LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam 12
1.1.3. Các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên 23
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 27
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố 27
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu làm rõ 29
Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 31
2.1. Một số vấn đề lý luận và khái quát tình hình an sinh xã hội tỉnh Điện Biên trước năm 2004 31
2.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội 31
2.1.2. Một số vấn đề lý luận về ASXH 35
2.2. Những yếu tố tác động đến an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 37
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 37
2.2.2. Tình hình ASXH ở tỉnh Điện Biên trước khi tách tỉnh 44
2.3. Quá trình đổi mới chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Điện Biên trong công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội 50
227 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trên địa bàn ít, người dân trên địa bàn tỉnh có mức thu nhập không cao, trên 1/3 dân số thuộc diện nghèo, do vậy rất khó khăn trong việc huy động nguồn lực tại chỗ để giúp đỡ người khuyết tật.
Thực hiện chăm sóc trẻ em: Tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản đôn đốc Làng trẻ em SOS và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh triển khai phần mềm ứng dụng quản lý tại các cơ sở bảo trợ xã hội, góp phần thống kê, quản lý tốt các đối tượng bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng tập trung trên địa bàn tỉnh; năm 2004 tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được nuôi dưỡng 1.032 em, trong cơ sở Bảo trợ xã hội 314 em. (Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ nuôi dưỡng 234 em; Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 58 em). Tại cộng đồng 417 em (trẻ em khuyết tật là 54 em; trẻ em mồ côi 363 em); năm 2009, tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được nuôi dưỡng là 1.332 em, trong cơ sở Bảo trợ xã hội 374 em. (Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ nuôi dưỡng 234 em; Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 98 em), tại cộng đồng 626 em. (Trẻ em khuyết tật là 172 em; Trẻ em mồ côi 454 em). Đến năm 2014, tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được nuôi dưỡng là 1.232 em, trong cơ sở Bảo trợ xã hội là 214 em ( làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ nuôi dưỡng 134 em; Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 68 em, Nhà xã hội huyện Điện Biên Đông 12 em), tại cộng đồng 1.018 em (trẻ em khuyết tật là 454 em; Trẻ em mồ côi 564 em) [193], [150].
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo trợ xã hội của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế: Chưa có văn bản hướng dẫn việc đưa đối tượng người tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí vào các cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí (theo vùng) của Bộ LĐ-TB&XH gây khó khăn cho địa phương khi thực hiện việc đưa đối tượng này đi phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, do là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu ngân sách trên địa bàn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách do Trung ương cấp, việc huy động xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện các chính sách ASXH, bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo đời sống cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.
Công tác cứu trợ đột xuất: Trợ giúp xã hội đột xuất là hình thức hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến cố khác nhằm hỗ trợ kịp thời, giúp khắc phục và vượt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất và đời sống, đảm bảo thu nhập, không bị rơi xuống nghèo khổ. Nghị định số 13/2010/ NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định đối tượng được trợ cấp đột xuất gồm: những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng như hộ gia đình có người bị chết, mất tích; hộ gia đình có hộ có người bị thương nặng, hộ có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; người thiếu đói; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú mà bị thương nặng hoặc bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng; người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú. Mức trợ cấp đột xuất và đối tượng hưởng trợ cấp trợ giúp đột xuất tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng đồng. i) Mức trợ giúp đối với hộ gia đình: hộ có người chết, mất tích (4.500.000 đồng/người); hộ có người bị thương nặng (1.500.000 đồng/người); hộ có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng (6.000.000 đồng/hộ và 7.000.000 đồng/hộ đối với hộ sống ở vùng khó khăn); hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét (6.000.000 đồng/hộ). ii) Mức trợ giúp đối với cá nhân: Trợ giúp cứu đói (15 kg gạo/người/tháng), trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc (1.500.000 đồng/người); Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú (15.000 đồng/người/ngày) nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 90 ngày và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội. iii) Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất bằng 3.000.000 đồng/người.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt các chính sách cho người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội trong các dịp tết Nguyên đán và trong thời gian giáp hạt. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Điện Biên tặng quà cho 10.862 đối tượng là hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng với số tiền là: 5.350,3 triệu đồng. UBND tỉnh Điện Biên phân bổ 1.251 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 12.794 hộ (79.084 khẩu) trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dịp giáp hạt năm 2004; phân bổ 1.451 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 17.794 hộ (81.484 khẩu) trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dịp giáp hạt năm 2009; phân bổ 1.351 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 16.794 hộ (80.484 khẩu) trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dịp giáp hạt năm 2014. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan, tổ chức thăm hỏi, khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền làm nhà và tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tổng kinh phí hỗ trợ 1.131 triệu đồng (trong đó TP Điện Biên Phủ được hỗ trợ 957,5 triệu; tại huyện Điện Biên người nghèo, các đối tượng bảo trợ được tặng quà, khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí trị giá 127,5 triệu; các đối tượng bảo trợ xã hội huyện Mường Ảng được tặng quà trị giá 46 triệu đồng) [161], [163], [166].
3.5. Bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân
3.5.1. Chính sách bảo đảm giáo dục
Với mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT; giảm chênh lệch về giáo dục cho người nghèo, DTTS và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo một số quyền lợi của người dân, Hiến Pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 xác định “giáo dục là một quyền và là nghĩa vụ của mọi công dân, bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí”. Luật Giáo dục năm 2010 quy định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập, ưu tiên giúp đỡ người nghèo, con em DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được học tập; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em có quyền được học tập bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 khẳng định mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học quy định trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1; học sinh học tại trường, lớp tiểu học công lập không phải đóng học phí.
Nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, trẻ em là người DTTS ở các vùng khó khăn, trẻ em không nơi nương tựa tiếp cận giáo dục cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi khác, gồm: Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp và đại học; Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 về chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Vê chính sách hỗ trợ tiền ăn: Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013, hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 3 tuổi, 4 tuổi theo chế độ quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 quy định hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định miễn, giảm học phí cho học sinh gia đình nghèo, cận nghèo. Tỉnh Điện Biên đã thực hiện miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường học là thành viên các hộ nghèo người DTTS trẻ em khuyết tật. Giảm 50% học phí và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường cho người học là thành viên các hộ nghèo khác. Hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh các cấp phổ thông là con các hộ nghèo DTTS sống ở các xã khu vục III và các trường nội trú. Về cơ chế thực hiện: Chính sách trên được thực hiện theo cơ chế hiện hành của luật giáo dục, luật phổ cập giáo dục tiểu học. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở GD&ĐT, sở tài chính hướng dẫn thực hiện chi phí trả học phí cho học sinh nghèo; thời gian thực hiện từ năm 2006 - 2011. Giai đoạn 2006 – 2010, có 728.489 lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, với tổng nguồn vốn 131 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 128 tỷ đồng, huy động tổ chức quốc tế 3 tỷ đồng. Giai đoạn 2010 - 2014 có 738.489 lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí; Tổng nguồn vốn 141 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 138 tỷ đồng huy động tổ chức quốc tế 3,4 tỷ đồng [217, tr.20].
Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của nghị Quyết 61/2006/NĐ-CP có phụ cấp thu hút cho nhà giáo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ ở tỉnh Điện Biên.
3.5.2 Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
Để hỗ trợ người nghèo, người mới thoát nghèo trong vòng 2 năm tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo, sở Lao động, Thương binh - Xã hội chủ trì phối hợp với sở Y tế và BHXH tỉnh Điện Biên thực hiện củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn và bản; Đầu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, đào tạo đội ngũ y, bác sĩ về làm việc ở y tế cơ sở; Ban hành cơ chế khu vực tư nhân được tham gia cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo; Miễn 100% chi phí khám và chữa bệnh cho người nghèo khi đau ốm đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú ở các cơ sở y tế công lập và dân lập; Việc miễn phí khám và chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện thông qua mua thẻ BHYT cho người nghèo. Thẻ BHYT có giá trị trong vòng 2 năm tính từ ngày cấp và được cấp ngay từ đầu năm. UBND các huyện, thị xã, thành phố lập danh sách, Sở LĐ-TB&XH mua thẻ BHYT cho người nghèo; thời gian thực hiện từ năm 2004 đến năm 2014. Năm 2004 có 300.000 lượt người được cấp thể BHYT; năm 2007 có 600.000 lượt người được cấp thể BHYT; năm 2010 có 700.000 lượt người được cấp thể BHYT; tính đến hết năm 2014 có 900.000 lượt người được cấp thể BHYT [15], [19], [23], [26].
Bảo hiểm y tế tự nguyện: Trên cơ sở kế hoạch thu BHYT tự nguyện được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh Điện Biên đã căn cứ vào tình hình thực tế từ cơ sở để giao kế hoạch thu cho BHXH các huyện, thị, thành phố. Tăng cường công tác chỉ đạo BHXH các huyện, thị, thành phố đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia BHYT tự nguyện. Phân cấp công tác thu BHYT tự nguyện và cài đặt phần mềm MIS 2.5 BHXH tới 9 huyện, thị, thành phố. Thường xuyên đôn đốc, chấn chỉnh chuyên môn nghiệp vụ tới BHXH các huyện, thị, thành phố. Tích cực bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
Kết quả thu BHYT tự nguyện tính đến hết năm 2004 đã phát hành được 10.100 thẻ với số tiền đạt 100% kế hoạch năm; đến hết năm 2008 đã phát hành được 16.740 thẻ BHYT tự nguyện với số tiền 2,9 tỷ đồng đạt 137% kế hoạch năm và tăng 1% so với năm 2007; đến hết năm 2014 đã phát hành được 16.940 thẻ BHYT tự nguyện với số tiền đạt 121% kế hoạch năm. Đặc biệt trong hàng năm, đã phối hợp với ngành GD&ĐT để phát hành thẻ BHYT phục vụ công tác khám chữa bệnh cho học sinh dưới 14 tuổi trong toàn tỉnh [23], [26].
Công tác giám định chi BHYT: Để thực hiện tốt công tác giám định chi, BHXH tỉnh đã ban hành 4 văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh về nghiệp vụ đối với BHXH các huyện, thị, thành phố. Phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trong việc bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Hàng năm thường xuyên tổ chức thanh lý hợp đồng khám chữa bệnh BHYT năm cũ và ký hợp đồng năm mới với 15 cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh, trong đó có 4 cơ sở ký hợp đồng khám chữa bệnh theo định xuất. Thường xuyên hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ đối với BHXH các huyện, thị, thành phố. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh trong việc giám định đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng tham gia BHYT. Tham gia hội thảo và góp ý kiến xây dựng đề án đấu thầu và cung ứng thuốc tập trung theo Thông tư số 10/2007/ TTLB-BYT-BTC, ngày 10/08/2007 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Nghiên cứu đưa vào sử dụng có hiệu quả phần mềm thống kê chi phí khám chữa bệnh BHYT 13/15 cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện tốt việc thanh toán theo tháng, quý, năm, quyết toán theo kinh phí khám chữa bệnh đối với các cơ sở y tế, thông qua đó đã nắm bắt và điều chỉnh kịp thời nguồn quỹ cho các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế sự lạm dụng quỹ. Trong năm 2004 thực hiện việc khám chữa bệnh cho 441.484 lượt người với số tiền ước 43 tỷ đồng; năm 2008 thực hiện việc khám chữa bệnh cho 541.884 lượt người với số tiền ước 53 tỷ 079 triệu đồng; năm 2012 thực hiện việc khám chữa bệnh cho 641.884 lượt người với số tiền ước 63 tỷ 0879 triệu đồng; năm 2014 thực hiện việc khám chữa bệnh cho 741.884 lượt người với số tiền ước 83 tỷ 099 triệu đồng [23, tr.12].
Như vậy, trong thời gian từ năm 2004 - 2014, BHXH tỉnh Điện Biên đã thực hiện được nhiều kết quả đáng ghi nhận. UBND tỉnh đã chỉ đạo BHXH tỉnh triển khai thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng; Phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Việc sử dụng dịch vụ chuyển phát của Bưu điện đã giảm tối đa thời gian giao dịch của các đơn vị tham gia BHXH với cơ quan BHXH, lượng hồ sơ giao dịch qua dịch vụ Bưu chính đã đạt trên 95%. Tính đến 31/12/2014 có 99% các đơn vị trong toàn tỉnh triển khai giao dịch điện tử thành công. Tăng cường chỉ đạo BHXH cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện công tác triển khai lập danh sách hộ gia đình theo Mẫu DK01 trên địa bàn, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, BHXH tỉnh đã tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phục vụ tốt nhất và bảo đảm quyền lợi của nhân dân khi tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm tự nguyện. Trong đó, xác định rõ, việc mở rộng, tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm tự nguyện và hoàn thành tốt công tác thu, giảm nợ đọng là những nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 2004 đến năm 2014, BHXH đề ra nhiều biện pháp quyết liệt để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch thu. Kết quả thu qua các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao từ 5 - 11%. Đặc biệt, số nợ bình quân chung qua các năm luôn ở mức thấp nhất trong toàn quốc được BHXH Việt Nam biểu dương và khen thưởng...
3.5.3. Chính sách đảm bảo mức tối thiểu về nhà ở, nước sạch và thông tin cho người dân
Mục tiêu là hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình nghèo và cận nghèo, đặc biệt là các hộ người DTTS, học sinh bán trú và nội trú, cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, trung học và dạy nghề trên địa bàn tỉnh để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững.
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Hầu hết các căn nhà đều vượt diện tích và chất lượng quy định, với diện tích đa số từ 28 - 32 m2, nhiều căn nhà có diện tích 50 - 60 m2. Các căn nhà được xây dựng bằng vật liệu có chất lượng tốt.
Đảm bảo mục tiêu về quyền được ở trong các căn nhà an toàn vẫn còn là thách thức đối với một bộ phận dân cư. Đến cuối năm 2014, Điện Biên vẫn còn 38% số hộ ở nhà đơn sơ (tỷ lệ này trong nhóm người nghèo là 53,3%); hơn 1.000 hộ nghèo đang ở nhà tạm cần hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có gần nghìn hộ dân tộc thiểu số; ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, nhà ở chưa đảm bảo an toàn; nhiều hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 5 m2.
Đảm bảo nước sạch cho người dân: Với mục tiêu cải thiện cơ bản tình hình sử dụng nước sạch của dân cư, đặc biệt là dân nông thôn, vùng DTTS, vùng khó khăn, vùng núi cao; giảm thiểu tác động xấu do điều kiện nước kém vệ sinh gây ra đối với sức khoẻ của người dân. Thực hiện Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015, tỉnh Điện Biên thực hiện ba dự án: i) Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn; ii) Vệ sinh nông thôn và iii) Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; đồng thời, thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.
Phương thức hỗ trợ: i) Đối với các hộ đồng bào dân tộc sống phân tán ở vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước, hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. ii) Đối với dân cư nông thôn thì được cho vay vốn tín dụng ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã mang lại kết quả to lớn về KT-XH, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân, giảm bớt công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất, điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Tính đến năm 2014, đã xây dựng được nhiều công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước, vệ sinh trường học, trạm xá. Kết quả, mỗi năm có thêm hàng vạn người dân trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN02/BYT) từ 36 % (2004) lên 57 %. Độ bao phủ cấp nước đô thị đạt 85% [204, tr.2].
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình cấp nước không hoạt động hiệu quả. Như công trình cấp nước xã Noong Luống (huyện Điện Biên) hệ thống lọc nước hỏng, làm tê liệt cả công trình khiến cho hơn 400 hộ dân và sáu cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã thiếu nước sạch sinh hoạt. Xã Tà Lèng (TP Điện Biên Phủ) cũng tương tự. Công trình nước sạch có vốn đầu tư hơn bốn tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ năm 2014, với đường ống dẫn nước dài hơn 5km, kéo từ suối Nà Nghè về trung tâm xã, đến bản Tà Lèng và bản Kê Nênh. Theo phản ánh của người dân, chất lượng nước của công trình này không bảo đảm, rất đục và thường lắng cặn. Tìm hiểu tại xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có tám trong số 16 công trình nước sạch bị hư hỏng; một số công trình có đập đầu nguồn luôn bị thiếu nước do thiết kế sai vị trí; một số công trình khác thiếu bê-tông như: công trình nước sạch ở bản Huổi Tao A, B, bản Nậm Ngám C, công trình nước sạch bản Háng Trợ 3, bản Háng Giống, bản Pú Nhi B. Chị Hờ Thị Nán, ở bản Nậm Ngám C, xã Pú Nhi cho biết: Bản Nậm Ngám C có hai trong số bốn bể chứa nước bị hỏng. Nhiều hộ dân phải lấy nước từ khe núi để sử dụng hằng ngày cho nên không bảo đảm chất lượng. Những yếu kém, hạn chế đó không chỉ làm cản trở tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường ở tỉnh Điện Biên, mà còn gây bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân nhiều công trình nước sạch ở tỉnh Điện Biên bị xuống cấp là do sử dụng đã lâu mà không được bảo dưỡng, sửa chữa do không có kinh phí; một số công trình không phát huy hiệu quả là do người dân tùy tiện đục phá đường ống để “câu trộm” nước sử dụng. Tại nhiều công trình, do ảnh hưởng mưa lũ, ống nước bị bục vỡ, hư hỏng, bể lọc, bể chứa rò rỉ nước. Mặt khác, hầu hết các công trình nước sạch của tỉnh đều chưa có đơn vị nào ban hành quy chế vận hành sau đầu tư. Đây chính là điểm yếu về công tác quản lý nhà nước đối với các công trình nước sạch sau đầu tư ở Điện Biên, dẫn tới tình trạng công tác duy tu, bảo dưỡng gần như không được quan tâm, chú trọng, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới.
Đảm bảo thông tin cho người dân: Đa số người nghèo, vùng nghèo hạn chế trong tiếp cận thông tin, truyền thông; Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền được thông tin của người dân tăng cường nhận thức, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Với mục tiêu đảm bảo cho người dân ở mọi vùng miền được thông tin kịp thời về các chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng, miền; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin”; Luật Báo chí, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Phòng chống tham nhũng... đã tạo điều kiện thực hiện quyền được thông tin của người dân. Ngày 18/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 119/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu phát triển hệ thống viễn thông, bưu điện, trung tâm thông tin, kênh truyền hình, Internet... góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT, phát triển sản xuất, dịch vụ, XĐGN, nâng cao dân trí khu vực nông thôn. Ngày 5/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1212/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015 nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Chương trình có 3 dự án cơ bản là: i) tăng cường cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ii) tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; và iii) tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Sau 10 năm tách tỉnh (2004 - 2014), mạng thông tin viễn thông đã cơ bản phủ khắp các địa bàn trong tỉnh. Năm 2014, tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, được phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%; tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có đài truyền thanh xã đạt 74,3%; Đài phát thanh, truyền hình tỉnh đã có chương trình bằng tiếng dân tộc Thái và H’ Mông.
Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo, nhất là ở các DTTS ở các huyện nghèo tỉnh Điện Biên vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin; gần 90% hộ gia đình chưa có máy thu thanh và khoảng 75% hộ chưa có máy thu hình; còn 2 xã chưa có đài truyền thanh, nhiều xã chưa thu được tín hiệu của đài phát thanh, truyền hình hoặc thu được nhưng chất lượng tín hiệu chưa đảm bảo. Nguồn nhân lực thông tin và truyền thông vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, đặc biệt là cán bộ thông tin và truyền thông cấp huyện, cấp xã/phường/thị trấn, đa số mới chỉ đào tạo qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức.
Sơ đồ 3.1: Hệ thống an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên
Như vậy, hệ thống ASXH của tỉnh Điện Biên sau 10 năm tách tỉnh đã được bao phủ rộng khắp. Chủ trương thực hiện chính sách ASXH được triển khai đồng bộ, tạo được sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh.
Tiểu kết chương 3
Từ năm 2004 đến năm 2014, sau khi thực hiện việc chia tách tỉnh, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi, biên giới, với xuất phát điểm thấp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, kinh tế kém phát triển, đời sống của đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân còn ở mức thấp, thiếu ổn định. Thiên tai, lũ lụt, sạt lở thường xuyên, làm cho tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao so với các tỉnh trong khu vực; lao động thiếu việc làm còn nhiều; tệ nạn xã hội, như buôn bán, nghiện hút ma túy, mại dâm, cờ bạc ngày càng gia tăng,... Theo đó, đối tượng cần sự giúp đỡ từ chính sách ASXH luôn tăng theo và có chiều hướng phức tạp.
Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh đã bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Đản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_thuc_hien_chinh_sach_an_sinh_xa_hoi_o_tinh.docx