Luận văn Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.3

MỤC LỤC.4

PHẦN MỞ ĐẦU.6

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 6

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 7

2.1.Về văn bản . 7

2.2.Về các công trình nghiên cứu . 10

3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 15

4.1.Về đối tượng khảo sát . 15

4.2.Về nội dung. 15

5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. 16

CHƯƠNG 1: BẮC HÀNH TẠP LỤC - TẬP THƠ ĐI SỨ CỦA NGUYỄN DU.18

1.1.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU. 18

1.2.THƠ ĐI SỨ. 26

1.2.1.Tình yêu thiên nhiên và tình cảm gắn bó với con người. . 27

1.2.2.Khí phách và trách nhiệm của công dân Đại Việt ở Bắc Quốc . 38

1.2.3.Tình yêu của sứ giả đối với quê hương đất nước. . 42

1.3.BẮC HÀNH TẠP LỤC - NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU. 47

1.3.1.Nguyễn Du với nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc. 48

1.3.2.Nguyễn Du với phụ nữ . 665

1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo. 74

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP

BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU .82

2.1.KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT . 82

2.2.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI. 83

2.3.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNHTẠP LỤC . 87

2.3.1.Con người yêu thương . 89

2.3.2.Con người đời thường. 116

2.3.3.Con người vũ trụ.132

PHẦN KẾT LUẬN.150

PHẦN PHỤ LỤC CHÚ THÍCH .153

TÀI LIỆU THAM KHẢO .155

pdf161 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ các bậc đế vương. Dường như đối với người nghe lúc này thì tiếng đàn là tuyệt vời nhất, đáng nói nhất: "Ai này nghe nhường quên mệt mỏi, Rỗ tiếng đàn đại nội Trung Hòa Tây Sơn quên cả tiếng gà tan canh. Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng, Tiền như bùn ước lược qua qua." (Long Thành cầm giả ca) Ca ngợi tài sắc của giai nhân đất Long Thành, lời thơ của Nguyễn Du còn thấm đượm ý vị triết lý nhân sinh về vinh, nhục, thăng, trầm ở đời. Tài sắc, tài hoa từ bao đời nay vẫn thế, lúc nào cũng đứng trước thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Đằng sau từng câu từng chữ của Long Thành cầm giả ca, ta cảm nhận sâu sắc hơn chất triết lý rất đời ấy. Lần này Nguyễn Du trở lại Thăng Long trong tâm thế khác. Là một ông chánh sứ. Trong bữa tiệc hoa của quan Tuyên phủ sứ Hà Thành, có rất nhiều ca nhi, kỹ nữ xinh tươi. Ấy vậy mà thật là lạ. Đôi mắt của Nguyễn Du cứ đăm đắm nhìn về phía cuối chiếu: 73 "Mé cuối tiệc một người nho nhỏ, Tóc hoa râm mặt võ mình gầy Bơ phờ chẳng sửa đôi mày". Tiếng đàn ấy đã gợi cho Nguyễn Du biết bao nỗi niềm tâm sự. vẫn là tiếng đàn tài hoa của ngày xưa, chỉ cổ điều người đàn đã tàn tạ, héo khô đi rất nhiều ... Trước sự thay đổi lạnh lùng và nghiệt ngã ấy, nỗi đau trong ông hiện lên rất đời, rất thực... Dưới con mắt của một người nghệ sĩ, quỉ luật tự nhiên của tạo hóa mới vô tình và nghiệt ngã làm sao. Đối với giai nhân, thi sĩ thì cái đẹp là của cải vô giá. Nguyễn Du cũng là một nghệ sĩ nên ông rất ý thức về điều đó, rằng những trang quốc sắc thiên hương luôn tâm niệm "bất hứa nhân gian kiến bạch đầu". Thế mà hôm nay, ông lại gặp những người con gái xưa, kẻ con bồng, con dắt, người xơ xác, tiều tụy héo khô ... Đứng trước bao nỗi niềm ngổn ngang ấy, Nguyễn Du đã thốt lên những câu thơ giữa mênh mang cảm xúc. "Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy Đoạn ngẫu thuổng tại vị tuyệt ty! Kiến thuyết giả nhân dĩ tam tử, Khả liên do trước khứ thời y (Ngô gia đệ cựu ca cơ) (Chậu đổ thôi rồi khôn vớt lại, Ngó lìa thương nỗi vướng tơ này Lấy chồng đã có ba con nhỏ, Áo cũ thương sao mặc đến nay!) Sợi tơ sen vấn vương hay cõi lòng ông đang luyến lưu không muốn rời đứt với những kỷ niệm xưa đang ồ ạt hiện về?. Tất cả những tâm sự ấy đã về cùng ông để thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương trong trái tim đa cảm ấy. 74 1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo Thơ Đường trước Đỗ Phủ cũng như thơ Việt Nam trước Nguyễn Du hầu như chưa có yếu tố hiện thực. Chói sáng tên tuổi Nguyễn Du trên thi đàn không phải chỉ vì nghệ thuật tuyệt diệu trong Truyện Kiều mà là tính hiện thực và nhân đạo rộng lớn và sâu sắc như biển cả. Câu: "Văn chương hợp vi thời nhì trước, Thi ca hợp vi sự nhi tác" (Làm văn phải vì thời thế, Làm thơ phải vì hiện thực) của Bạch Cư Dị xưa kia đã được Nguyễn Du tuân thử khá triệt để, có phần nổi trội hơn. Kể ra điều này cũng dễ hiểu bởi vì Nguyễn Du sống cách Bạch Cư Dị cả hàng ngàn năm và được nuôi dưỡng bằng luồng gió mới của thời đại, khi chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy tàn. Tiếng thơ trong Bắc hành lồng lộng một tấm lòng cảm thương, sẻ chia với những số phận tủi cực, khổ nhục của nhân dần lao động. Đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã tận mắt thấy được bao cảnh đời cơ cực. Phải đâu chỉ có người dân đất Việt mới lầm than đói rách, phải đâu chỉ có gia đình của Nguyễn Du mới khốn khó, đói nghèo! Hiện thực trước mắt đập vào khiến ông phải ngỡ ngàng, chua xót: "Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bão, Trung Hoa diệc hữu như thử nhân! (Thái Bình mại ca giả) (Nghe nói Trung Hoa no ấm cả, Trung Hoa cũng có cảnh này sao?) 75 Những tưởng nhân dân Trung Quốc no ấm, đủ đầy lắm, chẳng ai ngờ Trung Hoa cũng như đất Việt. Tất cả những tiếng kêu ấy không phải là những tiếng kêu suông, những công thức thơ mà là tâm huyết, là máu thịt phát ra từ trái tim ông dành cho dân nghèo. Ông chợt nhận ra rằng xưa cũng như nay, Trung Quốc cũng như Việt Nam, lịch sử xã hội phong kiến trì trệ đâu đã có gì thay đổi! Giai cấp thống trị dù là ở thời nào, dù là ở đâu thì có khác gì nhau, chúng đều là một lũ sâu dân mọt nước. Chúng luôn sống phê phơn, sung túc bên cạnh những cuộc đời đói khổ bơ vơ. Thi nhân chợt nhận ra rằng sự thống khổ lầm than đang tràn mênh mông, đang bao trùm xuống và phủ chụp hết thảy mọi kiếp người. Ta hiểu tại sao đi đến đâu, gặp cảnh đói nghèo chết chóc, Nguyễn Du cũng đều cúi mình xuống thật thấp để nâng đỡ, xoa dịu, vỗ về và dỗ dành mà không hề phân biệt. Ông đau lòng trước cảnh mất mùa, đói kém phải bỏ làng đi ặn xin của mấy mẹ con người hành khất. "Mẩu tử bất túc tuất Phủ nhi tăng đoạn trường Kỳ thống đại tâm đầu Thiên nhật giai vị hoàng (Sở kiến hành) (Mẹ chết không đáng tiếc Vỗ về con mà thêm đứt ruột Trong lòng đau xót lạ lùng Mặt trời cũng vì người mà vàng ùa) Và "Đại Nam tiểu nữ tần cơ sắc Khang ti vi thực lê vi canh Nhãn kiến cơ biểu tử đương đạo 76 Hoài trung táo tử thân biện khuynh (Trở binh hành) (Trai lớn, gái nhỏ đói xanh mặt Cám nấu thay cơm, cỏ nấu canh Mắt thấy người đói bên đường chết Hột táo trong bọc lăn bên mình) Đó là "Những điều trông thấy" mà Nguyễn Du đã nhìn tận mắt. Một người mẹ dắt ba đứa con, áo quần nhếch nhác, bẩn thỉu ngồi xin bên đường từ sáng sớm đến trưa mà vẫn chưa có gì ăn; người mẹ nước mắt đầm đìa, không dám nhìn ai tận mặt. Nhưng đau xót hơn nữa là những đứa bé hãy còn thơ dại quá, chưa hiểu nổi cái khổ đau đang giày vò mấy mẹ con, cứ cười nói vui vẻ như thường. Dọc đường phố đầy những thây người chết đói. Trước cảnh tượng thảm thiết ấy, mặt trời cũng xót xa đến ùa vàng, vậy mà những kẻ có trách nhiệm với nhân dân thì "bình chân như vại" cứ thản nhiên ăn uống xa xỉ, vui chơi thỏa thích. Thức ăn thừa mưa đến nỗi "Quan lớn không chọc đũa, kẻ tùy tùng chỉ nếm qua" đến nỗi "con chó bên hàng xóm cũng chán thức ăn ngon". Thật không còn cách nào làm nổi bật lên được cái bất công đến tàn nhẫn như thế hơn được nữa. Mỗi một bài thơ là một nét bút sắc nhọn vẽ đúng hiện thực mà ông đang nhìn thấy. Đó là nỗi thống khổ của "dân đen" như chiến tranh, mất mùa, thiên tai, đói rét, chết chóc, cuộc sống phiêu dạt khổng nhà cửa. Và duy chỉ Nguyễn Du là người đầu tiên nhận ra sức mạnh của đồng tiền, uy lực của nó đối với cuộc sống của con người trong thời đại của mình. Không có tiền, họ trở thành những người đói rách, đáng thương. Họ có thể chết bất cứ lúc nào và cũng có khi vì miếng cơm, họ đã đánh mất danh dự "Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc Khước tọa, liềm huyền, cáo chung khúc Đàn tận tâm lực cơ nhất canh Sở đắc đồng tiền tận ngũ lục 77 Tiểu nhỉ dẫn đắc há thuyền lai Do thả hồi cố đảo đa phúc" (Thái Bình mại ca giả) (Miệng sùi bọt, tay rã rời, Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong Dốc hết tâm lực gần một trống canh, Mà chỉ được năm, sáu đồng tiền. Đứa bé dẫn được ra khỏi thuyền Còn quay đầu lại ngỏ lời chúc "đa phúc") Thật là chua xót khi người nghệ sĩ này phải đứng nhìn người nghệ sĩ khác lạy tạ sau khi đã cống hiến đến sức tàn lực kiệt. Còn đâu là tiếng đàn tri âm tri kỷ?. Chỉ còn lại giữa đời là tiếng thét lanh lảnh, tiếng kêu thảng thốt đến uất ức khi nhìn vào hiện thực. Hẳn sẽ có người ngạc nhiên tại sao Nguyễn Du lại có mối đồng cảm sâu sắc với người nghèo khó trong khi ông xuất thân từ một dòng dõi cao quí? Đúng là như thế. Đúng là Nguyễn Du đã có một tuổi thơ nhung lụa, sang quí, nhưng quãng đời tươi đẹp ấy đã chấm hết khi ông bước sang tuổi li. Những ngày kế tiếp là những tháng ngày nổi trôi, long đong, lận đận khắp bốn bể chân ười. Suốt thời gian ở chân núi Hồng ông đã nếm trải đủ cảnh đói nghèo, bệnh tật. Ông đã từng "ngắm hoa cục nở cho qua bữa", "Bệnh nặng mà không có tiền uống thuốc", đã từng sống nương nhờ nhà người khác. Chính vì thế thơ ông luôn thấm đẫm hiện thực và sức tố cáo sâu sắc. "Quân bất kiến sứ thuyền triều cung đốn lệ Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ Hành nhân bão thực tiện khí dư Tàn hào lãnh phạn trầm giang để" (Thái Bình mại ca giả) 78 (Anh chẳng thấy lệ cung đốn mỗi ngày cho thuyền đi sứ Thuyền này thuyền nọ đều đầy gạo thịt, Người trong đoàn sứ ăn no còn thừa thì vất Cơm nguội, thức ăn thừa đổ xuống đáy sông) Và ở một chỗ khác "Lộc cân tạp ngư xí Mãn trác trần trư dương Trưởng quan bất hạ trợ Tiểu môn chỉ lược thường" (Sở Kiến hành) (Gân hươu cùng vây cá Đầy bàn thịt lợn, thịt dê Quan lớn chẳng đụng đũa Tùy tùng chỉ nếm qua loa) Đọc những câu thơ này chúng tôi tin rằng tiếng thơ của Nguyễn Du được xuất phát từ một mối đồng cảm "từ dưới lên" với nhân dân chứ không phải là sự ban ơn của kẻ bề trên đối với người dưới. Nguyễn Du, xét cho cùng cũng đã từng lâm vào cảnh hàn vi, khi chạy loạn về quê vợ đến những năm nương náu dưới chân núi Hồng, nên ông dễ cảm thông với cảnh đời cùng khổ của nhân dân, đó cũng là nguyên nhân nảy sinh tư tưởng nhân ái trong ông. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một nửa. Bao nhiêu nhà nho xưa kia cũng xuất thân từ cảnh hàn vi như Nguyễn Du, nhưìig đã có bao nhiêu người có được tấm lòng, tình yêu thương nhân dân vô cùng sâu sắc như ông? Hay khi trở thành một lớp người đặc quyền đặc lợi trong xã hội, đa số họ đã quên mất vai trò kẻ sĩ của mình đối với nhân dân và nền văn hóa dân tộc; rút cục thú vui của cuộc đời họ là nhấm nháp cái thi vị của từ chương, cú pháp, với văn chương Đường Tống. 79 Cái sĩ diện của phong kiến nhẫn tâm đến thế là cùng! Càng làm to, chúng càng tỏ ra mình là lớn lao, sang trọng, phải ăn uống no nê đủ đầy, chán chê ở nhà chứ ở những bữa tiệc đông người thế này thì không thèm chọc đũa. Ngay cả bọn tôi tớ cũng thế! Nhưhg mặt khác, hình ảnh tương phản trên còn là một lời tố cáo đanh thép, sắc nhọn rằng bọn chúng đã luôn phải ăn ngon, đến nỗi phải sợ cả thịt! Và cái xã hội cố giai cấp ác nghiệt ấy như là những bức tường dày, vững chắc, không thể nào xuyên qua được. Trong bài "Hà Nam đạo trung khốc thử", giữa cảnh nắng cháy tràn, gió tắt im phăng phắt, sau khi tả những người đi đường vẫn qua lại dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, tả những con ngựa mệt nhoài vì kiệt sức, đã kêu rít lên ... Nguyễn Du đã vứt hẳn cái mũ ông quan của mình và cúi xuống thật gần người phu xe ấy: "Hà xứ thôi xa hán Tương khan lục lục đồng" (Hà Nam đạo trung khóc thử) (Anh chàng đẩy xe kia quê ở đâu nhỉ? Nhìn nhau thấy vất vả như nhau) Còn, còn nhiều nữa những cảnh đời cay cực, long đong và đói khổ của nhân dân mà Nguyễn Du đã nhìn thấy. Trong ông luôn luôn đậm đặc những tình cảm xót thương cho người nghèo, người bị đói. Vì thế lời thơ của ông nặng nề hơn, u uất hơn: "Mã minh tư tự mạt Dân thực bán tùy khang" (Tín Dương tức sự) (Ngựa kêu đòi thức ăn ngon Dẫu ăn nửa tấm cám) Mâu thuẫn lại lồ lộ trước mắt. Dường như bao giờ cũng thế. Thơ Nguyễn Du luôn luôn là một bức tranh tương phản đến chặt chẽ từ lời thơ, hình ảnh đến cấu tứ. Con ngựa này có thể là con ngựa đã kéo xe cho đoàn sứ Nguyễn Du, còn dân có thể là những người 80 mà Nguyễn Du đang ở trọ trong nhà họ. Hay cũng có thể đó là những cảnh mà Nguyễn Du bất chợt gặp trên đường. Có thể nói chưa lúc nào Nguyễn Du thấy mình gần gũi nhân dân như lúc này. Những vần thơ thấm đẫm chất hiện thực của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị xưa kia lại được dịp sống dậy và tràn về tâm hồn ông, giúp ông yêu thương hơn, cảm thông hơn với những người nghèo khó ấy. Nhà văn Lermontop (1814 - 1841) đã có một câu nói rất cảm động: "Tôi ra đời ở đây, nhitìig tâm hồn tôi không ở đây". Bi kịch của nhà văn Nga là ở mối mâu thuẫn giữa thực tại với đời sống và những mong ước của người nghệ sĩ đối với thực tế. Sự dằn xé khôn nguôi ấy đã khiến tâm hồn người nghệ sĩ không yên ổn, họ phải đi đến những nơi xa, khát khao tìm kiếm một chân trời mà ông hi vọng có thể phù hợp với khát vọng của mình. Còn sự ra đi của Nguyễn Du phải chăng là một sự may mắn đến bất ngờ của lịch sử, trước một thực tại xã hội đầy biến động, thì điểm dừng của Nguyễn Du tại Trung Quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nơi đây Nguyễn Du đã dành cho các thi nhân Trung Quốc, cho những bậc hiền thần những món quà gan ruột: những bài thơ. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng nghiêng mình thấp xuống để cảm thông, để bênh vực, để chở che và trân trọng với những số phận của kiếp hồng nhan, của ca nhi, kỹ nữ, của những người dân vì đói vì rét phải bán con, phải lăn lóú nằm chờ chết bên vệ đường. Công cuộc đi sứ đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du trải rộng lòng mình trên mỗi chặng đường, dành cả tâm hồn để bắt nhịp với những khúc nhạc lòng xưa và nghiêng mình chiêm vọng. Bản nhạc lòng ấy xin cho phép chúng tôi được trình bày kỹ ở chương 2. Cuối cùng, xin mượn lời của Giáo sư Mai Quốc Liên và Tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị làm lời kết cho phần này: "Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một ngàn năm thơ chữ Hán của ông cho ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa" (Lời của Giáo sư Mai Quốc Liên)(7) và Tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị khẳng định thêm: "Tìm hiểu Nguyễn Du mà chỉ nhắc đến Truyện Kiều và một số tác phẩm thơ Nôm khác thì mới chỉ nói được một nửa THIÊN TÀI MẸ ấy" (8). Và chúng tôi tin rằng 81 nó rất xứng đáng để nhiều nhà nghiên cứu tốn giấy mực hơn nữa, sẽ trỏ nên quen thuộc như Kiều, sẽ làm mọi người say mê như hôm nay tôi đã. 82 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU 2.1.KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: "Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật" (9). Như vậy theo định nghĩa này thì chúng ta có thể hiểu rằng nhà văn khi sáng tác đã chọn lọc, xây dựng và làm sống lại các yếu tố, hiện tượng của cuộc sống bằng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật, một mặt hiện thực hóa những suy nghiệm của nhà văn về cuộc đời, mặt khác, nó có khả năng tồn tại độc lập như một khách thể đời sống thực thụ. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao khi xây dựng tính cách hoạt động của nhân vật, nhà văn thường khó kiềm chế được cảm xúc của mình. Có lúc họ tưởng chừng như chính mình là nhân vật, đang mang lấy niềm vui và nỗi buồn của nhân vật. Đối với những tác phẩm văn học có giá trị cũng như những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, nhân vật sống và tồn tại độc lập đến nỗi người ta quên tên tác giả, quên tên thật của diễn viên. Chỉ nhớ đến nhân vật. Trong văn học thế giới, người ta nhổ đến Natasa trong "Chiến tranh và hòa bình", Hạ Du trong "Thuốc". Trong vãn học Việt Nam là nàng Kiều trong Truyện Kiều, chị Dậu trong Tắt Đèn... Cũng theo từ điển thuật ngữ văn học: " về mặt cấu trúc, hình tượng nghệ thuật là một cấu trúc thống nhất, chặt chẽ và hạt nhân của cấu trúc này là phức hợp của một quan hệ xã hội - thẩm mỹ. Trước hết, đó là mối quan hệ giữa thế giới trong tác phẩm và thực tại mà nó phản ánh. Thứ đến, quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ giữa tác giả với người đọc, quan hệ hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa. Cuối cùng, quan hệ giữa các yếu tố của bức tranh đời sống" (10). Hình tượng nghệ thuật đước xây dựng do sự chọn lọc, tái tạo của nhà văn, vì thế nó phản ánh cả quan niệm, nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Tim hiểu hình. tượng nghệ thuật, thực chất cũng chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả thông qua hình tượng trong tác phẩm. 83 Trần Đình sử còn giải thích thêm: "Quan niệm không phải là khái niệm về đối tượng, về hiện thực, mà là khái niệm về sự cắt nghĩa đối với đối tượng và hiện thực... Do vậy, quan niệm xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ qui chiếu, thể hiện tầm lý giải, tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chỏ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng." (11) Trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật được biểu hiện bằng sự lặp lại trên nhiều bình điện, nhiều cấp độ, thể hiện cách lý giải, cách cắt nghĩa hình tượng. Xem Bắc Hành tạp lục, chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước các cuộc gặp gỡ giữa ông đối với những nhân vật lịch sử như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch. Chưa bao giờ Nguyễn Du gặp họ thực sự. Ông chỉ găp họ qua những vần thơ còn lại giũa cuộc đời thế mà Nguyễn Du đã hiểu họ biết nhường nào. Chính những vần thơ của những nhà thơ Trung Quốc đã sống một cuộc đời độc lập trong ông, và sức sống ấy lại mãnh liệt trong ông biết nhường nào bởi Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ chân chính như những nhà thơ xưa. Sức sống của những Hoài Sa, Ly Tao, Tự kinh phó phụng tiên, Tỳ bà hành, Trương Tiến Tửu đã được thai nghén và hạ sinh ra từ những tư tưởng, tình cảm của cuộc đời nhà văn, từ những chân lý đời sống mà nhà văn đã nhọc công tìm kiếm. Khuất Nguyên viết Ly Tao từ nỗi đau của lý tưởng không thực hiện được, Đỗ Phủ viết bằng máu và nước mắt của cuộc đời mình, Lý Bạch viết ra từ sự khao khát tự do, còn Nguyễn Du viết Truyện Kiều và thơ chữ Hán từ những điều trông thấy, từ hiện thực của chính cuộc đời mình... 2.2.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI "Con người là yếu tố đầu tiên và cũng là trung tâm trong thế giới nghệ thuật của một bài thơ hay một dòng thơ, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật của một tác giả hay một bộ phận tác giả văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của văn học." (12) 84 Văn học nghệ thuật là một sự tự ý thức về đời sống, nên nó mang tính quan niệm rất cụ thể. Hình tượng nghệ thuật về con người một khi đã hình thành là mang tính quan niệm. Nhà vãn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Thông thường, khi nghiên cứu tác phẩm, chúng ta chỉ quan tâm đến tính cách của nhân vật rồi kết luận nhân vật đó tốt, xấu, cao thượng hay thấp hèn...Hiếm khi người nghiên cứu xem nhà văn ấy đã xây dựng, chọn lọc chi tiết ấy như thế nào. Ví dụ như trong Bắc Hành tạp lục, Nguyễn Du miêu tả con người theo những giá trị của tinh thần cộng đồng người Việt, những tư tưởng không gì thay thế được của thời đại, và trên hết là những cá tính rất riêng biệt của cụ Nguyễn . Bởi thế trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ông đã tồn tại thực sự, tồn tại một cá nhân độc lập, không lạc lõng, không hòa tan với bất cứ điều gí, với bất cứ ai. Và những tư tưởng, tinh thần của văn minh nước mình đã từ tiềm thức của Nguyễn Du mà qua ý thức để biến thành con người trong thơ. Nhìn một cách tổng thể thì hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học có nhiều phương diện tạo thành một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật. Tuy nhiên, trong một tác phẩm, nhất là tác phẩm văn học , hình tượng con người là nổi bật nhất. Bởi con người là đối tượng trung tâm của văn học, là giá trị của tác phẩm văn học. Các yếu tố khác như thời gian, không gian... đểu có quan hệ chặt chẽ với con người, hoặc thể hiện suy nghĩ, quan niệm của con người trong tác phẩm. Có thể dẫn ra đây bài thơ "Tùng" của Nguyễn Trãi. Đây là bài thơ tâm huyết về cuộc đời, về sự nghiệp, về niềm tin được cống hiến trọn đời cho con người và cho đất nước. Xét lời thơ, cách xưng hô, ta thấy bài thơ vừa là lời tự bạch của cây tùng, vừa là lời tâm sự vỗ vệ cây tùng, nói với cây tùng, cho cây tùng. Nhà thơ và cây tùng như hòa quyện với nhau làm một, cùng chung một tâm sự, một nỗi niềm. Bài thơ toát lên một niềm tin mãnh liệt, không lay chuyển của nhà thơ vào phẩm chất, giá trị, vào lý tưởng hữu dụng cao cả của mình. Và chính vì thế, cây tùng có mối quan hệ chặt chẽ với hình tượng tác giả. Nó làm rõ hơn phẩm chất, năng lực, cảm xúc, nghĩ suy của tác giả trước thế giới tự nhiên. 85 Hình tượng con người trong tác phẩm văn học tồn tại dưới nhiều hình thức, có thể là cái tôi cá thể biểu hiện trực tiếp tâm sự, tình cảm của mình: "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể" (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ) Ở đây, hình tượng người anh hùng với chí khí dọc ngang trời đất này thực chất không trùng khớp với tác giả mà nó là một cá thể tự bày tỏ, tự bộc lộ. Nó thể hiện sự sôi nổi nhiệt thành, niềm đàm mê mãnh liệt, có hơi "bốc lửa" của cái tôi cá nhân về "chí làm trai", về "nợ tang bồng" về phận sự của kẻ nam nhi trong vũ trụ. Hình tượng con người cũng có thể là cái chung đại điện cho giai cấp, cho dân tộc, thể hiện ý chí chung của cả tập thể. ở vào vị trí đó, nó lớn bổng, kỳ vĩ: "Hồn chúng tôi quẩn quanh càng đất nước Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cờ bay sớm sớm chiều chiều" (13) Hình tượng con người nghệ thuật có thể được xây dựng trực tiếp như trong truyện ngắn, tiểu thuyết, hoặc biểu hiện gián tiếp thông qua tình cảm, cảm xúc của tác giả trước thực tại như trong thơ trữ tình. Trong các thể loại tự sự, hình tượng con người được xây dựng cụ thể, sống động bằng lời nói, hành động, diễn biến tâm lý. Ở đây nhà văn đã tận dụng sự tưởng tượng tổng hợp, sáng tạo của mình từ những mẫu hình sinh động trong đời sống. Trong truyện của Nam Cao, con người được miếu tả trong một bình diện tồn tại sơ đẳng nhất. ở đó, con người phải bán dần sự sống để duy trì sự sống. Đó không phải là con người phàm tục trong cuộc sống tiểu tư sản như mọi người quan niệm. Các nhân vật mà 86 Nam Cao miêu tả đều là những người lao động, người nghèo. Nhân vật mà Nam Cao tập trung xây dựng đều là những con người muốn vươn lên cho xứng đáng với con người nhưng luôn bị hoàn cảnh chà đạp, dày xéo. Con người trong tác phẩm của Nam Cao luôn ở thế chênh vênh của hai bờ vực: "Một bên là sự sống, một bên là cái chết", họ dường như không còn con đường nào để sống. Vì thế con người luôn uất ức, phẫn nộ, luôn chửi đời, chửi người. Còn đối với các tác phẩm trữ tình, mỗi bài thơ là một tâm hồn của con người. Con người trong thơ là con người tự bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về cuộc sống, về chính bản thân. Con người trong thơ luôn gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du khi ông nói: "Khuyến quân ẩm tửu thả vi hoan Tây song nhật lạc thiên tương mộ" (Hành lạc từ II) (Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi Mặt trời đang lặn ở cửa sổ phía Tây, trời sắp tối) thì đó là sự ý thức về cái hữu hạn của con người. Mặt trời lặn là hình ảnh biểu tượng cho thời gian sắp tàn, sắp vãn. Con người trong thơ kêu gọi hãy vui chơi cho thỏa thích, hãy sống hưởng thụ kẻo chẳng còn kịp. Dù dưới hình thức thể hiện nào, cảm xúc và tình cảm của con người trong thơ muốn đi sâu vào tâm hồn người đọc thì đó phải là cảm xúc và tình cảm bắt nguồn từ nhịp sống của thời đại. Tức là nó phản ánh những mong mỏi, những khao khát của biết bao thân phận con người trong thời đại đó. Muốn vậy, con người trong thơ phải có trái tim đồng cảm sâu xa với mọi khổ đau và hạnh phúc của con người trong xã hội. Bêlinxki đã từng nói: "Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại, nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình đù là miêu tả những nỗi khổ đau của mình hay những hạnh phúc của mình. Bất cứ 87 thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là thứ khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại". (14) Đối với văn học Việt Nam, con người trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chính là những con người như vậy. Con người trong thơ hiếm khi được xây dựng cụ thể. Nó là tổng hòa của muôn mặt cảm xúc và muôn mặt nghĩ suy. Vì vậy, nó tác động trực tiếp đến tâm hồn, nó làm sống dậy trong lòng người đọc những trăn trở, những xúc cảm được thanh lọc từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Tìm hiểu và nghiên cứu hình tượng con người trong tác phẩm trữ tình tức là tiếp cận con người trong một tác phẩm cụ thể. Cũng có thể dựa trên một hệ thống tác phẩm để thấy được những đặc điểm chung nhất của hình tượng trong toàn bộ sáng tác của tác giả thể hiện qua toàn bộ tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm. 2.3.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC Trong khi phản ảnh đời sống, nghệ thuật thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng, và từ đó bộc lộ ý nghĩa đời sống. Viện sĩ Nga M.B Khrapchencô xác nhận: "Chân lý của cuộc sống có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác của nghệ sĩ. " (15) Như vậy, để hiểu được nội dung cuộc sống trong tác phẩm tất yếu phải khám phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn. Trong chương này, chúng tôi xem xét hình tượng nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - ở tập Bắc Hành tạp lục. Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Bắc Hành tạp lục cũng chính là xem xét quan niệm của tác giả thông qua hình tượng con người, nhân vật có mặt trong tác phẩm của ông. Có thể xem xét hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_09_2197032846_4952_1872301.pdf
Tài liệu liên quan