MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến luận án 7
1.2. Vấn đề chưa được giải quyết 24
1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 24
Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016 26
2.1. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc 26
2.2. Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc ở Cuba 35
Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016 60
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Đảng và Nhà nước Cuba về đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc 60
3.2. Sự triển khai và kết quả thực hiện quá trình đấu tranh bảo vê ̣̣độc lập
dân tộc của Cuba 70
Chương 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016, MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 119
4.1. Thành tựu và hạn chế 119
4.2. Một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở
Cuba giai đoạn 1991-2016 129
4.3. Vấn đề đặt ra đối với Cuba trong thời gian tới và liên hệ với kinh
nghiệm của Việt Nam 135
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 16
187 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 - Lộc Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và 70 nghìn bác sỹCuba còn dẫn đầu thế giới về
số giáo viên tính theo đầu người và tiếp tục duy trì chính sách giáo dục miễn phí
cho toàn dân [150, tr.20].
Với mục tiêu tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có nguyện
vọng đều có thể học đại học, Cuba đã mở rộng mô hình đại học về các
quận/huyện, tạo điều kiện để 100% số trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến
trường, cung cấp miễn phí sách, vở cho toàn bộ học sinh và đảm bảo nội trú
miễn phí hoàn toàn cho gần 428 nghìn học sinh và bán trú cho trên 725 nghìn
học sinh. Ngoài ra, 525 nghìn trẻ em khuyết tật đã được đi học, 272 trẻ em
khuyết tật nặng đã được tổ chức học tập ngay tại giường bệnh. Cuba còn xây
dựng một nhà in chữ nổi dành riêng cho người mù và trang bị máy tính cho
người khuyết tật [61].
Bắt đầu từ năm 2002-2003, Cuba đã phát động một cuộc cách mạng giáo
dục với nội dung quan trọng là đưa giáo dục đại học đến 169 quận huyện trên cả
nước, đồng thời tiến tới phổ cập giáo dục đại học cho toàn dân. Bộ Giáo dục
Cuba cũng đã tổ chức lại các lớp học ở cấp phổ thông để mỗi một lớp học cấp 1
không quá 20 học sinh, cấp 2 và đại học là không quá 15 học sinh.
Với những thành công trên, Tổ chức Văn hóa, giáo dục và Khoa học kỹ
thuật của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Cuba là nước đầu tiên ở Mỹ
Latinh hoàn thành chỉ tiêu "Chương trình giáo dục cho mọi người" được Liên
Hợp quốc đề ra tại Diễn đàn thế giới tổ chức tại Dhaka (Bangladesh, 2000),
83
Cuba đứng thứ 23 thế giới về thành tích giáo dục [150, tr.20] và đạt giải thưởng
"Vua Xê Đông" năm 2002 [77, tr.7].
Về y tế:
Đảng và nhà nước Cuba luôn coi y tế là trọng điểm trong chính sách an
ninh-xã hội. Cuba thực hiện các nguyên tắc trong y tế như: phổ biến, miễn phí,
dễ dàng, được trang bị với những thiết bị, vật chất cần thiết, đội ngũ bác sĩ được
đánh giá cao, dựa trên cơ sở phòng bệnh là chính. Tất cả mọi người dân Cuba đều
có quyền được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng
cao, hoàn toàn miễn phí mọi nơi, mọi lúc. Ngân sách dành cho các lĩnh vực y tế
chiếm từ 17-18%. Với những chính sách và sự đầu tư đó, Cuba đã thu được những
thành quả rất đáng khâm phục và trình độ y tế của nước này đã đạt mức ngang hàng
với các nước phát triển trên thế giới. Cuba đã có mạng lưới cơ sở y tế phủ khắp mọi
vùng miền trên cả nước với 400 bệnh viện đa khoa, hơn 200 bệnh viện chuyên
khoa, 10 viện y học chuyên ngành (1997). Cả nước có 20 cơ sở đào tạo y khoa và
đào tạo được 90.000 bác sĩ. Trong giai đoạn 1990-1999, Cuba đã đào tạo được
37.842 bác sỹ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em từ giảm từ 10% (1994) xuống còn 6% (2001).
Tuổi thọ trung bình của người dân là 78 tuổi, ngang hàng với tuổi thọ của các nước
tư bản phát triển nhất. Tỷ lệ người bị nhiễm HIV/AIDS là 0,03% so với 0,6% của
Mỹ (tỷ lệ thấp nhất Châu Mỹ). Tất cả các trẻ em đều được tiêm phòng chống lại 13
căn bệnh cơ bản. Cuba có trên 70.000 bác sĩ, trung bình trên 100.000 dân/500 bác sĩ
so với mức bình quân của Mỹ Latinh là 100.000 dân/160 bác sĩ. Tỷ lệ này của Cuba
đã vươn lên đứng đầu thế giới về tỷ lệ bác sỹ tính theo đầu người. Cuba không chỉ
chú trọng đạo tạo bồi dưỡng các bác sỹ, nhân viên y tế từ cấp trên tới cấp cơ sở mà
còn chú ý đầu tư nghiên cứu các trang thiết bị y tế, các sản phẩm dược và công nghệ
mới hiện đại trong lĩnh vực y tế hiện đại. Cuba cũng đã tự chế đạo được 90% dược
phẩm phục vụ cho nhu trong nước, trong đó có một số loại dược phẩm có chất
lượng rất cao và được thế giới ghi nhận [84].
Không chỉ đạt được những thành tựu trong nghiên cứu, khám chữa bệnh,
xây dựng và phát triển hạ tầng y tế, Cuba còn sử dụng y tế như một kênh ngoại
giao quan trọng nhằm mở rộng nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và đem lại
nguồn thu cho nước này. Ngoại giao y tế đã góp phần tạo ra những lợi ích về sức
84
khỏe, giúp cải thiện quan hệ giữa Cuba với các quốc gia và trở thành nền tảng
trong chính sách đối ngoại của Cuba kể từ khi cách mạng Cuba thành công năm
1959. Vào năm 2000, Chủ tịch Fidel Castro và Tổng thống Chaves đã đề ra
Chương trình "Đổi bác sỹ lấy dầu", theo đó, Cuba cung cấp cho nước này 31.000
bác sỹ, nha sỹ và đào tạo 40.000 nhân viên y tế. Tiếp đó, đến năm 2004, thông
qua Chương trình "Phẫu thuật diệu kỳ", Cuba đã phẫu thuật mắt miễn phí cho
2,8 triệu người ở 35 quốc gia trên thế giới [78].
Với chính sách miễn phí về y tế và giáo dục, cùng với những thành tựu
nêu trên đã giúp Cuba thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, nâng cao được
vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới, qua đó tranh thủ được sự ủng hộ, đồng
tình của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách bao vây,
cấm vận trong suốt hơn 4 thập kỷ.
Thứ ba, những thành tựu về an sinh xã hội đã tạo nền tảng cho sự ổn định
đất nước của Cuba
Giống như giáo dục và y tế, an sinh xã hội cũng là yếu tố được Đảng và
Nhà nước Cuba luôn coi trọng và đầu tư. Bởi sự thành công của chính sách này
sẽ giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. Chiến lược an sinh xã hội của
Cuba được phát triển đồng bộ với các biện pháp như: giải quyết việc làm, vấn đề
nhà ở, dịch vụ công cộng, phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Nhờ
có chính sách trên mà người dân Cuba đã được hưởng rất nhiều lợi ích tốt đệp.
Trong giai đoạn này có tới 90% người dân (trong tổng số 11,2 triệu người) được
sử dụng điện; hơn 90% dân số được sử dụng nước sạch và 80% số hộ gia đình
trong toàn quốc có sở hữu nhà hợp pháp (1999). Tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm
từ 10% (1992) xuống còn 5% (2001) và 1,9 % (2002), đây là mức thấp nhất thế
giới [61]. Đất nước Cuba hầu như không có trẻ xin ăn trên đường phố và không
có người nghiện ma túy. Cuba cũng đứng đầu danh sách các nước đảm bảo an
ninh quốc gia và an ninh cho người dân tốt. Mặc dù, đời sống người dân còn
nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ tội phạm ở Cuba thấp hơn nhiều so với mức trung
bình ở toàn Châu Mỹ. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) về
công tác xóa đói giảm nghèo, Cuba là một trong số ít nước trên thế giới thực
hiện nghiêm túc công tác này ở tất cả các cấp, các vùng, miền.
85
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước Cuba còn đề ra và triển khai nhiều chính
sách nhằm tiêu diệt tận gốc những tàn dư, định kiến của chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, màu da giúp cho người dân có thể tham gia sâu
rộng vào đời sống xã hội đất nước. Tính đến năm 2003, Cuba có tới 42% lực
lượng lao động là phụ nữ. Trong đó, 66% (trong tổng số 42% ) là các chuyên gia
trong lĩnh vực kinh tế [150, tr.20]. Cuba đã ký kết 87/184 công ước do Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) ban hành đó là những nội dung liên quan đến tự do công
đoàn, quản lý lao động, an toàn vệ sinh lao độngnhững chính sách xã hội ưu
việt nêu trên đã làm cho nhân dân Cuba thêm tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo và tạo cơ sở vững chắc cho sự
nghiệp cách mạng Cuba vượt qua mọi thử thách.
Như vậy, những thành quả mà cách mạng Cuba đạt được trong giai đoạn
"Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" (1991-2004) không chỉ mang lại cho người
dân ở đất nước này một cuộc sống tự do, hạnh phúc, khiến họ có ý thức tự giác,
quyết tâm bảo vệ những lợi ích mà cách mạng đã đem lại. Mà còn góp phần
quan trọng vào việc củng cố nền độc lập dân tộc, chế độ xã hội chủ nghĩa và tạo
cơ sở vững chắc để cách mạng Cuba vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đứng vững
và đi lên trong mọi hoàn cảnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1991-2004 của Cuba
còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc Mỹ duy trì chính sách bao vây cấm vận quá lâu đối với
Cuba đã làm cho quốc đảo này bị cô lập về chính trị -ngoại giao, kinh tế và lâm
vào khủng hoảng toàn diện, sâu sắc
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chính quyền Mỹ, dưới thời Tổng thống
Bush (cha), Bill Clinton, Bush (con), đã tăng cường siết chặt các lệnh cấm vận
về chính trị, ngoại giao, kinh tế với Cuba, hậu quả là Cuba bị lâm vào thế cô lập
ngoại giao toàn diện. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ở Châu Phi, vốn từng được
Cuba giúp đỡ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Angola,
Mozambic, Etiopia...sau khi chuyển đổi chế độ, dưới sức ép của Mỹ đã thực hiện
chính sách chống Cuba. Còn ở Mỹ Latinh, Mỹ cũng đã gây sức ép để nhiều quốc
gia và tổ chức trong khu vực như: OAS, Ngân hàng phát triển Liên Mỹ, và các
86
nước: El Sanvador, Nicaragua, Panama...cô lập và cắt đứt quan hệ ngoại giao với
quốc đảo này. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ còn muốn gây ra tình trạng hỗn
loạn trong xã hội Cuba bằng việc: ngăn cản và gây sức ép lên các nước thứ 3 để
họ ngừng các hoạt động thương mại [187]; cấm tuyệt đối các tập đoàn, công ty
của Mỹ ở nước ngoài không được phép tiến hành các giao dịch tài chính, thương
mại với quốc đảo này [171]... Các lệnh cấm vận trên của Mỹ đã làm cho Cuba
thiệt hại rất lớn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về y tế và sức khỏe của người
dân: trong thời gian này, tuổi thọ của người dân Cuba tăng chậm, chỉ khoảng
0,54% mỗi năm, so với mức 15,5% (giai đoạn 1960 -1989), đây là giai đoạn
Cuba được Liên Xô hỗ trợ rất nhiều về trang thiết bị y tế và thuốc men. Trong
giai đoạn 1991-2004, tuổi thọ trung bình của người dân Cuba chỉ tăng khoảng
6%, tương đương với 0,26% mỗi năm [175]. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến
việc tiếp cận thuốc của người dân Cuba do Mỹ cấm các công ty của nước này có
hoạt động thương mại, mua bán thuốc với Cuba. Trước khi Mỹ siết chặt lệnh
cấm vận, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa Mỹ và Cuba đạt khoảng 719 triệu
USD/năm, trong đó, lương thực và thuốc chiếm tới 90% giá trị. Sau khi Mỹ siết
chặt lệnh cấm vận, con số này đã giảm xuống còn 0,3 triệu USD/năm (giai đoạn
1992-1995). Đặc biệt, vào năm 1994, do thiếu lương thực, thực phẩm, Cuba đã phải
đổi mặt với đại dịch lớn về các bệnh như: thần kinh, giảm thị lực, suy dinh dưỡng
và tiêu chảy. Các hội chứng này còn tăng lên trong những năm tiếp theo do nguồn
nước bị ô nhiễm vì thiếu hóa chất để xử lý chất thải và thiếu dược phẩm.
Ngoài ra, với điều khoản trừng phạt các nước thứ 3 có quan hệ thương
mại với Cuba, nên trong thời gian này, việc hợp tác giữa Cuba với Mỹ và các
nước khác đã giảm đáng kể. Trong đó, ngành công nghiệp của Cuba bị thiệt hại
nặng nề nhất do thiếu đầu vào là máy móc, phụ tùng, trang thiết bị phụ vụ cho
sản xuất. Điều này, dẫn tới sản lượng công nghiệp của Cuba bị sụt giảm mạnh,
từ mức 7,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 1987-1991 xuống còn 4 triệu tấn/năm
trong các năm 1993, 1994 và và 3,3 triệu tấn/năm vào năm 1995. Tiếp đó, là
ngành nông nghiệp cũng lâm vào tình trạng thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, máy
móc cơ giới phục vụ cho sản xuất lương thực, thực phẩm. Ngành lâm nghiệp,
xây dựng, vận tải cũng phải chịu cảnh tương tự: lâm nghiệp và thủy sản, đã giảm
xuống còn 55%; xây dựng: 72%; vận tải hành khách:79,3%; vận chuyển hàng hoá:
87
60%; khí đốt và nước: 23% trong giai đoạn 1990-1994. Hệ lụy của nó là làm cho xã
hội Cuba trở lên bất ổn, tình trạng thiếu việc làm trở lên phổ biến, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn do thiếu điện, nước sinh hoạt, thuốc men [185]...
Như vậy, những chính sách cấm vận của chính quyền Mỹ từ năm 1991-
2004 đã làm cho nền kinh tế Cuba rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn...Điều này, đã tác động trực tiếp đến phát
triển kinh tế, đe dọa đến sự ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và sự tồn vong
của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
Thứ hai, Cuba gặp khó khăn từ sự chống phá của Mỹ và các thế lực thù địch
Lợi dụng sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu,
chính quyền Mỹ đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá Cuba về tư tưởng nhằm
thúc đẩy sự chia rẽ giữa Đảng cộng sản với nhân dân, xóa bó nguyên tắc tập
trung dân chủ trong Đảng để biến Đảng thành câu lạc bộ từ đó làm tan rã Đảng
cộng sản Cuba; kích động các lực lượng đối lập bên trong kết hợp với các phần
tử người Cuba sống lưu vong ở Mỹ gây bạo loạn để lật đổ chế độ Xã hội Chủ
nghĩa ở Cuba khi có thời cơ.
Chính quyền Mỹ đã cho xây dựng Đài phát thanh Marti ở Florida, phát
thanh 2200 giờ/tuần với 24 tần số khác nhau để chống phá cách mạng Cuba; sử
dụng máy bay vận tải C130 phát sóng truyền hình nhiều tần số để phát trực tiếp
vào Cuba; cung cấp tài chính, đào tạo các lực lượng phản động tại Cuba: tài trợ
670 nghìn USD cho một số tổ chức phản động người Cuba ở Mỹ để lập hệ thống
báo chí đối lập ngay trên đất nước Cuba; chi 1,6 triệu USD cho việc thành lập
các tổ chức Phi chính phủ và 2,1 triệu USD cho các kế hoạch chuyển giao quyền
lực ở Cuba [72] Những hoạt động chống phá trên của Mỹ và các thế lực phản
động đã gây nhiều khó khăn cho cách mạng Cuba.
Thứ ba, do Cuba phụ thuộc rất lớn vào nguồn viện trợ của Liên Xô, nên
sau khi Liên Xô sụp đổ, quốc đảo này đã không đủ sức chống chọi với những tác
động từ bên ngoài
Trong thời kỳ kinh tế Kế hoạch (trước 1991), nền kinh tế Cuba phụ thuộc
rất lớn vào Liên Xô: với nguồn viện trợ từ 4-5 tỷ USD/năm [93, tr.16], ¾ nguồn
năng lượng (dầu khí), thiết bị máy móc, phân bón và tốc độ tăng trưởng kinh tế của
88
Cuba đều phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô [84, tr.1]. Ngoài ra, hầu hết các nhà
kinh tế của Cuba đều được đào tạo ở Liên Xô nên lực lượng này chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi tư duy kinh tế Kế hoạch hóa của mô hình Xô Viết. Các nhà lãnh đạo
Cuba (kể cả Fidel) luôn tin tưởng tuyệt đối và không nhận ra được những khiếm
khuyết, hạn chế mà mô hình này đem lại. Chỉ sau khi Govbachev thực hiện chuyến
thăm Cuba (4/1989), yêu cầu quốc đảo này cải cách theo mô hình tự do, lúc đó các
nhà lãnh đạo Cuba mới nhận thấy sự yếu kém của nền kinh tế đất nước.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nguồn viện trợ bị cắt giảm hoàn toàn, nền kinh tế
Cuba ngay lập tức lâm vào khủng hoảng toàn diện: Trong giai đoạn 1991-1993,
tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức -0% trong 3 năm liên tiếp; tổng sản phẩm quốc
nội GDP giảm 35%; thâm hụt ngân sách 33%; mức lương thực tế của người lao
động giảm 25%; Cuba phải nhập khẩu 70% lương thực từ bên ngoài [92, tr.12].
Do đó, Cuba đã không đủ sức chống lại những tác động từ bên ngoài, nhất là
chính sách cấm vận của Mỹ.
Như vậy, sự phụ thuộc vào Liên Xô cũng là một trong những nguyên nhân
làm cho Cuba mất độc lập tự chủ và đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Tóm lại, những hạn chế, yếu kém của cách mạng Cuba trong giai đoạn
này đã cản trở quá trình xây dựng và phát triển đất nước, điều này cũng đã tác
động trực tiếp đến bảo vệ nền độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội của
quốc đảo này trong bối cảnh mới.
3.2.2. Giai đoạn Cuba tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế và chủ
trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" (2004-2016)
Sau hơn một thập kỷ thực hiện "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" (1991-
2004), bên cạnh những thành tựu đạt được, cách mạng Cuba vẫn còn phải đối
mặt với nhiều thách thức mới nảy sinh và có nguy cơ đe dọa đến nền độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết những khó
khăn trong nước và đưa đất nước phát triển. Đảng và Nhà nước Cuba đã xác
định phải kế thừa và phát triển những thành quả của thời kỳ trước. Đồng thời,
khắc phục những hạn chế, yếu kém để đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng
hoảng và vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
89
Trở thành nhà lãnh đạo mới của Cuba (7/2006), Chủ tịch Raul đã đề ra
một số biện phát nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong kinh tế của
thời kỳ trước bằng việc đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội"
tại Đại hội VI (4/2011) và "Đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và cách
mạng" tại Hội nghị Trung ương II, khóa 6, tháng 9/2011. Bên cạnh đó, Cuba còn
xác định khái niệm về "Mô hình phát triển kinh tế và xã hội, xã hội chủ nghĩa"
được đề ra tại Đại hội lần thứ VII (4/2016) với mục tiêu phát triển nền kinh tế
đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu này của Đảng và Nhà nước Cuba được thể hiện thông
qua một số biện pháp trên các lĩnh vực như sau:
3.2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân nhằm
tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn xã hội
Để đảm bảo sự nghiệp cách mạng Cuba luôn là của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, Đảng cộng sản Cuba thường xuyên chăm lo, duy trì, củng cố và
phát triển mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Cuba luôn đề cao vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với quần
chúng bằng việc: tăng cường giáo dục chính trị, văn hóa, nghiệp vụ cho quần
chúng nhân dân; xúc tiến đối thoại với quần chúng; quan tâm đến nguyện vọng
của quần chúng; tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng; duy trì và nâng
cao tính chiến đấu của đảng viên và quần chúng, rèn luyện và nâng cao khả năng
sãn sàng chiến đấu của đảng viên và người lao động trong việc bảo vệ tổ quốc.
Điều này, làm cho quần chúng nhân dân hiểu hơn về Đảng và vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước chính sách bao
vây và chống phá của Mỹ.
Việc xây dựng và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng mà chính phủ Cuba
đề ra đã tăng cường được tình đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đặc biệt là trong
đội ngũ lãnh đạo cấp cao đã có sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước trong tình hình mới nhằm chống lại các âm
mưu chia rẽ trong nội bộ Đảng, làm phân hóa đội ngũ cán bộ Đảng viên, tiến tới
là sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản với cách mạng ngay từ bên trong.
90
Thông qua Đảng bộ và các tổ chức cơ sở Đảng để giữ mối liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, vừa lắng nghe những thắc mắc, ý kiến đóng góp của quần chúng,
vừa giải thích, giáo dục và động viên họ thực hiện chủ trương, chính sách của
nhà nước. Đặc biệt, Đảng còn chú trọng xây dựng các tổ chức quần chúng: như
Đoàn thành niên cộng sản, Đội thiếu niên Jose Marti, Ủy ban Bảo vệ cách
mạng...thông qua các tổ chức quần chúng này, Đảng tiếp tục duy trì mối quan hệ
với nhân dân tạo ra sự đồng thuận trong xã hội về việc triển khai, thực hiện
đường lối chính sách của nhà nước [76].
Dưới sự lãnh đạo của Bí thư thứ nhất Raul, Cuba vẫn thường xuyên tổ
chức các diễn đàn mở, hội nghị bàn tròn trên truyền hình được tiến hành hàng
ngày với những chủ đề khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết của quần chúng,
động viên và cổ vũ các thế hệ tích cực hưởng ứng các phong trào đấu tranh vì
độc lập và chủ quyền dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Các hoạt động cụ thể trên là biểu hiện của sự đồng tâm, nhất chí của Đảng
và nhân dân Cuba trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, để cho kẻ
thù thấy rằng chúng không thể khuất phục được ý chí của một dân tộc biết đoàn kết,
có tổ chức và buộc chúng phải từ bỏ ý đồ khôi phục chủ nghĩa tư bản và áp đặt trở
lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở quốc đảo này một lần nữa.
Nhờ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, Đảng và nhân dân Cuba đã nhận
thức đầy đủ hơn về tính ưu việt của chế độ xã hộ chủ nghĩa, nhờ đó, ý thức của
nhân dân về bảo vệ độc lập dân tộc, quyền tự do, bình đẳng và bác ái đã được
nâng cao, trên cơ sở đó hình thành nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất
tập trung quanh Đảng để chống lại mọi mưu đồ chia rẽ của Mỹ và các thế lực
phản động.
Trong quá tình xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước, Đảng
cộng sản Cuba đã luôn quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, tăng cường thực hành dân chủ và phát huy tính sáng tạo của nhân dân, biết
tham khảo và vận dụng có chọn lọc về xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân
loại vào điều kiện cụ thể là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Cuba, phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của
đất nước.
91
Thứ hai, kiện toàn lại hệ thống chính trị để đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước trong điều kiện mới
Để đáp ứng được với sự đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước trong thời kỳ mới, Cuba đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp vào năm 2011.
Quốc hội Cuba đã thông qua sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan
trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước,
các tổ chức chính trị xã hội và các hoạt động kinh tế, đầu tư như: Ban hành luật
đầu tư mới (6/2014), loại bỏ các quy định kinh tế lỗi thời, cụ thể hóa và thể chế
hóa quyền công dân và quyền con người...Những văn bản pháp luật đó đã tạo
khuôn khổ pháp lý quan trọng để Cuba tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật
trên tất cả các lĩnh vực.
Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao cũng đã có những bước cải cách quan
trọng thông qua việc học tập mô hình xây dựng Quốc hội của Việt Nam. Bên cạnh
đó, Quốc hội cũng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
như việc: tăng cường các đại biểu chuyên trách; làm tốt công tác giám sát, chức
năng lập pháp và quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Sự thay đổi
trên đã giúp cho Quốc hội Cuba từng bước dân chủ hóa trong các cuộc thảo luận,
tranh luận, các diễn đàn, buổi chất vấn trên truyền hình và đài phát thanh; các đại
biểu cũng tăng cường tiếp xúc cử tri ở dưới cơ sở và lắng nghe người dân trình bày
ý kiến của mình về những vấn đề quan trọng của đất nước để truyền đạt những ý
kiến này trên các diễn đàn Quốc hội, Đảng và chính phủ [98, tr.12]. Nhờ vậy hiệu
quả và hiệu lực của Quốc hội được nâng cao và thu hút được sự quan tâm của các
tầng lớp nhân dân đối với các kỳ họp của Quốc hội.
Cuba cũng đã từng bước kiện toàn lại bộ máy các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương: sắp xếp lại các cơ quan bộ và ngang bộ để hình
thành các bộ quản lý nhà nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tách dần chức
năng nhà nước với sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp; phân biệt chức năng
của cơ quan hành chính và công quyền với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Với việc cải tổ bộ máy cơ quan nhà nước trên sẽ làm cho hệ thống chính trị
của Cuba từ Trung ương đến địa phương được tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, qua
đó có thể thực hiện được những mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Ngoài ra,
92
nó còn giúp Cuba cải cách được các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, được các
nguồn vốn nước ngoài vào Cuba đầu nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế, tạo công
ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của
Cuba trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong
việc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Cuba.
Thứ ba, với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc
tế, Đảng và Nhà nước Cuba đã thực hiện mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới
Cuba luôn theo đuổi đường lối ngoại hòa bình, hữu nghị và đoàn kết với
các dân tộc, đi tiên phong trong việc bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển,
góp phần xây dựng một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng, nhờ vậy mà ngoại
giao Cuba đã thu được nhiều thành tựu ngoại giao quan trọng, bất chấp chính
sách bao vây cấm vận của Mỹ.
Hiện nay, Cuba đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 175/220 quốc gia và
vùng lãnh thổ, có cơ quan đại diện ngoại giao ở 135 nước trên thế giới. Đảng
cộng sản Cuba phát triển quan hệ với gần 300 Đảng phái, tổ chức và phong trào
chính trị trên thế giới. Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP) có quan hệ
với gần 3000 tổ chức hòa bình, đoàn thể hữu nghị quốc tế. Các tổ chức quần
chúng Cuba (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn) có quan hệ với hàng
trăm đoàn thể quần chúng trên thế giới [25, tr.5].
Cuba cũng đã cải thiện, bình thường hóa quan hệ với nhiều quốc gia và
tham gia trở lại nhiều tổ chức khu vực sau một thời gian bị Mỹ ngăn cản: trở
thành thành viên chính thức của nhóm RIO (2008), sau 22 năm bị Mỹ cản trở;
Cuba được phép tái gia nhập OAS sau 53 năm bị ngăn cấm, đặc biệt Cuba đã
bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với EU (2016), với các nước El Salvador
(2012), Panama (2015)...sau một giai đoạn đối đầu và căng thẳng trong quan hệ
với các nước và tổ chức này [25, tr.6].
Thành tựu quan trọng của ngoại giao Cuba trong giai đoạn này chính là
việc đã tham gia sáng lập nhóm ALBA (12/2004) và CELAC (2012), những tổ
chức này đã giúp cho Cuba phát triển, duy trì sự ổn định chính trị và nâng cao
địa vị quốc tế ở khu vực, bất chấp các chính sách bao vây cấm vận của Mỹ.
93
Cuba cũng đã củng cố quan hệ chiến lược với các nước lớn và các nước
đang phát triển: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi...;các nước xã hội chủ
nghĩa: Việt Nam, Bắc Triều Tiên và các nước phát triển: Nhật Bản, Pháp, Tây
Ban Nha...Những thành tựu trên của Cuba đã chứng tỏ đường lối đối ngoại đa
dạng hóa, đa phương hóa của Cuba trong thời gian qua là đúng đắn.
Sau khi Cuba đẩy mạnh cải cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_dau_tranh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_o_cuba_tu.pdf