Mục lục
Trang
mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 9
1.2. Những vấn đề nhìn từ phía Việt Nam để nghiên cứu, rút kinh nghiệm 21
1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 22
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH
CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA
TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990 24
2.1 Khái quát lịch sử đấu tranh chống thực dân Anh của Malaya từ
năm 1511 đến năm 1957 24
2.2. Một số nhân tố quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến tiến trình
củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia 41
Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG
MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990 56
3.1 Giai đoạn 1957 - 1969: đấu tranh vì nhà nước Liên bang và
củng cố nền chính trị, kinh tế tự chủ 57
3.2. Giai đoạn 1969 - 1990: thực hiện phát triển kinh tế đi đôi với
công bằng xã hội, hài hòa dân tộc và hội nhập quốc tế 90
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN
NĂM 1990 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN 115
4.1 Nhận xét về quá trình củng cố độc lập dân tộc của Malaysia 115
4.2. Kinh nghiệm từ Malaysia đối với các nước đang phát triển 132
kÕt luËn 148
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 152
197 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Liên bang.
Sau độc lập, dù trong chính phủ Liên minh chưa phải lúc nào cũng
thống nhất về quan điểm, đường lối phát triển đất nước. Song nhìn chung cả
UMNO, MCA và MIC đã cùng chia sẻ quyền lợi chung là phấn đấu cho một
Malaya độc lập, ổn định và khắc phục di sản của chính sách chia rẽ dân tộc do
thực dân Anh đã thực hiện trong thời thuộc địa. Sự hòa giải mâu thuẫn trong
lòng xã hội Malaya được phản ánh khá rõ nét trong Hiến pháp, mọi công dân
trong Liên bang đều có quyền dân chủ và tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự
do hội họp và tín ngưỡng, không phân biệt đảng phái hay nguồn gốc dân tộc.
Quyền bình đẳng được khẳng định trong Hiến pháp như sau:
(1) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp
luật bảo vệ như nhau; (2) Trừ trường hợp quy định trong Hiến pháp,
không được có sự phân biệt đối xử giữa các công dân vì lí do tôn
giáo, sắc tộc, nguồn gốc, nơi sinh hay giới tính trong các điều luật
hoặc trong quá trình thực thi luật liên quan tới quyền sở hữu, chiếm
giữ, định đoạt tài sản hay quyền tiến hành hoặc tiếp tục bất cứ hoạt
động thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp, hướng nghiệp hay tuyển
dụng nào; (3) Không có sư ưu tiên đối xử với Tiểu vương của một
bang; (4) Không cơ quan nhà nước nào được phép phân biệt đối xử
với bất kì ai vì của do người đó đang sinh sống hay làm việc ở Liên
bang mà nằm ngoài thẩm quyền của cơ quan đó... [101, tr. 14-18].
Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước đã hướng tới mục
tiêu hòa giải dân tộc của Chính quyền Malaya, góp phần ổn định các dân tộc.
88
3.1.5. Thực hiện đường lối đối ngoại nghiêng về trung lập và không
liên kết
Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập đảng UMNO, tháng
5/1956, chủ tịch UMNO, Tunku Abdul Rahman đã tuyên bố rằng, chính sách
đối ngoại của Nhà nước Malaya sau này sẽ tuân thủ theo tinh thần của Hội
nghị Băngđung (1955). Tức là, Nhà nước Malaya độc lập sẽ thực thi một
chính sách ngoại giao trung lập, không liên kết, cùng chung sống hòa bình với
tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể, Malaya
vẫn chịu ảnh hưởng nhất định từ các vấn đề trong và ngoài nước chi phối. Đó
là tình trạng người Anh vẫn còn ảnh hưởng trong các lĩnh vực then chốt như
thương mại, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Mặt khác, tình hình an ninh -
chính trị ở Malaya vẫn còn phức tạp, các nhà lãnh đạo Malaya dù muốn hay
không vẫn phải dựa vào sự ủng hộ và hậu thuẫn của chính phủ Anh và mong
muốn duy trì quan hệ mật thiết với nước Anh và những nước trong Khối thịnh
vượng chung, cùng các nước tư bản khác. Các sứ quán đầu tiên của Malaya
được thiết lập ở các nước trong khối như Anh, Ấn Độ, Pakistan, Australia,
New Zealand. Là thành viên của Khối Thịnh vượng chung, quốc gia này cũng
được tạo điều kiện cho công cuộc khôi phục nền kinh tế sau độc lập. Với "Kế
hoạch Colombo" trong thập niên 50 của thế kỷ XX, quốc gia này đã được vay
hàng tỉ USD để bước đầu khôi phục nền kinh tế từ di sản thuộc địa. Các nước
lớn trong Khối cũng từng bước giúp Malaya trở thành một bộ phận của nền
kinh tế thế giới, tạo cơ hội cho quốc gia này thuận lợi hơn trong việc thiết lập
các hiệp định thương mại tự do với các thành viên cũng như với thế giới tư
bản chủ nghĩa. Tháng 9/1957, chính phủ Malaya đã ký kết với Anh "Hiệp ước
phòng thủ và viện trợ tương hỗ". Với tư cách là thành viên của Hiệp ước này,
Malaya đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong Khối, tránh được
những mối đe dọa từ bên ngoài. Đặc biệt, trước sự tấn công bởi chính sách
"Konfrontasi" của Indonesia, quốc gia này đã nhận được sự hỗ trợ từ phía
89
quân đội Anh, Australia, New Zialand và Mỹ tránh được sự tổn thất trong thời
điểm khó khăn nhất (Chú giải 6).
Thập niên 60, Malaysia phải đối mặt với sự phản đối của các nước
láng giềng Indonesia, Philippines, Brunei trong vấn đề sáp nhập hai bang
thuộc Bắc Borneo. Chính quyền Malaysia nhận thấy, muốn giải quyết được
vấn đề này, cần thiết phải tạo dựng được các mối quan hệ với các nước trong
thế giới Islam nói riêng và với các nước trong "Phong trào không liên kết" nói
chung. Liên tiếp trong các năm 1964 - 1965, nhiều chuyến viếng thăm thân
thiện của đại diện chính phủ Malaysia đến các nước ở châu Á, Trung Cận
Đông và châu Phi tỏ rõ quan điểm ủng hộ cho cuộc đấu tranh của các nước
này. Đây vốn là những nước ít nhiều có mối liên hệ với nước Anh và Khối
Thịnh vượng chung, cũng là những nước Islam giáo tham gia trong Phong
trào không liên kết. Malaysia hy vọng, thiết lập quan hệ với các quốc gia tìm
kiếm được sự ủng hộ từ phía họ, vừa hóa giải được những bất đồng với các
nước láng giềng, vừa củng cố địa vị của Malaysia trên trường quốc tế. Năm
1970, Malaysia chính thức tham gia vào phong trào này và có thêm điều kiện
bày tỏ quan điểm, lập trường của mình trong các vấn đề cấp bách của thời đại
như: chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa Apacthai, đấu tranh cho một
trật tự kinh tế thế giới mà ở đó Malaysia luôn giữ quan điểm tích cực.
Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội hòa bình thông qua thế giới Islam và
"Phong trào không liên kết", giải pháp khôn ngoan nhất của Chính phủ
Malaysia đó là vừa cương quyết trong vấn đề sáp nhập, vừa chấp nhận cuộc
điều tra của tổ chức Liên hợp quốc và các quan sát viên của Indonesia,
Philippines về kết quả trưng cầu dân ý tại hai bang này; đồng thời vừa nỗ lực
hòa giải với hai nước này qua việc ủng hộ Philippines thành lập tổ chức
MAPHLINDO (1963).
Sự ra đời của "Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á" (SEATO) năm 1954
với sự tham gia của các nước Mỹ, Anh, Pháp đã gây nên mối lo ngại nghi
90
ngờ, cảnh giác trước bất kỳ một hình thức liên minh nào đó trong khu vực.
Hơn nữa, sau Hội nghị Băng Đung (1955), xu hướng trung lập, không liên kết
đang bao trùm khu vực Đông Nam Á, mà nhiều nước trong đó như Indonesia,
Myanmar, Campuchia đóng vai trò tích cực. Trong bối cảnh đó, những đề
xuất về các hình thức hợp tác khu vực của Chính phủ Malaysia vốn có quan
hệ chặt chẽ với đế quốc Anh ít được sự hưởng ứng của nhiều nước ở khu vực.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận việc chính phủ Malaysia đã rất nhiệt
tình và kiên trì tìm kiếm những hình thức hợp tác khác nhau của các nước
láng giềng. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo nước này coi trọng và đặt
nhiều hy vọng vào mối quan hệ hợp tác láng giềng thân thiện giữa các quốc
gia trong khu vực, coi đó là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền quốc
gia - dân tộc và phát triển kinh tế. Trong điều kiện còn hạn chế nhiều mặt từ
kinh tế đến an ninh quốc phòng, vấn đề nội bộ phức tạp... Malaysia muốn
tránh sự lệ thuộc vào các cường quốc, thì cách thức hữu hiệu nhất để tồn tại
và phát triển là hợp tác và liên kết với các nước láng giềng, qua đó củng cố
lòng tin cùng nhau hòa giải mâu thuẫn, hợp tác và phát triển. Quan điểm này
được khẳng định trong lời tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc
phòng, kiêm Bộ trưởng Phát triển quốc gia Malaysia, Tunapdul Radak, tại
Hội nghị sáng lập ASEAN (Băng Cốc, 1967):
Điều quan trọng là, trên tư cách từng nước và cùng hành
động chung, chúng ta nên tạo ra một ý thức sâu sắc rằng, chúng ta
không thể tồn tại lâu dài trên tư cách là những nước độc lập nhưng
đơn độc, trừ khi chúng ta cùng nhau suy nghĩ và hành động, trừ khi
chúng ta chứng tỏ bằng việc làm rằng chúng ta đều thuộc về một
gia đình các nước Đông Nam Á được ràng buộc với nhau bằng
những mối dây hữu nghị và thiện chí và thấm nhuần những lý tưởng
và nguyện vọng của chúng ta, quyết tâm tạo hình xã hội của chúng
ta [93, tr. 98-99];
91
"Ở Malaysia chúng tôi tin tưởng chắc chắn vào sự hợp tác khu vực và
chúng tôi cũng không thấy có sự lựa chọn nào khác đối với các nước mới,
đang phát triển ở Đông Nam Á, là cùng nhau quyết định lấy vận mệnh của
mình, cùng nhau ngăn ngừa sự can thiệp từ bên ngoài" [114, tr. 328].
Nhìn chung, nỗ lực hòa giải với láng giềng và tích cực xây dựng liên
kết khu vực của phía chính phủ Malaysia cùng các quốc gia trong Đông Nam Á
đã thành công. Trong thời gian đầu của mối quan hệ này, còn có những nghi
kỵ, tranh chấp, va chạm lợi ích giữa các thành viên. Song, chính phủ Malaysia
đã kiên trì tìm kiếm những cơ hội, khả năng để tạo một không khí và tinh thần
đoàn kết trong ASEAN, gạt bỏ những mầm mống có thể gây xung đột, chia rẽ
tổ chức này. Những đóng góp của chính phủ Malaysia trong tiến trình liên kết
khu vực Đông Nam Á đã được các nước ASEAN ghi nhận và trân trọng.
3.1.6. Thực hiện chính sách "thích nghi dân tộc" sau sự kiện khủng
hoảng chính trị năm 1969
Sau thời gian độc lập, mặc dù Chính phủ Malaysia đã cố gắng khắc
phục những di sản thuộc địa, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, đến năm 1969, đất nước rơi
vào tình trạng khủng hoảng chính trị buộc chính phủ Malaysia phải tìm cách
điều chỉnh chính sách phát triển đất nước. Có thể nhận diện vấn đề này ở một
số khía cạnh sau đây:
Một là, nguyên nhân cuộc khủng hoảng chính trị năm 1969
Trước hết, phải kể đến là sự tồn tại khác biệt trình độ, lợi ích kinh tế
giữa hai cộng đồng là bản địa và người Hoa tại Malaysia. Mặc dù quốc gia
này triển khai "kế hoạch 5 năm lần thứ nhất" (1966 - 1970), đã tạo ra những
thành tựu nhất định, đất nước đã tự túc được lương thực, song chưa tạo ra
những chuyển biến mới trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân các hộ ở
Malaysia có tăng lên, song mức tăng của người Hoa vẫn nhanh nhất, ngược
92
lại mức tăng của người Melayu lại chậm nhất. Tỷ lệ đói nghèo vào cuối thập
niên 60 trong cộng đồng người Melayu chiếm tới 56%, người Ấn gần 20%,
người Hoa chỉ chiếm khoảng 13%. Tình trạng yếu kém của người Melayu
được thể hiện rõ qua các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong hệ thống thương
mại, dịch vụ: số vốn tư bản của người Melayu ít hơn 17 lần so với người Hoa
(1969) [62, tr. 447]. Trong giáo dục cũng chưa có sự cân bằng giữa hai cộng
đồng này. Số học sinh phổ thông người Melayu chỉ chiếm 43,4%, trong khi
người Hoa là 49,6% [62, tr. 477].
Bên cạnh đó, chính sách ngôn ngữ và giáo dục của chính phủ Liên
bang chưa được sự đồng thuận của các nhóm cộng đồng dân tộc trong xã hội
Malaysia. Trong khi các nhà lãnh đạo của cộng đồng người Melayu bắt đầu
hành động cương quyết hơn để đạt được hơn nữa lợi ích cho cộng đồng mình,
thì các cộng đồng dân tộc khác, trước hết là cộng đồng người Hoa cũng không
chịu lùi bước trên các diễn đàn chính trị. Cuộc tranh luận về chính sách giáo
dục và ngôn ngữ chính thức của quốc gia là cơ hội cho mâu thuẫn này bùng
nổ thành xung đột xã hội. Các cộng đồng không phải người Melayu cho rằng,
chính phủ đã cố gắng bằng mọi biện pháp để bảo vệ đặc quyền của người bản
địa. Vì vậy, họ coi cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang năm 1969 là cơ hội để họ
có thể thay đổi địa vị của mình. Đây cũng là cơ hội để các đảng đối lập của
Liên minh khoét sâu mâu thuẫn, "lợi dụng tình cảm dân tộc trong một trò chơi
vô trách nhiệm" [114, tr. 81].
Sự phức tạp từ kết quả bầu cử Quốc hội Liên bang và Hội đồng lập
pháp ở các bang ngày 11/5/1969 là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ khủng
hoảng chính trị. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Liên minh bị mất tới 10% số
phiếu ủng hộ, số ghế ở Quốc hội giảm từ 99 xuống còn 66 ghế, chiếm 48,5%
số phiếu bầu. Đảng PAS giành được 12 ghế. Ba đảng gồm: Đảng Hành động
dân chủ (DAP), Mặt trận nhân dân Malaysia (Gerankan Rayat) và Đảng tiến
bộ nhân dân (PPP) giành được 25 ghế [108, tr. 136]. Trong bầu cử vào Hội
93
đồng lập pháp ở các bang vùng bán đảo, Đảng Liên minh cũng không giành
đa số phiếu áp đảo như trước. Nếu trong Liên minh, UMNO bị PAS tranh
giành ảnh hưởng, thì MCA cũng bị DAP giành số phiếu ở nhiều bang. Các
đảng khác: Đảng Gerakan, Đảng Tiến bộ nhân dân... cũng giành được số
phiếu đáng kể trong Quốc hội và Hội đồng lập pháp các bang. Kết quả bầu cử
Quốc hội Liên bang và Hội đồng lập pháp ở các bang đã làm dấy lên bầu
không khí chính trị căng thẳng và phức tạp ở Liên bang, dẫn đến sự bùng nổ
xung đột sắc tộc tại Malaysia ngày 13/5/1969. Cuộc xung đột này kéo dài tới
hai tháng rưỡi, đẩy quốc gia này vào "thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân
tộc" [114, tr. 365]. Đối với các nhà lãnh đạo Malaysia lúc này là cần phải
nhanh chóng tìm ra một giải pháp mới cho vấn đề dân tộc.
Hai là, diễn biến sự kiện khủng hoảng chính trị năm 1969.
Để chào mừng thắng lợi trong cuộc bầu cử trên, đảng Gerenka Rayat
và DAP đã tổ chức một cuộc tuần hành lớn, biểu dương lực lượng ở thủ đô
Kuala Lumpur vào ngày 13/5/1969. Trong khi đó, các phần tử bất mãn trong
giới lãnh đạo UMNO lại kêu gọi người Melayu đứng lên chống đối, tẩy chay
kết quả bầu cử. Xung đột xảy ra giữa một bên là những người ủng hộ hai đảng
DAP và Đảng Gerenka, chủ yếu là người Hoa với một bên là người Melayu.
Chỉ trong vòng hai ngày, cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu đã biến thủ đô
Kuala Lumpur thành nơi cướp bóc, đốt phá nhà ở, cửa hiệu của người Hoa.
Ngày 17/5/1969 chính phủ đã phải ban bố "Tình trạng khẩn cấp" theo
điều 150 của Hiến pháp Liên bang về sự cố đe dọa an ninh quốc gia. Tình
trạng khẩn cấp được áp dụng trong toàn quốc. Toàn bộ quyền lãnh đạo lúc
này được trao cho "Hội đồng tác chiến quốc gia", đứng đầu là Phó Thủ tướng,
kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Abdul Razak với tư cách Chủ tịch Hội đồng
cùng với đại diện của UMNO, MCA và MIC. Ngoài ra còn có đại diện của
quân đội, cảnh sát, bộ nội vụ, bộ ngoại giao. Cộng đồng người Hoa và người
Melayu mâu thuẫn, tẩy chay nhau. Các phần tử quá khích lợi dụng tình hình đã
94
khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng dân tộc. Căng thẳng bao trùm
xã hội đã tiếp tục đẩy thêm hai cộng đồng người Melayu và người Ấn đến
một cuộc xung đột mới vào ngày 28/6/1969 tại vùng ngoại vi Kuala Lumpur.
Những cuộc xung đột đẫm máu dẫn đến an ninh quốc gia luôn trong
"tình trạng báo động". Tình hình căng thẳng giữa ba cộng đồng dân tộc chính
ở Malaysia kéo dài cho tới tháng 8/1969, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Gần 200 người chết, 440 người bị thương, 9.000 người bị bắt giam, 5.500 người
bị đứng trước vành móng ngựa [62, tr. 478]. Trong số những người thiệt mạng,
thương tích, chủ yếu là người Hoa. Nhiều hoạt động bị đình trệ, giao thông bị
ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn là mâu thuẫn giữa cộng đồng người Melayu
với cộng đồng người Hoa, người Ấn vốn đã sâu sắc từ thời thuộc địa, nay lại
càng bị khoét sâu hơn. Biến cố xã hội tại vùng bán đảo Malaysia đã làm trì
hoãn cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang và Hội đồng lập pháp các bang trên
vùng lãnh thổ phía Đông là Sabah và Sarawak. Phải đến mùa hè năm sau,
cuộc bầu cử ở đây mới được tiến hành. Sự kiện khủng hoảng chính trị buộc
Thủ tướng Tunku Abdul Rahman phải nhường vị trí lãnh đạo cho người kế
nhiệm là Phó Thủ tướng Tun Abdul Razak. Sự kiện này cảnh báo nền độc lập
dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ ngay từ bên trong. Nhà nghiên cứu
kinh tế Malaysia, Abdula Mohathir đã viết: "Cuộc nổi loạn tháng 5/1969 đã
phản ánh những bất ổn định khó tránh khỏi của hệ thống chính trị, kinh tế, xã
hội được vận hành trên cơ sở của sự phân phối bất bình đẳng về thu nhập và sự
chia rẽ sâu sắc giữa các tầng lớp, các tộc người trong xã hội" [94, tr. 58-59].
Đối với các nhà lãnh đạo Malaysia lúc này là cần phải nhanh chóng tìm ra
một giải pháp mới cho vấn đề dân tộc.
Ba là, sự điều chỉnh chính sách dân tộc của chính phủ Malaysia.
Sau những khủng hoảng chính trị (1969), các nhà lãnh đạo trong Liên
minh cầm quyền nhận thấy cần có những biện pháp đảm bảo cho sự chung
sống hòa thuận giữa các cộng đồng trong đất nước thì mới có hy vọng đảm
95
bảo được sự ổn định chính trị - xã hội. Muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề trên
thì nhất thiết phải xây dựng một đường lối phát triển kinh tế hướng tới việc
thực hiện công bằng xã hội, để mọi người dân, đặc biệt là người nghèo cùng
được hưởng thành quả của sự phát triển đó. Tháng 7/1969, Ủy ban thống nhất
quốc gia được thành lập và soạn thảo ra "Hệ tư tưởng quốc gia và các chương
trình kinh tế xã hội mới". Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử đối với
người dân Malaysia, nó cũng được coi là "Tuyên ngôn RUKUNEGARA"
(Nền tảng quốc gia) (xem phụ lục 2) được công bố ngày 31/8/1970 nhằm quy
tụ mọi cộng đồng dân tộc hướng tới sự đoàn kết, thống nhất quốc gia. Cùng
với "Tuyên ngôn" là một chương trình phát triển dài hạn trong vòng 20 năm.
Chương trình này được gọi là "Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất" (OPP1) với
hai nội dung cơ bản là thực hiện "Chiến lược công nghiệp hóa hướng xuất
khẩu" và "Chính sách kinh tế mới" (NEP). Đây là định hướng mới cho sự
phát triển quốc gia đã được chính phủ Malaysia xây dựng và triển khai thực
sự bài bản. Trong các định hướng phát triển này cho thấy "vai trò chỉ đạo", sử
dụng sự can thiệp của Nhà nước rõ ràng hơn.
Trong bài phát biểu ngày 23/2/1971, trước Hạ Nghị viện, Thủ tướng
kế nhiệm, Tun Abdul Razak đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo chính trị rằng:
Những bài học của thảm kịch 13 tháng 5 không bao giờ
được lãng quên. Chúng ta không phải bàn cãi và tranh luận về
những gì nó đã bắt đầu hoặc làm thế nào mà nó đã xảy ra, vì sợ bàn
cãi và tranh luận, chúng ta sẽ đánh mất cách nhìn kẻ thù chung: đó
là những yếu tố vô trách nhiệm, những người tìm cách gieo rắc sự
thiếu tin cậy và cảm giác bất an giữa các chủng tộc, nhằm khai thác
từ sự nhạy cảm dân tộc cho tới cả những lợi thế riêng của họ.
Những yếu tố này tạo ra nguy cơ dẫn đến việc người ta sẽ nghi ngờ
và phủ nhận các quy định của Hiến pháp liên quan đến tiếng Bahasa
Malaysia và vị trí đặc biệt của người Mã Lai [160, tr. 52].
96
3.2. GIAI ĐOẠN 1969 - 1990: THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI
ĐÔI VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI, HÀI HÒA DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.1. Thực hiện cải cách nền chính trị - hành chính quốc gia
Sau khủng hoảng chính trị năm 1969, để đảm bảo sự thống nhất trong
Liên bang, Chính phủ Malaysia đã nhanh chóng thực hiện một số nội dung cải
cách cách nền chính trị - hành chính cơ bản sau đây:
Một là, xây dựng Tuyên ngôn RUKUNEGARA (Nền tảng quốc gia)
nhằm mục tiêu thống nhất dân tộc.
Nhân ngày Quốc khánh 31/8/1970, Chính phủ Liên bang Malaysia
thông qua Tuyên ngôn "RUKUNEGARA":
ĐẤT NƯỚC MALAYSIA CHÚNG TA, xin nguyện sẽ
- Đạt được mục tiêu thống nhất hơn nữa trong nhân dân;
- Duy trì một lối sống dân chủ
- Tạo lập một xã hội công bằng mà trong đó, của cải của đất
nước được phân phối công bằng;
- Bảo đảm một khả năng tồn tại tự do của các truyền thống
văn hóa giàu có và đa dạng của đất nước;
- Xây dựng một xã hội tiến bộ, định hướng khoa học và
công nghệ.
CHÚNG TA, những công dân của đất nước, xin hứa sẽ đem
hết nỗ lực của mình để đạt được những mục tiêu này, tuân theo
những nguyên tắc sau đây:
- Tin vào Thánh
- Trung thành với Quốc vương và đất nước
- Tôn trọng Hiến pháp
97
- Pháp quyền
- Hành vi đạo đức tốt [120].
Đây được coi như Tuyên ngôn về tinh thần cho tất cả cư dân sống trên
lãnh thổ Malaysia. Văn kiện nêu lên ba mục tiêu cơ bản của đất nước là: Đoàn
kết các cộng đồng dân tộc trong một dân tộc thống nhất Malaysia; Thực hiện
dân chủ, xây dựng xã hội bình đẳng, chính nghĩa, giàu mạnh; Phát huy truyền
thống văn hóa dân tộc, tiến kịp khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhằm mục tiêu đó,
4 điều tâm niệm (nguyên tắc) của mỗi người dân là: Tin vào Thượng đế;
Trung thành với Nhà vua và Tổ quốc; Tôn trọng Hiếp pháp và pháp luật; Giữ
gìn phẩm hạnh và đạo lý, kết hợp với mối quan hệ Tổ quốc - Tôn giáo - Dân
tộc - Cộng đồng. Xét về nội dung và thứ tự ưu tiên thì hai nguyên tắc đầu là
"Tin vào Thánh; Trung thành với Quốc vương và tổ quốc" nhằm mục đích đề
cao Islam và bản sắc văn hóa, chính trị của người Melayu và các nhóm người
bản địa khác. Những nội dung còn lại được chính phủ Malaysia khéo léo cô
đúc và "đại chúng hóa" góp phần tích cực vào việc thu hút các lực lượng dân
tộc cùng quyết tâm vì sự nghiệp chung của đất nước.
Để củng cố thêm những nguyên tắc được nêu trong Tuyên ngôn, chính
phủ Malaysia đã đưa ra những điều khoản bổ sung trong Hiến pháp sửa đổi
1971 như: nghiêm cấm công dân Malaysia nghi ngờ hay phê phán những điều
khoản của Hiến pháp nói về quy chế của các Quốc vương Melayu, về quyền
công dân, về đặc quyền của người Melayu, về địa vị của Islam với tư cách là
tôn giáo chính thức của quốc gia, về tiếng Melayu với tư cách là ngôn ngữ
quốc gia duy nhất [62, tr. 413]. Thậm chí, "những cuộc thảo luận công khai về
những vấn đề nhạy cảm này, kể cả những thảo luận của các nghị sĩ cũng bị
hạn chế" [111, tr. 138].
Tuyên ngôn RUKUNEGARA và những sửa đổi trong Hiến pháp 1971
đã có tác động to lớn đối với những biến đổi tình hình chính trị trong nước.
Hơn bao giờ hết, Đảng Liên minh cầm quyền, mà trước hết là UMNO có
98
được cơ sở pháp lý rộng rãi để khống chế các lực lượng đối lập trong cuộc
đấu tranh chính trị. Việc kết hợp cả Hiến pháp (cơ sở pháp lý) và Tuyên ngôn
tinh thần (cơ sở đạo lý, tôn giáo) là một đặc điểm chính trị nổi bật mang đậm
nét đặc thù của Chính quyền Liên bang Malaysia, vừa đảm bảo được sự duy
trì trật tự xã hội, vừa là công cụ tinh thần để chính phủ quy tụ các cộng đồng,
sắc tộc hướng tới sự đồng thuận trong xã hội. Đây là cơ sở đảm bảo cho một
nền độc lập dân tộc ở quốc gia đa dân tộc, sắc tộc như Malaysia.
Hai là, nhanh chóng kiện toàn hệ thống chính trị Liên bang.
Tuyên ngôn RUKUNEGARA và Hiến pháp sửa đổi năm 1971 đã tạo
điều kiện về pháp lý và đạo lý cho Liên minh cầm quyền mà trước hết là
UMNO có cơ sở kiểm soát các lực lượng đối lập vốn đang bị chia rẽ, hướng
họ đi tới liên kết, mở ra triển vọng thành lập một Liên minh rộng rãi các đảng
thành lực lượng chính trị chủ đạo ở Malaysia. Ngày 1/6/1974, "Mặt trận dân
tộc" (Barisan Nasional) chính thức thành lập gồm 13 đảng phái chính trị khác
nhau [61, tr. 441]. Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1974, Mặt trận giành
được 58% phiếu cử tri và có 135/165 ghế ở Quốc hội Liên bang. Bầu cử Quốc
hội năm 1978, Mặt trận đã thu được 85% số ghế ở Quốc hội Liên bang và
86,9% số ghế ở các Hội đồng lập pháp các bang [114, tr. 86]. Các cuộc bầu cử
tiếp đó Mặt trận luôn giành được đa số ghế ủng hộ. " Mặt trận dân tộc" được
coi là chỗ dựa chính của chế độ cầm quyền, làm phương sách có hiệu quả
nhất ngăn chặn được những xung đột chủng tộc và xã hội.
Đặc biệt, đầu thập niên 80, hệ thống chính trị của Liên bang Malaysia
có nhiều thay đổi. Thủ tướng M. Mahathir đã thực hiện chính sách mềm dẻo
và hợp tác với các đảng phái chính trị của các cộng đồng khác trong "Mặt
trận dân tộc". Từ đó, Chính phủ cải tổ hoạt động của Hội đồng Nhà nước và
phát động đấu tranh chống tham nhũng bước đầu thành công. Thập niên 80
của giai đoạn này, Chính phủ M. Mahathir cũng phải đối mặt với những vấn
đề chính trị phức tạp xuất phát từ những khó khăn về kinh tế và sự đấu tranh
99
quyết liệt của một số đảng đối lập muốn đưa đất nước trở thành một nhà nước
Islam truyền thống. Tuy vậy, Chính phủ Malaysia vẫn kiên định duy trì đường
lối xây dựng nhà nước "Islam thế tục hóa " vừa bảo vệ quyền lợi của người
Melayu vừa đoàn kết các cộng đồng dân tộc khác. Việc kiện toàn hệ thống
chính trị trong toàn Liên bang Malaysia là một việc làm đúng đắn, kịp thời
trong định hướng phát triển quốc gia của chính phủ Malaysia. Do đó, Chính
phủ Malaysia vẫn giành được sự hậu thuẫn của đa số thành viên trong "Mặt
trận dân tộc". Liên minh 13 đảng chính trị vẫn được duy trì trong Mặt trận.
Cho đến tháng 10/1990, Mặt trận Dân tộc vẫn giành được 127/180 ghế của
Quốc hội Liên bang [62, tr. 441].
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn Liên bang với quy
mô lớn và đồng bộ.
Thập niên 70, Chính phủ Malaysia tiếp tục thực hiện chương trình
giáo dục đào tạo nguồn nhân lực với quy mô chưa từng có trong lịch sử nền
công vụ của quốc gia này. Tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương,
các trường đại học đều phải tuân thủ chủ chương trình này. Học viện Hành
chính Quốc gia (INTAN) thực hiện triển khai chương trình giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực với hai mục tiêu song song là tăng cường năng lực dịch vụ
công và tăng số nhân viên người bản địa trong cơ quan chính phủ.
Trong khu vực hành chính công, Chính phủ đã thành lập một cơ quan
đi đầu trong việc hiện đại hóa chính phủ. Cơ quan này được cơ cấu trong Văn
phòng Thủ tướng, có tên là "Đơn vị Hoạch định nhân lực và Hiện đại hóa
hành chính Malaysia" - (MAMPU). MAMPU đã thiết lập một hệ thống trật tự
và hiệu quả với sự tham gia của các ban hữu quan và sự ủng hộ của các cơ
quan trung ương, các bộ ngành có liên quan, góp phần đảm bảo tính kỷ luật
và hiệu quả công việc, thời gian chờ đợi phục vụ của nhân dân được rút ngắn.
Đây cũng là thời điểm đất nước bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp và
dịch vụ. Do đó, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ của toàn hệ
100
thống chính trị - hành chính Liên bang, đòi hỏi tính minh bạch và thủ tục hành
chính thông thoáng, hiệu quả và bình đẳng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hệ thống công vụ cũng được Chính phủ chỉ đạo cải cách triệt để. Bắt đầu từ
việc đơn giản nhất là tất cả công chức trong Liên bang phải đeo thẻ ghi tên tại
công sở và chịu sự kiểm soát bởi quy định bấm lỗ trên thẻ. Bản thân Thủ
tướng cũng thực hiện nghiêm túc quy định giờ làm việc, thậm chí phải thể
hiện như một tấm gương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_qua_trinh_dau_tranh_cung_co_doc_lap_dan_toc_cua_lien_bang_malaysia_tu_nam_1957_den_1990_5488_1917.pdf