MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.4
4. Nguồn tài liệu .4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5
6. Đóng góp của luận án . 5
7. Bố cục của luận án. 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .7
1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam .7
1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. 10
1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả Campuchia . 10
1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác . 14
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tập trung giải quyết . 15
1.3.1. Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 15
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. 16
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 . 18
2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á. 18
2.1.1. Bối cảnh thế giới. 18
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á . 25
2.2. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1979 đến năm 1992 . 32
2.2.1. Tình hình chính trị. 32
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội . 33
2.3. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn
1993 - 2013. 36
2.3.1. Khái quát tình hình chính trị . 36
2.3.2. Chính sách đối ngoại. 42
Tiểu kết chương 2. 45Chương 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC
CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013. 47
3.1. Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế (1993 - 2003). 47
3.1.1. Các chính sách, kế hoạch chủ yếu. 47
3.1.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 1993 - 2003 . 50
3.2. Giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách và mở rộng hợp tác để
phát triển (2004 - 2013) . 63
3.2.1. Các chiến lược và chính sách phát triển . 63
3.2.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 . 67
Tiểu kết chương 3. 81
Chương 4. SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 . 82
4.1. Chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của Chính phủ. 82
4.2. Sự phát triển một số lĩnh vực xã hội ở Campuchia từ năm 1993 đến
năm 2013 . 87
4.2.1. Phát triển giáo dục . 87
4.2.2. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 93
4.2.3. Xóa đói giảm nghèo. 98
4.2.4. An sinh và phúc lợi xã hội . 100
4.2.5. Công trình hạ tầng xã hội và phát triển dịch vụ công. 105
Tiểu kết chương 4. 109
Chương 5. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 . 110
5.1. Những thành tựu và hạn chế chính trong phát triển kinh tế - xã hội. 110
5.1.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội . 110
5.1.2. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 115
5.2. Những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 . 119
5.2.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 có
điểm xuất phát thấp nhưng tốc độ khá nhanh . 119
5.2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia bị chi phối bởi chế độ
chính trị đa đảng và hệ thống kinh tế thị trường . 120
5.2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra không đồng đều và mất cân đối. 1215.2.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia dựa nhiều vào các
nguồn lực từ bên ngoài. 123
5.3. Một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương
quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 . 124
5.3.1. Về vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, cải cách phát
triển kinh tế - xã hội. 124
5.3.2. Về xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. 125
5.3.3. Về phát huy vai trò kinh tế tư nhân . 126
5.3.4. Về tạo lập và thu hút đầu tư . 127
KẾT LUẬN. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
174 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội của vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 - Trần Hải Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ đạt 8,4% và 4,0% và đạt mức tăng
trưởng -9,5% do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong 4 năm 2010 -
2013, ngành công nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng với tỷ lệ 2 con số khi đạt các
mức lần lượt là 13,0%, 13,4%, 10,4% và 11,5%. Ngành dịch vụ có mức tăng trưởng
cao hơn nông nghiệp và thấp hơn khu vực công nghiệp. Sau khi đạt mức tăng
trưởng chỉ 5,9% năm 2003, dịch vụ đã đạt mức tăng trưởng trong 3 năm 2004 -
69
2006 lần lượt là các mức 13,2%, 13,1%, 10,1% (2 năm 2006 - 2007). Tăng trưởng
của ngành dịch vụ đạt mức 9% năm 2009 và giảm ở mức thấp trong 3 năm 2010 -
2012 với các tỷ lệ lần lượt là 2,3%, 3,3%, 5,7%. Trong hai năm còn lại, mức tăng
trưởng của ngành công nghiệp có được cải thiện hơn với tỷ lệ tăng lần lượt là 7,4%
và 8,7% [154] [Biểu đồ 3.9].
Biểu đồ 3.9. Tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu các ngành kinh tế Campuchia
trong những năm 2004 - 2013
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: Key Indicators For Asia and Pacific 2015, Cambodia) [154].
GDP của Campuchia đã tăng từ 4.863 triệu USD năm 2004 lên 15.229 triệu
USD năm 2013, tức là tăng 3,13 lần trong vòng 10 năm [162]. Có được thành công
công đó là do Campuchia thực hiện một nền kinh tế mở và có môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định với sự tăng trưởng nhanh của xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI); lạm phát được kiểm soát và được duy trì ổn định; điều kiện kinh tế thế giới
thuận lợi cùng với chính sách kinh tế mở đã khai thác được hiệu quả nguồn vốn FDI
đổ vào Campuchia. Đồng thời Campuchia gia nhập ASEAN (1999), tham gia
AFTA và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (2004) cũng đã tạo ra những thời
cơ mới. Campuchia đã phát huy được tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai, tài
nguyên thiên nhiên và sự thừa hưởng di sản Angkor để phát triển du lịch. Đồng
thời, quá trình cải cách kinh tế đã bước đầu phát huy hiệu lực với việc thúc đẩy khu
vực tư nhân, coi khu vực tư nhân là đầu tàu cho sự tăng trưởng, hình thành bước
đầu mối quan hệ đối tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong một số ngành như
may mặc thông qua việc thiết lập diễn đàn chính phủ - khu vực tư nhân. Ngoài ra,
việc Chính phủ Campuchia triển khai khá thành công các chính sách phát triển
trong chiến lược tứ giác là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tăng
trưởng kinh tế giai đoạn này.
70
3.2.2.2. Phát triển công nghiệp
Chính sách phát triển công nghiệp được thể hiện ở nội dung thứ 3 trong 2
chiến lược tứ giác “phát triển khu vực tư nhân, tạo việc làm” với cốt lõi là chú
trọng đa dạng hóa, phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, chế biến các sản
phẩm xuất khẩu, các ngành công nghiệp chế tạo như lắp ráp điện tử, máy móc, đặc
biệt chú trọng phát triển các SME. Chính sách phát triển công nghiệp của Chính phủ
Campuchia thời kỳ 2004 - 2013 tập trung vào 7 nội dung chủ yếu đó là: Phát triển
các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, đồ chơi, giày dép; thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh doanh trong nông nghiệp; phát triển các ngành dựa
trên việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như chế biến các sản phẩm cá, thịt,
sản xuất xi măng; thúc đẩy SMEs, xí nghiệp nhỏ, các ngành thủ công; Khuyến
khích chuyển giao công nghệ và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu bằng việc
phát triển các ngành lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; hình thành các khu chế xuất
và công nghiệp bằng phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ; phát
triển sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu như phân bón, các hàng hóa tiêu
dùng hàng ngày như xà phòng, sơn, thiết bị điện.
Bên cạnh những điều chỉnh về cơ cấu ngành, trong những năm 2004 - 2013,
Campuchia đã bắt đầu chú trọng điều chỉnh cơ cấu vùng lãnh thổ thông qua việc
phát triển các Khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ) kể từ tháng 12 - 2005. Các SEZ bao gồm
các Khu chế xuất và các Khu thương mại tự do. Trong giai đoạn này, Campuchia
tập trung xây dựng 19 SEZ trên toàn đất nước. Mục tiêu của các SEZ là cung cấp
cho các nhà đầu tư những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và các phương tiện
hỗ trợ cần thiết nhằm đầu tư và khai thác tốt nhất các tiềm năng của Campuchia.
Việc hình thành các SEZ cũng được xem là một hình thức điều chỉnh cơ cấu theo
vùng lãnh thổ, đẩy mạnh đa dạng hoá nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển dựa trên sự
dẫn dắt của nhu cầu, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, với sự ra đời của các
SEZ đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may và
phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động của Campuchia.
Với các chiến lược của Chính phủ, công nghiệp Campuchia đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Trong đó, nhóm ngành may mặc (bao gồm cả giày dép) và
nhóm ngành xây dựng là 2 lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong công nghiệp với
tỷ trọng là 70% và 20% (2011) [23, tr.47].
Ngành may mặc (bao gồm cả giày dép) là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất trong 10 năm qua (trừ năm 2009 bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế toàn
cầu). Năm 2004, Campuchia gia nhập WTO cùng với việc ký kết các Hiệp định
thương mại với Mỹ trước đó đã khiến cho ngành may mặc được các nhà đầu tư
nước ngoài chú trọng nhằm khai thác các thị trường của các nước và khu vực như
71
Mỹ, EU. Trong 10 năm (2004 - 2013), ngành may mặc có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất và trở thành động lực dẫn dắt cho tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như
của nền kinh tế Campuchia với các tỷ lệ luôn đạt 2 con số (trừ năm 2009 là -9,0%,
2005: 9,2%, 2008: 2,2% và 2012: 6,5%), trong đó có năm 2004 đạt mức tăng cao
nhất, với 24,9%, năm 2010 đạt 18,5% và năm 2011 đạt 19,9% [21].
Xây dựng là ngành đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng của công nghiệp với tỷ
lệ tăng trưởng cũng đạt 2 con số trong 7 năm của thời kỳ 2004 - 2013 (trừ các năm
thời kỳ 2007 - 2011 chỉ đạt 1 con số trong đó năm 2010 là -25,5% do tác động của
khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng hiệu ứng đến muộn hơn), cao nhất là các năm
2005 đạt 22,1%, 2006: 20,0% và 2012: 18,2% [162]. Về lao động, lực lượng lao động
trong ngành công nghiệp chế tạo của Campuchia vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với các
ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế và thậm chí tỷ trọng lao động trong ngành lại
giảm trong thời kỳ 2004 - 2013. Theo tính toán và thống kê từ ADB, nếu như năm
2004, lao động trong công nghiệp chế tạo chiếm 8,9% tổng số lao động có việc làm
thì năm 2013, tỷ lệ này lại giảm chỉ còn 8,1% [154] [Biểu đồ 3.10].
Biểu đồ 3.10. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp ở Campuchia
trong những năm 2004 - 2013
(Đơn vị tính: %)
(Nguồn: National Institute of Statistics, Minitry of Planning, 2016;
World Development Indicators online. The World Bank, Washington,
DC. Accessed 11/11/2008) [162].
3.2.2.3. Phát triển nông nghiệp
Trong những năm 2004 - 2013, Campuchia tiếp tục thực hiện các chính sách
phát triển nông nghiệp trong chiến lược tứ giác qua 2 giai đoạn và theo đuổi “Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” thể hiện ở việc nâng cao năng suất lao động và đa
dạng hóa nông nghiệp, Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia (NDP 2006 -
72
2010) cùng Kế hoạch phát triển chiến lược khu vực nông nghiệp đã đưa ra các mục
tiêu: nâng cao an ninh lượng thực và năng suất lao động nông nghiệp, thương mại
hóa sản xuất nông nghiệp, tăng cường hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý và phát
triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động thông qua cải cách cơ cấu lĩnh vực
thủy sản và lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp và Bộ Nguồn
Nước và Khí tượng Campuchia còn triển khai Chiến lược về Nông nghiệp và
Nguồn nước (SAW) 2006 - 2010 và tiếp tục triển khai ở thời kỳ 2010 - 2013 với hai
nội dung trọng tâm là phục hồi và xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất cây
trồng. Chính sách của Chính phủ đối với khu vực nông nghiệp trong thời kỳ này
được thể hiện ở các điểm chính đó là: hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị ngành lúa gạo
đối với nhà sản xuất; chú trọng đến các chính sách quản lý đất đai; thực hiện các cải
cách phù hợp cho khu vực ngư nghiệp; các chính sách định hướng thương mại như:
thực hiện tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu lương thực.
Phân tích một số lĩnh vực chủ yếu trong nông nghiệp Campuchia giai đoạn này,
có thể thấy mặc dù chưa ổn định nhưng trồng trọt là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong nông nghiệp. Năm 2003 trồng trọt đạt mức tăng là 21,9% thì năm 2004 lại
giảm 2,3% và năm 2005 đạt mức tăng cao nhất trong thời kỳ này với tỷ lệ 27,6%. Kể từ
năm 2006 đến 2013, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt giảm dần từ mức 8,2% năm 2007
xuống 5,8% năm 2009 và 0,6% năm 2013 [162]. Trong số các loại cây trồng thì lúa
gạo là loại cây trồng chính và đã có những bước tăng trưởng trong thời kỳ cả về diện
tích đất trồng, năng suất và sản lượng. Nếu như năm 2004, diện tích đất trồng lúa chỉ là
2,314 triệu ha thì năm 2013 đã tăng lên mức 3,05 triệu ha. Năm 2004, năng suất lúa
bình quân đạt 2,1 tấn/1ha và sản lượng đạt 4,710 triệu tấn thì năm 2013 đã tăng lên
3,163 tấn/1ha và sản lượng tăng lên 9,63 triệu tấn [107, tr.21].
Tốc độ tăng trưởng của thủy sản cũng khá thất thường trong giai đoạn 2004 -
2013: sau khi giảm 1,7% năm 2004, mức tăng trưởng đã đạt 5,6% năm 2005 nhưng
chỉ đạt 0,8% năm 2007; trong giai đoạn 2008 - 2013, mức tăng trưởng bình quân đạt
khoảng 5%, với năm cao nhất là 2012 đạt 6,7% và năm thấp nhất là 2010, đạt 2,4%.
Số lượng thống kê về đánh bắt cá nước ngọt, khai thác thủy sản và nuôi trồng giai
đoạn 2004 - 2013 đều cho thấy số lượng tăng: đánh bắt cá nước ngọt tăng từ
308.750 tấn lên 528.000 tấn, đánh bắt thủy sản (nước mặn) tăng từ 54.542 tấn lên
110.000 tấn và nuôi trồng tăng từ 47.135 tấn lên 90.000 tấn [107, tr.27].
Trong lĩnh vực chăn nuôi, tình trạng cũng tương tự như thủy sản với mức
tăng trưởng không đều: giai đoạn 2004 - 2009, chăn nuôi gia súc, gia cầm có mức
tăng trưởng bình quân 5,1% với năm cao nhất 2006 là 8,2% và năm thấp nhất là
2007 với 3,7% trong khi giai đoạn 2010 - 2013 thì mức tăng trưởng chỉ đạt 0,8%
[162]. Trong số các loại gia súc thì bò có mức tăng từ 2,985 triệu con năm 2004 lên
73
3,431 triệu con năm 2013 và lợn tăng từ 2,304 triệu con lên 2,437 triệu con cùng
thời kỳ nêu trên [107, tr.25] [Biểu đồ 3.11].
Biểu đồ 3.11. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Campuchia
trong những năm 2004 - 2013
(Đơn vị tính: %)
(Nguồn: National Institute of Statistics, Minitry of Planning, 2016;
World Development Indicators online. The World Bank, Washington,
DC. Accessed 11/11/2008) [162].
3.2.2.4. Phát triển du lịch, dịch vụ
Trong những năm 2004 - 2013, Campuchia cũng chú trọng phát triển ngành
dịch vụ, bao gồm thương mại, giao thông, thông tin, khách sạn, nhà hàng, du lịch,
tài chính. Trong các lĩnh vực chủ yếu trên, du lịch được xem là một trong 4 trụ cột
trong phát triển kinh tế của Campuchia.
Chính sách phát triển các ngành dịch vụ và du lịch của Campuchia dựa trên 3
nguyên tắc cơ bản là: Phát triển du lịch bền vững, dựa vào các di sản mang tính lịch
sử lâu đời và một nền văn hóa giàu truyền thống của Campuchia, đặc biệt đóng góp
vào việc giảm nghèo; Thúc đẩy ngành du lịch tích cực và sáng tạo làm cho
Campuchia trở thành điểm đến ưa thích, xuất phát từ cảnh đẹp thiên nhiên và văn
hóa; Tăng số ngày khách du lịch lưu trú và giá trị họ sử dụng trên đất nước và đa
dạng hóa các điểm đến [76, tr.52].
Trong giai đoạn 2009 - 2013, RGC đặt ưu tiên hoàn thiện các kế hoạch phát
triển du lịch, các nghiên cứu tiếp thị, các chiến dịch về du lịch nhằm nâng cao nhận
thức của quốc tế và khu vực về các tour du lịch tiềm năng của Campuchia, thu hút
nhiều khách du lịch hơn nữa bằng việc tổ chức các sự kiện, nâng cao chất lượng các
74
sản phẩm du lịch. Tính chung trong thời kỳ 2004 - 2013, ngành du lịch của
Campuchia đã có mức tăng trưởng nhanh và nâng cao mức đóng góp của du lịch
cho tăng trưởng kinh tế GDP. Số lượng khách du lịch tới Campuchia (2004 - 2013)
tăng trung bình 20% mỗi năm nhưng mức tăng trưởng cũng không đều: năm 2004
đạt mức tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 50,5%, năm 2005 là 34,7% và trong 2 năm
2006 - 2007 cũng đạt mức 19,6% và 18,5%; trong 2 năm 2008 - 2009, mức tăng
trưởng du lịch chậm lại chỉ đạt 1,5% và 1,7%; giai đoạn 2010 - 2013, mức tăng
trưởng khách du lịch được hồi phục với các tỷ lệ tăng trưởng từ mức thấp 14,9%
(2011) tới mức cao nhất 24,4% năm 2012. Từ 2004 - 2013, khách du lịch tới
Campuchia đã tăng từ 701 nghìn người lên 4,2 triệu người, tức là tăng gấp 6 lần
trong 10 năm. Đóng góp của du lịch đối với GDP cũng tăng lên nhanh trong thời kỳ
2004 - 2013 từ mức 8,4% năm 2003 lên 17% năm 2013 [121, tr.27].
Biểu đồ 3.12. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Campuchia
trong những năm 2004 - 2013
(Đơn vị tính: %)
(Nguồn: National Institute of Statistics, Minitry of Planning, 2016;
World Development Indicators online. The World Bank, Washington,
DC. Accessed 11/11/2008) [162].
Cùng với những đóng góp đáng kể cho GDP, kinh tế du lịch cũng trực tiếp
và gián tiếp tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động Campuchia, thúc đẩy sự phát
triển các ngành dịch vụ. Cùng với sự phát triển của du lịch, lĩnh vực khách sạn, nhà
hàng, thực phẩm, nước giải khát, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí khác có
mức tăng trưởng nhanh nhất trong thời kỳ 2004 - 2013. Ngoài ra, các ngành dịch vụ
khác như thương mại, bán buôn, bán lẻ, giao thông cũng đạt mức tăng trưởng khá
trong cùng thời kỳ.
75
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế dịch vụ cũng được Chính phủ Campuchia
quan tâm đầu tư, bên cạnh các nguồn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Hệ thống
dịch vụ phục vụ du lịch và dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội có sự chuyển biến tích
cực. Trong đó, sự tăng trưởng một số lĩnh vực dịch vụ chủ yếu như khách sạn, nhà
hàng và các dịch vụ khác.
3.2.2.5. Phát triển lĩnh vực tài chính
Khu vực tài chính cũng được xem là ngành có mức tăng trưởng nhanh trong
những năm 2004 - 2013, nhất là sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương
mại. Về chính sách phát triển, RGC đã ban hành Tầm nhìn và Kế hoạch Phát triển
Khu vực Tài chính cho giai đoạn 2001 - 2010, sau đó được cập nhật bằng Chiến
lược Phát triển Khu vực Tài chính (2006 - 2015) với việc chú trọng đến phát triển
khu vực ngân hàng, tín dụng nông thôn, tài chính vi mô, bảo hiểm, phát triển thị
trường vốn, hình thành các trung tâm tài chính để huy động các nguồn lực. Tuy
nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, khu vực tài chính của Campuchia còn rất nhỏ bé
và tập trung chủ yếu trong khu vực ngân hàng. Trong khoảng thời gian 2006 - 2013,
khu vực tài chính đã có bước phát triển trên ba tiêu chí: tín dụng ngân hàng, số
lượng tiền gửi và số lượng các ngân hàng [28, tr.35].
Năm 2006, Campuchia chỉ có 20 ngân hàng (gồm ngân hàng thương mại và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thì năm 2013, con số này đã tăng lên 44. Tín dụng
ngân hàng đã tăng từ 845 triệu USD lên 7.414 triệu USD và lượng tiền gửi ngân
hàng đã tăng từ 1.393 triệu USD lên 8.918 triệu USD cùng thời kỳ nêu trên [164].
Theo Báo cáo tiến bộ Kinh tế vĩ mô của Campuchia trong 25 năm của ADB và Bộ
Kinh tế và Tài chính Campuchia, tỷ lệ giữa cho vay và huy động tiền gửi trong hệ
thống tài chính của Campuchia vẫn cao trong thời kỳ 2007 - 2013. Năm 2007, tổng
mức tăng trưởng tiền huy động đạt 74,6% thì tổng mức tăng trưởng tín dụng đạt
81,6%; năm 2013, các con số tương ứng là 17,8% và 28,6% [28, tr.39].
3.2.2.6. Phát triển ngoại thương, đầu tư và hợp tác kinh tế
Về ngoại thương, trong giai đoạn này, hoạt động ngoại thương của Campuchia
đã bước vào thời kỳ phát triển mới. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 2004, Campuchia đã thực sự tái hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn
cầu. Với việc gia nhập các thể chế hợp tác khu vực, nước này đã thi hành một chính
sách thương mại mở. Trong chính sách Tứ giác giai đoạn I (2004 - 2008), giai đoạn II
(2009 - 2013) cũng như Kế hoạch phát triển chiến lược (2006 - 2010), Campuchia
đều coi liên kết khu vực và thế giới là một trong 4 điều kiện cơ bản của môi trường
thực hiện chiến lược, trong đó, coi ngoại thương là một nguồn tăng trưởng kinh tế
chủ yếu và giảm đói nghèo. Trong chính sách ngoại thương, Chính phủ chủ trương
thực hiện chính sách tự do hoá và mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu hút FDI nhằm phát triển các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu.
76
Đến năm 2013, chỉ trong vòng 10 năm, tổng giá trị ngoại thương của
Campuchia tăng lên nhanh từ mức 3.111 triệu năm 2004 lên 8.885 triệu USD năm
2009 và 14.896 triệu USD năm 2013, tức là kim ngạch ngoại thương đã tăng gần 5
lần. Với kim ngạch ngoại thương năm 2013 đạt 14.896 triệu USD, Campuchia trở
thành một trong những nước có nền kinh tế mở của khu vực khi tỷ trọng giữa tổng
kim ngạch ngoại thương và GDP đã đạt tỷ lệ 96% [178].
Về cán cân ngoại thương, trong những năm 2004 - 2013, có thời kỳ
Campuchia xuất siêu đan xen với thời kỳ nhập siêu: từ năm 2008 đến 2010 xuất
siêu và 3 năm tiếp đó (2010 - 2013) là nhập siêu và xu hướng này tiếp diễn cho tới
những năm gần đây. Cụ thể, xuất khẩu của nước này tăng từ 1.312 triệu USD năm
2003 lên 6.665 triệu USD năm 2013, tăng gấp 5 lần và nhập khẩu hàng hóa tăng từ
1.799 triệu USD năm 2003 tăng lên 8.231 triệu USD năm 2013 [Bảng 3.2].
Bảng 3.2. Kim ngạch, cán cân xuất nhập khẩu của Campuchia
giai đoạn 2004 - 2013 (đơn vị triệu USD)
(số trong ngoặc là tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước, ĐVT:%)
Năm
Nội dung
2004 2006 2009 2013
Xuất khẩu 1.312 (-31,6) 3.561 (18,17) 4.985 (14,39) 6.665 (15,0)
Nhập khẩu 1.799 (8,1) 2.985 (17,15) 3900 (-11,69) 8.231 (10,24)
Cán cân thương mại -487,0 576,4 1.085 -1.565
(Nguồn: Value of export and import in 2003,2013,
Trade Statistics/Mar/2017 www.moc. gov.kh [178].
Thống kê cho thấy, trong thời kỳ 2004 - 2013, xuất khẩu tăng trưởng nhanh
nhất vào các năm 2004 với tốc độ tăng 113%, 2006 (18,17%), 2008 (23,63%), 2011
(19,9%) và nhập khẩu tăng trưởng nhanh vào các năm 2005 (23,61%), 2008
(24,46%), 2010 (26,21%), 2011 (24,6%), 2012 (21,7%). Campuchia có cán cân
thương mại dư thừa vào các năm 2004 - 2006, 2009 - 2011 nhưng trở nên thâm hụt
thương mại trong 2 năm 2012 - 2013 [13, tr.45].
Cơ cấu xuất khẩu của Campuchia đã có sự chuyển hướng theo hướng đa
dạng hóa hơn với việc giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng may mặc, tăng tỷ trọng
xuất khẩu các mặt hàng như các sản phẩm điện tử, lúa gạo. Nếu như năm 2004, xuất
khẩu các sản phẩm may mặc chiếm 95,3% tổng giá trị xuất khẩu thì năm 2013, tỷ
trọng xuất khẩu mặt hàng này giảm còn 77,1%. Trong khi đó, xuất khẩu các sản
phẩm điện tử, xe đạp tăng từ 3,6% năm 2004 lên 16,6% năm 2013, xuất khẩu gạo
cũng tăng từ con số 0 lên 3,8% cùng thời kỳ nêu trên [162].
77
Đặc biệt, kể từ năm 2009, Campuchia bắt đầu xuất khẩu gạo ra nước ngoài.
Riêng năm 2013, Campuchia đã xuất khẩu 378.856 tấn gạo ra nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản [Bảng 3.3].
Bảng 3.3. Xuất khẩu gạo của Campuchia trong những năm 2009 - 2013
(ĐVT: tấn)
Năm Tháng
2009 2010 2011 2012 2013
1 360 10.012 6.798 9.703 25.726
2 792 13.644 5.089 14.417 24.089
3 1.248 5.062 12.534 12.310 45.413
4 664 17.287 17.946 15.036 23.276
5 399 5.499 20.520 13.115 28.350
6 316 4.274 17.990 13.426 29.105
7 226 15.030 12.703 20.527 31.411
8 673 5.997 20.404 15.530 29.358
9 956 4.744 14.384 15.169 29.395
10 2.964 6.078 19.067 16.967 28.031
11 1.690 7.988 9.559 25.189 37.855
12 2.325 9.645 44.905 34.328 46.847
Tổng 12.613 105.259 201.899 205.717 378.856
(Nguồn: Working group on paddy-rice of The Royal Government
and Private Sector Forum, The Report on Cambodian Rice Export Status
for 12 month of 2013, Phnom Penh, 2014) [187].
Về biến động thị trường, năm 2004, xuất khẩu của Campuchia đến Mỹ đứng
đầu với 7321,7 triệu USD (chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu), tiếp đó là EU 266
triệu (20,28%) và ASEAN với 58,14 triệu USD 94,43%). Nhập khẩu của
Campuchia năm 2003 đứng đầu là từ các nước NIEs (các nền kinh tế Công nghiệp
hóa mới) với 821 triệu USD (chiếm 45,66% tổng giá trị nhập khẩu), tiếp đó là
ASEAN 656 triệu (36,49%), Trung Quốc 228 triệu (12,7%) và EU 73 triệu (4,06%).
Năm 2013, thị trường xuất nhập khẩu của Campuchia có sự thay đổi tuy không lớn.
Trong đó, xuất khẩu tới EU đứng đầu với 2.389 triệu USD (chiếm 35,84%), tiếp đó
là Mỹ với 2.005 triệu USD (30,08%), ASEAN 526 triệu (7,9%), Canada 459 triệu
(6,89%), Trung Quốc 266 triệu (4%), NIEs 228 (3,43%). Về nhập khẩu, năm 2013,
Campuchia nhập nhiều nhất từ Trung Quốc với 2.992 triệu (chiếm 36,35%), tiếp đó
là ASEAN 2.815 triệu (34,2%), NIEs 1.903 triệu (23,12%), EU 249 triệu (3,03%),
Mỹ 180 triệu (2,19%) [178].
78
Về đầu tư, trong những năm 2004 - 2013, FDI vào Campuchia không ổn định.
Trong giai đoạn đầu 2004 - 2006, FDI chỉ đạt mức thấp do những bất ổn chính trị sau
cuộc tổng tuyển cử 2003, từ mức 131 triệu USD năm 2004 lên 483 triệu USD năm
2006. Trong giai đoạn 2007 - 2011, FDI thường đạt mức trung bình 800 - 900 triệu
USD, trừ năm 2009 là năm bị tác động của khủng hoảng, chỉ đạt 539 triệu USD.
Trong 2 năm 2012 - 2013, tổng FDI vào Campuchia đạt mức cao nhất của thời kỳ khi
vốn FDI lần lượt là 1.557 triệu USD và 1275 triệu USD [113, tr.123-124].
Theo Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), trong giai đoạn 2006 - 2011,
các nhà đầu tư hàng đầu tại nước này là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Anh,
Mỹ. Về cơ cấu, FDI chủ yếu đầu tư vào may mặc với số vốn chiếm 70,14%, nông
nghiệp 13,19%, dịch vụ 6% và du lịch 9,9% [170].
Trong những năm 2004 - 2013, Campuchia đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong việc hợp tác kinh tế với các nước láng giềng (Việt Nam, Lào, Thái
Lan), đồng thời mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước lớn và các tổ chức
kinh tế khu vực và thế giới.
- Đối với Việt Nam: Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia trong
những năm 2004 - 2013 đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về tổng kim ngạch và cơ
cấu mặt hàng. Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại (1998), tổng kim
ngạch thương mại hai chiều tăng lên mạnh mẽ. Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu vào
thời điểm kí kết Hiệp định năm 1998 chỉ đạt 117 triệu USD thì đến năm 2000, con
số này đã tăng lên 170 triệu USD. Trong giai đoạn 2001 - 2007, kim ngạch thương
mại giữa hai nước liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong vòng 5
năm (2001 - 2006), tổng kim ngạch thương mại đã tăng 5 lần, từ 184 triệu USD lên
934 triệu USD. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt con số
1,181 tỷ USD, trong số này, Việt Nam xuất sang Campuchia trị giá gần 1 tỷ USD và
Campuchia xuất sang Việt Nam khoảng 200 triệu USD [180]. Trong giai đoạn này,
Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước
xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia sau Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong. Ngược
lại, Campuchia là nước xuất khẩu lớn thứ 25 vào Việt Nam và Việt Nam là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia sau Mỹ và EU. Năm 2013, kim ngạch
thương mại song phương giữa hai nước đạt 3,431 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất
sang Campuchia 2,926 tỷ USD [148].
Với sự quan tâm của chính phủ hai nước, sự nỗ lực của các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của Việt Nam ở Campuchia trong những năm đầu
thế kỷ XXI không ngừng phát triển. Trong giai đoạn 1999 - 2010, số lượng dự án
đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tăng nhanh cả về số
lượng lẫn qui mô, đặc biệt, trong các năm 2006 - 2010, các doanh nghiệp Việt Nam
79
đã đầu tư vào Campuchia gần một trăm dự án với số vốn đăng ký khoảng 1,2 tỷ
USD. Tính đến hết năm 2013, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam vào
Campuchia đạt trên 3 tỷ USD với 127 dự án, gấp gần 6 lần về tổng vốn đầu tư và
trên 3 lần về số lượng dự án so với trước năm 2010, xếp thứ 5 trong số các nhà đầu
tư nước ngoài tại Campuchia. Các dự án được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực
trọng yếu, qua đó gia tăng tính chất quan trọng của hợp tác kinh tế, nhiều dự án lớn
có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Campuchia như nông, lâm nghiệp,
năng lượng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông
- Đối với Thái Lan: tính đến thời điểm năm 2013, Thái Lan là nhà đầu tư lớn
thứ 8 ở Campuchia với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu USD. Đặc biệt, trong lĩnh
vực thương mại, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những năm gần đây không ngừng gia
tăng, năm 2012 đạt 4 tỉ USD, năm 2013 đạt 5 tỉ USD [175]. Ngoài ra, Thái Lan còn
là nơi làm việc của khoảng 700.000 lao động Campuchia, những lao động này hàng
năm đem về cho Campuchia một lượng ngoại tệ đáng kể.
- Đối với Lào: với đặc điểm hai nước có nhiều tương đồng về tiềm năng như
tài nguyên, lao động, điểm xuất phát phát triển kinh tế - xã hội cho nên hoạt động
hợp tác kinh tế hai chiều chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Một số lĩnh vực như đầu
tư,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_cua_vuong_quoc_c.pdf