Luận án Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 7

1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 22

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ

TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG

SẢN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 24

2.1. Những nhân tố khách quan 24

2.2. Những nhân tố chủ quan 38

Chương 3: THỰC TRẠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO

CỘNG SẢN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 54

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức tập hợp lực lượng

của phong trào cộng sản quốc tế 54

3.2. Một số hình thức tập hợp lực lượng tiêu biểu của phong trào

cộng sản quốc tế 72

Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ SỰ THAM GIA, ĐÓNG GÓP CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TẬP

HỢP LỰC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN

QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 109

4.1. Một số nhận xét 109

4.2. Sự tham gia, đóng góp của Đảng cộng sản Việt Nam đối với

quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế 124

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164

pdf183 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mặt cả lý luận và thực tiễn. Qua đây, các lực lượng cộng sản, cánh tả tiến bộ khắp thế giới bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước những chuyển biến của PTCS-CNQT cũng như của thế giới hiện nay. Hình thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng Aten vừa là sự tập hợp lực lượng theo ý thức hệ, vừa theo lợi ích của các đảng tham gia, nó là kết quả tìm tòi của PTCS - CNQT trong bối cảnh phong trào chưa vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng, do đó là một đóng góp rất quan trọng đối với những nỗ lực nhằm phục hồi củng cố phong trào trong giai đoạn hiện nay. Năm là: Gặp mặt Aten đã tận dụng kịp thời thành tựu của CMKHCN hiện đại để tăng cường hoạt động chung của các ĐCS-CN thế giới. ĐCS Hy Lạp đã sớm lập ra Website để liên lạc một cách nhanh chóng và rẻ nhất với tất cả các đảng khác. Nhờ đó, các ĐCS -CN tham gia các cuộc gặp liên lạc với nhau nhanh chóng, thuận tiện hơn, tiết kiệm kinh phí hơn, có cơ hội để trình bày quan điểm của mình, trao đổi thông tin tài liệu. Những đảng không có điều kiện cử đoàn đại biểu đến dự, nhờ có trang Website, vẫn có thể giữ được liên hệ với diễn đàn, vẫn có thể gửi tài liệu, văn bản đến diễn đàn một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Thứ ba: Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là nét chủ đạo nổi bật, thì phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng thông qua các cuộc gặp mặt Aten cũng còn không ít khó khăn, hạn chế. Một là: Hoạt động của IMCWP cũng còn đơn điệu và giới hạn ở hình thức cuộc gặp toàn thể hàng năm. Khó khăn lớn nhất mà mà phần lớn các ĐCS-CN gặp phải đó là thiếu nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính cho các hoạt động quốc tế. Sự hỗ trợ tài chính lẫn nhau giữa các đảng, kể cả giữa các đảng cầm quyền với các đảng chưa cầm quyền là rất hạn chế. Do đó, nhiều đảng rất mong muốn tham dự gặp mặt nhưng không thể cử đại biểu đến Aten, do không có kinh phí để hỗ trợ cho các đại biểu. “Việc lựa chọn chủ đề cho các cuộc gặp vẫn nghiêng về các vấn đề thời sự của thế giới đương đại; chưa đề cập nhiều đến các vấn đề lý luận của PTCSCNQT ở giai đoạn hiện nay”[77, tr.90]. Tại Cuộc gặp lần thứ 13 (năm 84 2011), vấn đề hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của IMCWP đã được nêu ra. Đánh giá cao những nổ lực của Nhóm làm việc trong thời gian qua, nhiều đảng đề nghị cần xem xét lại cơ cấu thành phần của Nhóm làm việc sao cho đảm bảo được tính đại diện của các đảng tham gia cuộc gặp, cần ban hành quy chế và quy định về đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Nhóm làm việc. Cuộc gặp lần 13 đã thống nhất trao đổi ý kiến và có kết luận cụ thể về vấn đề này đã được thông qua tại Cuộc gặp lần thứ 14 (tại Li-băng- năm 2012). Hai là: Cho dù tất cả các đảng đều nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường trao đổi ý kiến về hàng loạt vấn đề lý luận chính trị, nhưng cho đến nay gặp mặt Aten chưa đề cập nhiều đến các vấn đề này. Sở dĩ vậy là do tồn tại tình trạng phân hoá khá sâu sắc về nhận thức lý luận đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và việc vận dụng những nguyên lý đó trong thực tiễn hoạt động của mỗi đảng. Tính đa dạng và không thuần khiết trong việc xác định nền tảng tư tưởng khiến cho giữa các đảng hoạt động ở những hoàn cảnh khác nhau khó có thể đi đến thống nhất về những vấn đề lý luận cấp bách đang đặt ra hiện nay. Hơn nữa, trên phạm vi toàn bộ PTCSQT nhìn chung công tác nghiên cứu lý luận do chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng cả về nhân lực và vật lực nên còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có nhiều đột phá mới về chất. Góp phần khắc phục hạn chế này, cuộc gặp mặt Aten lần thứ VII (2005) đã đề ra kế hoạch đến cuộc gặp lần thứ IX (2007) nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng Mười Nga sẽ tập trung thảo luận các vấn đề lý luận, nhất là những vấn đề về lựa chọn mô hình, triển vọng và tính tất yếu của CNXH trong thế kỷ XXI. Ba là: Tại diễn đàn, còn tồn tại khoảng cách khá lớn trong nhận định, đánh giá của các ĐCS-CN về một số vấn đề lớn, cấp bách của thời đại và của PTCSQT. Điều này thể hiện khá rõ nét trong nhận định đánh giá của một số ĐCS cầm quyền và các ĐCS-CN khác về giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB hiện đại, về tiến trình TCH và hội nhập quốc tế, về những xu hướng vận động, phát triển của thế giới đương đạiĐặc biệt, phải kể đến những nhận thức khác nhau giữa các đảng về mô hình xây dựng CNXH, về biện pháp sách lược và đường lối chiến lược cách mạng cũng như phương thức thúc đẩy một cơ chế liên minh, tập hợp lực lượng mới có hiệu quả hơn, v.v... Cho nên, cũng giống như Diễn đàn Sao Paulô, “không ít tuyên bố, nghị quyết được thông qua tại các kỳ gặp mặt Aten chưa đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc hiệu quả triển khai còn rất hạn chế” [6, tr.99]. 85 Bốn là: Một điều đáng chú ý là, vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan, các đảng lớn có đông đảng viên, có tiềm năng vật chất, kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, có những sáng tạo nhất định trong vận dụng, phát triển lý luận về CNXH, lại chưa thể hiện vai trò tương xứng của mình trong khuôn khổ diễn đàn Aten. Nói cách khác, vai trò, đóng góp của các ĐCS lớn còn mờ nhạt, thậm chí còn dè dặt khi tham gia diễn đàn Aten. Từ Hội nghị lần thứ II năm 2000 trở lại đây, một vài ĐCS muốn thể chế hoá các cuộc gặp Aten, thậm chí kiến nghị thành lập một Trung tâm điều phối hoạt động của PTCSQT giống như Quốc tế III trước đây hoặc thành lập Quốc tế IV. Có ý kiến đề xuất, các ĐCS cầm quyền (đặc biệt là ĐCS Trung Quốc) nên hỗ trợ về tài chính cho việc tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các đại biểu không nhất trí với ý tưởng lập Ban thư ký hay Cơ quan Thường trực điều phối hoạt động của các ĐCS-CN hoặc một tổ chức Quốc tế mới, vì họ lo ngại sẽ rơi vào “vết xe cũ” thiếu dân chủ của thời kỳ chiến tranh lạnh” trong phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của PTCSQT. Trên thực tế, hiện nay việc xây dựng các định chế quốc tế để phối hợp hoạt động mang tính thể chế hoá cao như trước đây là chưa có khả năng hiện thực. Điều đó trước hết là do tính thống nhất giữa các đảng còn hạn chế và nhất là việc thiếu một chính đảng hội đủ các tố chất cần thiết sẵn sàng đứng ra đảm trách vai trò làm đầu mối khơi dậy, tập hợp và nuôi dưỡng những sáng kiến, nỗ lực chung của phong trào [6, tr.102]. Mặc dù vậy, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của PTCS-CNQT hiện nay và trước sự tấn công quyết liệt của kẻ thù giai cấp, các cuộc gặp mặt Aten thực sự là cơ hội để các đảng tiến hành thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề cấp bách của cộng đồng nhân loại, từ đó tìm kiếm cơ hội thống nhất quan điểm, phối hợp hành động, phát huy sức mạnh đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung.Cùng với những hoạt động sôi động khác đã và đang được các ĐCS - CN trên khắp thế giới triển khai, các cuộc gặp mặt quốc tế Aten với sự tham gia tích cực và ngày càng đông đảo đại diện của các ĐCS - CN là bằng chứng xác đáng cho thấy những người cộng sản đang cố gắng tìm các phương thức mới để tập hợp lực lượng, tăng cường hợp tác phối hợp hành động, khôi phục, củng cố vai trò vị thế của PTCSQT với tư cách một lực lượng cách mạng tiên phong của thời đại. 86 3.2.2. Diễn đàn Sao Paulô (SPF) 3.2.2.1. Nội dung Bước sang thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ X của SPF được tổ chức tại La Habana, Cuba, (12/2001) với chủ đề: “Sự thất bại của chủ nghĩa tự do mới và giải pháp thay thế”. Hội nghị có sự tham dự của 891 đại biểu của 112 ĐCS và cánh tả Mỹ Latinh, Caribê, cùng với 115 đại biểu của các ĐCS, cánh tả ở các châu lục trên thế giới là quan sát viên. Hội nghị lần thứ X có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, là cuộc gặp gỡ đông đảo đầu tiên của đại biểu các ĐCS và cánh tả thế giới trong thế kỷ XXI, là dịp tổng kết hơn 10 năm hoạt động của Diễn đàn, khẳng định những thắng lợi lớn của các ĐCS và cánh tả trong cuộc đấu tranh chống CNTD mới. Hội nghị tập trung vào 3 nội dung chính sau: 1) Khẳng định sự thất bại của CNTD mới ở Mỹ Latinh và Caribê. Hội nghị cho rằng: CNTD mới được áp dụng ở Mỹ Latinh thực chất là mô hình quản lý kinh tế - xã hội TBCN kiểu Mỹ, trong đó nhấn mạnh một cách thái quá việc mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư và tư nhân hoá. Những thất bại của CNTD mới, xét ở nghĩa nào đó, lại là một điều kiện thuận lợi để các và tìm giải pháp thay thế CNTD mới; 2) Về giải pháp thay thế CNTD mới, cho cả khu vực là thực hiện chế độ dân chủ nhân dân với mục tiêu: Độc lập dân tộc, bình đẳng về điều kiện và cơ hội, công bằng xã hội, đoàn kết và sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong nền dân chủ mới. Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành những cải biến cơ cấu thực sự cách mạng cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội đoàn kết, thống nhất, dân chủ và công bằng hơn. Mặt khác, cần phải sử dụng đồng bộ tất cả các hình thức, phương pháp đấu tranh như chính trị, nghị trường, quần chúng, không công khai - bất hợp pháp, công khai - hợp pháp, bạo lực, hoà bình, nếu cần thiết có thể dùng cả phương pháp bạo lực vũ trang... 3) Đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực. Hội nghị lần thứ X không chỉ thể hiện rõ nét nhất sự đoàn kết ủng hộ lẫn nhau giữa các lực lượng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh, mà còn thể hiện sự đoàn kết trong PTCS-CNQT... Hội nghị lần thứ XI của SPF được tổ chức tại thành phố Antigua của Goatêmala, (12/2002) với chủ đề: “Xây dựng tương lai”. Hội nghị có sự tham dự đông đảo nhất của các ĐCS và cánh tả: 595 đại biểu của 142 ĐCS -CN và cánh tả từ 46 nước Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và Trung Đông. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị lần thứ XI nêu rõ: mục tiêu ưu tiên số một 87 hiện nay của các lực lượng cánh tả là tiến hành cuộc đấu tranh vì hoà bình, chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết dân tộc. Cùng với việc xác định đoàn kết giữa các dân tộc là định hướng chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của lực lượng cánh tả, Hội nghị kêu gọi các đảng, lực lượng tiến bộ tăng cường quan hệ với các tổ chức quần chúng xã hội như thanh niên, phụ nữ, dân bản địa, nông dân... xây dựng tình đoàn kết rộng rãi, tạo ra sức mạnh tổng hợp chống lại CNTD mới. Hội nghị thông qua các nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba, Goatêmala, En Xanvađo, Vênêzuêla, Palextin..., lên án âm mưu xâm lược Irắc và kế hoạch Côlômbia của Mỹ. Từ sau hội nghị XI, do xuất hiện sự không thống nhất ý kiến giữa 4 đảng trong “Nhóm công tác” của Diễn đàn về việc Đảng Lao động Braxin phản đối Nghị quyết lên án Mỹ, IMF, WB, không muốn tổ chức hội nghị tiếp theo của Diễn đàn ở Ecuađo như dự kiến, không muốn cho 2 tổ chức du kích vũ trang Côlômbia tham gia Diễn đàn với lý do họ là lực lượng chống đối chính phủ... Cho nên, hơn 2 năm sau, Hội nghị của SPF lần thứ XII được tổ chức tại Áchentina, (tháng 6/2005) với sự tham gia của đại diện 54 đảng đến từ 30 nước. Hội nghị đã ra: Tuyên bố ủng hộ lập trường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cùng nhau phấn đấu để thiết lập một trật tự quốc tế mới công bằng, bình đẳng hơn vì sự hợp tác, đoàn kết Mỹ Latinh. Hội nghị lần thứ XIII của SPF được tổ chức tại thủ đô Xanvađo của En Xanvađo (1/2007) đã kết thúc với việc ra tuyên bố chung khẳng định quyết tâm đấu tranh nhằm chấm dứt CNTD mới và bảo vệ chủ quyền của các dân tộc. Tham gia Diễn đàn có hàng trăm đại diện các chính đảng cánh tả của 33 nước Mỹ Latinh và Caribê. Hội nghị đã tập trung thảo luận và đi đến thống nhất cao 3 vấn đề lớn: 1) Loại bỏ mô hình tự do mới là một yếu tố then chốt cho tiến trình phát triển của lực lượng cánh tả trong khu vực; 2) Tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc, áp dụng những chính sách riêng để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước khu vực; 3) Thắt chặt tình đoàn kết và ủng hộ cách mạng Cuba, lên án chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cuba [71, tr.31]. Hội nghị lần thứ XIV của SPF được tổ chức tại Môntêviđêô - Urugoay (23 -25/5/ 2008) với chủ đề “Cánh tả Mỹ La-tinh trong thời kỳ mới”. Tham dự diễn đàn có hơn 600 đại biểu của 72 đảng, phong trào chính trị - xã hội thuộc 35 nước châu 88 Mỹ và gần 40 đại biểu khách mời đến từ châu Á, châu Âu và Trung Đông, Diễn đàn Xao Paolô lần thứ XIV đã tập trung thảo luận các chủ đề liên quan tới thắng lợi trong các cuộc bầu cử Tổng thống của nhiều lực lượng cánh tả, quá trình hội nhập khu vực, những mục tiêu chiến lược của diễn đàn và vai trò của quốc hội, thanh niên, phụ nữ trong quá trình xây dựng đất nước, đồng thời diễn đàn cũng thảo luận về tình hình khu vực Mỹ La-tinh - Caribê năm 2007, các đại biểu đánh giá cao yếu tố đoàn kết; các chương trình xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo; quan tâm tới giáo dục và y tế; quốc hữu hóa các ngành kinh tế then chốt; tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và thực hành dân chủ của các chính phủ cánh tả. Diễn đàn Xao Paolô lần thứ XIV kêu gọi các nước tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, chống nghèo nàn lạc hậu và bất bình đẳng xã hội, cải cách thể chế, củng cố tổ chức đảng và thúc đẩy sản xuất nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định. Các đại biểu cũng thống nhất tiến hành hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng thống Chilê Salvador Ajende, 80 năm ngày sinh của người du kích huyền thoại Che Guevara và 50 năm ngày Cách mạng Cuba thành công. Hội nghị lần thứ XV của SPF được tổ chức tại thủ đô Mexico (20-23/8/ 2009), tham dự cuộc gặp có khoảng 300 đại biểu của 56 đảng, tổ chức cánh tả Mỹ Latinh và khách mời quốc tế đến từ 29 quốc gia.cuộc gặp gỡ lần thứ XV Diễn đàn Sao Paolo với chủ đề “Các giải pháp thay thế của cánh tả Mỹ Latinh trước cuộc khủng hoảng TBCN”. Tại cuộc gặp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay của CNTB, tình hình Mỹ Latinh và tác động của khủng hoảng tới khu vực, những giải pháp của cánh tả, đề xuất của diễn đàn nhằm đối phó với khủng hoảng và nhiệm vụ trước mắt của các đảng cánh tả Mỹ Latinh. Ngoài ra, các hội nghị chuyên đề được tổ chức trong khuôn khổ cuộc gặp cũng thảo luận nhiều vấn đề đang được quan tâm tại khu vực như: Kinh nghiệm cầm quyền của các đảng cánh tả, vấn đề văn hóa, phụ nữ, thanh niên, môi trường, thổ dân, phong trào xã hội Hội nghị đã ra tuyên bố cuối cùng và nhiều nghị quyết về các vấn đề của khu vực. Hội nghị lần thứ XVI của SPF họp tại thủ đô Buenos Aires, Argentina, (20-23/8 2010). Cuộc họp lần thứ XVI, trùng vào dịp diễn đàn chính trị cánh tả tại Tây Bán cầu lần này kỷ niệm tròn 20 năm ngày ra đời. Với chủ đề “Chủ nghĩa thực dân tại châu Mỹ của chúng ta, phân tích, triển vọng và tình hữu nghị”, mục đích 89 của Diễn đàn lần thứ XVI là tăng cường tình đoàn kết giữa các đảng tiến bộ, nhân dân và phong trào cánh tả cũng như mở rộng hội nhập khu vực. Diễn đàn đã bế mạc ngày 20 tháng 8 sau khi thông qua Tuyên bố chung, trong đó ủng hộ Argentina nhận chủ quyền đối với quần đảo Man-vi-nat, lên án cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba, và kết nạp Mặt trận Phản kháng nhân dân toàn quốc (FNRP) của Hon- đu-rat - phong trào chống lại cuộc đảo chính tháng 6-2009 lật đổ Tổng thống Ma- nu-en De-lay-a -làm thành viên của Diễn đàn. Hội nghị lần thứ XVII của SPF được tổ chức tại Managua, Nicaragua (16- 21/5/2011), với sự tham gia của 640 đại biểu từ 48 đảng thành viên thuộc 21 quốc gia và 33 khách từ 29 đảng từ 15 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Âu. Các tổ chức và cá nhân tham dự Hội nghị XVII thảo luận về những chủ đề được quan tâm với các dân tộc châu Mỹ La tinh và nhân loại, như: Dự án thay thế của các lực lượng nhân dân, tiến bộ và cánh tả ở Mỹ Latinh và vùng Caribê; những thành tựu của chính phủ và quốc hội các nước, các nhà nước và các địa phương được thúc đẩy bởi các đảng thuộc Diễn đàn; cuộc khủng hoảng quốc tế, ở tất cả các khía cạnh của nó, kinh tế, thực phẩm, năng lượng, khí hậu, xã hội và chính trị; cuộc đấu tranh phi thực dân hóa và chủ quyền quốc gia; Những mối đe dọa và thảm kịch gây ra bởi chính sách của chủ nghĩa đế quốc và cánh hữu, như buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức chống lại hòa bình, nhân quyền và các quyền của các dân tộc. Hội nghị cũng thảo luận những vấn đề vô cùng quan trọng, như: Sự cần thiết phải dân chủ hóa truyền thông, thông tin và văn hóa; cuộc đấu tranh để mở rộng quyền và sự tham gia của phụ nữ, thanh niên, dân tộc ít người và các bộ tộc; việc bảo vệ quyền của lao động nhập cư và gia đình họ, những thách thức của phong trào xã hội, vấn đề quốc phòng và an ninh. Hội nghị lần thứ XVIII của SPF họp tại Vê-nê-xu-ê-la (12/ 2012) đã đánh dấu bước phát triển mới của quá trình mở rộng, tập hợp và tăng cường đoàn kết lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh cùng với bước trưởng thành về chính trị của diễn đàn.Với chủ đề “Nhân dân thế giới chống lại CNTD mới và bảo vệ hòa bình,” diễn đàn đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú gồm: Cuộc gặp lần thứ nhất các nghị sỹ cánh tả Mỹ Latinh với mục đích đề xuất các giải pháp của cánh tả trước khủng hoảng CNTB toàn cầu và 14 hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình và phi thực dân hóa, quốc phòng, dân chủ hóa thông tin và 90 truyền thông, môi trường và biến đổi khí hậu, công đoàn và các tổ chức xã hội, an ninh lương thực, phòng chống buôn bán ma túy và do đó, CNXH chính là sự lựa chọn cần thiết và đúng đắn nhất. Các đại biểu đòi hỏi phải thay thế mô hình phát triển với mục tiêu tăng trưởng vì lợi nhuận bằng mục tiêu đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho mọi người, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ môi trường, sinh thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng sinh học, bảo vệ quyền của Mẹ Trái Đất trước sự xâm hại bởi lòng tham của con người và trước hết là sự chiếm đoạt, khai thác mang tính tàn phá của các tập đoàn đa quốc gia. Vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia cũng được đặc biệt quan tâm tại diễn đàn trong bối cảnh CNĐQ tăng cường các biện pháp can thiệp về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, thông tin, thông qua kênh hoạt động phi chính phủ và quá trình TCH. Diễn đàn cũng thông qua các nghị quyết đoàn kết với Cuba, Palestine,Tây Sahara, lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính tại Paraguay và ủng hộ các chính phủ cánh tả tại các nước Mỹ Latinh. Hội nghị lần thứ XIX của SPF tổ chức tại thành phố Sao Paulo, Brazil (31/7- 4/8/2013). Tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ XIX Diễn đàn Sao Paulo có đại diện của 91 đảng, tổ chức cánh tả của 42 quốc gia trên thế giới. Với chủ đề: Tăng cường thay đổi và đẩy nhanh hội nhập khu vực: Vai trò của các đảng, phong trào và chính phủ, diễn đàn đã tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng như tình hình khu vực và quốc tế, phong trào cánh tả Mỹ La-tinh, thành tựu và thách thức của các chính phủ cánh tả, biện pháp đẩy nhanh quá trình liên kết khu vực nhằm chống lại chiến lược phản công của CNĐQ và một số vấn đề như phát triển bền vững, an ninh lương thực, an sinh xã hội, dân chủ hóa thông tin, biến đổi khí hậu, ma túy, di cư. Hội nghị lần thứ XX của SPF đã diễn ra tại thủ đô La Paz của Bolivia (25 - 29/8/2014), lần đầu tiên, Diễn đàn Sao Paulo lần thứ XX với chủ đề “Chiến thắng đói nghèo và chống lại cuộc phản công của đế quốc.Giành hòa bình, hội nhập và cuộc sống tốt đẹp ở châu Mỹ”. Tham dự diễn đàn lần này hơn có 500 đại biểu của 180 đảng cánh tả, tổ chức xã hội Mỹ Latinh và khách mời quốc tế đến từ 52 quốc gia. Các đại biểu tham dự khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết đưa ra từ Diễn đàn lần thứ 19 tại Sao Paulo, cũng như Tuyên bố của Nhóm công tác được thông qua tại Managua (Nicaragua) tháng 2/2014. Kết thúc diễn đàn, các đại biểu đã thông qua tuyên bố chung phân tích và vạch ra hướng đi nhằm củng cố quá trình hội nhập của khu vực Mỹ Latinh và Caribê trước sự đe dọa của CNTB hiện nay. Diễn đàn Sao 91 Paulo XX cũng kêu gọi ủng hộ các chính phủ cánh tả ở Bolivia, Brazil và Uruguay, đồng thời nhất trí thành lập trường giáo dục chính trị về khủng hoảng của CNTB, tổ chức các cuộc gặp gỡ thanh niên, phụ nữ và những người gốc Phi. Ngoài ra, các đại biểu cũng nhất trí “Tổ chức hội thảo về chính phủ tiến bộ tại khu vực nhằm rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi trong khu vực. Hội nghị lần thứ XXI của SPF được tổ chức tại thủ đô Mexico của Mexico (31-7 đến 1-8- 2015). Sự kiện năm nay thu hút hơn 500 đại biểu đến từ 23 quốc gia khu vực, với sự tham dự đại diện của 104 đảng cánh tả và tổ chức xã hội Mỹ Latinh. Hội nghị lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của Cuộc gặp gỡ lần thứ XXI, nêu bật ý nghĩa sự ra đời cách đây 25 năm của Diễn đàn Sao Paulo và chào mừng thắng lợi trong các cuộc bầu cử trong năm 2014. Hội nghị đã ra Tuyên bố chung về Chương trình hành động mang tên Mexico nhằm chống lại chiến lược phản cách mạng trong khu vực Mỹ Latinh. Các tổ chức cánh tả cũng thông qua nghị quyết kêu gọi Venezuela và Guyana tiến hành đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. 3.2.2.2. Nhận xét Thứ nhất, về mục tiêu chung của SPF: là xây dựng một không gian cho các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp các sáng kiến chính trị của các lực lượng cánh tả, tiến bộ khu vực Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh chống lại CNTD và CNĐQ, cũng như trong việc tìm kiếm một giải pháp thay thế, vì một xã hội công bằng hơn, vì nền dân chủ và mở rộng dân chủ, vì sự phát triển bền vững và công bằng xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động. Thứ hai: SPF có nhiều hình thức hoạt động phong phú, trong đó hoạt động chính là cuộc gặp thường niên theo các chủ đề cụ thể và được tiến hành luân phiên theo đăng cai hoặc đồng đăng cai của các đảng ở các nước Mỹ La tinh và Ca-ri-bê. Tại các cuộc gặp thường niên, bên cạnh các phiên toàn thể, còn có các hội thảo chuyên đề, hội thảo theo khu vực địa lý và hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... đồng thời, có các cuộc gặp song phương giữa các đảng Các cuộc gặp thường niên của SPF thường thông qua các văn kiện chung, gồm Tài liệu cơ sở và Tuyên bố cuối cùng. Thứ ba: Từ Cuộc gặp lần thứ XV (Mê-hi-cô, 2009), SPF bắt đầu tiến hành cơ chế gặp gỡ giữa các tổ chức thanh niên của các đảng thành viên với tên gọi “Cuộc gặp gỡ của Thanh niên Diễn đàn Xao Pao-lô”; tới nay, đã tổ chức được 4 cuộc gặp. 92 Tại Cuộc gặp lần thứ XVIII (Vê-nê-xu-ê-la, 2012), SPF bắt đầu tổ chức “Cuộc gặp các Nghị sĩ cánh tả của Mỹ La-tinh” và “Cuộc gặp của Phụ nữ Diễn đàn Xao Pao- lô”. Như vậy, có thể thấy xu thể mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của SPF tới các lực lượng chính trị - xã hội ở các nước Mỹ Latinh và Ca-ri-bê. Thứ tư: Về cơ cấu tổ chức, SPF có các Ủy ban khu vực, các Ủy ban chuyên đề, Nhóm Công tác và Ban Thư ký Thường trực để điều phối các hoạt động của Diễn đàn. Các Ủy ban khu vực: có nhiệm vụ thúc đẩy liên kết giữa các đảng thành viên SPF ở các tiểu khu vực. Hiện có 03 Ủy ban khu vực là Ủy ban Trung Mỹ và Ca-ri-bê, Ủy ban An-đết-A-ma-dôn, Ủy ban Nam Cô-nô. Các Ủy ban khu vực họp ít nhất 4 tháng một lần (trong đó có một cuộc được tiến hành bên lề của các cuộc gặp toàn thể thường niên của SPF) với sự tham gia của các đảng thành viên SPF tại tiểu khu vực và Ban Thư ký thường trực SPF. Ngoài ra 4 Ủy ban khu vực nói trên, SPF đang xem xét việc lập thêm 03 ủy ban mới là Ủy ban các đảng cánh tả Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có cơ sở tại Hoa Kỳ, Ủy ban các đảng cánh tả Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có cở sở tại châu Âu và Ủy ban những người Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sinh sống tại châu Âu [7, tr.8]. Các Ủy ban chuyên đề: SPF hiện có: Ủy ban về các vấn đề của chính phủ, Ủy ban liên kết Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, Ủy ban Nghiên cứu và Đào tạo, Ủy ban về các vấn đề của nghị viện, Ủy ban về các vấn đề bầu cử, Ủy ban Phong trào xã hội, Ủy ban Thanh niên, Ủy ban phụ nữ và Ủy ban về các vấn đề di cư. Nhóm Công tác của SPF: Gồm 16 thành viên tập thể do các đảng của một hoặc nhiều nước trong khu vực thống nhất cử ra. Nhóm Công tác họp 3 tháng 1 lần, có nhiệm vụ: 1) duy trì quan hệ và phối hợp hoạt động giữa các đảng thành viên trong thời gian giữa hai cuộc gặp toàn thể, 2) tổ chức các cuộc họp, 3) đề xuất quy định về thành viên tham gia SPF, 4) tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề Ban Thư ký thường trực là cơ quan thường trực, điều phối công việc hàng ngày của SPF, gồm một thành viên do Nhóm Công tác chi định và 3 thành viên do 3 ủy ban khu vực chỉ định. Các cuộc họp mở rộng của Ban Thư ký thường trực được tiến hành 2 tháng 1 lần với sự tham gia của điều phối viên các ủy ban khu vực, điều phối viên của các ủy ban chuyên đề và của Thư ký thường trực Diễn đàn nhằm xem xét, triển khai các kế hoạch làm việc đã được các Cuộc gặp toàn thể và Nhóm Công tác thông qua. 93 Thứ năm: Với sự tham gia ngày càng đông đảo của các đảng, tổ chức và lực lượng cánh tả Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê, Diễn đàn Xao Pao-lô đã trở thành một không gian tin cậy cho các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp các sáng kiến chính trị của các lực lượng cánh tả, tiến bộ khu vực Mỹ La-tinh trong cuộc đấu tranh chống lại CNTD mới và CNĐQ cũng như tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_qua_trinh_tap_hop_luc_luong_trong_phong_trao_cong_san_quoc_te_4684_1916300.pdf
Tài liệu liên quan