghiệp và được đầu tư phát triển mạnh bằng thiết bị công nghệ hiện đại hướng mạnh xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất vùng [206, tr.20]. ĩnh vực công nghiệp chế biến được lựa chọn là mũi nhọn của tỉnh và có đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Từ năm 2006, ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến công nghệ cao như: sản xuất linh kiện điện tử được chú trọng phát triển, hướng về xuất khẩu. Từ vị trí rất nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, năm 2005 mới chỉ đạt 0,3% cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến đến năm 2010 đạt 27,1%; năm 2015 tăng lên 51,9%, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã trở thành mặt hàng chủ lực của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành (xem Phụ lục 19). Để phát triển ngành chế biến nông, lâm sản tận dụng ngu n nông sản phong phú của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015” Đề án đã chỉ rõ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn cần tập trung vào những sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và ngu n nguyên liệu d i dào. Song, trên thực tế, sự phối hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp trong việc quản lý các nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản của tỉnh chưa được chặt chẽ, hiệu quả kinh tế chưa cao Nhiều 85 nhà máy chế biến nông sản hoạt động sản xuất kém hiệu quả, đặc biệt là các nhà máy chế biến hoa quả Nguyên nhân là do cơ cấu cây ăn quả của tỉnh chưa đa dạng, số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, sản phẩm cung cấp theo mùa vụ và manh mún, không thuận tiện cho việc thu mua phục vụ cho chế biến. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, cung cấp nước là những lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của con người nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp: Năm 2006 là 1%, đến năm 2015 tăng lên 4,1% (xem Phụ lục 17) Điều này cho thấy, Bắc Giang vẫn còn thiếu các cơ sở công nghiệp sản xuất, phân phối điện ga phục vụ nhu cầu người dân và vẫn còn một số bất ổn về vấn đề xử lý rác thải, tái chế phế liệu và cung cấp nước sạch sinh hoạt trong toàn tỉnh. Công nghiệp khai khoáng của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 0,65% năm 2006 tăng lên 2,53% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành (xem Phụ lục 17) Như vậy, công nghiệp khai khoáng không phải là hướng phát triển công nghiệp trọng yếu của tỉnh. Và việc không đề ra các chính sách ưu tiên đối với khai thác các ngu n khoáng sản của tỉnh đã hạn chế những tác động trực tiếp gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do hậu quả của việc khai thác tài nguyên gây ra. Nhìn chung, ngành công nghiệp của Bắc Giang đã khai thác các lợi thế của địa phương và đóng góp lớn vào tăng trưởng của tỉnh. Cơ cấu công nghiệp đã và đang hình thành phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh g m công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất điện nước. Sự gia tăng nhanh về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có tác động lan tỏa đến các ngành khác phát triển, bao g m các ngành cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, vật liệu xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh, vùng cây nguyên liệu, xây dựng được mô hình liên kết sản xuất nông - công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số quy mô nhỏ, khả năng đóng góp cho ngân sách tỉnh chưa nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp gia công lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra chưa cao. Mặt khác, bên cạnh những lợi ích khi thu hút đầu tư, thì việc phát triển công nghiệp dựa vào đầu tư nước ngoài cũng phải 86 chị không ít rủi ro, nhất là khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, các doanh nghiệp FDI dừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của tỉnh(1). ĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Giai đoạn 2006 - 2015, tỉnh đã đầu tư phát triển 2 nhóm ngành nghề truyền thống, bao g m: làng nghề chế biến nông sản, làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trước thực trạng các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng trong khu dân cư, tỉnh đã có chính sách đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất này tới các khu sản xuất tập trung, thuận lợi cho quá trình sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm. Đối với một số ngành nghề truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một, tỉnh có chính sách hỗ trợ để lưu giữ nghề ở quy mô nhỏ phục vụ công tác bảo t n và phát triển du lịch. Với chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ của các làng nghề nhằm thay thế từng bước công nghệ thủ công truyền thống, các mô hình “mỗi làng một sản phẩm” kết hợp với phát triển nghề mới đã hình thành đem lại nhiều khởi sắc cho tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Năm 2006 trên địa bàn có 33 làng nghề đạt tiêu chí, 13.884 hộ kinh doanh cá thể, 37 HTX tiểu thủ công nghiệp và hơn 446 HTX tiêu thụ điện nông thôn. Đến năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 500 làng có nghề, trong đó có 39 làng nghề đạt tiêu chí. Một số làng nghề duy trì và phát triển tốt như làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, rượu làng Vân, mỳ Thủ Dương, bánh đa Kế, mộc Lãng Sơn [206, tr 31] Như vậy, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch CCKT của tỉnh, đáp ứng nhu cầu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường xuất khẩu, hình thành các thị trấn, thị tứ trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới ở khu vực nông thôn, dần xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vẫn còn hạn chế do công nghệ còn lạc hậu, vốn đầu tư cho sản xuất còn nhỏ bé, thiếu chuyên gia kĩ thuật và nghệ nhân giỏi, một số sản phẩm truyền thống trong các làng nghề bị mai một, sức cạnh tranh trên thị trường thấp nên hiệu quả chưa cao 1Điển hình là việc công ty Wintex Việt Nam ngừng hoạt động từ năm 2014 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp của tỉnh nhất là đối với ngành sản xuất điện tử và tạo áp lực giải quyết việc làm cho gần 8.000 công nhân. 87 ĩnh vực xây dựng Giai đoạn 2010 - 2015, nhằm tăng tốc cho công nghiệp của tỉnh phát triển, tỉnh đã huy động được một ngu n vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng rất lớn, bình quân lên tới 53,4%, gấp 7,3 lần so với vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 (xem Phụ lục 22) Ngu n vốn đầu tư ưu tiên phát triển hạ tầng phục vụ phát triển, trong đó tập trung vào một số công trình xây dựng lớn, các dự án trọng điểm, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng làng nghề theo quy hoạch như: Phối hợp triển khai cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1,31, 37, các tuyến đường liên tỉnh, xây dựng và các cơ quan hành chính, kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đ ng Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành xây dựng đạt 2 781,9 tỷ đ ng, tăng 17 393,8 tỷ đ ng, tăng gấp 6,25 lần so với năm 2006 Tính đến hết năm 2015, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tạo việc làm cho khoảng 250 nghìn lao động Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh có xu hướng giảm, năm 2006 là 12,58%, giảm xuống còn 10,26% năm 2015 (xem Phụ lục 2) Trải qua quá trình phát triển, công nghiệp ắc Giang được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP toàn tỉnh tăng đều qua các năm từ 25,2% năm 2006 lên 41,6% năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 1,82%, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đang diễn ra liên tục đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung (xem Phụ lục 2) Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp bộc lộ những bất hợp lý trong quá trình phát triển, chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển của tỉnh. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển, sự gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản chưa sâu Sự phát triển của công nghiệp chế biến chưa đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, do sự phát triển vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông và gia công, lắp ráp lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và các sản phẩm gia công từ nước ngoài. 3.2.1.3. Ngành dịch vụ Thực hiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh (2-2006) xác định cần phải “tiếp tục mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại - dịch vụ, mở rộng thị trường, phát triển du lịch” [150, tr 49] Trong đó, nhấn mạnh đến các chính sách, biện pháp huy động các 88 ngu n lực đầu tư xây dựng hạ tầng một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; đ ng thời tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ; nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu; tăng cường quảng bá, tạo bước phát triển mới về du lịch trên địa bàn tỉnh. Dịch vụ thương mại Để tăng cường công tác thông tin, xúc tiến thương mại, ngay từ năm 2006, tỉnh đã tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam. Ngày 22/4/2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.Tiếp đó, ngày 29/12/2011,U ND tỉnh ban hành Quyết định số 1928/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Thực hiện quy hoạch, hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ thương mại được tăng cường, mạng lưới các chợ và trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng ở các địa bàn trung tâm các huyện và thành phố Bắc Giang. Đây là một hình thức văn minh thương mại được hình thành thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch CCKT của tỉnh. Kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được phát triển với việc hình thành mạng lưới các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn. Đến năm 2015, tỉnh có 134 chợ, 07 siêu thị, 04 trung tâm thương mại, có một số thương hiệu lớn đã đầu tư tại tỉnh như siêu thị BigC, siêu thị Co.opmart, siêu thị điện máy Media Mark, siêu thị điện máy Trần Anh... Tổng giá trị hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2006 đạt 3.194,5 tỷ đ ng, năm 2015 đạt 15.084,9 tỷ đ ng, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2006 [204, tr 4] Nhằm đẩy mạnh dịch vụ thương mại, tỉnh khuyến khích phát huy khả năng kinh doanh của mọi thành phần kinh tế Do đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩucủa tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng mạnh các ngành hàng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Nếu từ năm 2005 trở về trước, Bắc Giang chủ yếu tận dụng lợi thế nông nghiệp để phát triển ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu thì giai đoạn 2005 - 2008, hàng hóa xuất khẩu tập chung chủ yếu vào hai nhóm mặt hàng chính là may mặc và hàng chế biến hoa quả. 89 Từ năm 2009, do cơ chế, chính sách của tỉnh tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao nên mặt hàng linh kiện điện tử, máy tính và phụ kiện được ưu tiên phát triển đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đây là những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng một lượng lớn lao động sẵn có, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới. Năm 2011, U ND tỉnh đã điều chỉnh chiến lược xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020 với quyết tâm phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng, triển vọng phát triển đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, bao g m: hàng may mặc, điện tử, máy tính, chế biến nông sản. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh, bình quân đạt 51%/năm, năm 2015 đạt 2,46tỷ USD, tăng gấp 28 lần so với năm 2006, cao hơn so với cả nước, đã mang lại ngu n ngoại tệ khá lớn cho ngân sách tỉnh. Cùng với xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giải quyết việc làm, giúp cho các hộ gia đình thoát nghèo và đem lại ngu n thu ngoại tệ cho tỉnh. Giai đoạn 2006-2013, bình quân mỗi năm có khoảng 4 500 người đi lao động ở nước ngoài gửi về khoảng trên 1.000 tỷ đ ng, bằng 3% so với tổng GRDP của tỉnh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể” Tỷ lệ hộ nghèo từ 25,4% năm 2006 giảm xuống còn 14,16% năm 2015 [205, tr 46] Trong giai đoạn 2006 - 2015, ngành dịch vụ thương mại đã có cố gắng lớn trong việc tăng cường vai trò điều tiết theo quy luật cung - cầu của thương nghiệp quốc doanh. Cơ cấu GRDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2015 dao động trong khoảng từ 33 - 37% và tăng, giảm không đáng kể qua các năm (xem Phụ lục 2) Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ giai đoạn này không có sự chuyển biến lớn, tỉnh chưa hình thành và phát triển được nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng chi phối. Dịch vụ vận tải Với lợi thế của một tỉnh nằm gần Thủ đô Hà Nội và tỉnh Lạng Sơn, nằm trên tuyến hàng lang nối Hà Nội - Lạng Sơn với biên giới Trung Quốc, Bắc Giang có khả năng cung cấp dịch vụ thương mại cho các chủ hàng, nhà đầu tư và tự cung cấp hàng hoá trên tuyến hành lang này, làm cho dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, số phương tiện vận tải tăng nhanh, nhiều tuyến xe buýt, taxi được mở thêm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân Hướng phát triển cho dịch vụ vận tải trong những năm tiếp theo là việc xây dựng cảng cạn (ICD) gắn với hình thành trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Bắc Giang. 90 Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi năm 2006 là 460 143 triệu đ ng, năm 2010 là 1 108 tỷ đ ng, năm 2015 là 2 753 tỷ đ ng. Dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Thực hiện chủ trương ưu tiên cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đầu tư tín dụng tập trung vào các chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn, đ ng thời nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ ngân hàng, phục vụ tốt nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Đ ng thời, tỉnh cũng chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ bưu chính, viễn thông Giai đoạn 2006 - 2015, mạng lưới viễn thông của tỉnh được đầu tư theo hướng tăng dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, nâng cao về chất lượng và đảm bảo an toàn thông tin. Mạng viễn thông của tỉnh đã phát triển công nghệ mới NGN (Next Generation Network). Mạng thông tin di động công nghệ 3G đã phủ sóng 70% diện tích toàn tỉnh. Công tác ngầm hóa mạng ngoại vi được thực hiện đã nâng cao một bước chất lượng phục vụ, cải thiện mỹ quan đô thị, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT của tỉnh. Hoạt động du lịchcó chuyển biến đáng kể. Hạ tầng các khu du lịch được quan tâm đầu tư gắn với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng một số điểm, sản phẩm du lịch có tiềm năng như du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa Điển hình là các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội và các điểm du lịch như: Suối Mỡ, H Cấm Sơn, H Khuôn Thần, Khu di tích Phật giáo Yên Tử, Khu Bảo t n rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Tây Yên Tử, Khu di tích lịch sử Hoàng Hoá Thám, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa ổ Đà và hơn 100 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia. Nhìn chung, giai đoạn 2006 - 2015, ngành dịch vụ phát triển đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù ngành dịch vụ có số lao động tham gia ít nhất trong các ngành kinh tế của tỉnh, nhưng đây là ngành có năng suất lao động cao nhất đ ng thời có mức tăng năng suất lao động cao nhất. Nguyên nhân là giá cánh kéo của các sản phẩm dịch vụ thường cao hơn các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp Đa số các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải chủ yếu khai thác hệ thống hạ tầng 91 kỹ thuật sẵn có do Nhà nước đầu tư nên không thu phí hoặc thu phí rất nhỏ cho nên tỷ lệ chi phí trung gian nhỏ. Cơ cấu GRDP ngành dịch vụ năm 2015 chiếm lên 34,8%. Tuy nhiên, tỷ trọng này không có sự chuyển dịch lớn trong nhiều năm, tỉnh chưa hình thành và phát triển được ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng chi phối Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch chậm và không có sự đột biến trong các loại hình dịch vụ (xem Phụ lục 21). Từ năm 2006, sự chuyển dịch CCKT của tỉnh đã đánh dấu bước chuyển biến căn bản từ một tỉnh chủ yếu là nông nghiệp sang bắt đầu có cơ cấu chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng nhanh Sự tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP của tỉnh phản ánh sự phát triển của các ngành kinh tế và sự chuyển biến của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa iểu đồ 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 2006 – 2015 (%) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang các năm 2006, 2010, 2015 Nhìn vào biểu đ , phân tích số liệu cho thấy: 39,8 25,3 34,9 Năm 2006 Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp và XD Dịch vụ 28,9 32,2 38,9 Năm 2010 Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp và XD Dịch vụ 23,6 41,6 34,8 Năm 2015 Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp và XD Dịch vụ 92 Xếp hạng về tỷ trọng trong cơ cấu, năm 2006, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng đầu chiếm 39,8% thì đến năm 2015 đã có sự dịch chuyển sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vươn lên đứng thứ nhất, dịch vụ ở vị trí thứ hai. Tỷ trọng cơ cấu GRDP lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng đều, từ 25,2% năm 2006 lên 41,6% năm 2015, mức chuyển dịch cơ cấu đạt 16,4%. Tỷ trọng cơ cấu GRDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần qua các năm, từ 39,8% năm 2006 xuống 23,6% năm 2015, mức chuyển dịch cơ cấu là -16,2%. Riêng lĩnh vực dịch vụ chưa có xu hướng chuyển dịch rõ ràng, cơ cấu ngành tăng, giảm thất thường, không theo xu thế chung Năm 2015, tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GRDP của tỉnh, thấp hơn so với năm 2010 và năm 2006 Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ hầu như không có sự đột phá, chưa thể hiện tính bền vững. Ngành dịch vụ bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất, một số ngành dịch vụ như vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng, lưu trú và ăn uống hầu như cơ cấu giá trị sản xuất không tăng So với cả nước, đến năm 2015, CCKT của tỉnh vẫn còn lạc hậu, tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp vẫn cao, tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ trong CCKT thấp hơn cả nước. Điểm nổi bật trong chuyển dịch CCKT trong giai đoạn vừa qua là tốc độ giảm tỷ trọng GRDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tốc độ tăng GRDP lĩnh vực công nghiệp - xây dựng trong CCKT nhanh hơn so với cả nước (xem Phụ lục 2). 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 3.2.2.1. Kinh tế Nhà nước Tiếp tục thực hiện củng cố, sắp xếp hoạt động của các DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả DNNN, ngày 26/4/2005, an Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành kết luận số 76-KL/TU về sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX). Những doanh nghiệp mà Nhà nước không nằm giữ vốn hoặt ít được chuyển đổi sang công ty cổ phần, trường hợp không cổ phần hóa được đã thực hiện giao, bán, giải thể theo đúng quy định của Nhà nước. Đến năm 2010, tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi 57 DNNN do tỉnh quản lý thành 64 doanh nghiệp bao g m: 51 Công ty cổ phần, 13 Công ty TNHH một thành viên, chuyển 01 lâm trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ và giải thể 02 nông trường (Bố Hạ và Yên Thế). Các doanh nghiệp sau 93 khi đổi mới, sắp xếp đều có bước đổi mới theo cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính của doanh nghiệp hầu hết đã lành mạnh, doanh thu tăng 165% so với trước cổ phần hóa, nộp ngân sách nhà nước tăng 1,6 lần, thu nhập của người lao động tăng 20% đã góp phần đáng kể thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển [155]. ước sang giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý DNNN và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhằm đẩy mạnh đổi mới phương thức đầu tư vốn nhà nước, từng bước thực hiện thống nhất quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tính đến năm 2015, tỉnh đã chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước được SCIC ký nhận 23 công ty cổ phần, trong đó có 1 công ty được SCIC đề nghị địa phương tiếp tục quản lý (công ty cổ phần giống chăn nuôi ắc Giang), 17 công ty đã bán hết vốn sau chuyển giao, 5 công ty chưa bán vốn Các đơn vị còn lại, tỉnh vẫn tiếp tục khuyến khích lập h sơ chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước. Tuy nhiên, đây là những đơn vị nhỏ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và còn một số t n tại về tài chính trong quá trình cổ phần hóa nên SCIC chưa tích cực trong việc tiếp nhận việc chuyển giao. Nhìn chung, quá trình sắp xếp, đổi mớivà nâng cao hiệu quả DNNN đã khắc phục được hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh.Năm 2015, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 94 788 tỷ đ ng, trong đó các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu khoảng 18 688 tỷ đ ng Tổng số nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hết năm 2015 đạt khoảng 1 236,086 tỷ đ ng, đạt 93% dự toán năm 2015, trong đó thu từ các DNNN đạt 502,067 tỷ đ ng, đạt 99,8% dự toán năm 2015, và gấp 2,19 lần so với năm 2010 Tuy nhiên, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn diễn ra chậm, chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được nhiều cổ đông ngoài doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sau chuyển đổi dẫn đến vốn của cổ đông ngoài doanh 94 nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, doanh thu thuần sản xuất của các DNNN chỉ đạt 466,188 triệu đ ng, tăng 1,2 lần so với năm 2010 [203] 3.2.2.2. Kinh tế tập thể Để đưa KTTT thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm CHTƯ (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, ngày 21/05/2007 Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 24-CT/TU để thực hiện Nghị quyết chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh chủ động xây dựng, ban hành và cụ thể hóa cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho KTTT phát triển, đặc biệt chú trọng tới chính sách đối với các HTX, bao g m: chính sách cán bộ và ngu n nhân lực hỗ trợ đào tạo, b i dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản trị, tập huấn cho đội ngũ cán bộ HTX; chính sách đất đai hỗ trợ thực hiện “d n điền, đổi thửa” hình thành các trang trại tạo tiền đề cho HTX hình thành, phát triển; chính sách tài chính - tín dụng hỗ trợ cho các HTX vay vốn, miễn thuế sử dụng đất nông nông nghiệp cho nông dân đến năm 2010, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian nhất định đối với HTX nông, lâm nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập... [164]. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm CHTƯ (khóa IX), trong báo cáo số 89-BC/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ củng cố hai loại hình HTX như sau: Một là, đối với HTX dịch vụ nông nghiệp: Rà soát, đánh giá, phân loại để đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng loại HTX. Giải quyết triệt để những t n tại trong nội bộ các HTX; xử lý dứt điểm những vướng mắc về công nợ, vốn góp của xã viên Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho các HTX đã chuyển đổi theo Luật nhưng chưa đăng ký Giải thể những HTX t n tại hình thức. Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX hoạt động đúng Luật tiếp tục phát triển; tăng cường hướng dẫn, bảo đảm các HTX mới thành lập hoạt động đúng Luật. Hai là, đối với HTX phi nông nghiệp: Tạo điều kiện về mặt bằng, vốn, công nghệ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenthivan_9846_2045633.pdf
Tài liệu liên quan